Đến nội dung

DOTOANNANG

DOTOANNANG

Đăng ký: 04-04-2017
Offline Đăng nhập: Hôm qua, 15:51
****-

#699413 Cho a, b, c là các số thực dương, a+b+c=3. C/m $abc +\frac{12...

Gửi bởi DOTOANNANG trong 02-01-2018 - 11:04

1/ Cho a, b, c là các số thực dương, a+b+c=3. C/m $abc +\frac{12}{ab+bc+ca}\geq 5$ ?

2/ Cho a, b, c $\geq$ 0, thỏa mãn: ab + bc+ ca + abc =4. C/m $3(a^{2}+b^{2}+c^{2})+abc\geq 10$ ?

3/ Cho a, b, c là các số thực dương thỏa mãn : ab + bc + ca =3 . C/m $\frac{1}{a+b}+\frac{1}{b+c}+\frac{1}{c+a}\geq \frac{a+b+c}{6}+\frac{3}{a+b+c}$

4/ Cho a, b, c $\epsilon (0;1)$ thỏa mãn : abc = (1-a)(1-b)(1-c). C/m $a^{3}+b^{3}+c^{3}+5abc\geq 1$

Thật ra bài 1 còn cách khác nữa.

Bằng cách dùng bất đẳng thức Schur bậc ba ta có:

$\left ( a+ b+ c \right )^{3}+ 9abc\geq 4\left ( a+ b+ c \right )\left ( ab+ bc+ ca \right ) \Rightarrow 3abc\geq 4\left ( ab+ bc+ ca \right )- 9 \Leftrightarrow 4\left ( ab+ bc+ ca \right )- 9+ \frac{36}{ab+ bc+ ca}\geq 15. dpcm\Leftrightarrow \left ( ab+ bc+ ca- 3\right )\geq 0$.

Bất đẳng thức trên luôn đúng.

Dấu bằng xảy xa khai và chỉ khi: (a, b, c)=(1, 1, 1)




#699359 $ab+bc+ca\leq a^2+b^2+c^2<2(ab+bc+ca)$

Gửi bởi DOTOANNANG trong 01-01-2018 - 16:44

Không mất tính tổng quát giả sử a là số lớn nhất trong ba số a, b, c.Ta có:

$a^{2}+ b^{2}+ c^{2}- ab- bc- ca\doteq \left ( a- b \right )\left ( a- c \right )+ \left ( b- c \right )^{2}\geq 0$.

 

Mặt khác ta có a, b, c là 3 cạnh cua tam giác nên:

$2ab+ 2bc+ 2ca- a^{2}- b^{2}- c^{2}= a\left ( b+ c- a \right )+ b(c+ a- b)+ c(a+ b- c)\geq 0$

 

Suy ra được điều phải chứng minh.




#698819 $$0\leq ab+bc+ca-2abc\leq \frac{7}{27...

Gửi bởi DOTOANNANG trong 24-12-2017 - 10:21

Cách này sử dụng tính chất đồng biến nghịch biến của hàm số bậc nhất ở lớp 9 anh mới học năm ngoái. Tuy hơi rườm rà và không đẹp mắt nhưng dễ làm hơn cách cách trên. Sẵn tiện đồng biến nghịch biến còn có thể dùng trong giải hệ mà anh lại chuyên về cái này. Sau này nhớ post thêm vài bài bất đẳng thức nữa nha.




#698817 $$0\leq ab+bc+ca-2abc\leq \frac{7}{27...

Gửi bởi DOTOANNANG trong 24-12-2017 - 10:16

Cách này thì sao:

"Từ gt ta có: 0<= x,y,z<= 1

Suy ra xy+ yz+ zx- 2xyz= xy+ yz(1- x)+ zx(1- y)>=0

Mặt khác từ giả thiết và bất đẳng thức AM-GM (Cauchy ) ta được:$\mathit{yz\leq \frac{(y+z)^{2}}{4}}= \frac{(1-x)^{2}}{4}$

Ta cần chứng minh: xy+ yz+ zx- 2xyz<= 7/27

Suy ra: f( yz)=(1- 2x)yz+ x(1- x)-7/27<=0

Nếu x=0,5 thì f( yz)= -1/108<0  (đúng)

Nếu x khác 0,5 thì f( yz) là hs bậc I: f( yz)<= 0 dẫn đến

f( x)<= 0 và $f\left ( \frac{(1- x)^{2})}{4} \right )\leq 0$

Thật vâỵ

$f\left ( 0 \right )= x\left ( 1-x \right )-\frac{7}{27}= -\left ( x-0,5 \right )^{2}-\frac{1}{108}\leq 0$

$f\left ( \frac{(1-x)^{2})}{4} \right )\doteq (1-2x) \frac{\left ( 1-x \right )^{2}}{4}+ x\left ( 1- x \right )- \frac{7}{27} =\frac{-1}{108}\left ( 6x+1 \right )(3x- 1)^{2}\leq 0$(do 0<= x <=1)




#698364 Tìm $f(2012)$

Gửi bởi DOTOANNANG trong 16-12-2017 - 10:12

Cho $f\left ( x\right )$ là đa thức bậc 2010 sao cho $f\left ( k \right )\doteq \frac{1}{k}$ với $k\in \left \{ 1;2;...;2011 \right \}.$ Tìm $f\left ( 2012 \right )$.




#698363 Cho tam giác ABC nhọn...

Gửi bởi DOTOANNANG trong 16-12-2017 - 10:03

Cho tam giác ABC nhọn, không cân có BC=a, CA=b, AB=c. Gọi (AD, AG), (BE, BI), (CF, CK) lần lượt là đường trung tuyến và đường cao của tam giác ứng với các đỉnh A, B, C. Chứng minh rằng:

$\frac{a^{2}}{b^{2}-c^{2}}.\vec{DG}+ \frac{b^{2}}{c^{2}-a^{2}}.\vec{EI}+ \frac{c^{2}}{a^{2}-b^{2}}.\vec{FK}= \vec{0}$

 




#698361 $\sqrt{2014^{2}-1^{2}}+\sqrt{2014^{2}-2^{2}}+...+\sqrt{20...

Gửi bởi DOTOANNANG trong 16-12-2017 - 09:55

Chứng minh rằng:

$\sqrt{2014^{2}-1^{2}}+\sqrt{2014^{2}-2^{2}}+...+\sqrt{2014^{2}-2013^{3}}< \pi .2017^{2}$




#698360 $f(x)=a \sin (x+1001)+ \cos (1002x)$

Gửi bởi DOTOANNANG trong 16-12-2017 - 09:50

Cho hàm số $f(x)= a \sin (x+1001)+ \cos 1002x$, trong đó $a$ là số thực cho trước. Gọi $M,m$ lần lượt là giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số trên $\mathbb{R}.$ Chứng minh rằng $M^{2}+ m^{2}\geq 2.$




#694156 $u_{2016}\vdots u_{672}$

Gửi bởi DOTOANNANG trong 04-10-2017 - 14:46

Cho dãy Fibonacci $(u_{n})$ xác định như sau:

$\left\{\begin{matrix} u_{0}=0\\ u_{1}=1\\ u_{n+1}=u_{n}+u_{n-1} \end{matrix}\right.$

CM: $u_{2016}\vdots u_{672}.$




#694154 $\frac{a}{x+2a} +\frac{b}{x+2b} + \frac{c}{x+2c}\leq...

Gửi bởi DOTOANNANG trong 04-10-2017 - 14:37

Cho các số dương $x,a,b,c$ thỏa mãn điều kiện $x^{2}=a^{2}+b^{2}+c^{2}$. CMR:

$\frac{a}{x+2a}+\frac{b}{x+2b}+\frac{c}{x+2c}\leq \frac{3}{\sqrt{3}+2}.$




#694153 Trong miền mặt phẳng chứa $d$ không có điểm nguyên nào

Gửi bởi DOTOANNANG trong 04-10-2017 - 14:29

Trong mặt phẳng $Oxy$ cho đường thẳng $d: y = \frac{3}{2}x +\frac{1}{3};a,b$ là hai đường thẳng phân biệt song song và cách đều $d$ một khoảng bằng $\frac{1}{13}.$ Chứng minh rằng trong miền mặt phẳng chứa đường thẳng $d$ với biên là $a,b$ không có  điểm nguyên nào.




#693017 một bất đẳng thức cũ còn có cách nào khác

Gửi bởi DOTOANNANG trong 14-09-2017 - 09:34

Cho a,b,c là độ dài 3 cạnh của 1 tam giác:

CM:a2b(a-b)+b2c(b-c)+c2a(c-a)>=0

(dùng khai triển abel)




#676192 Violympic

Gửi bởi DOTOANNANG trong 04-04-2017 - 16:22

Kí hiệu [a] là phần nguyên của số a.

 

Tổng A= $[\sqrt{1}]+ [\sqrt{2}]+ [\sqrt{3}]+ ...+ [\sqrt{24}]=$

 

Đáp án:

 

A.65

B.70

C.72

D.75




#676189 Bài toán Violympic

Gửi bởi DOTOANNANG trong 04-04-2017 - 16:11

$Biết  a  là  giá  trị  nhỏ  nhất  của  hàm  số  y= x^{2}  với  -3\leq x\leq 1  và  b  là  giá  trị  nhỏ  nhất  của  hàm  số  y= -x^{2}  với  1\leq x\leq 4.  Giá  trị  của  a +  b  bằng  ............................$ 




#676188 Một bài toán nâng cao trích từ cuộc thi violympic

Gửi bởi DOTOANNANG trong 04-04-2017 - 16:05

Giá trị nhỏ nhất của biểu thức

 

$F_{(x)} = \frac{2012x- 2013\sqrt{1- x^{2} }+ 2014}{\sqrt{1- x^{2}}}+ 2\sqrt{2013}$ là .................................