Đến nội dung

narutosasukevjppro

narutosasukevjppro

Đăng ký: 04-10-2021
Offline Đăng nhập: 27-08-2023 - 20:30
*****

Một bài đa thức hay

07-09-2022 - 05:15

Một số bài đa thức hay ạ.

 

Bài 1. Tìm tất cả các số nguyên dương $\displaystyle d\geqslant 1$ sao cho tồn tại đa thức $\displaystyle P( x) \in \mathbb{Z}[ x]$ bậc $\displaystyle d$ và các số nguyên phân biệt $\displaystyle x_{1} ,x_{2} ,...,x_{d+1}$ thỏa mãn $\displaystyle |P( x_{i}) |=1$ với $\displaystyle i=\overline{1,d+1}$.

Bài 2. Cho đa thức $\displaystyle P( x) =4x^{2} +12x-3015$ và dãy đa thức $\displaystyle P_{n}( x)$ được định nghĩa như sau 

 
$P_{1}( x) =\frac{P( x)}{2016} ,P_{n+1}( x) =\frac{P( P_{n}( x))}{2016} ,\forall n\geqslant 1$
 
a) Chứng minh rằng tồn tại số thực $\displaystyle r$ sao cho $\displaystyle P_{n}( r) < 0$ với mọi số nguyên $\displaystyle n$
 
b) Có bao nhiêu số nguyên $\displaystyle m$ để tồn tại vô hạn $\displaystyle n$ thỏa $\displaystyle P_{n}( m) < 0$

[TOPIC] PTH $\mathbb{R} \rightarrow \mathbb{R}$ 2022

21-07-2022 - 21:40

Một topic để mọi người tổng hợp các bài toán phương trình hàm trên tập số thực

Bài 1. Tìm tất cả các hàm $\displaystyle f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn $\displaystyle f( xy+f( y)) =yf( x) ,\forall x,y\in \mathbb{R}$


[TOPIC] Các bài toán hình học đồng quy, thẳng hàng

20-06-2022 - 16:10

Xin lỗi mọi người, lúc nãy mình không để ý nên có đăng nhầm diễn đàn...Vẫn là topic cũ, ở post này mình xin phép được thảo luận các bài toán hình học có phát biểu mang tính đối xứng như chứng minh 3 đường đồng quy, hoặc chứng minh các điểm thẳng hàng v,v...Hi vọng nhận được sự ủng hộ từ mọi người.

Chú thích: (*) là khó vừa, (**) là rất khó

Bài toán 1. (Sưu tầm AoPS)(*) Cho tam giác $\displaystyle ABC$ ngoại tiếp đường tròn $\displaystyle ( I)$. $\displaystyle ( I)$ tiếp xúc với $\displaystyle BC,CA,AB$ lần lượt tại $\displaystyle D,\ E,\ F$. Gọi $\displaystyle X,Y,Z$ lần lượt là giao điểm của $\displaystyle AD,BE,CF$ với $\displaystyle ( I)$ (khác $\displaystyle D,\ E,\ F$). Đường thẳng qua $\displaystyle A$ song song với $\displaystyle XY$ cắt $\displaystyle DY$ tại $\displaystyle M$. Đường thẳng qua $\displaystyle A$ song song với $\displaystyle XZ$ cắt $\displaystyle DZ$ tại $\displaystyle N$. $\displaystyle BM$ cắt $\displaystyle CN$ tại $\displaystyle T$. Gọi $\displaystyle K$ là trực tâm của tam giác $\displaystyle IBC$. Chứng minh rằng: 3 điểm $\displaystyle A,\ T,\ K$ thẳng hàng.

Bài toán 2. Cho tam giác $\displaystyle ABC$ có trực tâm $\displaystyle H$ và $\displaystyle D,E,F$ lần lượt là hình chiếu của $\displaystyle A,B,C$ xuống $\displaystyle BC,CA,AB$. Gọi $\displaystyle L$ là điểm Lemoine của $\displaystyle ABC$ và $\displaystyle O$ là tâm ngoại tiếp của $\displaystyle ABC$. Chứng minh $\displaystyle OL$ đi qua trực tâm $\displaystyle DEF$.

Bài toán 3. Cho tam giác $\displaystyle ABC$ ngoại tiếp $\displaystyle ( I)$ và tiếp xúc $\displaystyle BC,CA,AB$ tại $\displaystyle D,E,F$. $\displaystyle G$ là điểm Gergonne của tam giác $\displaystyle ABC$. Dựng $\displaystyle X$ sao cho $\displaystyle GEXF$ là tứ giác điều hòa. Định nghĩa tương tự $\displaystyle Y,Z$. Chứng minh $\displaystyle AX,BY,CZ$ đồng quy.


Hình học sưu tầm

27-02-2022 - 09:45

Chào mọi người, để thuận tiện cho việc lưu trữ và thảo luận thì mình xin phép đăng lại các bài toán hình học mà mình sưu tầm được. Mọi người có thể thảo luận lời giải thoải mái, các bài toán sẽ do mình đề xuất. Cảm ơn mọi người !

Bài 1. Cho tam giác $A B C$ nội tiếp đường tròn $(O)$ với trực tâm $H$. Gọi $P$ là điểm bất kì trên mặt phẳng. Các đường thẳng $A P, B P, C P$ giao $(O)$ lần thứ hai tại $A_{1}, B_{1}, C_{1}$. Gọi $A_{2}, B_{2}, C_{2}$ lần lượt là các điểm đối xứng với $A_{1}, B_{1}, C_{1}$ qua các cạnh $B C, C A, A B$. Chứng minh rằng $H, A_{1}, B_{1}, C_{1}$ cùng thuộc một đường tròn.


Đề thi HSG Toán 9 Thành phố Đà Nẵng 2021-2022

24-02-2022 - 12:02

Câu 1. (1,0 điểm)

Tính $A=\frac{1}{3 \sqrt{2}+2}+\frac{3}{3 \sqrt{2}-2}+\frac{12}{14+7 \sqrt{2}}$.
Câu 2. (1,5 điểm)
Cho biểu thức $B=\left(\frac{x \sqrt{x}-1}{x-1}-\frac{x+2 \sqrt{x}}{x+\sqrt{x}}\right) \cdot\left(\frac{x}{x \sqrt{x}-1}-\frac{1}{x^{2}-\sqrt{x}}\right)$ với $x>0, x \neq 1$.
Rút gọn biểu thức $\mathrm{B}$ và chứng minh rằng $\frac{\mathrm{B}^{2022}+1}{\mathrm{~B}^{2020}+1}>\mathrm{B}$ với mọi $\mathrm{x}>0, \mathrm{x} \neq 1$.
Câu 3. (1,5 điểm)
Cho điểm $\mathrm{A}(2 ; 4)$ và điềm $\mathrm{B}(-4 ; 1)$.
a) Tính diện tích tam giác $\mathrm{OAB}$, với $\mathrm{O}$ là gốc toạ độ và đơn vị trên các trục là xentimét.
b) Viết phương trình đường thẳng $\mathrm{d}$ song song với đường thẳng $\mathrm{OA}$, biết $\mathrm{d}$ tiếp xúc với đường tròn $(\mathrm{O} ; \mathrm{AB})$.
Câu 4. (2,0 diểm)
Hệ phương trình: $\left\{\begin{array}{l}\dfrac{3}{2 x+y-1}-\dfrac{2}{x+y-2}=1 \\ \dfrac{3 x+2 y-3}{(2 x+y-1)(x+y-2)}=2\end{array}\right.$.
b) Tìm các cặp số x, y thỏa mãn:
$\frac{(x-y)^{2}}{x y}+1=(y \sqrt{x y}-2 \sqrt{2 y-1}+2)(2 \sqrt{2 y-1}-y \sqrt{x y})$
Câu 5. (1,0 diểm)
Trong phòng họp của công ty có một số ghế dài. Nếu xếp mỗi ghế bốn người dự họp thì thiếu một ghế. Nếu xếp mỗi ghế năm người dự họp thì thừa một ghế. Hỏi phòng họp của công ty có bao nhiêu ghế và bao nhiêu người dự họp?
Câu 6. (1,0 điểm)
Cho tam giác $\mathrm{ABC}$, gọi $\mathrm{M}$ là trung điểm cạnh $\mathrm{BC}$. Trên tia đối của tia $\mathrm{CA}$ lấy điểm $\mathrm{D}$ $(\mathrm{DC}>\mathrm{AC})$. Gọi $\mathrm{N}$ là trung điểm đoạn $\mathrm{AD}$, kẻ đường thẳng qua $\mathrm{D}$ song song $\mathrm{MN}$, cắt $\mathrm{AB}$ tại $\mathrm{E}$. Hai đường thẳng $\mathrm{EC}$ và $\mathrm{BD}$ cắt nhau tại $\mathrm{O}$. Chứng minh rằng tam giác $\mathrm{ODE}$ và tứ giác $\mathrm{ABOC}$ có diện tích bằng nhau.
Câu 7. (2,0 điểm)
Cho hình vuông $\mathrm{ABCD}$ tâm $\mathrm{O}$. Lấy điểm $\mathrm{E}$ trên đoạn $\mathrm{AB}$ ( $\mathrm{E}$ khác $\mathrm{B}$ và $\mathrm{A}$ ), gọi $\mathrm{F}$ là giao điểm của $C E$ và $D A$, đường thẳng $D E$ cắt đường tròn $(O ; O A)$ tại điểm $K(K$ khác $D)$. Qua $K$ kẻ tiếp tuyến $\mathrm{KH}$ với đường tròn $\left(\mathrm{O} ; \frac{\mathrm{AB}}{2}\right)(\mathrm{H}$ thuộc $(\mathrm{O} ; \mathrm{OA})$ và nằm khác phía với $\mathrm{D}$ qua $\mathrm{FC})$.
a) Chứng minh rằng tứ giác $KHDA$ là hình thang cân.
b) Chứng minh rằng $\mathrm{F}, \mathrm{K}, \mathrm{H}$ thẳng hàng.