Đến nội dung

Element hero Neos

Element hero Neos

Đăng ký: 05-08-2015
Offline Đăng nhập: 08-06-2023 - 15:25
***--

#721420 Tính giá trị của S

Gửi bởi Element hero Neos trong 14-04-2019 - 22:00

Cho phương trình $\frac{1}{2}log_{2}(x+2)+x+3=log_{2}\frac{2x+1}{x}+(1+\frac{1}{x})^{2}+2\sqrt{x+2}$.

Gọi S là tổng tất cả các nghiệm của nó. Tính S.

http://www.askmath.v...e2-b91246fa6786

Bạn xem lại xem liệu có nhầm đề không?




#720622 y=$\frac{sinx + cosx + 1}{\sqrt{2+sin2x...

Gửi bởi Element hero Neos trong 03-03-2019 - 21:29

Gọi M,m lần lượt là giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số y=$\frac{sinx + cosx + 1}{\sqrt{2+sin2x}}$.

Khi đó M+$\sqrt{3}$ m=?

Có 

$\sqrt{2+sin2x}=\sqrt{1+cos^2x+sin^2x+2sinx.cosx}=\sqrt{1+(cosx+sinx)^2}$

Suy ra 

$y=\frac{1+(sinx+cosx)}{\sqrt{1+(sinx+cosx)^2}}=\frac{1+t}{\sqrt{1+t^2}}$

với 

$t=sinx+cosx, t\in {[-\sqrt{2};\sqrt{2}]}$

Lại có 

$y'=\frac{1-t}{(1+t^2)\sqrt{1+t^2}}=0\Leftrightarrow t=1$

Tính được 

$f(-\sqrt{2})=\frac{1-\sqrt{2}}{\sqrt{3}};f(1)=\sqrt{2};f(\sqrt{2})=\frac{1+\sqrt{2}}{\sqrt{3}}$

Do đó 

$M+m\sqrt{3}=\sqrt{2}+\frac{1-\sqrt{2}}{\sqrt{3}}.\sqrt{3}=1$




#715325 Tìm $a$ để hàm số $y=\frac{a \sin x-\cos x...

Gửi bởi Element hero Neos trong 08-09-2018 - 21:58

Tìm $a$ để hàm số $y=\frac{a \sin x-\cos x-1}{a\cos x}$ có 3 điểm cực trị thuộc khoảng $(0;\frac{9\pi}{4})$

https://diendantoanh...-cos-x-1mcos-x/




#705639 Một số câu vận dụng đại đề thi thử sở Quảng Nam

Gửi bởi Element hero Neos trong 12-04-2018 - 20:59

12. Một người muốn gửi tiền vào ngân hàng để đến ngày $15/3/2020$ rút được khoản tiền là $60.000.000$ đồng (cả vốn ban đầu và lãi) Lãi suất ngân hàng là $0,55$%/ tháng, tính theo thể thức lãi kép. Hỏi vào ngày $15/4/2018$ người đó phải gửi vào ngân hàng số tiến là bao nhiêu để đáp ứng nhu cầu trên, nếu lãi suất ko đổi trong thời gian người đó gửi tiền (giá trị gần đúng làm tròn đến hàng nghìn)?

A. $52.889.000$ đồng

B. $52.599.000$ đồng

C. $52.312.000$ đồng

D. $53.180.000$ đồng

Câu này phải làm sao?? Tớ chuyển lãi suất sang năm rồi là $0,66$%, cũng có cộng thêm 1 tháng bị dư ra nữa. Nhưng cũng ko ra =((( Ahuhuuuu 

Đổi sang năm thì lãi suất là $6,6$% chứ nhể? Sao k để tháng mà tính?

Có $T_n=A(1+r)^n,r=x$%, thay vào tính ra $A=52.888.777$, khoanh A.




#705482 $\frac{3a^3+1}{6b(a-b)}$

Gửi bởi Element hero Neos trong 11-04-2018 - 16:13

Cho $a\geq \frac{1}{2}, \frac{a}{b}> 1$. Tìm min của:  $\frac{3a^3+1}{6b(a-b)}$

 

Mk nghĩ bài này khá quen thuộc  :D  :D  :D

Áp dụng AM-GM có 

$\frac{3a^3+1}{6b(a-b)}\geq\frac{3a^3+1}{6.\frac{(b+a-b)^2}{4}}=\frac{6a^3+2}{3a^2}=2a+\frac{2}{3a^2}=a+a+\frac{2}{3a^2}\geq 3\sqrt[3]{\frac{2}{3}}$

Dấu "=" xảy ra khi 

$a=a=\frac{2}{3a^2}\Leftrightarrow a=\sqrt[3]{\frac{2}{3}}$

Vậy ...




#697648 Viết số 2005^2006 thành tổng của các số tự nhiên

Gửi bởi Element hero Neos trong 02-12-2017 - 20:55

 Viết số $2005^{2006}$ thành tổng của các số tự nhiên rồi đem cộng tổng các chữ số của chúng lại. Hỏi kết quả nhận được có thể là 2006 hoặc 2007 được không ? Vì sao ?

Không.

2005 chia 3 dư 1, nên ${2005}^{2006}$ chia 3 dư 1, nên khi viết thành các số rồi cộng tổng các chữ số lại cũng chia 3 dư 1.

Mà 2006 chia 3 dư 2, 2007 chia hết cho 3.

Do đó mâu thuẫn.




#695772 Chứng minh rằng $C_{22}^{3}+C_{22}^{7...

Gửi bởi Element hero Neos trong 29-10-2017 - 16:21

Chứng minh rằng $C_{22}^{3}+C_{22}^{7}+C_{22}^{11}+C_{22}^{15}+C_{22}^{19}=2^{20}+2^{10}$

Ta thấy có $4$ căn bậc $4$ của đơn vị là $\left\{\begin{matrix}\varepsilon_1=i\\\varepsilon_2=i^2=-1\\\varepsilon_3=i^3=-i\\\varepsilon_4=i^4=1\end{matrix}\right.$

Ta tính các khai triển sau

   $\varepsilon_1.(1+\varepsilon_1)^{22}=C_{22}^{0}.\varepsilon_1^1+C_{22}^{1}.\varepsilon_1^2+C_{22}^{2}.\varepsilon_1^3+C_{22}^{3}.\varepsilon_1^4+...+C_{22}^{22}.\varepsilon_1^{23}$

   $\varepsilon_2.(1+\varepsilon_2)^{22}=C_{22}^{0}.\varepsilon_2^1+C_{22}^{1}.\varepsilon_2^2+C_{22}^{2}.\varepsilon_2^3+C_{22}^{3}.\varepsilon_2^4+...+C_{22}^{22}.\varepsilon_2^{23}$

   $\varepsilon_3.(1+\varepsilon_3)^{22}=C_{22}^{0}.\varepsilon_3^1+C_{22}^{1}.\varepsilon_3^2+C_{22}^{2}.\varepsilon_3^3+C_{22}^{3}.\varepsilon_3^4+...+C_{22}^{22}.\varepsilon_3^{23}$

   $\varepsilon_4.(1+\varepsilon_4)^{22}=C_{22}^{0}.\varepsilon_4^1+C_{22}^{1}.\varepsilon_4^2+C_{22}^{2}.\varepsilon_4^3+C_{22}^{3}.\varepsilon_4^4+...+C_{22}^{22}.\varepsilon_3^{23}$ 

Do đó

   $\sum_{i=1}^{4}\varepsilon_i.(1+\varepsilon_i)^{22}=C_{22}^{0}(\varepsilon_1^1+\varepsilon_2^1+\varepsilon_3^1+\varepsilon_4^1)+C_{22}^{1}(\varepsilon_1^2+\varepsilon_2^2+\varepsilon_3^2+\varepsilon_4^2)+C_{22}^{2}(\varepsilon_1^3+\varepsilon_2^3+\varepsilon_3^3+\varepsilon_4^3)+C_{22}^{3}(\varepsilon_1^4+\varepsilon_2^4+\varepsilon_3^4+\varepsilon_4^4)+...+C_{22}^{22}(\varepsilon_1^{23}+\varepsilon_2^{23}+\varepsilon_3^{23}+\varepsilon_4^{23})=4(C_{22}^{3}+C_{22}^{7}+C_{22}^{11}+C_{22}^{15}+C_{22}^{19})$

Mặt khác ta có

   $\sum_{i=1}^{4}\varepsilon_i.(1+\varepsilon_i)^{22}=\varepsilon_1.(1+\varepsilon_1)^{22}+\varepsilon_2.(1+\varepsilon_2)^{22}+\varepsilon_3.(1+\varepsilon_3)^{22}+\varepsilon_4.(1+\varepsilon_4)^{22}=i.(-2^{11})i+(-1).0+(-i).2^{11}i+2^{22}=2^{22}+2^{12}$

Vậy ta có đpcm.




#695769 Tìm xác suất để người chơi thắng chung cuộc khi anh ta đã thắng được 4 trên 5...

Gửi bởi Element hero Neos trong 29-10-2017 - 15:23

Hai người ngang tài ngang sức tranh chức vô địch của cuộc thi cờ, các ván đấu không có tỉ số hòa. Người giành chiến thắng là người đầu tiên thắng được 5 ván cờ. Tại thời điểm người chơi thứ nhất đã thắng 4 ván và người chơi thứ hai mới thắng 2 ván, tính xác suất để người chơi thứ nhất giành chiến thắng? 

 

Bài này mình tính ra đáp án là $\dfrac{7}{8}$ ($=\dfrac{1}{2}+\dfrac{1}{4}+\dfrac{1}{8}$) nhưng đáp số lại là $\dfrac{3}{4}$ :(

Rõ ràng là có $4$ khả năng để trận đấu kết thúc, đó là 

   $1,$ Người chơi thứ nhất thắng ván tiếp theo.

   $2,$ Người chơi thứ hai thắng ván tiếp theo, rồi người chơi thứ nhất lại thắng ở ván sau đó.

   $3,$ Người chơi thứ hai thắng 2 ván liên tiếp, rồi người chơi thứ nhất lại thắng ở ván sau đó.

   $4,$ Người chơi thứ hai thắng 3 ván liên tiếp sau đó.

Và trong đó chỉ có $3$ khả năng là $1,2$ và $3$ thì người thứ nhất thắng chung cuộc, vậy xác suất là $\frac{3}{4}$




#695377 phương trình mũ sau có bao nhiêu nghiệm

Gửi bởi Element hero Neos trong 24-10-2017 - 20:37

$Pt\Leftrightarrow 2^{2x^2+2x}+2^{1-x^2}=2^{x^2+2x+1}+1$

Đặt $\left\{\begin{matrix} 2x^2+2x=a\\ 1-x^2=b \end{matrix}\right.\Rightarrow x^2+2x+1=a+b$

Khi đó phương trình trở thành

$2^a+2^b=2^{a+b}+1$

$\Leftrightarrow (2^a-1)(2^b-1)=0$

$\Leftrightarrow \begin{bmatrix} a=0\\ b=0 \end{bmatrix}\Leftrightarrow \begin{bmatrix} 2x^2+2x=0\\ 1-x^2=0 \end{bmatrix}\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=0\\ x=\pm 1 \end{bmatrix}$




#695375 CM $p^{2} - 19$ $\vdots$ $30$.

Gửi bởi Element hero Neos trong 24-10-2017 - 20:21

Với p $\in$ $P$, $p>5$ và có tận cùng là chữ số khác 1 hay 9.

 

Chứng minh   $p^{2} - 19$ $\vdots$ $30$.

$p\in \mathbb{P},p>5$, tận cùng khác 1 và 9 thì $p$ tận cùng là 3 hoặc 7, suy ra $p^2$ tận cùng là 9, suy ra $p^2-19$ chia hết cho $10$

Mặt khác do $p$ lẻ nên $p^2$ chia $3$ dư $1$, suy ra $p^2-19$ chia hết cho $3$.

Vậy ta có đpcm.




#693824 $\sqrt{x^{2}+x-1}+\sqrt{-x^{2}+x+1}=x^{2}- x-2$

Gửi bởi Element hero Neos trong 27-09-2017 - 21:32

Câu dễ làm trước vậy :

pt $\Rightarrow (x^3-3x^2-3x)^2=(2\sqrt{(x+1)^3})^2$

$\Leftrightarrow x^6-6x^5+3x^4+14x^3-3x^2-12x-4=0$

$\Leftrightarrow (x^2-4x-4)(x^4-2x^3-x^2+2x+1)=0$

 

Đến đây dễ rồi .

$x^4-2x^3-x^2+2x+1=(x^2-x-1)^2$ :v




#693750 CM ko là số nguyên tố

Gửi bởi Element hero Neos trong 26-09-2017 - 19:36

Với $a=b=3$ và $c=4$ thì $A=16$ là hợp số mà bạn.

Lúc trước khi sửa đề thì $A=11$ còn khi bạn sửa xong thì thành $A=16$, có lẽ mạng chậm nên cập nhật câu trả lời hơi chậm :v




#693620 $\sum_{k=0}^{n}(-1)^k.2^k.(C_n^k)^2=2^n\su...

Gửi bởi Element hero Neos trong 24-09-2017 - 08:36

Chứng đẳng thức sau bằng 2 cách

$\sum_{k=0}^{n}(-1)^k.2^k.(C_n^k)^2=2^n\sum_{k=0}^{n}(-1)^k.C_n^k.C_{2n}^{k}$

 




#692873 chứng minh $\frac{2}{4-3\sqrt[4]{5}+2...

Gửi bởi Element hero Neos trong 11-09-2017 - 21:36

Chứng minh:  $\inline \frac{2}{\sqrt{4-3\sqrt[4]{5}+2\sqrt{5}-\sqrt[4]{125}}}=1+\sqrt[4]{5}$

Để ý thấy

$4=5-1=(\sqrt{5}-1)(\sqrt{5}+1)=(\sqrt[4]{5}-1)(\sqrt[4]{5}+1)(\sqrt{5}+1)$

Do vậy, ta sẽ chứng minh

$2\sqrt{4-3\sqrt[4]{5}+2\sqrt{5}-\sqrt[4]{125}}=(\sqrt[4]{5}-1)(\sqrt{5}+1)$

$\Leftrightarrow 4(4-3\sqrt[4]{5}+2\sqrt{5}-\sqrt[4]{125})=(\sqrt[4]{5}-1)^2(\sqrt{5}+1)^2$

$\Leftrightarrow 16-12\sqrt[4]{5}+8\sqrt{5}-4\sqrt[4]{125}=(\sqrt{5}-2\sqrt[4]{5}+1)(6+2\sqrt{5})$

Nhân tung ra thấy 2 vế bằng nhau là được.




#692860 chứng minh $\frac{2}{4-3\sqrt[4]{5}+2...

Gửi bởi Element hero Neos trong 11-09-2017 - 19:28

chứng minh $\frac{2}{4-3\sqrt[4]{5}+2\sqrt{5}-\sqrt[4]{125}}=1+\sqrt[4]{5}$

Bấm máy tính thấy sai đề :v