Đến nội dung

narutosasukevjppro

narutosasukevjppro

Đăng ký: 04-10-2021
Offline Đăng nhập: 27-08-2023 - 20:30
*****

#732767 Hình học sưu tầm

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 28-02-2022 - 09:17

Trước hết ta phát biểu một bổ đề : $OL$ đi qua trực tâm của $DEF$ trong đó $L$ là điểm Lemoine của $ABC$
Gọi T' là điểm đối xúng của T qua BC. Ta có $\frac{A N}{M T}=\frac{N L}{L M}=\frac{N D}{T^{\prime} M}$ nên $D, L, T^{\prime}$ thẳng hàng Goi J là giao điểm của $DL$ với $AO$. Theo định ly Thalet ta có
$\frac{D L}{D J}=\frac{D L}{D T^{\prime}}, \frac{D T^{\prime}}{D J}=\frac{A D}{A D+T T^{\prime}} . \frac{A D+T^{\prime} O}{A D}=\frac{A D+T^{\prime} O}{A D+T T^{\prime}}=1-\frac{O T}{A D+T T^{\prime}}=1-\frac{R^{2}}{\left(A D+T T^{\prime}\right) O M}$
$=1-\frac{R^{2}}{(2 . O M+2 M T+H D) O M}=1-\frac{R^{2}}{2 O M . O T+\frac{1}{4}\left(R^{2}-O H^{2}\right)}=k$ là môt tỉ số cố định. Lấy $K$ sao cho $\frac{K L}{K O}=k$ thì
$D K$ song song $A O$ và vuông góc $F E$. Tương tự ta có điều phải chứng minh. Đến đây ta gọi $H'$ là trực tâm của $DEF$ thì dễ dàng chứng minh $H'OXY$ là hình bình hành.
 
274565914_493487568935945_79604927155180

 

Bài 2. Cho tam giác $\displaystyle ABC$ nội tiếp $\displaystyle ( O)$ có trực tâm $\displaystyle H$. Lấy $\displaystyle X,Y$ lần lượt là giao điểm của $\displaystyle BH,CO$ và $\displaystyle CH,BO$. Chứng minh $\displaystyle OL$ chia đôi $\displaystyle XY$ với $\displaystyle L$ là điểm Lemoine trong tam giác $\displaystyle ABC$




#732700 Đề thi HSG cấp trường lớp 10 THPT Chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 18-02-2022 - 21:20

chủ tus đăng sol đi :=)




#732681 Đề thi HSG cấp trường lớp 10 THPT Chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 15-02-2022 - 21:25

bạn gõ latex ra tự nhiên mình thấy đề đẹp với xịn ngay. lúc ngồi thi thì mình không nghĩ vậy :)




#732405 [TOPIC] Phương trình hàm trên tập rời rạc

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 09-01-2022 - 21:40

Một số bài toán hay khác, nếu sau 24h k có ai giải thì mình đăng luôn nhé

Bài 5. Tìm tất cả các hàm $\displaystyle f:\mathbb{Z}^{+}\rightarrow \mathbb{Z}^{+}$ thỏa mãn với mọi số nguyên dương $\displaystyle x,y$ thì 

 
  • $\displaystyle ( f( x) ,f( y)) =1$ với mọi $\displaystyle x,y\in \mathbb{Z}^{+}$ thỏa mãn $\displaystyle ( x,y) =1$
 
  • $\displaystyle f( xf( y)) =y^{6} f( xy) ,\forall x,y\in \mathbb{Z}^{+}$

Bài 6. Tìm tất cả các hàm số $\displaystyle f:\mathbb{Z}^{+}\rightarrow \mathbb{Z}^{+}$ thỏa mãn $( n-1)^{2} < f( n) f( f( n)) < n^{2} +n,\forall n\in \mathbb{Z}^{+}$

 

Bài 7. Tìm tất cả các hàm $\displaystyle f:\mathbb{Z}^{+}\rightarrow \mathbb{Z}^{+}$ thỏa mãn $m^{2} +( f( n))^{2} +( m-f( n))^{2} \geqslant ( f( m))^{2} +n^{2} ,\forall m,n\in \mathbb{Z}^{+}$

 

Bài 8. Tìm tất cả các hàm số $\displaystyle f:\mathbb{Z}\rightarrow \mathbb{Z}$ sao cho  $f( x) +f( y) +xy|xf( x) -y^{3} ,\forall x,y\in \mathbb{Z}$

Gợi ý.

Bài 8. Vấn đề lớn nhất của bài này là tính được $f(0)$ vì nếu tính được $f(0)=0$ thì thay vào giả thiết là gần như xong bài toán. Nhưng thực sự để tính $f(0)$ không phải là điều dễ dàng lắm mà phải xét khá nhiều trường hợp.

Bài 7. Một trong những bài rất khó mà mình từng làm, đầu tiên là thay $P(f(n),n)$ vào để chuyển về biến $n$ cho dễ làm việc. Phần còn lại có thể xử lý bằng cách truy hồi và lập dãy số hoặc lập luận không đơn giản bằng bất đẳng thức.




#732404 [TOPIC] Phương trình hàm trên tập rời rạc

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 09-01-2022 - 21:25

 

Bài 9.Tìm tất cả các hàm $\displaystyle f:\mathbb{Z}^{+}\rightarrow \mathbb{Z}^{+}$ thỏa mãn với mọi số nguyên dương $\displaystyle n$ thì ta luôn có
 
1. $\displaystyle \sum _{k=1}^{n} f( k)$ là số chính phương 
 
2. $\displaystyle f( n)$ là ước của $\displaystyle n^{3}$
 
Bài 10. Cho trước một hằng số $\displaystyle C$, hãy tìm tất cả các hàm số $\displaystyle f:\mathbb{Z}^{+}\rightarrow \mathbb{Z}^{+}$ thỏa mãn với mọi số nguyên dương $\displaystyle a,b$ thỏa mãn $\displaystyle a+b >C$ thì  $a+f( b) |a^{2} +bf( a)$

 

Gợi ý.

Bài 9

Dự đoán được nghiệm hàm là $f(n)=n^{3}$ nên quy nạp là cách hiệu quả nhất. $\displaystyle f( 1) +f( 2) +...+f( k) =\left( 1^{3} +...+( k-1)^{3}\right) +f( k) =\left(\frac{( k-1) k}{2}\right)^{2} +f( k) =m^{2}$, với $\displaystyle m >\binom{k}{2}$ ta viết $\displaystyle m=\binom{k}{2} +l$ với $\displaystyle l$ là một số nguyên dương

Bài 10 

Có 2 cách, cách đầu tiên là thế $a$ vào giả thiết và chứng minh có vô hạn số nguyên tố dạng $an+1$ bằng đa thức chia đường tròn (bổ đề quen thuộc), cách này là dễ hiểu và dễ làm nhất. Một cách khác là thế $a=nb-f(b)>C$ và đẩy lên làm việc với số nguyên tố




#732403 [TOPIC] Phương trình hàm trên tập rời rạc

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 09-01-2022 - 21:23

Bài 11. Tìm tất cả các hàm $\displaystyle f:\mathbb{Z}\rightarrow \mathbb{Z}$ thỏa mãn $\displaystyle f( -f( x) -f( y)) =1-x-y,\forall x,y\in \mathbb{Z}$

Gợi ý : Tìm cách tác động lại vào $\displaystyle -f( x) -f( y)$ bằng cách thay $\displaystyle x\rightarrow -f( x) -f( 0) ,y\rightarrow -f( 3) -f( 0)$ 




#732341 $$\frac{a}{b}+\frac{b}...

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 04-01-2022 - 15:10

Mạnh hơn (và dễ hơn): $$\frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a}\geq \frac{\sqrt{3(a^{2}+b^{2}+c^{2})}}{\sqrt[3]{abc}}.$$

Bất đẳng thức là thuần nhất nên ta chuẩn hóa $\displaystyle abc=1$. Đưa về $\displaystyle \left(\frac{a}{b} +\frac{b}{c} +\frac{c}{a}\right)^{2} \geqslant 3\left( a^{2} +b^{2} +c^{2}\right)$. Bung hết ra và tách ghép theo cặp $\displaystyle \frac{a^{2}}{b^{2}} +\frac{a}{c} +\frac{a}{c} \geqslant 3\sqrt[3]{\frac{a^{4}}{b^{2} c^{2}}} =3a^{2}$ rồi tương tự ta có điều phải chứng minh.




#732267 [TOPIC] Phương trình hàm trên tập rời rạc

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 31-12-2021 - 04:56

Một số bài toán hay khác, nếu sau 24h k có ai giải thì mình đăng luôn nhé

Bài 5. Tìm tất cả các hàm $\displaystyle f:\mathbb{Z}^{+}\rightarrow \mathbb{Z}^{+}$ thỏa mãn với mọi số nguyên dương $\displaystyle x,y$ thì 

 
  • $\displaystyle ( f( x) ,f( y)) =1$ với mọi $\displaystyle x,y\in \mathbb{Z}^{+}$ thỏa mãn $\displaystyle ( x,y) =1$
 
  • $\displaystyle f( xf( y)) =y^{6} f( xy) ,\forall x,y\in \mathbb{Z}^{+}$

Bài 6. Tìm tất cả các hàm số $\displaystyle f:\mathbb{Z}^{+}\rightarrow \mathbb{Z}^{+}$ thỏa mãn $( n-1)^{2} < f( n) f( f( n)) < n^{2} +n,\forall n\in \mathbb{Z}^{+}$

 

Bài 7. Tìm tất cả các hàm $\displaystyle f:\mathbb{Z}^{+}\rightarrow \mathbb{Z}^{+}$ thỏa mãn $m^{2} +( f( n))^{2} +( m-f( n))^{2} \geqslant ( f( m))^{2} +n^{2} ,\forall m,n\in \mathbb{Z}^{+}$

 

Bài 8. Tìm tất cả các hàm số $\displaystyle f:\mathbb{Z}\rightarrow \mathbb{Z}$ sao cho  $f( x) +f( y) +xy|xf( x) -y^{3} ,\forall x,y\in \mathbb{Z}$




#732261 [TOPIC] Phương trình hàm trên tập rời rạc

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 30-12-2021 - 21:19

Bài 2. Cho hàm số $\displaystyle f:\mathbb{Z}^{+}\rightarrow \mathbb{Z}^{+}$ thỏa mãn điều kiện $\displaystyle f( n+1)  >f( f( n)) ,\forall n\in \mathbb{Z}^{+}$. Chứng minh rằng $\displaystyle f( n) =n,\forall n\in \mathbb{Z}^{+}$




#732260 [TOPIC] Phương trình hàm trên tập rời rạc

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 30-12-2021 - 21:01

Bài 1. Bài này có vẻ quen thuộc với nhiều bạn nhỉ, cách giải của mình là quy nạp từ Z lên Q

Ta sẽ chứng minh $\displaystyle f$ lẻ. Thật vậy, ta có $\displaystyle f( x) +f( -x) =f( 0)$ nhưng $\displaystyle f( 0) =2f( 0)$ nên $\displaystyle f( 0) =0$ , từ đây ta suy ra chỉ cần quy nạp trên $\displaystyle \mathbb{Q}^{+}$ là đủ. Ta thay $\displaystyle x=y$ thì được $\displaystyle f( 2x) =2f( x)$. Tương tự ta sẽ chứng minh được $\displaystyle f( nx) =nf( x)$ bằng quy nạp. Thật vậy , giả sử đúng tới $\displaystyle k=n$ , ta sẽ chứng minh nó cũng đúng với $\displaystyle k+1$
 
Cụ thể là $\displaystyle f(( k+1) x)) =f( kx+x) =f(( k-1) x) +f( 2x) =2f( x) +( k-1) f( x) =( k+1) f( x)$. Vậy ta có điều phải chứng minh hay $\displaystyle f( nx) =nf( x) ,\forall x\in \mathbb{Q} ,n\in \mathbb{N}$. 
 
Thay $\displaystyle x=1$ và $\displaystyle x=\frac{m}{n}$ vào thì ta được \ $\displaystyle f( n) =nf( 1)$ và $\displaystyle f( m) =nf\left(\frac{m}{n}\right) =mf( 1)\rightarrow f\left(\frac{m}{n}\right) =\frac{m}{n} f( 1)$. Vậy $\displaystyle f( x) =ax,\forall x\in \mathbb{Q}$ và $\displaystyle a$ là hằng số



#732258 [TOPIC] Các bài toán về phương trình nghiệm nguyên

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 30-12-2021 - 20:27

:)) cảm ơn bạn đã đăng bài, mình bận ôn thi nên để topic flop quá, cũng lười đăng bài luôn




#732257 [TOPIC] Phương trình hàm trên tập rời rạc

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 30-12-2021 - 20:25

mình có niềm đam mê sâu sắc với phân môn pth và số học :=) và đó là lý do mình thích pth số học, hoặc pth trên tập rời rạc. mình muốn tạo một topic nhỏ để thảo luận các bài toán về pth trên tập N,Z,Q, nửa khoảng v.v...

Mọi người có bài nào hay cứ post nhé, vì mình biết trên VMF hiện nay cũng ko còn nhiều ng theo lắm :( đặc biệt là mảng toán Olympic

Bài 1. Tìm tất cả các hàm số $\displaystyle f:\mathbb{Q}\rightarrow \mathbb{Q}$ thỏa mãn $\displaystyle f( x) +f( y) =f( x+y) ,\forall x,y\in \mathbb{Q}$

 

p/s: lúc đầu chọn topic mình ko cho đúng mục vậy bây giờ làm cách nào để đổi lại ạ :V mình chọn nhầm sang mục thcs




#731789 [TOPIC] Các bài toán về phương trình nghiệm nguyên

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 27-11-2021 - 10:52

Bài 43. Tìm các số nguyên không âm $\displaystyle m^{2} +2.3^{n} =m\left( 2^{n+1} -1\right)$
 
Bài 44. Tìm các số nguyên dương $\displaystyle a,b,c,d$ thỏa mãn $\displaystyle \left( 2^{a} +1\right)^{b} =\left( 2^{c} -1\right)^{d}$



#731648 [TOPIC] Các bài toán về phương trình nghiệm nguyên

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 16-11-2021 - 06:05

Bài 42. Tìm tất cả các cặp số nguyên tố $\displaystyle ( p,q)$ thỏa mãn $\displaystyle p >q$ và $\displaystyle \frac{( p+q)^{p+q}( p-q)^{p-q} -1}{( p+q)^{p-q}( p-q)^{p+q} -1}$ là một số nguyên.




#731279 [TOPIC] Các bài toán về phương trình nghiệm nguyên

Gửi bởi narutosasukevjppro trong 23-10-2021 - 17:36

Bài 14.

246702054_4937277552966295_4878112248660

244755465_321765286377413_91141216187309