Đến nội dung

612

612

Đăng ký: 26-12-2004
Offline Đăng nhập: 20-04-2010 - 08:19
-----

Toán học vị toán học hay toán học vị nhân sinh

19-04-2006 - 14:41

Bài này ở vietnamnet, thả link vào đây xem ý kiến của mọi người thế nào.

http://www.vietnamne...2006/04/561903/

3 hoặc 3.5 tiết toán 1 tuần.

05-01-2006 - 07:53

Bắt đầu từ năm sau, các em học theo chương trình Toán mới (đại trà, sau chương trình phân ban thí điểm) với thời lượng là 3 tiết Toán 1 tuần (áp dụng cho chương trình chuẩn), 3,5 tiết /tuần đối với chương trình nâng cao.
Mọi người phát biểu ý kiến xem.
Ai mà sợ môn Toán thì chắc là khoái chí lắm.

Về sách Hình học 10 ban KHTN nhóm 1

12-08-2005 - 09:45

Bạn nào đã học, hoặc đã dạy bộ sách này có nhận xét góp ý gì thì cùng trao đổi nhé. Bạn có thể nói về sự phân bố số tiết dạy đã hợp lý chưa, có bài tập nào quá khó, quá dễ không cần thiết, có những cái gì nên chỉnh sửa, có những bài toán nào hay nên đưa vào...Thanks!

Bệnh hình thức trong giáo dục

26-01-2005 - 05:17

Chuyện khó tin nhưng không hiếm trong trường học:

Học sinh lớp 5 nhưng không... biết chữ!


TT - ìKhi nghe nhà trường cho hai cháu lên lớp 2, tôi đã ngăn cản thầy cô không nên, cứ để hai cháu học lại cho thật sự biết chữ đã. Vậy mà trường vẫn cứ cho lên như thường. Cứ vậy kéo dài tới nay là lớp 4” - phụ huynh những ìnạn nhân” trần tình về chuyện chạy theo thành tích tại một số trường tiểu học ở Đồng Tháp.

Sáng: lớp 1, chiều: lớp 4!

Đó là các em L.T.H., L.V.T., đều là học sinh lớp 4/2 Trường tiểu học Mỹ Trà 2 (thị xã Cao Lãnh, Đồng Tháp). Khi chúng tôi đến nhà hai em ở ấp 3, xã Mỹ Trà, điều bất ngờ là gia đình các em đều rất vô tư, thậm chí vui vẻ thừa nhận hai em đều chưa biết chữ, không hề giấu giếm hay có thái độ mặc cảm nào.

Bà Nguyễn Thị Vành, bà nội của em H., và cả mẹ em là chị Nguyễn Thị Hồng Khoa, khi kể những chuyện liên quan đến ìsự học” của H. đều không nín được cười: ìMột lần nọ, chị Ba ở xóm trên viết một mẩu giấy hai chữ Khoa - Tài là tên của ba mẹ H., bảo cháu cầm về đưa cho mẹ và nói gạt rằng dì Ba viết giấy nhờ mẹ mua giùm mấy bó rau.

Vậy mà cháu thuật lại y chang. Hỏi trong giấy là chữ gì, H. nhìn lom lom một hồi rồi nhe răng cười lắc đầu. Nó không biết chữ!”. Bà nội H. và T. (hai em là anh em bà con chú bác ruột) cho biết thêm: ìTui dốt, ba mẹ chúng cũng dốt, nay lại thấy con cháu mình dốt nữa thì không đành. Học là cốt để biết đọc miếng giấy người ta đưa, biết viết cái đơn khi cần thiết chứ không phải để lên lớp 4, lớp 5”.

Chúng tôi ghé thăm trường, thầy Huỳnh Quang Toàn, giáo viên lớp 4/2, thừa nhận: ìH. và T. không đọc được chữ, không đọc được âm và vần so với những em khác do mất căn bản từ lớp 1”. Vì thương hai em, thầy đã bàn với gia đình cho học ìgửi” vào lớp 1 của cô Phạm Thị Minh Tâm. Từ đó, mỗi ngày H. và T. phải học lớp 1 với cô Tâm vào buổi sáng và lớp 4 với thầy Toàn vào buổi chiều.

Nhưng ở trường này không chỉ có hai em H. và T. mà còn nhiều em khác nữa cũng không đọc được chữ. Một giáo viên (đề nghị không nêu tên) cho biết một lần thầy viết hai chữ đạo đức lên bảng cho hai em N.V.V., N.V.C. - HS lớp 5/2, cả hai nhìn chữ rồi nhìn nhau... cười. Còn lúc viết chữ, hai em nhìn chữ trên bảng rồi viết vào tập thì được, nhưng lúc đọc cho các em viết thì... thua.

Chưa hết, một giáo viên khác lại cho chúng tôi biết có hai em là N.T.D.T. và Đ.T. K.T. học lớp 5/1 của trường cũng thuộc diện chưa biết chữ. Riêng em T. viết chữ rất đẹp nhưng đọc không được. Xác minh tại nhà, mẹ của D.T. vui vẻ cho biết: ìCháu hát karaoke hay lắm, nhưng toàn... thuộc lòng không hà. Bảo đọc chữ bài hát đọc hổng được!”.

Trong khi đó, chị P.T.L. - phụ huynh của em M.T.B.L., HS lớp 5 Trường tiểu học Mỹ Long, huyện Cao Lãnh - cũng cho biết: ìCháu về nhà hổng biết chữ nào mà trường cũng cứ cho lên lớp. Đầu năm nay trường cho cháu ìhọc ngược” trở lại lớp 1, bị bạn bè chọc ghẹo nên cháu nghỉ luôn”!

Khủng khiếp căn bệnh thành tích!

Chuyện không chỉ dừng lại ở hai trường tiểu học nói trên. Trong những ngày đi tìm tư liệu cho bài viết này, chúng tôi cũng liên tục nhận được nhiều thông tin của giáo viên ở các huyện Tân Hồng, Thanh Bình, các xã Ba Sao, Gáo Giồng (huyện Cao Lãnh)... cho biết: ìỞ chỗ chúng tôi cũng còn không ít trường hợp tương tự. Nhà báo cứ tới, chúng tôi sẵn sàng cung cấp thông tin”. Một giáo viên ở Trường tiểu học Ba Sao còn tận tình hướng dẫn: ìNhà báo cứ tìm học bạ các em lớp 4, lớp 5, kiểm tra em nào có học lực ìtrung bình” là rõ ngay.”

Điều đáng nói hơn nữa là sau khi tiếp xúc với các báo, đài đến tìm hiểu những thông tin trên, một số giáo viên đã bị phòng giáo dục mời lên làm tường trình và ìnhắc nhở” đủ điều. Sau đó, ban giám hiệu nhà trường tiếp tục ìcăn dặn” giáo viên không được trả lời nhà báo khi chưa được phép của ban giám hiệu và phòng giáo dục. Có giáo viên lo lắng đến mức mất ăn mất ngủ vì không biết số phận mình sẽ ra sao, có bị kỷ luật không và sợ sau này sẽ bị trù dập bằng cách hạ bậc thi đua, không được nâng lương, thậm chí bị đổi đi nơi khác.

Trao đổi với PV Tuổi Trẻ, ông Phạm Chí Năng, giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp, tỏ vẻ bức xúc: ìChúng tôi đã cho kiểm tra và xác nhận tình trạng học sinh lớp 4, lớp 5 chưa thông thạo chữ viết như trên là có. Đây chính là hệ quả của căn bệnh thành tích từ nhiều năm qua. Chúng tôi sẽ kiểm tra toàn diện, cụ thể từng trường hợp học sinh có học lực trung bình, kém, nếu không đủ điều kiện lên lớp thì cương quyết cho ở lại. Đồng thời bố trí giáo viên dạy kèm các em này để nâng dần trình độ.

Chúng tôi sẵn sàng chấp nhận không hoàn thành chỉ tiêu phổ cập giáo dục tiểu học để trả lại đúng thực chất kết quả học tập của học sinh. Về lâu dài, phải thay đổi cách đánh giá tiêu chuẩn thi đua của giáo viên để tránh gây sức ép ìhoàn thành chỉ tiêu”, tạo cho họ có tâm lý thoải mái trong giảng dạy và hướng đến chất lượng hơn là số lượng”.

Trả lời về hiện tượng một số giáo viên bị ìnhắc nhở” và phải làm tường trình sau khi tiếp xúc với báo đài, ông Phạm Chí Năng cho biết: ìTôi còn được nghe có hiệu trưởng còn ìhướng” giáo viên viết tường trình theo kiểu đối phó, tránh né sự thật. Cái này dứt khoát không được.

Căn bệnh che giấu cái xấu để chạy theo thành tích này cần phải được chữa trị càng sớm càng tốt. Giáo viên dám mạnh dạn nói lên sự thật càng phải cảm ơn và biểu dương họ. Báo đài nêu lên thực trạng ngành giáo dục là để chỉ ra cái nhược giúp mình khắc phục sửa chữa, cũng cần phải cảm ơn và biểu dương họ”.


DƯƠNG THẾ HÙNG
(from: Tuoitreonline)