Hay nói cách khác, với một điểm không phải là điểm dựng được, thì liệu có thể coi nó như là giả thiết bài toán, để từ đó triển khai phép dựng hình trong mặt phẳng toạ độ hay không?
Em thấy đây là câu hỏi mang tính quyết định.
Định nghĩa, khái niệm điểm dựng được chỉ được áp dụng trong phạm vi bài viết và những nơi dùng khái niệm này. Ở những nơi mà không dùng khái niệm này thì cơ sở dựng hình đã được cho sẵn và nó có thể không giống như định nghĩa của bài viết. Những bài toán dựng hình (mà không nhắc đến khái niệm điểm dựng được) vẫn được bắt gặp thôi đó anh, và sự đề xuất khái niệm điểm dựng được không khiến các bài toán đó trở nên vô lý, không ngăn cản mọi người dựng hình. Chỉ là khái niệm điểm dựng được tỏ ra hữu ích trong việc trả lời bài toán dựng hình lập phương có thể tích gấp đôi thể tích của hình lập phương cho trước.
Một số ví dụ:
- Cho sẵn hai điểm $(\pi, 0)$ và $(\pi, 1)$, đương nhiên dựng được đường thẳng đi qua hai điểm này.
- Cho sẵn một tam giác, dựng được tâm đường tròn nội tiếp, trọng tâm, tâm đường tròn ngoại tiếp, trực tâm. Nếu là trong mặt phẳng tọa độ thì tọa độ ba đỉnh của tam giác được cho là thế nào cũng được, miễn là ba đỉnh không thẳng hàng.