Đến nội dung

tk14nkt

tk14nkt

Đăng ký: 02-05-2005
Offline Đăng nhập: 15-08-2010 - 12:21
-----

#34924 Kỹ thuật cm Bất đẳng hoán vị (Sưu tầm).

Gửi bởi tk14nkt trong 14-09-2005 - 10:46

Hiện nay, bất đẳng thức mang tính sắp xếp lại của các phần tử chiếm một số lượng khá nhiều. Một trong những cách để giải các bài toán trên là sử dụng bất đẳng thức hoán vị.

Bất đẳng thức hoán vị:

Cho hai dãy số thực $(x_n), (y_n), (n \in N)$ thỏa mãn: $x_1 \leq x_2 \leq ... \leq x_n$ và $y_1 \leq y_2 \leq ... \leq y_n$. Với mỗi hoán vị $(x'_1, x'_2... , x'_n)$ của $(x_1, x_2... , x_n)$ ta có:
$x_1y_1+x_2y_2+...+x_ny_n \geq x'_1y_1+x'_2y_2+...+x'_ny_n$.
$ \geq x_ny_1+x_{n-1}y_2+...+x_1y_n$.
Nếu $(x'_1, x'_2... , x'_n)$ đồng bậc với $(x_1, x_2... , x_n)$ hoặc $(x_n, x_{n-1}... , x_1)$.

Hệ quả:

Cho dãy số thực $(x_n), (n \in N)$ và $(x'_1, x'_2... , x'_n)$ là một hoán vị của $(x_1, x_2... , x_n)$, ta có:
1/ $x_1^2+x_2^2+...+x_n^2 \geq x_1x'_1+x_2x'_2+...+x_nx'_n$.
2/ $\dfrac{x'_1}{x_1}+\dfrac{x'_2}{x_2}+...\dfrac{x'_n}{x_n} \geq n$.

Ứng dụng của bất đẳng thức hoán vị:

Bài 1: Cho hai dãy số thực $(x_n), (y_n), (n \in N)$ thỏa mãn: $x_1 \leq x_2 \leq ... \leq x_n$ và $y_1 \leq y_2 \leq ... \leq y_n$. Gọi $(z_1, z_2... , z_n)$ là một hoán vị của $(y_1, y_2... , y_n)$. Chứng minh rằng:
$(x_1-y_1)^2+(x_2-y_2)^2+...+(x_n-y_n)^2 \leq (x_1-z_1)^2+(x_2-z_2)^2+...+(x_n-z_n)^2.$
(IMO 1975).
Lời giải:
Để ý rằng ta luôn có: $y_1^2+y_2^2+...+y_n^2 = z_1^2+z_2^2+...+z_n^2$.
Sau khi khai triển bất đẳng thức cần cm được đưa về:
$x_1y_1+x_2y_2+...+x_ny_n \geq x_1z_1+x_2z_2+...+x_nz_n$.
Điều này đúng theo bđt hoán vị.
Bài 2: Cho dãy số nguyên dương phân biệt $(a_1, a_2... , a_n)
$. Chứng minh rằng:
$\dfrac{a_1}{1^2}+\dfrac{a_2}{2^2}+...+\dfrac{a_n}{n^2} \geq \dfrac{1}{1}+\dfrac{1}{2}+...+\dfrac{1}{n}$.
(IMO 1978).
Lời giải:
Giả sử $(a'_1, a'_2... , a'_n)$ là một hoán vị của $(a_1, a_2... , a_n)$ thỏa mãn: $a'_1 \leq a'_2 \leq....\leq a'_n$. Thế thì: $a'_i \geq i$. Từ bất đẳng thức hoán vị ta có:
$\dfrac{a_1}{1^2}+\dfrac{a_2}{2^2}+...+\dfrac{a_n}{n^2} \geq \dfrac{a'_1}{1^2}+\dfrac{a'_2}{2^2}+...+\dfrac{a'_n}{n^2} \geq \dfrac{1}{1^2}+\dfrac{2}{2^2}+...+\dfrac{n}{n^2} = \dfrac{1}{1}+\dfrac{1}{2}+...+\dfrac{1}{n}$ (đfcm).
Bài 3: Cho a,b,c là 3 cạnh của 1 tam giác. Chứng minh rằng:
$a^2(b+c-a)+b^2(a+c-b)+c^2(a+b-c) \leq 3abc$.
IMO 1983.
Lời giải:
Đây là một bất đẳng thực quen thuộc và khá dễ với đa số các bạn, sau đây là lời giải của nó bằng cách sử dụng bđt hoán vị:
Giả sử $a \geq b \geq c$. Ta cm: $c(a+b-c) \geq b(a+c-b) \geq a(b+c-a)$.
Thật vậy: $c(a+b-c) - b(a+c-b) = (b-c)(b+c-a) \geq 0$.
BĐT còn lại cm tương tự.
Từ đó:
$a^2(b+c-a)+b^2(a+c-b)+c^2(a+b-c) \leq ba(b+c-a)+cb(a+c-b)+ac(a+b-c)$.
$a^2(b+c-a)+b^2(a+c-b)+c^2(a+b-c) \leq ca(b+c-a)+ab(a+c-b)+bc(a+b-c)$.
Từ đó dễ suy ra đfcm.
Ngoài ra, sử dụng bất đẳng thức hoán vị chúng ta có thể chứng minh được các bất đẳng thức quen thuộc như: BĐT Trung bình cộng, trung bình nhân, BĐT Cauchy - Schwart...
Lần sau tôi sẽ giới thiệu thêm 1 số bài để các bạn luyện tập.


#23917 Tìm hiểu 7 bài toán thế kỷ

Gửi bởi tk14nkt trong 16-06-2005 - 19:38

Thế Phúc có thể post lên không.Có thể nói rõ ai đã giải quyết cài toán nào vào năm nào không, những bài nào chưa giải quyết!!! Thanks

Hình như 1 bài là: " Có phương pháp chung giải các pt Diophane hay không" đã được giải bởi 1 nhà toán học 23 tuổi của Liên Xô (tính khi anh ấy giải bài này).
Còn mấy bài gì thì mĩnh không rõ. Bạn thử lên mathworld xem.


#17905 Suy nghĩ từ một bài toán tô màu

Gửi bởi tk14nkt trong 02-05-2005 - 11:33

Cho 100 điểm là đỉnh của đa giác đều 100 cạnh nội tiếp đường tròn. Lấy trong đó ra 20 điểm, 10 điểm tô màu đỏ, 10 điểm tô màu xanh. Chứng minh rằng tồn tại 2 cặp điểm có độ dài bằng nhau, 1 cặp cùng màu đỏ, 1 cặp cùng màu xanh.
(Quote: chuyentoan)

Hic, mấy ngày nay lục lại mấy topic cũ thấy bài này hay hay mà chưa ai giải cả. chuyentoan lấy bài này từ cuốn vở học Hà Nội của Lê Anh Vũ Hà hả?

Hic, dù sao cũng xin nêu ra ý tưởng:
+ Ta định nghĩa "cách tô màu liên tiếp": tức là nếu có hai cạnh của đa giác trên mà hai đầu mút được tô cùng màu. Ví dụ đoạn A1A2 có hai đầu mút A1: tô đỏ, A2: tô đỏ. đoạn AnAn+1 có An tô xanh, An+1 tô xanh thì bài toán hiển nhiên đúng (trường hợp này tầm thường quá).
+ Nếu không rơi vào "cách tô màu liên tiếp": Ta định nghĩa " cách tô màu cách đều": Tức là ta chia đa giác đều 100 cạnh thành cách đa giác có số cạnh ít hơn mà các đường chéo không cắt nhau. Khi đó nếu đường chéo nào thỏa mãn " cách tô màu liên tiếp" thì bài toán cũng đúng.
Cuối cùng ta c.m: nếu không có "cách tô màu liên tiếp" thì phải có ""cách tô màu cách đều" (không khó lắm).