Đến nội dung

narutosasukevjppro

narutosasukevjppro

Đăng ký: 04-10-2021
Offline Đăng nhập: 27-08-2023 - 20:30
*****

#733808 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 27-06-2022 - 17:19

289456753_807531633960730_70920208187464

ý b bài 18 khá vui còn ý a thì a làm lâu rồi( mn check xem thử đúng chưa ạ)

289028916_608514667077463_81687024629050




#733807 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 27-06-2022 - 15:55

Bài toán 17. Cho tam giác $ABC$ với $P$ là điểm bất kỳ. Đường tròn $(PAB),(PAC)$ cắt $CA,AB$ tại $E,F$. Đường tròn $(AEF)$ cắt $AP$ tại $M$. Tiếp tuyến tại $M$ của $(AEF)$ cắt EF tại $X$. Chứng minh đối xứng của $M$ qua $XP$ nằm trên $(ABC)$.  

289039153_1144348172778133_6038251029270lời giải của mình, cũng dùng bổ đề trên để xử lí




#733794 [TOPIC] Các bài toán về phương trình nghiệm nguyên

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 25-06-2022 - 16:47

Bài 40. Giải phương trình sau trên tập số nguyên dương $\displaystyle 2^{n} +n=m!$

Xét phương trình $\displaystyle 2^{n} +n=m!$, bây giờ, ta sẽ thử từng trường hợp trước để dự đoán. Ta sẽ xét $\displaystyle v_{2}$ của cả hai vế. Kiểm tra trực tiếp một số trường hợp ta nhận thấy chỉ có $\displaystyle m=3,n=2$ duy nhất thỏa mãn. Trường hợp $\displaystyle n$ là lũy thừa của 2, ta đặt $\displaystyle n=2^{a}$. Khi đó $\displaystyle 2^{n} +n=2^{x} +2^{y}$. Xét $\displaystyle m\leqslant 7$ thì không có trường hợp nào thỏa trừ $\displaystyle m=3$. Vậy xét $\displaystyle m >7$ thì khi đó $\displaystyle 7|m!$. Xét modulo 7 thì $\displaystyle 2^{x} +2^{y} \equiv 7( mod\ 7)$ và điều này là vô lí do $\displaystyle 2^{x} \equiv 1,2,4(\bmod 7)$. Tiếp theo ta xét $\displaystyle n=2^{a} .k$ trong đó $\displaystyle k$ lẻ. Vậy $\displaystyle v_{2}\left( 2^{n} +n\right) =a$. Bây giờ, nếu $\displaystyle k\leqslant m$ thì ta có $\displaystyle m!\vdots k$ nên $\displaystyle 2^{n} \vdots k$, mâu thuẫn với tính lẻ của $\displaystyle k$. Tiếp theo, xét $\displaystyle m\leqslant k$ thì khi đó $\displaystyle \frac{m}{2} -1< v_{2}( m!) =\sum _{i\rightarrow \infty }\left\lfloor \frac{m}{2^{i}}\right\rfloor < \frac{m-1}{2-1} =m-1< m$ cho nên ta có $\displaystyle \left\lfloor \frac{m}{2}\right\rfloor \leqslant a< m$ dẫn tới $\displaystyle 2^{a} < 2^{m}$ và ta có $\displaystyle 2^{n} =2^{2^{a} .k} \geqslant 2^{\left\lfloor \frac{m}{2}\right\rfloor m} \geqslant m^{m}  >m!$ đúng vì $\displaystyle m\geqslant 7$. Vậy ta có tất cả các nghiệm của phương trình là $\displaystyle ( m,n) =( 3,2)$




#733792 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 25-06-2022 - 11:43

Bài toán 17. Cho tam giác $ABC$ với $P$ là điểm bất kỳ. Đường tròn $(PAB),(PAC)$ cắt $CA,AB$ tại $E,F$. Đường tròn $(AEF)$ cắt $AP$ tại $M$. Tiếp tuyến tại $M$ của $(AEF)$ cắt EF tại $X$. Chứng minh đối xứng của $M$ qua $XP$ nằm trên $(ABC)$.  




#733791 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 25-06-2022 - 11:39

bài toán 15

287858900_493738425899987_68405367446383




#733790 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 25-06-2022 - 11:24

287989313_572231424424912_90153844551603Bài toán 16




#733788 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 25-06-2022 - 08:54

lòi giải bài 14

288299106_751655379355369_21205432297160




#733775 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 23-06-2022 - 06:38

Mô hình bài toán 5 rất đẹp và trong lúc làm thì mình có rút ra được 1 số hệ quả như sau đây 

Hệ quả 1. Gọi $\displaystyle O$ là tâm của $\displaystyle BYZC$. $\displaystyle JO$ cắt $\displaystyle IK$ tại $\displaystyle G$ thì $\displaystyle A,T,G$ thẳng hàng.

 
Hệ quả 2. $\displaystyle AT$ cắt $\displaystyle ( TBC)$ tại $\displaystyle M$. $\displaystyle N$ là điểm chính giữa cung $\displaystyle BC$ của $\displaystyle ( TBC)$. Chứng minh $\displaystyle \angle IMN=90$



#733774 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 23-06-2022 - 06:21

Bài 14. Cho tam giác $\displaystyle ABC$ nhọn, $\displaystyle BE,CF$ là các đường cao của tam giác đó. Trên $\displaystyle BE,CF$ lấy $\displaystyle M,N$ sao cho $\displaystyle EF=MF=NE$. $\displaystyle MF$ cắt $\displaystyle NE$ tại $\displaystyle K$. Chứng minh trực tâm của $\displaystyle KMN$ nằm trên trung trực $\displaystyle BC$.




#733773 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 23-06-2022 - 06:09

bài này mấu chốt là gọi AP cắt (O) tại F thì I là tâm nội tiếp của APF. 

Dạ vâng đây cũng là bổ đề quan trọng để chứng minh bài toán sau:

Bài toán 12. (Sưu tầm) Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$ với tâm nội tiếp $I$. $P$ là điểm ở trong tam giác sao cho $PI$ vuông góc với $IA$. Gọi $Q$ là điểm liên hợp đẳng giác với $P$ trong tam giác $ABC$. $AQ$ cắt $BC$ tại $E$. Gọi $J$ là trung điểm $IE$. Đường thẳng qua $I$ vuông góc với $OI$ cắt đường thẳng qua $J$ vuông góc với $IQ$ tại $S$ và cắt $AP$ tại $T$. Chứng minh $I$ là trung điểm đoạn $ST$.

 

attachicon.gif Screenshot (1503).png

.




#733772 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 23-06-2022 - 06:04

bài 13 281877029_346180514356706_37588247601729




#733771 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 23-06-2022 - 05:01

Bài toán 11. (Sưu tầm) Cho $\Delta ABC$ nhọn nội tiếp $(O)$, ngoại tiếp $(I)$. $E,F$ là hai điểm thuộc đoạn thẳng $BC$ sao cho $AE,AF$ đẳng giác trong $\measuredangle BAC$. $AI$ cắt $(O)$ tại $J$. $M$ là trung điểm của $IE$. Chứng minh rằng $JM$ và $PI$ cắt nhau tại một điểm trên $(O)$.

attachicon.gif Screenshot (1501).png

d36fb49975d29eaae7c49294e954184d-4sDv8FN




#733770 [TOPIC] Các bài toán hình học đồng quy, thẳng hàng

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 22-06-2022 - 22:38

Một cách khác do mình và 1 anh khác giải

 

Gọi $A_{1}, B_{1}, C_{1}$ lần lượt là giao điểm của $E F, F D, D E$ với $B C, C A, A B$. Ta thấy: $D A$ là đường đối trung tại đỉnh $D$ của tam giác $D E F$ nên tứ giác $D E X F$ là tứ giác điều hòa. Suy ra: $A_{1} X$ là tiếp tuyến của $(I)$. Tương tự, thì: $B_{1} Y, C_{1} Z$ cũng là tiếp tuyến của $(I)$. Suy ra: $A_{1} X, B_{1} Y, C_{1} Z$ là các tiếp tuyến của đường tròn $(I)$ tai $X, Y, Z$, tương ứng.

 

Qua $B, C$ lần lượt kẻ các đường thẳng song song với $A D$ cắt $X Y, X Z$ lần lượt tại $B_{2}, C_{2}$. Ta thấy: $E Y$ và $F Z$ cắt nhau tại $G_{e}$ và 3 điểm $X, G_{e}, D$ thẳng hàng. Gọi $Z^{\prime}$ là giao điểm của $A_{1} Y$ và $(I)$ (khác $Y$ ). Gọi $R_{1}$ là giao điểm của $A D$ và $A_{1} Y$. Ta có: tú́ giác $X Y D Z^{\prime}$ điều hòa. Suy ra: $D\left(D X, Y Z^{\prime}\right)=D\left(A_{1} R_{1}, Y Z^{\prime}\right)=$ $G_{e}\left(A_{1} R_{1}, Y Z^{\prime}\right)=G_{e}\left(A_{1} D, B C\right)=-1$. Suy ra: 3 điểm $G_{e}, Z^{\prime}, C$ thẳng hàng. Suy ra: 4 điểm $C, Z^{\prime}, G_{e}, F$ thẳng hàng. Suy ra: $Z^{\prime} \equiv Z$. Suy ra: 3 điểm $A_{1}, Y, Z$ thẳng hàng. Tương tự, thì: 3 điểm $B_{1}, Z, X$ thẳng hàng và 3 điểm $C_{1}, X, Y$ thẳng hàng. Qua $X$ kẻ các đường thẳng song song với $A B, A C$ lần lượt cắt $B C$ tại $M_{1}, N_{1}$. Gọi $B B_{2}$ cắt $D E$ tại $S_{5}$. Trong tam giác $C_{1} A D$ có $B S_{5} \| A D$ nên $\frac{B_{2} B}{B_{2} S_{5}}=\frac{X A}{X D}$. Mà $\frac{X A}{X D}=\frac{M_{1} B}{M_{1} D}$. Suy ra: $\frac{B_{2} B}{B_{2} S_{5}}=\frac{M_{1} B}{M_{1} D}$. Suy ra: $M_{1} B_{2} \| D E$. Tương tự, thì: $N_{1} C_{2} \| D F$. Ta lại có: $\frac{B B_{2}}{C C_{2}}=\frac{B B_{2}}{X G_{e}} \cdot \frac{X G_{e}}{C C_{2}}=\frac{Y B}{Y G_{e}} \cdot \frac{Z G_{e}}{Z C}=\frac{A_{1} B}{A_{1} C}$ (Dấu "=" cuối cùng là do áp dụng định lý Menelaus cho tam giác $G_{e} B C$ với cát tuyến $\overline{A_{1}, Y, Z}$ ). Suy ra: 3 điểm $A_{1}, B_{2}, C_{2}$ thẳng hàng.
 
Gọi $A_{5}, B_{5}$ lần lượt là giao điểm của $A M, B K$ và $A N, C K$. Qua phép vị tự tâm $D$ tỷ số $\frac{D X}{D A}$ biến $X \rightarrow A, Y \rightarrow M, Z \rightarrow N, M_{1} \rightarrow B, N_{1} \rightarrow C$ mà $A M \|$ $X Y, B K \| M_{1} B_{2}$ và $A N\|X Z, C K\| N_{1} C_{2}$. Suy ra: phép vị tự tâm $D$ tỷ số $\frac{D X}{D A}$ biến $B_{2} \rightarrow B_{5}, C_{2} \rightarrow C_{5}$. Gọi $A_{8}$ là giao điểm của $M N$ và $B C$. Ta có: phép vị tự tâm $D$ tỷ số $\frac{D X}{D A}$ biến $A_{1} \rightarrow A_{8}$. Suy ra: tứ giác $A M D N$ nội tiếp đương tròn $\left(I^{\prime}\right)$ và tứ giác $A M D N$ điều hòa. Từ đó, theo phép vị tự trên ta có: 3 điểm $A_{8}, B_{5}, C_{5}$ thẳng hàng. Áp dụng định lý Desargues cho 2 tam giác $A M N$ và $K B C$, ta có: $B M, C N, A K$ đồng quy tại $T$. Suy ra: 3 điểm $A, T, K$ thẳng hàng.
Đó là điều phải chứng minh.



#733763 [TOPIC] Các bài toán hình học đồng quy, thẳng hàng

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 22-06-2022 - 17:51

cách Bài toán 3 của mình thì ngắn hơn chút....

287931466_1260378364790082_8342422314211




#733756 [TOPIC] Các bài toán hình học đồng quy, thẳng hàng

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 22-06-2022 - 08:40

Một số bài khác hình học thuần túy về đồng quy thẳng hàng khác. Mời mọi người góp ý

 

Bài toán 11. Cho tam giác $\displaystyle ABC$ nội tiếp $\displaystyle ( O)$. Gọi $\displaystyle H$ là trực tâm và $\displaystyle D$ là điểm chính giữa cung $\displaystyle BAC$. $\displaystyle BH$ cắt $\displaystyle AC,AD$ tại $\displaystyle E,M$. $\displaystyle CH$ cắt $\displaystyle AB,AD$ tại $\displaystyle F,N$. Đường tròn $\displaystyle ( HMN)$ cắt $\displaystyle ( AEF)$ tại $\displaystyle G$. $\displaystyle AG$ cắt $\displaystyle BH,CH$ tại $\displaystyle P,Q$ tương ứng. Gọi $\displaystyle K$ là giao điểm của trung tuyến qua $\displaystyle G$ của $\displaystyle GAH$ với $\displaystyle EF$, $\displaystyle L$ là giao điểm của trung tuyến qua $\displaystyle H$ của tam giác $\displaystyle HPQ$ và $\displaystyle ( AEF)$. Chứng minh $\displaystyle A,K,L$ thẳng hàng

 

Bài toán 12. Cho tam giác $\displaystyle ABC$ có trực tâm $\displaystyle H$ và tâm ngoại tiếp là $\displaystyle ( O)$. Gọi $\displaystyle X$ là điểm đối xứng của $\displaystyle A$ qua $\displaystyle BC$. Xét $\displaystyle AO$ cắt $\displaystyle ( OBC)$ tại $\displaystyle Y$. Chứng minh $\displaystyle HY,XO,BC$ đồng quy tại $\displaystyle D$ và $\displaystyle AD$ chia đôi $\displaystyle HO$.

 

Bài toán 13. Cho tam giác $\displaystyle ABC$ với $\displaystyle ( I)$ là đường tròn nội tiếp, $\displaystyle D$ là tiếp điểm của $\displaystyle I$ với $\displaystyle BC$. Đường thẳng qua $\displaystyle D$ vuông góc $\displaystyle AI$ cắt $\displaystyle BI,CI$ tại $\displaystyle P,Q$. Chứng minh $\displaystyle BPCQ$ nội tiếp $\displaystyle ( S)$ và $\displaystyle S,A,D$ thẳng hàng.