Đến nội dung

stanleymitchell

stanleymitchell

Đăng ký: 23-11-2023
Offline Đăng nhập: Hôm qua, 22:17
*****

#749087 Một số bài toán hình "chủ chốt"

Gửi bởi stanleymitchell trong Hôm qua, 21:12

Bài 15: Trong tam giác $ABC$ có các đường cao $AD,BE,CF$ thì tam giác $DEF$ là tam giác có các đỉnh nằm trên cạnh của tam giác $ABC$ sao cho chu vi bé nhất(Định lý Fagnano)

File gửi kèm  screenshot_1745244286.png   35.76K   0 Số lần tải




#749086 Một số bài toán hình "chủ chốt"

Gửi bởi stanleymitchell trong Hôm qua, 21:08

Từ lời giới thiệu thêm của bạn MUKOVODICH =))

 

@Hahahahahahahaha anh quá quắt lắm rồi đấy :) ghi đúng tên thành viên của người ta xem nào :lol:  :lol:

Bài 14: Tiếp tuyến tại $A$ của $(O)$ cắt $BC$ tại $P$. $AD$ là phân giác của $\widehat{BAC}$. Khi này thì $PA=PD$

File gửi kèm  screenshot_1745244321.png   60.14K   0 Số lần tải 




#749075 $\boxed{\text{TOPIC}}$ Phương trình; Hệ PT hướng tới kì t...

Gửi bởi stanleymitchell trong 20-04-2025 - 21:44

Phương trình đã cho tương đương với:
$4x^2+8=\sqrt{2x+6}\Leftrightarrow (2x+2)^2+(2x+2)=(2x+6)+\sqrt{2x+6}$
 

Something went wrong:(
Có vẻ đã có sự nhầm lẫn, hai vế đâu có cân bằng hệ số của $x$ đâu


#748991 Một số bài toán hình "chủ chốt"

Gửi bởi stanleymitchell trong 14-04-2025 - 21:29

Bài 6: Cho $\Delta ABC$ ngoại tiếp $(I)$ và nội tiếp $(O)$. $(I)$ tiếp xúc với $BC$ tại $D$. Gọi $M$ là giao điểm khác $A$ của $AM$ với $(O)$. $K$ là hình chiếu vuông góc của $I$ lên $OA$. Khi này ta sẽ có $MA$ là phân giác của $\widehat{DMK}$ Chứng minh

Bài này rất liên quan với Bài 4

File gửi kèm  post-192457-0-89662900-1739985714.png   57.64K   0 Số lần tải

Mở rộng: $DM$ giao với $(O)$ tại $N$. Ta sẽ lần lượt có các điểm $A,N,F,Q,K,E$ cùng thuộc một đường tròn, $NI$ cắt $(O)$ tại $P$ thì $AP$ là đường kính và $I$ sẽ cũng là tâm đường tròn nội tiếp $\Delta NKM$

File gửi kèm  12.png   132.74K   0 Số lần tải




#748988 Một số bài toán hình "chủ chốt"

Gửi bởi stanleymitchell trong 14-04-2025 - 05:24

Bài 5: (Tứ giác toàn phần) Cho tứ giác $ABCD$, $AB$ cắt $CD$ tại $E$, $AD$ cắt $BC$ tại $F$. Khi đó đường tròn ngoại tiếp của các tam giác $ABF,DCF,BCE,ADE$ đồng quy(điểm Miquel); và tâm của 4 đường tròn ngoại tiếp trên và điểm Miquel sẽ cùng thuộc một đường tròn.

File gửi kèm  screenshot_1744582552.png   27.18K   0 Số lần tải

File gửi kèm  screenshot_1744582570.png   30.6K   0 Số lần tải

Phần chứng minh có rất nhiều ở trên mạng, và còn rất nhiều tính chất khác nữa.

Mở rộng: (IMO Shortlist 2008) Cho tứ giác lồi $ABCD$. Chứng minh rằng tồn tại điểm $P$ nằm trong tứ giác thoả mãn:

$\widehat{PAB}+\widehat{PDC}=\widehat{PBC}+\widehat{PAD}=\widehat{PCD}+\widehat{PBA}=\widehat{PDA}+\widehat{PCB}=90^\circ$




#748987 Topic về vẽ đường phụ trong hình học

Gửi bởi stanleymitchell trong 14-04-2025 - 04:36

Bài 24: Cho tứ giác $MNEF$ nội tiếp đường tròn $(O)$ sao cho các tiếp tuyến tại các điểm $M,N,E,F$ đôi một cắt nhau. Giả sử $MF$ và $NE$ cắt nhau tại $L$, $MN$ và $EF$ cắt nhau tại $K$, $I$ là giao điểm của $ME$ và $NF$. Chứng minh rằng: $I$ là trực tâm của tam giác $KOL$

Giờ mình mới nhận ra đây chính là định lý Brocard, một lời giải nữa tại đây




#748947 $\boxed{\text{TOPIC}}$ Bất đẳng thức hướng tới kì thi vào...

Gửi bởi stanleymitchell trong 12-04-2025 - 21:51

Cho $a,b,c$ là độ dài 3 cạnh tam giác. CMR: $\displaystyle \sum \frac{a^{2025}}{b+c-a} \ge \sum a^{2024}$

Do BĐT đồng bậc nên chuẩn hoá $a+b+c=3$

Ta có $\displaystyle \sum \frac{a^{2025}}{b+c-a} = \sum \frac{a^{2025}}{3-2a}$

Đến đây lại là phương pháp $U.C.T$ quen thuộc :D

$a^{2024}+1011=a^{2024}+1+1+...+1 \ge 1012\sqrt[1012]{a^{2024}}=1012a^2$

Nên có: $\frac{a^{2025}}{3-2a}\ge a^{2024}+3(a-1)$

Thật vậy, biến đổi tương đương ta được: $(a-1)\frac{a^{2024}+2a-3}{3-2a}=(a-1)\frac{a^{2024}+1011+2a-1014}{3-2a}\ge (a-1)\frac{1012a^2+2a-1014}{3-2a}=\frac{(a-1)^2(1012a+1014)}{3-2a}$

Tương tự ta cũng được $\frac{b^{2025}}{3-2b}\ge b^{2024}+b(a-1)$ và $\frac{c^{2025}}{3-2c}\ge c^{2024}+3(c-1)$

Nên $\sum \frac{a^{2025}}{3-2a}\ge \sum (a^{2024}+3(a-1)) \ge \sum a^{2024} +3(a+b+c-3)=\sum a^{2024}$

Dấu $'='$ xảy ra khi $a=b=c=1$ hay $a=b=c$




#748946 $\boxed{\text{TOPIC}}$ Phương trình; Hệ PT hướng tới kì t...

Gửi bởi stanleymitchell trong 12-04-2025 - 21:47

$7\left( x+\dfrac{1}{2}\right)^2=y^2+\dfrac{9}{4}$

Câu này là $4x$ á anh, em nhầm

Sao khúc này là $y^2$ vậy a, e nghĩ là $y$ chứ

 

@stanleymitchell anh đánh nhầm á, sửa rồi nhé

@MHN phần sau vẫn chưa được sửa anh ơi, mà hình như đáp án ra đẹp




#748944 $\boxed{\text{TOPIC}}$ Bất đẳng thức hướng tới kì thi vào...

Gửi bởi stanleymitchell trong 12-04-2025 - 21:32

Bổ sung thêm một cách cho bài toán thứ 4 TST của Saudi Arab 2015

Đăng thử bài này lên cho mọi người

Bài 20:

Cho $a,b,c$ là các số thực dương thoả mãn $(a+b+c)(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c})=10$

Tìm min và max của $P=(a^2+b^2+c^2)(\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2})$

Do BĐT đồng bậc nên chuẩn hoá $a+b+c=10\Rightarrow \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}=1$

$\Rightarrow ab+bc+ca=abc$ Đặt $t=ab+bc+ca=abc$

Ta sẽ biểu diễn $P$ bằng $t$

Ta có: $P=((a+b+b)^2-2(ab+bc+ca))\frac{a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2}{a^2b^2c^2}$

$=(100-2t)\frac{(ab+bc+ca)^2-2abc(a+b+c)}{t^2}=(100-2t)\frac{t-20}{t}$

Mặt khác ta có: $a+b=10-c;ab(1-c)=c(c-10)\Rightarrow ab=\frac{10c-c^2}{c-1}$

Vì vậy $a,b$ là nghiệm của phương trình: $x^2+(c-10)x+\frac{10c-c^2}{c-1}=0$

$\Rightarrow \Delta =c^2-20c+100-\frac{40c-4c^2}{c-1}$

$\Rightarrow \frac{(10-c)(c-2)(c-5)}{c-1}\ge 0$

Kết hợp với điều kiện chuẩn hoá ta sẽ được $2\le c\le 5$

Do các biến $a,b,c$ đối xứng nên ta cũng được tương tự với $a,b$

Tiếp theo, ta sẽ tiến hành đánh giá $t$

Ta có: $(x-2)(y-2)(z-2)\ge0 \Leftrightarrow xyz-2(xy+yz+zx)+4(x+y+z)-8\ge0 \Rightarrow t\le 32$

Lại có: $(5-x)(5-y)(5-z)\ge 0 \Leftrightarrow 125+5(xy+yz+zx)-25(x+y+z)-xyz\ge 0 \Rightarrow t\ge \frac{125}{4}$

Nên: $\frac{125}4\le t\le 32$

Khi này: $P=2(50-t)\frac{t-20}{t}=2\frac{-(t^2-70t+1000)}{t}$

$=2\frac{-(t^2-32t-\frac{125}4t+1000)+\frac{27}4t}{t}=2\frac{-(t-32)(t-\frac{125}4)+\frac{27}4t}{t}\ge \frac{27}2$

Giờ thì tìm max: $P=2(50-t)\frac{t-20}{t}=2\frac{-(t^2+1000)+70t}{t}\le2\frac{-2\sqrt{1000t^2}+70t}{t}=140-40\sqrt{10}$ (Cauchy)

Vậy $min,max P$ lần lượt là $\frac{27}2;140-40\sqrt{10}$ khi $t=\frac{125}4$ hoặc $t=32$ $(min)$ và $t=10\sqrt{10}$ $(max)$

Bài này có vẻ hơi khó so với THCS nhưng lại thêm một cách sử dụng với định lý Viét(nói đúng hơn là công thức nghiệm phương trình bậc 2) :D 




#748937 $\boxed{\text{TOPIC}}$ Phương trình; Hệ PT hướng tới kì t...

Gửi bởi stanleymitchell trong 12-04-2025 - 19:24

Bài 11: Giải phương trình sau:$\sqrt{\frac{4x+9}{28}}=7x^2+7x$

Bài 12: Giải phương trình: $\displaystyle 2x^{2}+4=\sqrt{\frac{x+3}{2}}$




#748936 $\boxed{\text{TOPIC}}$ Phương trình; Hệ PT hướng tới kì t...

Gửi bởi stanleymitchell trong 12-04-2025 - 19:16

Mọi người mở topic vui như này mà không nói em gì hết :angry: Phải làm một bài cho đỡ bực, bổ sung thêm cách liên hợp không phải chứng minh BĐT loằng ngoằng nhé

Bài 1: a) Giải phương trình $\sqrt{x-2}+\sqrt{4-x}=2x^2-5x-1$

$\sqrt{x-2}+\sqrt{4-x}=2x^2-5x-1$  $(4\ge x\ge 2)$

$\Leftrightarrow 2x^2-6x+(1-\sqrt{4-x})+\sqrt{x-2}(\sqrt{x-2}-1)=0$

$\Leftrightarrow (x-3)(2x+\frac{1}{1+\sqrt{4-x}}+\frac{\sqrt{x-2}}{\sqrt{x-2}+1})=0$

Đến đây thằng sau chứng minh vô nghiệm thì quá dễ do $x\ge 2$, cho nên tìm được nghiệm duy nhất $x=3$  :D




#748923 tồn tại ít nhất $510$ tam giác không cân được tạo thành từ các điểm...

Gửi bởi stanleymitchell trong 12-04-2025 - 05:32

Bài ở trên mình sẽ hiểu là tất cả các đỉnh của tất cả tam giác cùng màu nhé.

 

Ta có $69$ điểm và $4$ màu, theo nguyên lý Dirichlet sẽ có một màu có ít nhất $18$ điểm trở lên.

Ta có số tam giác có màu đó được tạo ra sẽ lớn hơn hoặc bằng: $\mathrm{C}_{18}^{3}$

Lấy cạnh cùng màu bất kỳ, tối đa sẽ tạo ra 2 tam giác cân (do không tồn tại 3 điểm thẳng hàng nên chỉ có tối đa 2 điểm nằm trên đường trung trực của cạnh đó). Vì vậy số tam giác cân có các đỉnh tô màu đó nhỏ hơn hoặc bằng: $2\mathrm{C}_{18}^{2}$

Vì vậy số tam giác cùng màu và không cân sẽ không nhỏ hơn: $\mathrm{C}_{18}^{3}-2\mathrm{C}_{18}^{2}=510$




#748922 Một số bài toán hình "chủ chốt"

Gửi bởi stanleymitchell trong 12-04-2025 - 04:47

Bài 4: Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$ và $I$ là giao của 3 đường phân giác. $AI$ cắt $(O)$ tại $D$. Khi này ta có $DB=DI=DC$

File gửi kèm  geogebra-export (4).png   77.84K   0 Số lần tải

Mở rộng: Gọi $I$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác $ABC$. Từ $A$ kẻ tới đường tròn ngoại tiếp tam giác $BIC$ các tiếp tuyến $AP;AQ$($P$ và $B$ cùng nằm một nửa mặt phẳng bờ $AC$).

Chứng minh rằng: a) $\widehat{BAP}=\widehat{CAQ}$

b) Gọi $P_1, P_2$ là hình chiếu vuông góc của $P$ lên $AB,AC$; $Q_1,Q_2$ là hình chiếu vuông góc của $Q$ lên $AB,AC$. Chứng minh $P_1,P_2,Q_1,Q_2$ cùng thuộc một đường tròn




#748899 Một số bài toán hình "chủ chốt"

Gửi bởi stanleymitchell trong 11-04-2025 - 17:47

Bài 3: Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$ với $H$ là trực tâm. $AH$ cắt $(O)$ tại $E$, cắt $BC$ tại $D$. Khi đó ta sẽ có $E$ và $H$ đối xứng nhau qua $D$

File gửi kèm  D.png   46.98K   0 Số lần tải

Mở rộng: Cho $∆ABC$ nội tiếp $(O)$ và có $H$ là trực tâm. Cho $AH$ cắt $BC$ tại $D$. Qua $D$ kẻ đường thẳng vuông góc với $OD$ cắt $AB$ tại $E$. Chứng minh rằng $\widehat{ABC} = \widehat{DHE}$ (Cách giải của @tomeps)




#748898 Một số bài toán hình "chủ chốt"

Gửi bởi stanleymitchell trong 11-04-2025 - 17:38

Bài 2: Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn, đường cao $BD,CE$. $DE$ cắt $BC$ tại $K$. $AK$ cắt $(O)$ tại $F$. Khi đó ta có 5 điểm $A,F,D,H,E$ cùng thuộc một đường tròn

File gửi kèm  geogebra-export (3).png   46.53K   0 Số lần tải

Ở đây kẻ thêm đường kính $AI$ sẽ giúp ta chứng minh

 

Mở rộng: $N$ là trung điểm $BC$. Chứng minh $H$ là trực tâm của tam giác $ANK$