Đến nội dung

Giabao209

Giabao209

Đăng ký: 18-07-2023
Offline Đăng nhập: Hôm qua, 19:31
-----

Trong chủ đề: Chứng minh rằng H là trung điểm của đoạn GP

01-09-2023 - 05:31

Phần a) thì đơn giản bằng cách xét 2 tam giác $\triangle IOA,\triangle IOB$

Dựa vào OI // KB(đường trung bình) và $\triangle OPB$ cân để suy ra $\triangle IOA = \triangle IOB(c.g.c) \Rightarrow IP = IA$ 

Phần còn lại bạn xem lại đề bài, chắc gõ nhầm  :icon6:  :icon6:  :icon6:

đề mình gõ sai thật :(

Cho đường tròn (O), đường kính AB. Lấy điểm M thuộc tia đối của tia AB (M khác A) qua điểm M vẽ đường thẳng d cắt đường tròn (O) theo thứ tự tại C và D. Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng CD. Gọi K là điểm đối xứng với điểm A qua điểm I.

  1. Gọi P là giao điểm thứ 2 của đường thẳng BK và đường tròn (O). CMR IP = IA
  2. Gọi N là giao điểm các đường thẳng OP và CD. CMR KN // AB
  3. Lấy điểm G thuộc đoạn thẳng KN (G khác K và N). Gọi T là giao điểm của hai đường thẳng BG và MN. Gọi H là giao điểm của hai đường thẳng OT và GP. Chứng minh rằng H là trung điểm của đoạn GP

Trong chủ đề: $\sqrt[5]{x-2} + \sqrt[7]{x-3} = \sqrt[3]{4-x}$

30-07-2023 - 07:19

$1,$ 

Xét $x=3$ thoả mãn phương trình.

Xét $x>3$ thì $\sqrt[5]{x-2}+\sqrt[7]{x-3}>1$ còn $\sqrt[3]{4-x}<1,$ không thoả mãn.

Xét $x<3$ thì $\sqrt[5]{x-2}+\sqrt[7]{x-3}<1$ còn $\sqrt[3]{4-x}>1,$ không thoả mãn.

Vậy phương trình có tập nghiệm $S=\{3\}.$

Làm sao để biết chọn 3 mà xét ạ? 


Trong chủ đề: Chứng minh rằng khi C chạy trên d thì D chạy trên đường tròn cố định.

29-07-2023 - 08:38

D nằm ở đâu bạn?

dạ D thuộc đoạn thẳng AB á