Đến nội dung

mathsbeginner

mathsbeginner

Đăng ký: 23-12-2004
Offline Đăng nhập: 15-11-2008 - 10:37
***--

Segre, Beniamino

16-02-2005 - 09:56

Beniamino Segre

(16 Feb 1903 in Turin - 22 Oct 1977 in Trascati, Italy)


Hình đã gửi


Các giáo viên của Beniamino Segre tại đại học Turin bao gồm Peano, Fano, Fubini và Corrdo Segre. Beniamino tốt nghiệp Đại học Turin năm 1923 với một luận văn về hình học. Ông được bổ nhiệm một vị trí tại Turin và giữ nó đến năm 1926. Sau khi hoc ở Paris với Cartan một năm Beniamino trở thành trợ lí của Severi tại Rome.
Cho đến khi được trao một ghế tại Bologna ông đã có 40 bài báo về hình học đại số, hình học vi phân, topo và phương trình vi phân. Nhưng bởi gốc gác Do Thái ông đã bị chính quyền phát xít Ý bắt phải rời bỏ vị trí và ông đã đi Anh.

Sau thời gian bị câu thúc vì là người nước ngoài ông nhận một vị trí giảng viên ở Manchester cùng với Mordell năm 1942. Năm 1946 ông trở lại Bologna rồi kế tục Severi ở Rome năm 1950. Những bài báo của ông về hình học và các chủ đề liên quan đã lên đến con số 300 chưa kể những bài báo khác.

Những cống hiến của Segre cho hình học là rất nhiều, đặc biệt trong nửa sau cuộc đời ông được nhớ đến bởi những nghiên cứu về hình học trên các trường ngoài trường số phức. Ông đã giảng loạt bài ở London năm 1950 mà về sau đã được xuất bản với tên "Những câu hỏi số học trên các đa tạp đại số" (Arithmetic Questions on Algebraic Varieties) năm 1951. Nhiều câu hỏi đưa ra trong bài giảng là về vấn đề các kết quả sẽ thay đổi ra sao nếu như trường cơ sở khác đi.

Quãng thời gian 1955 Segre tập trung vào hình học trên các trường hữu hạn và đạt được một số kết quả mà hiện nay chúng ta thường xếp vào tổ hợp nhiều hơn là hình học. Ồng đã tập hợp các kết quả chính trong một bài báo dài 100 trang nhan đề Hình học của Galois (Le geometrie di Galois-1959) và một bài báo dài 200 trang năm 1965 nghiên cứu về trường hợp cấp của trường cơ sở là một bình phương hoàn hảo.

-------------------------------------------------------------------------------------------

Nguồn:http://www-gap.dcs.s..._Beniamino.html

Research Channel

15-02-2005 - 11:23

Lang thang trên mạng tình cờ mình tìm thấy một trang web rất hay này muốn chia sẻ cùng mọi người.

http://www.researchchannel.org/

Đây là một kênh chuyên phát các chương trình nghiên cứu từ khoa học kĩ thuật đến giáo dục, sức khỏe...

Webcast cho bạn xem các chương trình đang được phát trực tiếp. TVSchedule cho bạn biết các chương trình sẽ phát trong cả tháng tới để bạn sắp xếp thời gian của mình. Tuyệt hơn cả là VideoLibrary lưu trữ khoảng 1000 chương trình đã phát, bạn có thể tìm chương trình phù hợp với mình theo tên hoặc theo chủ đề hay series...

Nếu bạn sở hữu riêng một đường ADSL thì xem online cũng rất tuyệt. Nháy vào hộp chọn cạnh biểu tượng Media player hay Real hoặc Quicktime rồi lựa chọn Modem, DSL hay Cable tùy theo mạng của bạn để có xem với chất lượng phù hợp nhất. Còn nếu bạn không có điều kiện để xem online thì sao? Trang web không có lựa chọn nào cho phép bạn download cả. Nhưng mình thấy có một cách rất đơn giản để down load được như sau:

- Từ cửa sổ trình duyệt bạn chọn view --> source để xem source code của trang.
- Tìm đến link của file cần download: tốt nhất là dùng chức năng find (Ctrl+F) rồi dùng từ khóa DSL bạn sẽ tìm được đoạn code html của hộp chọn cùng với link của file.
- Sử dụng một trình download như Flashget, chọn Job --> New download rồi dán link vào hộp URL. Chọn chỗ bạn muốn lưu và OK, bạn đã bắt đầu download được rồi đấy.

Vài nhận xét về tốc độ download:

- Nếu bạn dùng modem thường thì chỉ nên lựa chọn download file ở link tương ứng với modem, và chấp nhận chất lượng hình ảnh kém hơn (vì dung lượng của các file nói chung khá lớn, tương ứng với thời gian cỡ gần 1 tiếng một chương trình).

- Nếu bạn dùng đường ADSL thì có thể download bằng link ứng với DSL hoặc Cable. Theo nhận định cá nhân của mình thì file cho Cable chất lượng tốt hơn, và thực tế dung lượng cũng cỡ gấp 3 file cho DSL. Nhưng nếu máy bạn có thoải mái chỗ chứa thì nên chọn cable vì download file cable tốc độ nhanh hơn với DSL rất nhiều. Như trên máy mình, mạng 47M, cùng download một lúc thì Modem down với tốc độ 25k/s, DSL là khoảng hơn 50k/s còn Cable thì có khi lên tới 500K, còn trung bình cũng cỡ 300k. Down nhiều file một lúc cũng không bị giảm tốc độ với từng file.

Đồng thời cũng xin giới thiệu một trang chứa nhiều địa chỉ các trạm TVonline với nhiều thứ tiếng. Nếu có thời gian các bạn có thể tìm hiểu điều thú vị ở từng trang, mình thì mới tìm hiểu được trang trên thôi, và đừng quên chia sẻ với mọi người nhé.

http://beelinetv.com/

Valentine với diễn đàn toán học!!!

14-02-2005 - 02:59

Ra Giêng ngày rộng tháng dài MB tôi tha thẩn du xuân xứ Internet, tình cờ gặp hai trang hiệp khách cùng diễn đàn cũng đang nhàn nhã dạo chơi vùng Yahoo Messenger. Truyện trò đến đêm khuya chưa cạn, mà tâm tình dường càng lúc lại đầy thêm. Trộm nghĩ rằng Valentine cũng cận kề, mà quán trọ mấy ngày đầu xuân chừng vắng vẻ, mới đem lời ngỏ với hai hiệp khách, xin vài câu chuyện đem về quán trọ làm quà, trước là để những ai còn cô đơn Valentine một mình vừa gặm sô cô la vừa đọc, sau là để những người chưa kinh nghiệm nhân 14/2 tìm hiểu học tập là vừa. Bao ngượng ngùng mới nói được ra, mà lời ra rồi như khơi đúng mạch. Tâm tư tuôn trào như thác đổ, làm MB cũng lây xúc động chẳng kịp chép được gì, bao kỉ niệm dâng tựa sóng triều, một vùng YM đầy sắc màu thương nhớ.

Sau khi đã xin phép chủ nhân của hai câu chuyện, lại đảm bảo rằng chỉ kể chuyện chứ chẳng đề tên, MB xin chép hầu chủ quán trọ, gọi là đáp tình bài khai bút đầu xuân, cùng là phục vụ lữ khách vẫn lại qua, với lòng mong quán trọ ngày càng làm ăn phát đạt. Bởi lỡ tay đóng mất cửa sổ YM, nên đành dựa vào trí nhớ nhiều phần lẫn cẫn. Nếu chẳng may có chỗ nào chưa chính xác, cũng xin nhị vị hiệp khách vui lòng bỏ quá cho.


Chuyện thứ nhất:
Hồi 1:
Nhìn em nhiều nên lòng thấy yêu yêu :wub:
Phải chăng nhìn nhiều mà làm em thấy ghét
:beat


Chàng hiệp khách của chúng ta tuy chằng phải là quá đa tình, nhưng cũng đã biết rung động lần đầu từ năm lớp 7. Cô bé ngồi đầu bàn ngay cửa ra vào lớp học, nên mỗi lần ra vào chẳng cố tình nhìn thì cũng thấy cô. Nhìn riết thành quen, bỗng chàng thấy cô dễ thương đến lạ. Từ đó mỗi giờ ra chơi chàng đều cố tìm cớ chạy ra sân để có cơ hội được liếc nhìn cô một cái. Càng nhìn thì tình cảm càng thắm nồng, nhưng, ông trời thật lắm nỗi bất công, Nguyệt Lão thì lại bận đi xe duyên chỗ khác. Chàng nhìn mặt cô thì sinh cảm mến, mà cô nhìn mặt chàng nhiều thì lại thấy vô duyên. Ngậm ngùi chẳng dám nói năng, ôm mối chân tình câm nín.

Vào lớp 8 chàng phải lòng cô bé khác, ngồi ngay cạnh bên nên chẳng cần chạy ra sân cũng thấy được mặt người thương. Mỗi lần cô phát biểu chàng đều ngó sang, nhưng khi chàng phát biểu thì cô vô tình không thèm để ý :cry


Hồi 2:
Thoát mối tơ trời nào đâu dễ
Lỡ bước anh hùng gặp mĩ nhân


Năm lớp 9 chàng xa rời chuyện nữ nhi, xa luôn cả sách vở để sa vào trò chơi điện tử. Vị trí đầu lớp 8 năm bỗng chốc mà tuột mất, cuối mỗi buổi học giờ phải ngồi lại "dò bài". Ai ngờ Nguyệt Lão khéo trêu ngươi, cố đem tơ trời buộc chàng với một cô bé khác. Chàng vừa ăn vừa học suốt buổi trưa, thì nàng (khác rồi nhé) cùng bạn ngồi bàn sau hỏi xin mượn sách. Đã quyết tâm chẳng vương tình nhi nữ, chẳng quay người chàng ném sách xuống bàn sau. Chỉ nghe một tiếng kêu lên, rồi thấy nàng chạy ù đi...rửa mặt, bởi bao bụi sách bay vào mắt, mặt nàng đỏ bừng trông sao... thấy thương thương :wub: . Hối hận nửa phần mà nửa phần rung động, tự đó lòng chàng vương bóng hình cô. Nhưng 3 năm trôi qua cũng chẳng tiến triển thêm gì, lửa lòng chàng cũng dần nguội tắt.


Hồi 3:
Bao dịp gần em ta chẳng hay
Mà nên "sét đánh" một hôm nay


Những năm đầu đại học chàng tu chí, quyết tâm dồn hết sức cho việc học hành. "Người ta" đến bên mà chàng nào hay biết, bao dịp gần bên nhau cũng chẳng để ý gì. "Mùa hè xanh" bao gian nan cùng nhau nếm trải, mà bởi chàng thờ ơ nên chẳng khác người dưng. Chỉ cho đến những ngày sắp ra trường, tình cờ hay nhờ duyên trời xe đắp, cổng kí túc chàng ngơ ngác xin vào tìm bạn, được hỏi tên bạn mà ngẩn ngơ sao lại khai trúng họ tên nàng, số phòng cũng đúng rõ ràng, khiến nàng đang tình cờ đừng gần nghe thấy càng mười phần kinh ngạc. Hai người sững sờ nhìn nhau trong chốc lát, mà tưởng trăm năm dồn lại phút giây này. Ánh mắt dường như muốn nói bao điều, mà sao bấy lâu nay chàng vô tình không nhận thấy. Nhưng thông tin từ người bạn ấy, hình như nàng đã có ý trung nhân. Nửa tin nửa ngờ chàng trong dạ bần thần, quyết tâm mời nàng đi ăn kem để dò cho ra ngọn ngành rành rọt. Nào ngờ kem Tràng Tiền quá ngọt, hai người mải ăn kem nên giờ chàng vẫn chưa biết thực hư. :wacko: :wacko: :lol:



Câu chuyện thứ nhất như vậy là vẫn chưa đến hồi kết và chúng ta hãy đón chờ chàng "viết tiếp" câu chuyện. Xin quán mang bia để cùng nhau nâng cốc chúc cho chàng có một kết thúc có hậu :beer :beer :beer

MB thì tửu lượng kém nên xin uống cà phê lấy tỉnh táo để kể hầu tiếp chư vị câu chuyện thứ hai. (bác Saomai đừng ghi sổ nợ MB nhé) :cafe :cafe

Antonelli,Kathleen McNulty Mauchy

12-02-2005 - 18:12

Kathleen McNulty Mauchly Antonelli
(12 Feb 1921~)


Hình đã gửi


Kathleen McNulty sinh ra ở Ireland nhưng đã nhập cư vào Mĩ từ khi còn nhỏ. Năm 1948 bà lấy John Mauchly và trở thành Kay Mauchly. Vài năm sau khi John Mauchly chết bà kết hôn với Severo Antonelli. Bà từng theo học một trường công giáo ở Mĩ trước khi vào học cao đẳng nữ Chestnut Hill ở Philadelphia. Ở đây bà học toán và tốt nghiệp năm 1942.

1942 là thời gian giữa thế chiến 2 và cuộc chiến đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hướng nghiên cứu thời kì đó. Nước Mĩ đã hướng nghiên cứu phục vụ cho chiến tranh. Trường Kĩ sư Moore của Đại học Pennsylvania đã tiến hành đào tạo các khóa học về điện tử và các khoa khác như một phần phục vụ cuộc chiến. Họ cũng bắt đầu những nghiên cứu đầu tiên về việc ứng dụng máy tính. Phòng thí nghiệm nghiên cứu đạn đạo được xây dựng tại Aberdeen, Harford, đông bắc Maryland là một phần của sân thử Aberdeen, một địa điểm thử nghiệm vũ khí quân sự xây dựng từ trong chiến tranh thế giới thứ nhất 1917. Phòng thí nghiệm nghiên cứu đạn đạo sử dụng các thành viên từ trường Moore cho những dự án của họ.

Sau khi tốt nghiệp Kay Mc Nulty làm việc cho Khoa kĩ sư của trường Moore với tư cách một nhà toán học, bà làm công việc chuẩn bị bộ phận khai hỏa của súng. Bà đã phải làm công việc như một chiếc máy tính thực thụ, như bà đã kể lại "Sự ra đời của ENIAC đã khiến tôi, một trong những chiếc "máy tính" đầu tiên, trở nên lỗi thời"

Máy tính ENIAC (Electronic Numerical Integrator and Computer) được xây dựng bởi John Mauchly (chồng bà về sau) và John Eckert của trường Moore trong chiến tranh với mục đích thực hiện các công việc biên soạn các bảng cho đường đi của bom và đạn để thay thế công việc tính toán vẫn được thực hiện bởi McNulty và 75 người phụ nữ khác. Mặc dù chiến tranh đã kết thúc trước khi chiếc máy được đem ra thực hiện nhiệm vụ, nhưng nó đã được sử dụng trong việc tính toán nghiệm số của phương trình vi phân. McNulty trở thành 1 trong 6 người phụ nữ đầu tiên vận hành ENIAC.

Năm 1948 McNulty kết hôn với John Mauchky, một trong hai người thiết kế ENIAC. Trước đó John Mauchly đã rời trường Moore và hợp tác cùng John Eckert thiết kế những chiếc máy tính tiếp theo. John và Kay sống tại một trang trại ở Amber Pennsylvania và Kay giúp chống thiết kế các chương trình máy tính cho các máy BINAC và UNIVAC. Bà viết phần mềm trong khi chồng bà cùng bạn thiết kế phần cứng.

--------------------------------------------------------------------------------------------

Nguồn:http://www-gap.dcs.s.../Antonelli.html

Matsushima Yozo-Nhà toán học Nhật Bản

12-02-2005 - 18:00

Yozo Matsushima
(11 Feb 1921 in Osaka, 9 Apr 1983 in Osaka, Japan)

Hình đã gửi


Yozo Matsushima theo học tại trường trung học Naniwa. Sau khi tốt nghiệp ông vào học Đại học đế quốc Osaka (giờ là Đại học Osaka). Ở đây ông được học Kenjiro Shoda. Đó là những năm tháng khó khăn cho việc học hành ở Nhật và tình hình mấy năm sau càng trở nên khó khăn hơn vì cuộc chiến tranh thế giới đã bước vào đoạn kết. Ông tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân khoa học tháng 9 năm 1942.

Matsushima được bổ nhiệm làm trợ lí tại Viện toán của Đại học đế quốc Nagoya ngay sau khi nhận bằng thạc sĩ. Có những khó khăn lớn cho việc nghiên cứu ở Nhật Bản trong những năm đó bên cạnh các lí do quân sự và các cuộc đánh bom: các tạp chí toán học quốc tế không đã không đến được với Nhật Bản. Cũng gian nan tương tự cho một nhà toán học Nhật Bản muốn công bố những kết quả nghiên cứu của mình.

Bài báo đầu tiên Matsushima đăng gồm một chứng minh rằng giả thuyết Zassenhaus là sai. Zassenhau đã giả thuyết rằng tất cả các đại số Lie L nửa đơn giản trên một trường đặc trưng nguyên tố (field of prime characteristic) với [L,L]=L là tổng trực tiếp của các ideal đơn giản. Matsushima đã xây dựng được một phản ví dụ. Sau đó ông đã bắt đầu các nghiên cứu cho phép ông chứng minh rằng một đại số con Cartan của một đại số Lie là liên hợp. Nhưng bởi không được tiếp xúc với các công trình đương thời ông đã đăng kết quả này mà không biết rằng Chevalley đã xuất bản một chứng minh rồi.

Trong những năm sau chiến tranh Matsushima có nhiều công trình nhưng thường phải một thời gian dài sau mới được xuất hiện. Tạp chí Proceedings of the Japan Academy số năm 1947 đăng 2 bài báo của ông mãi đến năm 1950 mới được ra mắt còn số đầu tiên Tạp chí của hội toán học Nhật bản có 3 bài báo của ông. Trong thời gian 1952-1953 ông đã tổ chức một seminar về các giả nhóm Lie và hệ vi phân tại Nagoya. Một trong những sinh viên tham dự seminar này của ông, Kuranishi đã đi đến chứng minh một kết quả nổi tiếng trong chủ đề này. Matsushima đã rất hài lòng với thành công của Kuranishi.

Năm 1953 Matsushima trở thành giáo sư chính thức tại Đại học Nagoya (1). Chevalley đã đến thăm ông ở Nagoya và ở đó 3 tháng. Đó là chuyến viếng thăm mà Matsushima thích nhất và có ích nhất đối với ông. Chevalley cũng hài lòng không kém và mời Matsushima năm sau sang Pháp. Ông đi Pháp mùa thu 1954, dành một thời gian ở Đại học Strasbourg rồi ở Paris với tư cách thành viên của C.N.R.S ( Centre national de la recherche scientifique - Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia) theo lời mời của Chevalley và Henry Cartan. Matsushima trình bày một số kết quả nghiên cứu của ông trong seminar của Ehresmann ở Strasbourg, mởi rộng phân loại của Cartan về các đại số Lie bất khả quy phức cho trường hợp đại số Lie thực. Đến Paris vào mùa xuân 1955, ông đã giảng về các giả nhóm Lie tại seminar của Bourbaki. Kobayashi đã viết:"Matsushima trở lại Nagoya tháng 12 năm 1955. Thời gian lưu trú của ông tại Pháp dường như đã quyết định hướng nghiên cứu của ông trong nhiều năm sau."

Khi Shoda rời khỏi vị trí ở bộ môn đại số tại Đại học Osaka, Matsushima đã được bổ nhiệm thế chân ông năm 1960. Nghiên cứu của ông tại Đại học Osaka đã đi theo một hướng hơi khác, ông viết một loạt bài báo về đối đồng điều và không gian đối xứng địa phương. Tháng 9 năm 1962 ông đến Viện nghiên cứu cao cấp ở Princeton và ở đây một năm. Quay lại Osaka ông tham gia tổ chức Seminar Nhật-Mĩ về Hình học vi phân diễn ra ở Kyoto tháng 6 năm 1965. Từ 1966 ông làm giáo sư Đại học Notre Dame, Idiana, Mĩ. Ông từng được nhận giải thưởng Asahi cho các nghiên cứu về các nhóm liên tục năm 1962.

------------------------------------------------------------------------------------------

Nguồn: http://www-gap.dcs.s...Matsushima.html

Chú thích: (1) sau thế chiến thứ 2 tất cả các trường đại học đế quốc của Nhật đều bỏ chữ đế quốc đi.