Đến nội dung

pntoi oni10420

pntoi oni10420

Đăng ký: 23-10-2021
Offline Đăng nhập: 22-05-2022 - 15:24
*****

Trong chủ đề: $\widehat{EPF}= 2 \widehat{XPY}$

15-05-2022 - 10:50

Gợi ý: Chứng minh $\widehat{BPC}=2\widehat{XPY}$ (tính chất này có khá nhiều ở gg, hoặc bạn có thể tìm hiểu ở sách thầy Linh phần đường đẳng giác)
Gọi $S, T$ là hình chiếu của $P$ lên $CA, AB$. Chứng minh $STMK$ nội tiếp
Biến đổi góc để chứng minh $\widehat{EPF}=\widehat{BPC}$


Trong chủ đề: [TOPIC] HÌNH HỌC

28-01-2022 - 01:24

Bổ đề khá hay muốn gửi mấy bạn thcs: 

Bài 19: Cho $\triangle ABC$, tiếp tuyến tại $A$ cắt $BC$ tại $T$, đường thẳng bất kì qua $T$ cắt $AB$, $AC$ lần lượt tại $M$, $N$, cmr: $\frac{BM}{MA}$ $\cdot$  $\frac{NA}{NC}$ = $\frac{TB}{TC}$ Từ đó dẫn tới việc, kẻ $MK$ // $AC$, $NL$ // $AB$ ($K$, $L$ thuộc $BC$) thì $(AKL)$ tiếp xúc $(ABC)$. Ở đây kí hiệu $(ABC)$ là đường tròn ngọai tiếp $\triangle ABC$. 

Ý đầu Mene
Ý sau, sử dụng tính chất: $\frac{TB}{TC}=\frac{AB^2}{AC^2}$ để chứng minh $AK$, $AL$ đẳng giác


Trong chủ đề: [TOPIC] HÌNH HỌC

28-01-2022 - 01:23

Bài 18: Cho tam giác $ABC$ nhọn nội tiếp đường tròn $(O)$ có $H$ là trực tâm, $AD$ là đường cao, $M$ là trung điểm của $BC$. $HM$, $(AH)$, $(O)$ giao nhau tại $Q$. $HX$ vuông góc với $QM$ sao cho $X$ thuộc $BC$. $L,P$ là trung điểm của $QH,QA$. $NQ//LX$ sao cho $N$ thuộc $PM$. Chứng minh $(DMN)$ tiếp xúc $(QH)$

Gọi $(QH)$ cắt $(O)$ tại điểm thứ hai là $K$
Định nghĩa là điểm $P$. Gọi $P$ là giao điểm thứ hai của $(KMQ)$ với $AQ$, khi đó ta có được $\Delta KQP\sim \Delta KHM(g-g)$ (1)
Gọi $J$ đối xứng với $H$ qua $M$, dễ chứng minh được $\Delta KQA\sim \Delta KHJ(g-g)$ (2)
Từ (1) và (2) biến đổi tỉ số sẽ dễ chứng minh được $P$ trung điểm $AQ$ (đúng với giả thiết)
Một tính chất quen thuộc là $XH = XK$ là tiếp tuyến của $(QH)$. Phần này chỉ cần gọi đối xứng với $H$ qua $BC$ sau đó biến đổi góc
Do đó $XL\perp KH$ hay $NQ\perp KH$. Mà $QK\perp KH$ nên $N$, $Q$, $K$ thẳng hàng
Gọi $T$ là đối xứng của $H$ qua $BC$. Ta có $X$ là tâm $(KHT)$ và $XK^2=XH^2=XD.XM$
Do đó $\widehat{NKD}+\widehat{NMD}=90^{\circ}+\widehat{HKD}+\widehat{KTA}+KMD=90^{\circ}+\widehat{XKD}+\widehat{HKD}+90^{\circ}-\widehat{XKH}=180^{\circ}$ hay $DKNM$ nội tiếp
Mặt khác $XH^2=XK^2=XD.XM$ nên $XK$ là tiếp tuyến của $(QH)$ và $(DNM)$ hay có đpcm
P/s: bạn có thể tham khảo đề chọn đt hsgqg tỉnh bắc giang 2021 để rõ hơn về bài này, vì trong đề không yêu cầu chứng minh hai đường tròn tiếp xúc mà còn chứng minh các ý nhỏ khác, như vậy các bạn sẽ dễ hình dung được lời giải bài toán hơn


Trong chủ đề: [TOPIC] HÌNH HỌC

24-01-2022 - 12:47

Góp 1 bài đơn giản nhé :D Lâu quá không trở lại diễn đàn rồi :)

Bài 17: Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O),$ ngoại tiếp $(I).$ $(I)$ tiếp xúc với $BC$ tại $D.$ $X$ đối xứng $A$ qua $O.$ $DX$ cắt $(O)$ tại $Y$ khác $X.$ $AI$ cắt $(O)$ tại $K.$ Chứng minh rằng tiếp tuyến tại O của $(OXY)$ cắt $DK$ tại một điểm chính là tâm của (AYI).

271855657_968579290752832_78855459832096

Gọi $S$ là tâm $(AYI)$. $AS$ cắt $XY$ tại $E$. Dễ thấy $OS$ $//$ $XY$ ($\perp AY$) nên $S$ là trung điểm $AE$ hay $AYEI$ nội tiếp hay $EI$ $//$ $KX$
Bài toán đưa về chứng minh $DK$ đi qua trung điểm $AE$. $AI$ cắt $XY$ tại $G$. Để $\overline{K,D,F}$ thì cần $\frac{KA}{KG}.\frac{GD}{DE}.\frac{ES}{SA}=1\Rightarrow \frac{KA}{KG}=\frac{DE}{DG}$ (1)
$DK$ cắt $IE$ tại $F$. $Menelaus$ cho $\Delta IEG$ được $\frac{KI}{KG}.\frac{DG}{DE}.\frac{EF}{FI}=1$ (2)
Từ (1) và (2) đưa về chứng minh $\frac{EF}{FI}=\frac{KA}{KI}$. $DI$ cắt $KX$ tại $T$ thì suy ra $\frac{EF}{FI}=\frac{KX}{KT}$. Do đó cần chứng minh $\frac{KA}{KI}=\frac{KX}{KT}$ (đúng do $\Delta IKT\sim \Delta AKX(g-g)$). Do đó $K$, $D$, $S$ thẳng hàng. Mặt khác $OS // XY$ nên hiển nhiên $OS$ là tiếp tuyến của $(OXY)$


Trong chủ đề: Chứng minh GH và GI đẳng giác trong góc BGC.

06-01-2022 - 23:43

Tam giác ABC ngoại tiếp (I), có trực tâm H. (I) tiếp xúc với BC,CA,AB lần lượt tại D, E, F. Gọi G là hình chiều của D lên EF. Chứng minh GH và GI đẳng giác trong góc BGC.

Gợi ý: Gọi $K$ là trực tâm $\Delta AEF$, chứng minh $\overline{H,G,K}$