Đến nội dung

RongChoi

RongChoi

Đăng ký: 26-12-2004
Offline Đăng nhập: 21-08-2009 - 04:22
-----

Moi tham gia buoi trinh bay Tong quan ve Mat ma

18-09-2006 - 17:41

Địa điểm: Phòng Họp Điện Biên Phủ, Công Ty FPT Software, Tầng 2 Toà Nhà DETECH, Mỹ Đình, Hà Nội (cách đi đến địa điểm được gửi trong file đi kèm). Khu nhà nằm trên đường đối diện với bến xe Mỹ Đình.

Thời gian: 14h – 17h thứ 2, 25/09/06 (rất mong các anh chị và thầy cô đến đúng giờ)




Chao cac ban,

Ben cach cac hoat dong chinh thuc cua hoi nghi VietCrypt 06, BTC se
danh buoi chieu ngay 25/9 de to chuc "Tutorial/Survey". Chung ta co
the dang ky tham gia buoi noi chuyen nay ma khong can phai dang ky
tham gia hoi nghi. Day la mot buoi noi chuyen co tinh chat mo va danh
cho cac dai bieu trong nuoc. Nguoi tham gia khong can co kien thuc gi
truoc ve Mat ma. Cac ban SV dien dan Toan hoc dac biet duoc khuyen khich tham du.

Hy vong moi nguoi se den tham gia va cung tim hieu ve nganh Mat ma day
ly thu :vdots

De tham du, moi nguoi chi can gui email toi dia chi:
[email protected] voi noi dung don
gian "Toi dang ky tham gia buoi Tutorial/Survey; ho ten: TTT; don vi:
Truong "từ cấm"".

Duoi day la thong bao cua BTC ve buoi "Tutorial/Survey" nay:

------------------

Kính gửi các anh chị và thầy cô,


Rất cám ơn anh chị và thầy cô đã dành thời gian quan tâm tới hội nghị
Vietcrypt'06.



Để giúp sự trao đổi tại hội nghị có hiện quả, hiện tại ban tổ chức có
ý định tổ chức 1 buổi giới thiệu về hội nghị và khoa học mật mã nói
chung vào chiều thứ 2, 25/09/06 từ 2pm-5pm.



Nội dung buổi giới thiệu sẽ bao gồm 3 bài phát biểu (khoảng 1 tiếng
mỗi bài, bằng tiếng Việt) với các nội dung như sau:



1. Tổng quan các bài phát biểu tại hội nghị - do giáo sư Phan Đình
Diệu chủ trì.
2. New trends in cryptology - do tiến sĩ Nguyễn Phong Quang (ENS,
France) chủ trì, bài báo cáo sẽ được làm bằng tiếng Anh.
3. Bảo mật có chứng minh (Provable Security) – do tiến sĩ Phan
Dương Hiệu (University College London, UK) chủ trì.



Chúng tôi rất hy vọng nhận được sự hưởng ứng tính cực từ phía các anh
chị và thầy cô về buổi giới thiệu này. Để thuận tiện cho việc tổ
chức, chúng tôi mong muốn nhận được sự phản hồi về việc tham dự buổi
giới thiệu này vào trước 4pm Thứ Tư 20/09 bằng thư email phúc đáp về
địa chỉ [email protected] (buổi giới thiệu này không giới hạn
với những người không đăng ký tham dự hội nghị).



Địa điểm tổ chức buổi giới thiệu sẽ được thông báo sau trong tuần này
(sẽ trong nội thành Hà Nội để tiện việc tham gia).



Rất mong nhân được sự hưởng ứng của các anh chị và thầy cô.



Thay mặt ban tổ chức
Nguyễn Quốc Khánh

Công ty cổ phần phần mềm FPT

Giới thiệu hội nghị VietCrypt 2006

22-08-2006 - 21:55

Sắp tới, một Hội nghị quốc tế về Mật mã sẽ được tổ chức tại Hà nội. Hy vọng sẽ có nhiều bạn quan tâm đến tham dự (sinh viên có thể tham dự miễn phí tất cả các hoạt động). Nếu số lượng đại biểu ở Việt nam tham dự đông, Hội nghị sẽ dánh thêm 1 ngày trước khai mạc cho Tutorial/Survey. Do vậy, nếu các bạn có ý định tham dự hãy đăng ký sớm để ban tổ chức có thể quyết định có tổ chức Tutorial/Survey hay không.
Sau đây là một số nét về hội nghị.

Giới thiệu hội nghị VietCrypt 2006:

Thời gian: 25 đến 28/09/2006
Địa điểm: Khách sạn Melia - Hà nội

General Chair: Phan Đình Diệu (Trường Đại học Quốc gia Hà nội).
Program Chair: Nguyễn Phong Quang (Ecole normale supérieure - Trường Sư Phạm Paris).

Đơn vị tổ chức: FPT với sự cộng tác khoa học của Viện Toán Học.
Trang web: http://www.vietcrypt.org/

Một số nét chính về hội nghị VietCrypt 2006:

Phát biểu mời: Hai bài phát biểu mời của hội nghị sẽ do hai nhà khoa học đứng đầu hai nền khoa học Mật mã mạnh của thế giới là Jacques Stern (Pháp, trưởng khoa Tin học của trường trường Sư Phạm Paris) và Tatsuaki Okamoto (giáo sư đại học Kyoto và NTT, Nhật Bản). Hai ông chính là những người tạo nền móng cho sự phát triền mạnh mẽ của ngành Mật mã tại Pháp và Nhật Bản. Ngoài ra, Ban Cơ Yếu có thể sẽ trình bày về Mật mã tại Việt nam từ trong chiến tranh đến hiện tại. Nội dung các bài phát biểu mời sẽ sớm được cập nhật.

Ban chương trình: Hội nghị tập hợp được một ban chương trình với nhiều nhà khoa học uy tín và đã thu hút được 80 bài báo gửi tới. Ban chương trình đã chọn ra 24 bài để trình bày tại hội nghị (24 bài báo này sẽ được in vào Lecture Notes in Computer Science của nhà xuất bản Springer). Đặc biệt, trong ban chương trình có sự tham gia của Neal Koblitz (một trong 2 người, cùng Victor Miller, đưa các nghiên cứu về đường cong Elliptic vào Mật mã), Bart Preneel (chủ tịch chương trình Mật mã châu Âu), Pascal Paillier (đứng đầu nhóm bảo mật của công ty thẻ điện tử lớn nhất thế giới Gemplus), Hà Huy Khoái (Viện trưởng viện Toán học Việt Nam), Xiaoyun Wang (người năm ngoái làm náo động giới mật mã với các công trình tấn công các hàm băm SHA),...

Các bài trình bày: Trong số 24 bài báo được nhận trình bày tại hội nghị, nhiều bài báo được viết bởi các tác giả đã có tiếng và cũng có một số bài báo được viết bởi các nhà nghiên cứu trẻ. Điều đó đưa tới hy vọng VietCrypt sẽ là một diễn đàn tốt cho việc trao đổi và học hỏi trong nghiên cứu về Mật mã.

Có thể đơn cử sau đây một vài nét về các tác giả và các bài trình bày. Tại hội nghị, chắc chắn chúng ta sẽ có thêm nhiều phát hiện thú vị khác.

Tatsuaki Okamoto không chỉ là khách mời của hội nghị, ông cùng 2 đồng nghiệp sẽ trình bày về Universally Composable Identity-Based Encryption. Hướng nghiên cứu về mật mã dựa trên danh tính (không cần sửa dụng qua PKI – hạ tầng cơ sở khóa công khai) đang rất được quan tâm. Bài báo nghiên cứu về tính an toàn của hệ mã dựa trên danh tính khi tính hợp chúng vào trong một hệ thống lớn.

Serge Vaudenay (trưởng nhóm nghiên cứu mật mã tại Đại học bách khoa Lausanne - đại học mạnh nhất của Thụy Sỹ nghiên cứu về mật mã. Ông cũng nổi tiếng nhờ đã phá thành công hệ mã Chor-Rivest đứng vững suốt hơn 10 năm) sẽ cùng đồng tác giả trình bày nghiên cứu về Undeniable Signatures, một hệ chữ ký điện tử có đặc tính khác với hệ chữ ký thông thường: không phải ai cũng kiểm thử được chữ ký mà cần đến sự hợp tác của bản thân người ký. Điều đó giúp người ký hạn chế số người có thể kiểm thử chữ ký của mình nhưng ngược lại, cũng đặt ra nguy cơ người ký có thể phủ nhận chữ ký mình đã ký. Undeniable Signatures nghiên cứu cách ngưới ký không thể phủ nhận chữ ký mình đã ký.

Phillip Rogaway (một trong hai đồng sáng lập của hệ mã nổi tiếng OAEP đang được sử dụng như chuẩn của nhiều hệ mã) sẽ trình bày về Formalizing Human Ignorance. Các hàm băm (như SHA) không sử dụng chìa khóa và do đó không thể giả thuyết rằng không tồn tại thuật toán hiệu quả tìm đụng độ (collision) của hàm băm đó. Một thuật toán như vậy luôn tồn tại (khi hàm băm là cố định và không sử dụng khóa), chỉ có điều ta không biết về nó. Phillip Rogaway sẽ trình bày nghiên cứu làm sao ta có thể hình thức hóa ìsự không biết” đó của con người.

Arjen K. Lenstra (chữ L đầu tiên trong viết tắt của thuật toán LLL nổi tiếng trong algebraic number theory) cùng 2 đồng nghiệp sẽ trình bày các nghiên cứu về hàm băm VSH (Very Smooth Hash) dựa trên độ khó của bài toán logarít rời rạc (phiên bản đầu tiên của VSH là dựa trên việc sử dụng hàm RSA).

David Pointcheval (trưởng nhóm mật mã tại trường Sư phạm Paris) cùng học trò Cécile Delerablée sẽ trình bày một nghiên cứu về chữ ký nhóm (Group Signature). Trong chữ ký nhóm (ví dụ nhóm ìban lãnh đạo” của một trường đại học), một thành viên có thể ký với danh nghĩa nhóm (ban lãnh đạo) và bất kỳ ai có thể kiểm thử rằng đúng đó là chữ ký của nhóm (ban lãnh đạo) nhưng không thể biết chính xác thành viên đó là ai trong nhóm (ban lãnh đạo).

Jacques Patarin (trưởng nhóm mật mã tại đại học Versaille, nhóm mật mã mạnh thứ hai tại Pháp sau trường Sư phạm Paris) nổi tiếng về những nghiên cứu về các hệ mật mã dựa trên hàm nhiều biến sẽ (cùng đồng tác giả Aline Gouget) trình bày về Probabilistic Multivariate Cryptography.

Hội nghị lần này cũng có 3 bài được nhận có sự tham gia của các tác giả Việt nam: anh Nguyễn Duy Lân tại trung tâm nghiên cứu CSIRO ICT Centre, Úc; chị Phan thị Lan Anh tại trường đại học Tokyo, Nhật Bản và anh Phan Dương Hiệu tại trường đại học London, Anh.

Đăng ký tham dự hội nghị:
Một trong các mục đích chính của VietCrypt là tạo ra cơ hội trao đổi, gặp gỡ giữa những người quan tâm tới mật mã trong nước và giới nghiên cứu mật mã thế giới. Ngoài ý nghĩa đó, Hội nghị rất mong nhận được sự tham gia từ các bạn sinh viên quan tâm tới môn khoa học trẻ trung và đang phát triển rất mạnh mẽ này.

Để đăng ký tham dự hội nghị, xin vui lòng theo hướng dẫn tại trang web của hội nghị http://www.vietcrypt.org/ (mục Registration). Lệ phí tham dự hội nghị đối với đại biểu nước ngoài là $400, đối với đại biểu trong nước là 200 000 đồng (bao gồm tất cả các buổi ăn trưa tại khách sạn, các họat động ngoại khóa và 1 cuốn pre-proceedings được cung cấp tại hội nghị).

Các bạn sinh viên thực sự quan tâm sẽ có thể tham gia hội nghị miễn phí với đầy đủ các hoạt động dành cho các đại biểu chính thức. Các bạn chỉ cần chứng tỏ có sự liên quan giữa việc học tập, nghiên cứu, (hoặc là định hướng tương lai của bạn) với Mật mã (thông qua một Motivation letter và/hoặc một CV) đến địa chỉ [email protected].

Hẹn gặp tại Vietcrypt 2006.
Ban tổ chức.

Conjugacy class

18-10-2005 - 22:43

Yet another small problem for this new and interesting topic :)

Let http://dientuvietnam...mimetex.cgi?S_n be the symmetric group of degree http://dientuvietnam...n/mimetex.cgi?n and let
http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?K_n
ii) Prove that, for any http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\pi is equal to http://dientuvietnam...mimetex.cgi?K_n
iii) http://dientuvietnam...mimetex.cgi?K_n