Không hiểu sao tầm khoảng hơn tuần trước khi mở thanh thông báo thì nó cứ hiện ra hình tròn quay liên tục và không xem được thông báo mặc dù đã đợi khá lâu. Có thể giúp e được không ạ
- Nesbit yêu thích
Play time is over, kid
It's time for sth interesting
Don't be too surprised about my existence here, it's meaningless
Gửi bởi Ruka
trong Hôm nay, 00:26
E đóng góp thêm $1$ lời giải nữa
Gọi số tự nhiên cần tìm có dạng $\overline{a_1a_2...a_{10}}$
Theo đề thì bắt buộc các số $1,2,3,4,6$ phải đứng trước số $5$.
Do đó số $5$ chỉ có thể ở các vị trí $a_6,a_7,a_8,a_9,a_{10}$
TH1 : $a_{10} = 5$
Có $C_9^1$ cách xếp số $6$
Bộ $(1,2,3,4)$ có $C_8^4$ cách chọn vị trí
Xếp các số $0,7,8,9$ có $4!$ cách
Suy ra có $9.C_8^4.4!$ số được tạo thành(kể cả số 0 đứng đầu)
Cố định $a_1=0$ có $8.C_7^4.3!$ cách
TH1 có : $9.C_8^4.4! - 9.C_7^4.3!$ số được tạo thành
TH2 : $a_9=5$. Ta có $8.C_7^4! - 7.C_6^4.3!$(số)
TH3 : $a_8=5$. Ta có $7.C_6^4! - 6.C_5^4.3!$(số)
TH4 : $a_7=5$. Ta có $6.C_5^4! - 5.C_4^4.3!$(số)
TH5 : $a_6=5$. Ta có $5.C_4^4! $(số)
Từ các trường hợp số số thỏa mãn là $22680$ số
Long but quite helpful at times
$\displaystyle\Ruka$
Gửi bởi Ruka
trong 20-03-2023 - 01:51
Giải phương trình: $(x+2)\sqrt{x+1}\doteq x^3+ 6x^2+ 12x+ 7$
ĐK : $x \ge -1$
PT tương đương với
$(x+2)\sqrt{x+1} = (x+1)(x^2 + 5x + 7)$
$\iff (x+2)\sqrt{x+1} = (x+1)[(x+1)^2 + 3(x+2)]$
Đến đây đặt $\sqrt{x+1} = a$,$x+2 = b$ và giải như bth
Nghiệm $x=-1$ và $1$ nghiệm khác.
Gửi bởi Ruka
trong 19-03-2023 - 21:24
@thanhng2k7 xem lại bài nhé
Applying LR'hospital theorem we have
$\lim_{x \to 0} \dfrac{tanx-sinx}{x^3}$
$=\lim_{x \to 0} \dfrac{\dfrac{1}{cos^2x} - cosx}{3x^2}$
$=\lim_{x \to 0} \dfrac{\dfrac{sin2x}{cos^4x} + sinx}{6x}$
$=\lim_{x \to 0} \dfrac{1}{6}(\dfrac{2cos2x + 4sinxsin2xcos^3x}{cos^8x} + sinx)$
$= \dfrac{2}{6}$
$=\dfrac{1}{3}$
Gửi bởi Ruka
trong 18-03-2023 - 22:09
Đây không phải là một bài quá khó các bạn sao vậy
Bước 1: chứng minh dãy số là dãy giảm
Bước 2:chứng minh dãy số bị chặn dưới bởi 2
Ta có $x_{n+1}^3 - x_{n+1} = \sqrt{x_n+2}$
$\to x_n = x_{n+1}^6 - 6x_{n+1}^7 + 9x_{n+1}^2 - 2$
Xét hàm $f(x) = x^6 - 6x^7 + 9x^2 - 2$ ta có
$f'(x) = -42x^6 + 6x^5 + 18x$
$=(6x^5 - 6x^6) + (18x - 18x^6) - 18x^6$
$=6x^5(1-x) + 18x(1-x^5) - 18x^6$
Hàm $f$ nghịch biến với mọi $x > 1$
Với $x_n > 1$ thì dãy $x_n$ giảm
$(**)$ CM $x_n > 2(1)$ theo qui nạp
Với $n=0$ thì $x_0 = 3 > 2$(đúng)
Với $n = k \ge 0$ thì $x_k > 2$
Ta phải CM $x_{k+1} > 2$
Thật vậy, xét hiệu $x_{k+1}^3 -3x_{k+1} - 2 = \sqrt{x_k+2} - 2$
$\to (x_{k+1}-2)(x_k+1)^2 = \dfrac{x_k - 2}{\sqrt{x_k+2} + 2}$
Theo gtqn thì $x_k - 2 > 0$ nên $\dfrac{x_k-2}{\sqrt{x_k+2}+2}$
Mà $(x_k + 1)^2 > 0$ với mọi $k > 0$ nên $x_{k+1} > 2$
Theo nguyên lí qui nạp thì $(1)$ đúng.
Vậy $x_n > 2$
Do dãy $x_n$ giảm và bị chặn dưới bởi $2$ nên tồn tại gh hữu hạn
Đặt $\lim x_n = t(2 \le t < 3)$ ta có:
$t^3 - 3t = \sqrt{t + 2} \to t = 2(\text{satisfied})$
Vậy $\lim x_n = 2$
P/s : ai ktra cho e phần tô đỏ vs ạ
Gửi bởi Ruka
trong 10-03-2023 - 22:08
Chỉ là triệt tiêu từ dòng trên thôi mà nhỉ ? =))
Giờ t mới để ý đó . Thanks bn nha =)))
Gửi bởi Ruka
trong 10-03-2023 - 21:21
Dễ dàng CM được bằng qui nạp $x_n > 0$
Xét hiệu $2(x_{n+1} - x_n) = \sqrt{x_n^2+5x_n} - x_n = \dfrac{5x_n}{ \sqrt{x_n^2+5x_n} - x_n } > 0$ (do $x_n > 0$)
CM $\lim x_n = +\infty$
Từ hệ thức truy hồi ta có:
$2x_{n+1} = \sqrt{x_n^2 + 5x_n} + x_n$
$\to 2x_{n+1} - x_n = \sqrt{x_n^2+5x_n}$
$\to 4x_{n+1}^2 - 4x_{n+1}x_n + x_n^2 = x_n^2 + 5x_n$
$\to 4x_{n+1}(x_{n+1} - x_n) = 5x_n$
$\to \dfrac{4(x_{n+1} - x_n)}{x_n} = \dfrac{5}{x_{n+1}}$
$\to \dfrac{4(x_{n+1} - x_n)}{x_n . x_{n+1}} = \dfrac{5}{x_{n+1}^2}$
$\to \dfrac{4}{5}(\dfrac{1}{x_n} - \dfrac{1}{x_{n+1}}) = \dfrac{1}{x_{n+1}^2}$
Từ đó $\lim v_n = \lim \sum_{i=1}^n \dfrac{1}{u_n^2} = \dfrac{4}{15}$
Gửi bởi Ruka
trong 10-03-2023 - 20:39
Cho dãy số $\begin{cases} x_1 = 3\\x_{n+1} = \dfrac{1}{2}(\sqrt{x_n^2 + 5x_n} + x_n) \end{cases}$
Đặt $v_n = \dfrac{1}{u_1^2} + \dfrac{1}{u_2^2} + ... + \dfrac{1}{u_n^2}$
Tính $\lim v_n$
Gửi bởi Ruka
trong 06-03-2023 - 05:30
Một cách giải đáng ra giải ở bàn thẳng nhưng áp dụng vào bàn tròn có được không ạ?
$----------------------------------------------------$
Gọi A:...
Chọn lấy $2$ người đàn ông và xếp họ có $A_3^2$(cách)
Chèn em bé vào giữa $2$ người đàn ông có $1$ cách
Cuối cùng xếp $2$ người đàn bà và người đàn ông còn lại có $3!$ cách
$\to n(A) = A_3^2 . 3!$(cách)
XS cần tìm là : $P(A) = \dfrac{A_3^2.3!}{5!} = \dfrac{3}{10}$
Gửi bởi Ruka
trong 05-03-2023 - 10:36
Mỗi khách đều chọn 1 cửa hàng để vào nên k có TH4
Giả dụ đề bài không đề cập đến việc này thì có nên cộng thêm vào không nhỉ?
Gửi bởi Ruka
trong 05-03-2023 - 06:43
Gọi $S$ là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn $10^6$ được thành lập từ hai chữ số $0$ và $1$. Lấy ngẫu nhiên $2$ số trong $S$. Xác suất lấy được số có ít nhất $1$ số chia hết cho $3$ bằng?
P/s : Bài này ko giải bằng hàm sinh có đc ko ạ?
Gửi bởi Ruka
trong 04-03-2023 - 17:57
Có bao nhiêu số tự nhiên có 10 chữ số khác nhau sao cho ba chữ số đứng liền kề nhau bất kỳ đều có chữ số chẵn, chữ số lẻ.
Giả sử lập được số cần tìm từ $a,b,c,d,e,f,g,h,x,y$ với các số trên đều là số tự nhiên
Buộc $bcd$ thành M , $efg$ thành $N$, $hxy$ thành $K$
$\to$ có $3.3!$(cách)
Khi đó số cần lập phải có $a,M,N,K$
Xếp $M,N,K$ trước có $3!$ cách
Có $5$ khoảng trống gồm $2$ vị trí biên và $2$ vị trí ở giữa
Ta có sơ đồ 1 M 2 N 3 K 4
Nếu $a$ ở vị trí $1$ hoặc $4$ ta xét $2$ trường hợp
$+)$ TH1 : Nếu $a$ chẵn thì có $4$ cách chọn
Chữ số đầu của $M$ phải là số lẻ $\to$ có $5$ cách chọn số đầu
Chữ số hai của $M$ phải là số chẵn $\to$ có $4$ cách chọn số hai
Chữ số ba của $M$ phải là số lẻ $\to$ có $4$ cách chọn số đầu
Chữ số đầu của $N$ phải là số chẵn $\to$ có $3$ cách chọn
... <Bạn xét tương tự>
$+)$ TH2 : Nếu $a$ lẻ thì có $5$ cách chọn
Chữ số đầu của $M$ phải là số chẵn $\to$ có $5$ cách chọn số đầu
....
Nếu $a$ ở vị trí $2$ hoặc $3$ thì ta cũng xét $2$ trường hợp
TH1 : Nếu $a$ chẵn($5$ cách chọn a) thì chữ số cuối của $M$ và chữ số đầu của $N$ phải là số lẻ $\to$ có $C_5^2$(cách)
Bạn vẫn xét tương tự như trên nhé <Chữ số đứng gần M và N phải là số chẵn nên có C_4^2 cách)
....
TH2 : Nếu $a$ lẻ ($5$ cách chọn a) thì chữ số cuối của $M$ và chữ số đầu của $N$ phải là số chẵn $\to$ có $C_5^2$(cách)
Tương tự thoi .-. <Chữ số đứng gần M và N phải là số chẵn nên có C_4^2 cách)
...
Tính xong thì bạn cộng vào nhé. Nhớ tránh số đầu là số $0$.
Gửi bởi Ruka
trong 04-03-2023 - 17:26
Giải quyết sử dụng biến cố đối
--------------------------------------
Gọi $A$ : ...
$\to \overline{A}$ : Không có cửa hàng nào có nhiều hơn $2$ khách
TH1 : Tất cả các cửa hàng đều có $1$ khách
Xếp $5$ khách vào $5$ quán có $5!$ cách
TH2 : Một cửa hàng có $2$ khách các quán còn lại chỉ có $1$ khách.
Chọn $2$ khách :$C_5^2$(cách)
Chọn $1$ cửa hàng để xếp $2$ người khách đó $C_5^1$(cách)
Còn $3$ khách xếp vào $3$ quán có $3!$ cách
TH này có $C_5^1 . C_5^2 . 3!$(cách)
TH3 : Hai cửa hàng có $2$ khách, một cửa hàng có $1$ khách, hai quán còn lại "vô người"
Chọn $2$ khách :$C_5^2$(cách)
Chọn $1$ cửa hàng để xếp $2$ người khách đó $C_5^1$(cách)
Chọn $2$ khách tiếp theo :$C_3^2$(cách)
Chọn $1$ cửa hàng để xếp $2$ người khách đó $C_4^1$(cách)
Chọn $1$ cửa hàng để xếp $1$ người khách còn lại $C_3^1$(cách)
TH này có $C_5^1 . C_5^2 . C_3^2 . C_4^1 . C_3^1$(cách)
XS cần tìm : $P(A) =1 - P(\overline{A}) = 1 - \dfrac{5! + C_5^1 . C_5^2 . 3! + C_5^1 . C_5^2 . C_3^2 . C_4^1 . C_3^1 }{5^5}$
Community Forum Software by IP.Board
Licensed to: Diễn đàn Toán học