Đến nội dung

NMD202

NMD202

Đăng ký: 08-07-2016
Offline Đăng nhập: 20-05-2019 - 15:37
-----

Trong chủ đề: CM: $2sin(a_{1}+\frac{a_{1}a_{2...

07-03-2018 - 23:23

Ta có công thức góc chia đôi: $\frac{1-\cos\alpha}{2}=\sin^{2}\frac{\alpha}{2}$ suy ra $2\sin\frac{\alpha}{2}=\pm\sqrt{2-2\cos\alpha}$
(Trong đó dấu + hoặc - sẽ được chọn sao cho phù hợp với quy luật về dấu của hàm sin)
Ta chứng minh công thức
$2\sin(a_{1}+\frac{a_{1}a_{2}}{2}+\frac{a_{1}a_{2}a_{3}}{2^2}+...+\frac{a_{1}a_{2}...a_{n}}{2^{n-1}}).45^{\circ}$
$=\pm\sqrt{2+2\sin(a_{2}+\frac{a_{2}a_{3}}{2}+\frac{a_{2}a_{3}a_{4}}{2^2}+...+\frac{a_{2}a_{3}...a_{n}}{2^{n-2}}).45^{\circ}} (1)$

Nhận thấy:
+ Với $a_{1}=1$ thì:
$2\sin(a_{1}+\frac{a_{1}a_{2}}{2}+\frac{a_{1}a_{2}a_{3}}{2^2}+...+\frac{a_{1}a_{2}...a_{n}}{2^{n-1}}).45^{\circ}$ 

$=90^{\circ}+(a_{2}+\frac{a_{2}a_{3}}{2}+\frac{a_{2}a_{3}a_{4}}{2^2}+...+\frac{a_{2}a_{3}...a_{n}}{2^{n-2}}).45^{\circ}$
+ Với $a_{1}=-1$ thì:

$2\sin(a_{1}+\frac{a_{1}a_{2}}{2}+\frac{a_{1}a_{2}a_{3}}{2^2}+...+\frac{a_{1}a_{2}...a_{n}}{2^{n-1}}).45^{\circ}$ 

$=-[90^{\circ}+(a_{2}+\frac{a_{2}a_{3}}{2}+\frac{a_{2}a_{3}a_{4}}{2^2}+...+\frac{a_{2}a_{3}...a_{n}}{2^{n-2}}).45^{\circ}]$

Lại có:
$\cos\pm[90^{\circ}+(a_{2}+\frac{a_{2}a_{3}}{2}+\frac{a_{2}a_{3}a_{4}}{2^2}+...+\frac{a_{2}a_{3}...a_{n}}{2^{n-2}}).45^{\circ}]$
$=-\sin(a_{2}+\frac{a_{2}a_{3}}{2}+\frac{a_{2}a_{3}a_{4}}{2^2}+...+\frac{a_{2}a_{3}...a_{n}}{2^{n-2}}).45^{\circ}$

Áp dụng công thức góc chia đôi , ta chứng minh được công thức (1).

Để ý rằng các góc đang xét trên, nếu lấy giá trị tuyệt đối, thì chúng luôn nhỏ hơn $90^{\circ}$:
$(a_{1}+\frac{a_{1}a_{2}}{2}+\frac{a_{1}a_{2}a_{3}}{2^2}+...+\frac{a_{1}a_{2}...a_{n}}{2^{n-1}}).45^{\circ}$
$\leq (1+\frac{1}{2}+\frac{1}{2^2}+...+\frac{1}{2^n}).45^{\circ}=90^{\circ}-\frac{90^{\circ}}{2^{n+1}}<90^{\circ}$
Nên căn bậc hai trong công thức trên sẽ có dấu + hoặc - phụ thuộc vào dấu của $a_{1}$, nên ta có thể viết lại thành:
$2\sin(a_{1}+\frac{a_{1}a_{2}}{2}+\frac{a_{1}a_{2}a_{3}}{2^2}+...+\frac{a_{1}a_{2}...a_{n}}{2^{n-1}}).45^{\circ}$
$=a_{1}\sqrt{2+2\sin(a_{2}+\frac{a_{2}a_{3}}{2}+\frac{a_{2}a_{3}a_{4}}{2^2}+...+\frac{a_{2}a_{3}...a_{n}}{2^{n-2}}).45^{\circ}}$

Vì các $a_{i}$ chỉ nhận giá trị là $1$ và $-1$ nên ta dễ thấy $2sina_{i}.45^{\circ}=a_{i}\sqrt{2}$
từ đó áp dụng liên tiếp công thức (1) , ta suy ra được hệ thức sau :
$2\sin(a_{1}+\frac{a_{1}a_{2}}{2}+\frac{a_{1}a_{2}a_{3}}{2^2}+...+\frac{a_{1}a_{2}...a_{n}}{2^{n-1}}).45^{\circ}$
$=a_{1}\sqrt{2+2\sin(a_{2}+\frac{a_{2}a_{3}}{2}+\frac{a_{2}a_{3}a_{4}}{2^2}+...+\frac{a_{2}a_{3}...a_{n}}{2^{n-2}}).45^{\circ}}$

$=a_1\sqrt{2+a_2\sqrt{2+2\sin(a_{3}+\frac{a_{3}a_{4}}{2}+\frac{a_{3}a_{4}a_{5}}{2^2}+...+\frac{a_{3}a_{4}...a_{n}}{2^{n-3}}).45^{\circ}}}$

$=....=a_{1}\sqrt{2+a_{2}\sqrt{2+a_{3}\sqrt{2+....+a_{n}\sqrt{2}}}}$ (đpcm)


Trong chủ đề: Một bổ để của thầy Trần Quang Hùng: Tam giác ABC tâm nội tiếp I, tâm ngoạ...

02-03-2018 - 23:34

attachicon.gifScreen Shot 2017-12-16 at 12.09.52 PM.png

a) $L,P$ là trung điểm $AB,AC.$ Theo định lí bốn điểm,

$(MO^2-NO^2)-(MI^2-NI^2)=(MP^2+PO^2-NL^2-LO^2)-(BI^2-CI^2)= \frac{(MC-MA)^2-(NB-NA)^2+BA^2-CA^2}{4}-(BD^2-CD^2)$

$= \frac{(2BC-AC)^2-(2BC-AB)^2+BA^2-CA^2}{4}-(BD^2-CD^2)= \frac{(2BC-2AC)2BC-(2BC-2AB)2BC}{4}-BC(BD-CD)$

$=(BC-AC)BC-(BC-AB)BC-BC(BD-CD)=BC(BC-AC-BC+AB-BD+CD)=0 \Rightarrow$ đpcm.

b) $H=(AMN) \cap (ABC), H \neq A.$

$\widehat{HNB}=180^0- \widehat{HNA}=180^0- \widehat{HMA}= \widehat{HMC}, \widehat{HBN}= \widehat{HCN}$

$\Rightarrow \Delta HNB \sim \Delta HNC.$ Mà $NB=BC=CM \Rightarrow \Delta HNB= \Delta HMC$

$\Rightarrow HB=HC,HM=HN \Rightarrow HX \perp MN,HO \perp BC.$

Theo định lí bốn điểm, $BX^2-CX^2=(BX^2-R_X^2)-(CX^2-R_X^2)=BN.BA-CM.CA=BC(BA-AC)=BC(BD-DC)=BD^2-CD^2$

$\Rightarrow XD \perp BC \Rightarrow HX \parallel OI,HO \parallel IX \Rightarrow OI=HX=R_X.$ (đpcm)

c) $HB=HC \Rightarrow HA \perp AI \Rightarrow AI \parallel XO.$ 

Ta có $AX=OI$ nên $AXOI$ là hình bình hành hoặc hình thang cân.

Nếu $AXOI$ là hình bình hành thì $A \equiv H \Rightarrow AB=AC$ vô lí, nên $AXOI$ là hình thang cân $\Rightarrow A,X,O,I$ đồng viên. (đpcm)

Bài này đã có lời giải ở đây https://diendantoanh...tâm-nội-tiếp-i/


Trong chủ đề: $\sum a.MB.MC \geq abc$

20-02-2018 - 19:52

Cách 2: Trên trục tọa độ gọi vị trí $A(a),B(b),C(c),M(x)$ 
BDT viết lại thành 
$\left | \frac{(x-a)(x-b)}{(c-a)(c-b)} \right |+\left | \frac{(x-b)(x-c)}{(a-b)(a-c)} \right |+\left | \frac{(x-c)(x-a)}{(b-c)(c-a)} \right | \geq 1$
Ta có:
$ VT \geq \left | \frac{(x-a)(x-b)}{(c-a)(c-b)}+\frac{(x-b)(x-c)}{(a-b)(a-c)}+ \frac{(x-c)(x-a)}{(b-c)(c-a)} \right |$
Mà để ý thấy $f(x)-1= \frac{(x-a)(x-b)}{(c-a)(c-b)}+\frac{(x-b)(x-c)}{(a-b)(a-c)}+ \frac{(x-c)(x-a)}{(b-c)(c-a)}-1$ có bậc cao nhất là bậc $2$
Nhưng lại có 3 nghiệm phân biệt $f(a)-1=f(b)-1=f(c)-1=0$ suy ra $f(x)\equiv 1$ suy ra $đpcm$


Trong chủ đề: $\sum a.MB.MC \geq abc$

20-02-2018 - 19:33

Gọi $I$ là tâm tỉ cự của ba điểm $(A,B,C)$ bộ số $(x,y,z)$ , áp dụng công thức Jacobi ta được:

$xMA^2+yMB^2+zMC^2=(x+y+z)MI^2+\frac{xy.c^2+yz.a^2+zx.b^2}{x+y+z} \geq \frac{xy.c^2+yz.a^2+zx.b^2}{x+y+z}$

Chọn $x=\frac{a}{MA},y=\frac{b}{MB},x=\frac{c}{MC}$ suy ra 
$aMA+bMB+cMC \geq \frac{abc(aMA+bMB+cMC)}{a.MB.MC+b.MC.MA+c.MA.MB}$ suy ra $đpcm$


Trong chủ đề: Chọn ra 1000 số nguyên trong 2018 số nguyên dương đầu tiên

26-01-2018 - 21:38

Vậy bài này thì mình gán bít 0 và 1 ntn ạ?