Đến nội dung

pcoVietnam02

pcoVietnam02

Đăng ký: 31-03-2021
Offline Đăng nhập: 27-01-2024 - 17:19
****-

#724952 Đề thi thử vào 10 chuyên ĐHSP vòng 2 chuyên Tin

Gửi bởi pcoVietnam02 trong 05-04-2021 - 00:01

Ảnh mới up trước đây luôn :))




#724951 [TOPIC] Phương trình hàm $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{...

Gửi bởi pcoVietnam02 trong 04-04-2021 - 23:59

Bài tập tiếp theo (bài này mới thấy đăng nhưng mà hình như xóa mất tiêu, định up lời giải lên nhưng thôi gởi lên đây vì thấy cũng hay) :

 

$\boxed{11}$ Tìm tất cả các hàm $f$ liên tục $ f: [0; \infty) \rightarrow [0; \infty)$ thỏa:

$2f(x)= f(\frac{x}{x^2+x+1}) + f(\frac{x+1}{2})$ , $\forall x \geq 0$



#724946 [TOPIC] Phương trình hàm $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{...

Gửi bởi pcoVietnam02 trong 04-04-2021 - 23:13

Ơ em tưởng hàm Cauchy có nghiệm nhiều hơn như thế nữa chứ

 

Mình xét hàm cộng tính nha em, nên nó sẽ là $f(x)=cx$ , $c$ là hằng số




#724945 Đề thi olympic 30/4 môn Toán khối 10 năm 2021

Gửi bởi pcoVietnam02 trong 04-04-2021 - 23:12

Bài 4a: Bài này có thể giải được nếu ta lập luận, sử dụng phép chọn

Ta có $a^2+3b^2=7^9$

$\Leftrightarrow a^2-4b^2+7b^2=7^9$

$\Leftrightarrow (a-2b)(a+2b) = 7(7^8-b^2)$

Ta có thể chọn $b=7^4$ để $VP=0$ thì ta sẽ có $a=2b$ do đó $a=2.7^4$

Như vậy ta đã chọn được 2 số nguyên dương $a,b$ sao cho thỏa mãn YCBT.




#724944 Đề thi olympic 30/4 môn Toán khối 10 năm 2021

Gửi bởi pcoVietnam02 trong 04-04-2021 - 23:04

Câu 2: Đặt $f(t)=t^2$ , $g(t) = t+2$   

Giả sử $x = max${$x,y,z$}

Ta có được $x\geq z$ và $x \geq y$ 

$g(x) \geq g(y)$ và $g(x) \geq g(z)$ (vì $x,y,z \geq 0$ nên $f(t) , g(t)$ đồng biến trên $[0; \infty)$ )

Suy ra $g(x) \geq f(x)$ và $g(z) \leq f(z)$

Giải 2 cái bất phương trình trên được $-1 \leq x \leq 2$ với lại $z \geq 2$ hoặc $z \leq -1$

Kết hợp các điều kiện trên ta có $x=z=2$ hoặc $x=z=-1$ 

Thay vào cũng được $y=2$ hoặc $y=-1$

Vậy $x+y+z$ là số nguyên.




#724911 [TOPIC] Phương trình hàm $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{...

Gửi bởi pcoVietnam02 trong 04-04-2021 - 14:59

Một số bài tập mới cho mọi người: 

 

$\boxed{9}$ Tìm tất cả các hàm $f: \mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ thỏa

$f(1-x)=1-f(f(x))$ , $\forall x \in \mathbb{R}$

$\boxed{10}$ Tìm tất các hàm $f: \mathbb{R^+} \rightarrow \mathbb{R^+}$ thỏa

$f(1+xf(y))=yf(x+y)$ , $\forall x,y \in \mathbb{R^+}$

 

Đáp án và gợi ý câu 6 và 7: 

$\boxed{6}$ $f(x)=x$ và $f(x)=-x$

Gợi ý: Đưa về dạng $f(x)f(y)=xy$ để có được $f(x)=\frac{1}{c}x$ rồi sau đó thay vào ta được $c=1$ hoặc $c=-1$ 

$\boxed{7}$ $f(x)=0$ 

Gợi ý: Sử dụng phương pháp CDE (thêm biến) để dễ dàng hơn trong việc đổi vị trí các biến để có được: 

$f(x+y)=f(x)+f(y)-c$

Tới đây đặt $g(x)=f(x)+c$, ta có được hàm Cauchy. Do đó $f(x)=mx-c$ . Thay vào phương trình hàm đề bài ta có $m=0 , c=0$

Vậy $f(x)=0$




#724905 [TOPIC] Phương trình hàm $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{...

Gửi bởi pcoVietnam02 trong 04-04-2021 - 11:39

$\boxed{8}$ (Olympic 30-4): Tìm tất cả hàm số $f:(0;+\infty)\rightarrow(0;+\infty)$ thỏa mãn điều kiện: $f(x+f(y))=xf\left ( 1+f\left ( \frac{y}{x} \right ) \right )$.

 
Lời giải (chỉ mang tính chất tham khảo): 
 
Dễ dàng ta có: $$f(tx+f(ty))=tf(x+f(y))$$
Gọi các phép thế của phương trình hàm trên là $P(x,y,t)$.
Thay các giá trị của $t$, ta có được $f$ là toàn ánh. Cần chứng minh được $f$ là đơn ánh.
Ta sẽ giả sử điều ngược lại để chứng minh điều vô lí sau: $a<b$ thỏa $f(a)=f(b)$. Đặt $c=\dfrac{b}{a}>1$. 
Từ $P(x,a,t)$ và $P(x,b,t)$ cho ta được $f(tx+f(ta))=f(tx+f(tb))$ ,với mọi $x,t>0$.
Nếu $f(z) \neq f(cz)$ với một số giá trị $z$, ta chọn $t=\dfrac{z}{a}$ với $x$ bất kì thì  $f$ có tính chu kì với chu kì $p=|f(cz)-f(z)|$.
Chọn một giá trị đủ lớn $n$ và đặt $x=\dfrac{np}{c-1}$. Do đó $P(x,a,c) \Rightarrow cf(x+f(a))=f(cx+f(b))=f(x+f(a))$, dẫn đến điều mâu thuẫn. 
 
Do đó $f(z)=f(cz)$ với mọi $z>0$. Lấy $M>0$. $P(x,y,c)$ cho ta $$f(cx+f(y))=cf(x+f(y))$$ $$\implies f(x+f(y))=f(cx+(c-1)f(y)+f(y))=cf(x+f(y)+uf(y))$$
với $u=1-\dfrac{1}{c}>0$. Giờ ta thay $x+f(y)$ để trở thành $M$, chọn các giá trị $y$ bất kì. Theo toàn ánh, $f$ có giá trị là hằng số $\dfrac{f(M)}{c}$ trong khoảng $(M,(u+1)M)$. Từ việc điều này đúng với mọi $M$, ta dễ dàng có được $f$ là hàm hằng, vô lí!
 
Suy ra $f$ đơn ánh. Ta thực hiện trên $P(f(x),y,t)$ và $P(f(y),x,t)$ để có $$f(tf(x)+f(ty))=tf(f(x)+f(y))=f(f(tx)+tf(y))$$
Đặt $y=1$ rồi sử dụng đơn ánh, ta có $$f(tx)=f(t)+tf(x)-tf(1)$$
Thay đổi vị trí $t$ and $x$ và so sánh, ta có được $f$ là hàm tuyến tính ($f(x)=dx+e$). Thay hàm tuyến tính này vào hàm đề bài, ta có được $e=0$ . Vậy đáp án cuối cùng và duy nhất là $$\boxed{f(x)=dx \ \ \forall x \in \mathbb{R}^+}$$
với $d>0$ là hằng số bất kì.



#724885 [TOPIC] Phương trình hàm $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{...

Gửi bởi pcoVietnam02 trong 03-04-2021 - 17:04

có f(n+1)=f(n-1)-f(n) mà f(n)=f(n-2)-f(n-1)

=> f(n+1)=2f(n-1)-f(n-2)

=>f(n+1)=2f(n-3)-3f(n-2)

=>f(n)=(-1)k(Fk+1f(n-k)-Fkf(n-k-1))

=>f(n)=(-1)n-2(Fn-1f(2)-Fn-2f(1))

=>f(n)=(-1)nFn-2

lim ra vô hạn mà mn

 

Bài này mình sẽ giải theo hướng phương trình tuyến tính cấp 2 thuần nhất

Đầu tiên tính nhẩm $f(3)=-1$. Ta nghĩ ngay đến phương pháp dãy số, vì dãy trên nếu nhẩm nhiều giá trị $f$ sẽ cho ra dãy khá giống với dãy Fibonacci. 

Đặt $f(n) = u_{n}$

Ta sẽ có được $u_{n+1} - u_{n} +u_{n-1} = 0$

Phương trình đặc trưng: $\lambda ^2- \lambda +1=0$

Suy ra sẽ có nghiệm $\lambda = \frac{1}{2} +\frac{\sqrt{3}}{2}$ $\imath$

Do đó $u_{n} = A cos (n \frac{\pi}{3}) + B sin (n \frac{\pi}{3})$ 

Thay $n=1$ , $n=2$ rồi giải hệ ta được $A=1$ , $B=\frac{\sqrt{3}}{3}$ 

Vậy $f(n) =  cos (n \frac{\pi}{3})+\frac{\sqrt{3}}{3}sin (n \frac{\pi}{3})$

Còn ý chứng minh bất đẳng thức kia dễ, các bạn tự làm. 




#724884 [TOPIC] Phương trình hàm $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{...

Gửi bởi pcoVietnam02 trong 03-04-2021 - 16:25

Em làm hơi dài:

Suy ra $f(x)^2=x^2$.

Do đó ta có f(1) = 1 hoặc f(1) = -1.

+) TH1: f(1) = 1: Thay x = 1 vào (*) ta có $f(f(y)+1))=y+1$.

Nếu tồn tại y khác 0 sao cho $f(y)=-y$ thì $f(-y+1)=y+1$. Rõ ràng $f(-y+1)=-y+1$ hoặc $y-1$ khác $y+1$.

Từ đó với mọi y khác 0 ta có $f(y)=y$. Thử lại thấy thỏa mãn

+) TH1: f(1) = -1: Tương tự ta có $f(y)=-y$ với mọi $y\neq 0$.

Vậy $f(x)=x;f(x)=-x$.

 

Chính xác rồi đó. Nhưng khúc này ta có thể làm theo cách này nhanh hơn: 

Giả sử tồn tại $a,b$ sao cho $f(a)=-a, f(b)=b$. Ta chứng minh khi thế vào phương trình hàm đề bài thì $a=0, b=0$. Điều đó cho ta nhận cả hai hàm như trên. Việc còn lại ta chỉ cần thay vào là xong thôi :)




#724854 [TOPIC] Phương trình hàm $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{...

Gửi bởi pcoVietnam02 trong 03-04-2021 - 09:03

Bài 5: Tìm đa thức P(x) sao cho thỏa đồng nhất thức sau: $P(x^{2}-2x)\equiv [P(x-2)]^{2}$

P/S: nếu bạn "chủ thớt" cảm thấy bài toán này không phù hợp với TOPIC thì bạn hãy xóa bài này đi  :lol:

 

Bài này là đa thức nhưng mà sử dụng phép thế chứ không liên quan đến phương trình hàm lắm. Nhưng nếu bạn có đáp án thì gửi luôn để mọi người tham khảo còn nếu không thì mình sẽ giải cho.




#724844 [TOPIC] Phương trình hàm $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{...

Gửi bởi pcoVietnam02 trong 02-04-2021 - 20:51

Khác chứ. Nhưng lời giải của nó khá khó nên anh khuyên em nên thử sức với 2 bài đầu tiên




#724835 [TOPIC] Phương trình hàm $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{...

Gửi bởi pcoVietnam02 trong 02-04-2021 - 18:00

bài này là dãy mà

 

Đúng rồi nhưng bài này là phương trình hàm nhưng lại sử dụng phương pháp tuyến tính sai phân cấp 2 thôi. Bạn làm thử đi 




#724830 [TOPIC] Phương trình hàm $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{...

Gửi bởi pcoVietnam02 trong 02-04-2021 - 16:50

Đây là một bài khá thú vị dành cho các bạn học sinh lớp 10 đã học về dãy số:

 

$\boxed{4}$ Cho các hàm $f:\mathbb{N^*} \rightarrow \mathbb{R}$ thỏa

$f(n+1)=f(n-1)-f(n)$ , $f(1)=1$ , $f(2)=0$ 

Chứng minh rằng: $|f(n)| \leq \frac{2\sqrt{3}}{3}$

 




#724828 [TOPIC] ÔN THI SỐ HỌC VÀO THPT CHUYÊN NĂM 2020-2021

Gửi bởi pcoVietnam02 trong 02-04-2021 - 15:14

Đề cho x,y,z nguyên chứ không phải nguyên dương đâu bạn :(

Bài này nếu nguyên sẽ vô số nghiệm vì ta sẽ dễ dàng lấy nghiệm $(n;0;-n)$ và các nghiệm khác như $(1;2;3)$ , $(-1;-2;-3)$




#724825 [TOPIC] Phương trình hàm $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{...

Gửi bởi pcoVietnam02 trong 01-04-2021 - 21:59

Mình sẽ cho các bạn đáp án trước và gợi ý nhỏ của các bài sau:

$\boxed{1}$ $f(x)=0 , f(x)=2 , f(x)=x$

Gợi ý: Đặt f(1)=a , sau đó các bạn cố gắng tính giá trị của $a$ bằng các phép thế. Rồi chia trường hợp và giải.

$\boxed{2}$ $f(x)=x$ , $f(x)=-x$

Gợi ý: Bài này dễ ở chỗ các bạn chỉ cần thế thôi là sẽ có đáp án. Tuy nhiên nó chưa phải là đáp án cuối cùng của bài toán nên cần lập luận một chút để khẳng dịnh hai phương trình hàm trên thỏa.

$\boxed{3}$ $f(x)= \frac{1}{mx +c}$ ($m,c$ là các hằng số)

Gợi ý: Phần đầu của bài này tương đối dễ khi các bạn có thể dễ dàng đặt sao cho đưa về dạng phương trình hàm Jensen:

$f(\frac{x+y}{2}) = \frac{f(x)+f(y)}{2}$. Tuy nhiên phần sau lại không dễ vì bạn phải giải phương trình hàm Jensen trên tập $f:\mathbb{R^+} \rightarrow \mathbb{R^+}$