Đến nội dung

huytran08

huytran08

Đăng ký: 30-01-2023
Offline Đăng nhập: Hôm qua, 22:19
*****

#739515 Chứng minh $x+y=0$ với $\left(x+\sqrt{y^{2...

Gửi bởi huytran08 trong 24-05-2023 - 21:08

$\left(x+\sqrt{y^{2}+1}\right)\left(y+\sqrt{x^{2}+1}\right)=1$

$\Leftrightarrow \frac{(1+y^{2}-x^{2})(1+x^{2}-y^{2})}{(\sqrt{1+y^{2}}-x)(\sqrt{1+x^{2}}-y)}=1$

$\Leftrightarrow 1-(x^{2}-y^{2})^{2}=(\sqrt{1+y^{2}}-x)(\sqrt{1+x^{2}}-y)$

$\Leftrightarrow 1-(x^{2}-y^{2})^{2}=\sqrt{(1+x^{2})(1+y^{2})}-y\sqrt{1+y^{2}}-x\sqrt{1+x^{2}}+xy$

$\Leftrightarrow 1-(x^{2}-y^{2})^{2}=2[xy+\sqrt{(1+x^{2})(1+y^{2})}]-[xy+y\sqrt{1+y^{2}}+x\sqrt{1+x^{2}}+\sqrt{(1+x^{2})(1+y^{2})}]$

$\Leftrightarrow 1-(x^{2}-y^{2})^{2}=2[xy+\sqrt{(1+x^{2})(1+y^{2})}]-(x+\sqrt{1+y^{2}})(y+\sqrt{1+x^{2}})$
$\Leftrightarrow 1-(x^{2}-y^{2})^{2}=2[xy+\sqrt{(1+x^{2})(1+y^{2})}]-1$
$\Leftrightarrow 2-(x^{2}-y^{2})^{2}=2[xy+\sqrt{(1+x^{2})(1+y^{2})}]$ mà $2-(x^{2}-y^{2})^{2}\leq 2$
$\Rightarrow 2[xy+\sqrt{(1+x^{2})(1+y^{2})}]\leq 2$
$\Rightarrow \sqrt{(1+x^{2})(1+y^{2})}\leq 1-xy$
$\Rightarrow (1+x^{2})(1+y^{2})\leq (1-xy)^{2}$
$\Rightarrow x^{2}y^{2}+x^{2}+y^{2}+1\leq x^{2}y^{2}-2xy+1$
$\Rightarrow x^{2}+2xy+y^{2}\leq 0$
$\Rightarrow (x+y)^{2}\leq 0$ mà $(x+y)^{2}\geq 0$ $\Rightarrow x+y=0$(đpcm)



#739506 Chứng minh AE = AD = AP

Gửi bởi huytran08 trong 24-05-2023 - 15:12

Giả sử $HK$ là tiếp tuyến chung của $(I)$ và $(J)$($H$ thuộc $(I)$,$K$ thuộc $(J)$)

     $(I)$ tiếp xúc $AM,BC$ tại $Q,N$,$(J)$ tiếp xúc $AM,BC$ tại $R,O$

  Ta có $HK=HP+KP=2PQ+QR,ON=MN+OM=2MR+QR,HK=ON$ nên $PQ=MR= \frac{AM+MC-AC}{2}$

  Suy ra $AP=AQ-PQ=\frac{AB+AM-MB}{2}-\frac{AM+MC-AC}{2}=\frac{AB+AC-BC}{2}=AD=AE$(đpcm)

  

Mở rộng:Chứng minh $BH$ và $CK$ cắt nhau tại 1 điểm trên đường tròn nội tiếp $\Delta ABC$

Hình gửi kèm

  • HK.PNG



#739505 Chứng minh AE = AD = AP

Gửi bởi huytran08 trong 24-05-2023 - 14:36

Thầy giờ vẫn ham sáng tác hình học quá :icon6:  :icon6:

  

(P/s:Mới mua sách của thầy)




#739492 Xuất phát từ 1 bài toán gốc và các mở rộng

Gửi bởi huytran08 trong 23-05-2023 - 21:23

Trong bài viết này mình muốn giới thiệu cho mọi người 1 số mở rộng rất hay từ 1 bài toán hình cơ bản mình được học trên lớp. Ban đầu nghĩ chỉ là bài thường thôi nhưng khi cố mở rộng lại có kết quả ngoài sức mong đợi. 

 

Bài toán 1 (bài gốc). Cho $\Delta ABC$ nhọn nội tiếp $(O)$,đường cao $AD,BE,CF$;$AD$ cắt $(O)$ tại $P$,$PE$ cắt $(O)$ tại $X$. Chứng minh $BX$ chia đôi $EF$. (Đây là bài cơ bản nên ta tạm bỏ qua phần chứng minh.)

 

*Các bài toán mở rộng

 

Bài toán 2. Cho $\Delta ABC$ nội tiếp $(O)$. Đường tròn $(O')$ đi qua 2 điểm $B, C$ cắt $AC,AB$ tại $E, F$.$BE$ cắt $CF$ tại $H$.$AH$ cắt $(O)$ tại $P$. $PE$ cắt $(O)$ tại $X$. Chứng minh $BX$ chia đôi $EF$.

Bài toán 3. Cho $\Delta ABC$ nội tiếp $(O)$.Điểm $P$ nằm trong cung nhỏ $BC$ điểm $Q$ đối xứng $P$ qua $BC$ nằm trong $\Delta ABC$. $BQ,CQ$ cắt $AC, AB$ tại $E, F$.$PE$ cắt $(O)$ tại $X$. Chứng minh $BX$ chia đôi $EF$.

 

                                                                           (To be continued...)        

 

(Lười quá chẳng muốn vẽ hình)




#739490 I là trung điểm của PN

Gửi bởi huytran08 trong 23-05-2023 - 20:34

Trong quá trình giải bài này em tìm được 2 cách giải.Cách thứ nhất tuy dài hơn nhưng mang tính mở rộng còn cách 2 chỉ áp dụng cho bài này.Nhưng thôi,đăng cách 2 cho gọn:

 Gọi $J$ là hình chiếu của $N$ lên $AB$

 Ta có: $\widehat{INB}=\widehat{BAM}=\widehat{BKN}$ nên $\Delta BNI\sim \Delta BKN \Rightarrow BN^{2}=BI.BK$

  Mà $BN^{2}=BJ.BA$ nên $BJ.BA=BI.BK$ suy ra $AJIK$ nội tiếp $\Rightarrow \widehat{PJI}=\widehat{AKB}=\widehat{ACB}=\widehat{APN}$ 

          $\Rightarrow IJ=PI \Rightarrow IP=IN \Rightarrow$ $I$ là trung điểm $PN$(đpcm)

Hình gửi kèm

  • aa.PNG



#739486 $x^{y}+y^{x}> 1$

Gửi bởi huytran08 trong 23-05-2023 - 16:51

1,Cho  $x,y$ là các số thực dương.Chứng minh rằng $x^{y}+y^{x}> 1$

2,Với $x,y>0;x+y=1$.Tìm $MinS= x^{x}+y^{y}$




#739485 Khai thác từ điều kiện bài toán $a + b + c + 2 = abc$

Gửi bởi huytran08 trong 23-05-2023 - 16:40

Bài 3 có thể giải rất đơn giản bằng phép BĐTĐ:

  Thật vậy: $\frac{a}{1+b}+\frac{b}{1+c}+\frac{c}{1+a}\geq 2$  

                  $\Leftrightarrow a^{2}c+bc^{2}+ab^{2}+a^{2}+b^{2}+c^{2}\geq 3abc+ab+bc+ac$(luôn đúng theo BĐT Cauchy) 

     Dấu "$=$" xảy ra $\Leftrightarrow a=b=c=2$(thoả mãn)




#739474 Chứng minh $FD$ là chia đôi góc $\angle BFC$.

Gửi bởi huytran08 trong 22-05-2023 - 20:51

Có cách nào ngắn gọn hơn k nx nhỉ? Thấy vẽ thêm nhiều quá 

Chắc ko có đâu bạn :D  :D




#739466 Khai thác từ điều kiện bài toán $a + b + c + 2 = abc$

Gửi bởi huytran08 trong 22-05-2023 - 16:50

Em xin giải bài 5:

 Từ $2+a+b+c=abc$ $\Rightarrow $ $\frac{1}{a+1}+\frac{1}{b+1}+\frac{1}{c+1}=1$

  Đặt $\frac{1}{a+1}=x,\frac{1}{b+1}=y, \frac{1}{c+1}=z$ $\Rightarrow $ $x,y,z>0$ và $x+y+z=1$

 Khi đó $a=\frac{y+z}{x},b=\frac{x+z}{y},c=\frac{x+y}{z}$

      $S= \frac{1}{\sqrt{a^{2}+b^{2}}}+\frac{1}{\sqrt{b^{2}+c^{2}}}+\frac{1}{\sqrt{a^{2}+c^{2}}}\leq \frac{1}{^{\sqrt{2}}}\left ( \frac{1}{\sqrt{ab}} +\frac{1}{\sqrt{bc}}+\frac{1}{\sqrt{ac}}\right )$ 

                                    $= \frac{1}{\sqrt{2}}(\sqrt{\frac{x}{y+z}.\frac{y}{x+z}}+\sqrt{\frac{y}{x+z}.\frac{z}{x+y}}+\sqrt{\frac{z}{x+y}.\frac{x}{y+z}})$

                                    $= \frac{1}{\sqrt{2}}(\sqrt{\frac{y}{y+z}.\frac{x}{x+z}}+\sqrt{\frac{z}{x+z}.\frac{y}{x+y}}+\sqrt{\frac{x}{x+y}.\frac{z}{y+z}})$

                             $= \frac{1}{2\sqrt{2}}(\frac{y}{y+z}+\frac{x}{x+z}+\frac{z}{x+z}+\frac{y}{x+y}+\frac{x}{x+y}+\frac{z}{y+z})=\frac{3\sqrt{2}}{4}$

    Dấu "$=$" xảy ra $\Leftrightarrow a=b=c=2$(thoả mãn)

  Vậy $MaxS=\frac{3\sqrt{2}}{4}$ khi $a=b=c=2$




#739465 Chứng minh $FD$ là chia đôi góc $\angle BFC$.

Gửi bởi huytran08 trong 22-05-2023 - 16:35

bài đây bạn

Hình gửi kèm

  • MNPQ1.PNG
  • MNPQ2.PNG



#739464 Tìm $n$ biết nếu bỏ chữ số $6$ cuối cùng và đặt lên trước...

Gửi bởi huytran08 trong 22-05-2023 - 16:30

1,Giả sử $p$ có dạng $\overline{(a)6}$($a$ có $n$ chữ số với $n\in N^{*}$)

Theo bài ra ta có:$4\overline{(a)6}= \overline{6(a)}$ $\Rightarrow $ $4(10a+6)=6.10^{n}+a$ $\Rightarrow $ $a=\frac{2.10^{n}-8}{13}$

Do $p$ nhỏ nhất nên $a$ phải nhỏ nhất hay $n$ nhỏ nhất.Đến đây thử lần lượt $n$ tìm được $n=5$ có $a=15384$ và $p=153846$ thoả mãn bài toán




#739451 CMR $2(x^2+y^2+z^2)+xyz \geq 7 $ với $x,y,z>0$...

Gửi bởi huytran08 trong 21-05-2023 - 17:49

Câu này có thể giải bằng Nguyên lí Dirichle:

   Theo nguyên lí Dirichle trong 3 số $x-1,y-1,z-1$ luôn tồn tại ít nhất 2 số cùng dấu 

  Không mất tính tổng quát giả sử $x-1,y-1$ cùng dấu 

    $\Rightarrow (x-1)(y-1) \geq 0  \Rightarrow xy\geq x+y-1 \Rightarrow xyz\geq xz+yz-z=z(3-z)-z=2z-z^{2}$

 Khi đó $2( x^{2}+y^{2}+z^{2} )+xyz\geq 2( x^{2}+y^{2}+z^{2} )+2z-z^{2} \geq 2(x^{2}+y^{2})+2z+z^{2}\geq (x+y)^{2}+z^{2}+2z=(3-z)^{2}+z^{2}+2z=2(z-1)^{2}+7\geq 7$(đpcm)

   Dấu "$=$" xảy ra $\Leftrightarrow x=y=z=1$(thoả mãn)




#739449 CMR $TX$ vuông góc với $TO$

Gửi bởi huytran08 trong 21-05-2023 - 16:22

Bạn nhầm chút ở $\Delta AHQ\sim \Delta XMH(g.g)$, phải là $\Delta AHQ \sim \Delta MXH$, nhưng kết quả phía sau vẫn đúng :D

Em sửa rồi ạ




#739439 CMR $TX$ vuông góc với $TO$

Gửi bởi huytran08 trong 21-05-2023 - 10:16

Thôi mình giải tạm vậy:

Gọi $I$ là trung điểm $AH$ suy ra $I$ là tâm $(AH)$,$AH$ cắt $BC$ tại $D$

Dễ chứng minh $Q$ thuộc $(AH)$ nên $Q$ là giao của $(O)$ và $(AH)$ nên $OI \perp AQ$ mà $AQ \perp HQ$ nên $OI//HQ$

Mà $HQ \perp IT$ nên $OI\perp IT$ suy ra $\widehat{TIO}=\widehat{XHT}=90^{o}$(1)

Ta có: $\widehat{AQH}=\widehat{XHM}=90^{o}$,$ \widehat{AHQ}=\widehat{DHM}=\widehat{MXH}$ nên $\Delta AHQ\sim \Delta MXH(g.g)$

  $\Rightarrow \frac{XH}{HQ}=\frac{MH}{AQ}$ mà $HQ=2HT$,$AQ=2IT$,$MH=OI$ nên $\frac{XH}{HT}=\frac{OI}{IT}$

Kết hợp với (1) ta có $\Delta XHT\sim \Delta OIT(c.g.c)$ $\Rightarrow $ $\widehat{XTH}=\widehat{ITO}$

   $\Rightarrow $ $\widehat{XTO}=\widehat{ITH}=90^{o}\Rightarrow TX\perp TO$(đpcm)

Hình gửi kèm

  • aaaaaaaaaaaaaaaaaa.PNG



#739438 CMR $TX$ vuông góc với $TO$

Gửi bởi huytran08 trong 21-05-2023 - 09:22

Không sao đâu ạ,đầy hs THCS vẫn hiểu được mà @hovutenha