Đến nội dung

thangthan

thangthan

Đăng ký: 31-05-2009
Offline Đăng nhập: 26-03-2014 - 12:58
*****

#288741 [ĐẤU TRƯỜNG] Trận 6: DELTA - GAMMA

Gửi bởi thangthan trong 18-12-2011 - 18:52

Lời giải câu 4 của Gama:
Ta có 2 bổ đề sau (tương đối quen thuộc,mình xin phép ko cm ở đây )
Bổ đề 1:Cho tam giác A'B'C' với các cạnh B'C'=a',A'B'=c',C'A'=b',S là diện tích tam giác và x,y,z là các số thực dương bất kì.Khi đó:
$xa'^2+yb'^2+zc'^2\geq 4\sqrt{xy+yz+xz}S$
Bổ đề 2: Cho tam giác ABC và điểm M bất kì ,BC=a,AC=b,AB=c.Khi đó $\sum \dfrac{MA.MB}{CA.CB}\geq 1$
Back bài toán:
Áp dụng bổ đề 1 với $a'=\sqrt2,b'=sqrt3,c=2 thì S=2(2.3+3.4+4.2)-(4+9+16)=23 ,x=\dfrac{MA}{a},y=\dfrac{MB}{b},z=\dfrac{MC}{c}$,và kết hợp bổ đề 2 suy ra $dfrac{2MA}{a}+\dfrac{3MB}{b}+\dfrac{4MC}{c}\geq 2\sqrt23.$
nên max ${\dfrac{2MA}{a},\dfrac{3MB}{b},\dfrac{4MC}{c}\geq }\dfrac{2\sqrt23}{3}> \dfrac{2\sqrt6}{3}$

PSW : 3/7 điểm


#288700 [ĐẤU TRƯỜNG] Trận 6: DELTA - GAMMA

Gửi bởi thangthan trong 18-12-2011 - 12:47

Thangthan đội Delta xin giải câu 5 đội Gama:
Đầu tiên ta chứng minh nếu u là 1 nghiệm bất kì của P(x) thì $|u|>1$ (1)
Thật vậy giả sử ngược lại thì $|u|^{n-1}|u+a|=p|\leq |u|^{n-1}(|u|+|a|)<p,$vô lý.
Bây giờ giả sử $P(x)=g(x)h(x)$ với g và h là các đa thức với hệ số nguyên và có bậc lớn hơn 1.Suy ra g(0)h(0)=p nên |g(0)| hoặc |h(0)| bằng 1.Ko mất tính tổng quát giả sử |g(0)|=1.
Gọi $x_1,x_2,...,x_k$ là tất cả các nghiệm của g(x).Thế thì $|x_1...x_k|=g(0)=1$.
Theo (1) suy ra vô lý.
@@ mình không tham gia ra đề cho đội Delta lần này nên theo nhận xét của mình thì đề Gama khó hơn :lol:

PSW : Lời giải ngắn gọn ; hay

7/7 điểm :)


#287493 [ĐẤU TRƯỜNG] Trận 5: DELTA - BETA

Gửi bởi thangthan trong 10-12-2011 - 12:11

Sắp tới chắc là mình cũng không cống hiến được nhiều cho DELTA nữa,nhưng mà hình như đội DELTA chỉ chiến đấu với 4 thành viên,2 thành viên Nguyen Dzung, hungvu chưa thấy xuất chiêu. :(


#287335 [ĐẤU TRƯỜNG] Trận 5: DELTA - BETA

Gửi bởi thangthan trong 09-12-2011 - 11:08

Câu 5:
Giả sử $NE \cap MF = I$. Ta cần chứng minh A, I, O thẳng hàng.
Ta có:
$\widehat{AEO}+\widehat{AFO}=180^{0}$
$ \Rightarrow $ Tứ giác AEON nội tiếp.
$ \Rightarrow \widehat{OEF}=\widehat{OAF}$
Vậy ta cần chứng minh: $\widehat{OEF}=\widehat{IAF}$
Mà: $\widehat{OEF}+\widehat{AEF}=90^{0}$
Ta cần chứng minh: $\widehat{IAF}+\widehat{AEF}=90^{0}$
Lại có: $\widehat{IAF}+\widehat{IAE}+\widehat{AEF}+\widehat{AFE}=180^{0}$
Vậy ta cần chứng minh:
$\widehat{IAE}+\widehat{AFE}=90^{0}$
Mà: $\widehat{IAE}+\widehat{SAE}=90^{0}$
$ \Rightarrow $ Ta cần chứng minh: $\widehat{AFE}=\widehat{SAE}$
Có:
$\widehat{SAE}=\widehat{ACB}$ (đều bằng 1/2 số đo cung AB)
$\widehat{AFE}=\widehat{ACB}$ (do EF là đường trung bình của tam giác ABC)
Vậy ta có đpcm.

P/s: Ai bổ sung hộ cái hình.

$\widehat{IAE}+\widehat{SAE}=90^{0}$.Ở chỗ này bạn đã ngộ nhận thẳng hàng.


#286983 [ĐẤU TRƯỜNG] Trận 5: DELTA - BETA

Gửi bởi thangthan trong 07-12-2011 - 12:32

Mình xem qua thì thấy câu 5 hình học bạn khánh đã ngộ nhận là thẳng hàng. :mellow:


#285348 [ĐẤU TRƯỜNG] Trận 5: DELTA - BETA

Gửi bởi thangthan trong 27-11-2011 - 09:20

Mình nghĩ bài 2 của Beta có vấn đề.Vì ta chỉ cần xét 3 điểm A,B,D bất kì trên mặt phẳng.Khi đó theo công thức tính diện tích hình thang thì luôn tồn tại điểm để ABCD là hình thang có 2 đáy là AB,CD và diện tích là 1.Do đó đường chéo BD có thể lấy giá trị dương tùy ý.


#285140 [ĐẤU TRƯỜNG] Trận 5: DELTA - BETA

Gửi bởi thangthan trong 26-11-2011 - 09:34

Hì,mấy hôm nay không diễn đàn thì thấy bài của đội Beta bị chém tả tơi rồi ^^.Mình xin giải bài 3 của Beta.
Gọi D,E,F lần lượt là chân đường vuông góc từ P đến BC,CA,AB.
Dễ thấy $R_1sinA=EF,R_2sinB=DF,R_3sinC=DE.$
Đặt $x=EPF,y=\angle FPD,z=\angle DPE thì x+y+z=\pi$
Áp dụng định lý hàm số cos cho tam giÁc PEF ta có $EF^2=PE^2+PF^2-2PE.PF.cosx$.Tương tự cho 2 tam giÁc DPF và DPE.
Vậy ta chỉ cm ${r_1}^2+{r_2}^2+{r_3}^2+2r_1r_2cosz+2r_1r_3cosy+2r_1r_2cosz\geq 0$
Đặt $f(r_1)={r_1}^2+2r_1(r_2cosz+r_3cosy)+2r_2r_3cosycosz+{r_2}^2+{r_3}^2$ là 1 tam thức bậc hai ẩn là $r_1$.
Ta có $\Delta' _f=({r_2cosz+r_3cosy})^2-2r_2r_3cosx+{r_2}^2+{r_3}^2=-(({r_2sinz})^2+{(r_3siny)^2}+2r_2r_3(cosycosz-cos(2\pi-y-z)))=-(r_2sinz+r_3siny)^2\leq 0$
Vậy $f(r_1)$ luôn không âm nên ta có đpcm.




#285139 [ĐẤU TRƯỜNG] Trận 5: DELTA - BETA

Gửi bởi thangthan trong 26-11-2011 - 09:32

Hì,mấy hôm nay không diễn đàn thì thấy bài của đội Beta bị chém tả tơi rồi ^^.Mình xin giải bài 3 của Beta.
Gọi D,E,F lần lượt là chân đường vuông góc từ P đến BC,CA,AB.
Dễ thấy $R_1sinA=EF,R_2sinB=DF,R_3sinC=DE.$
Đặt $x=\angle EPF,y=\angle FPD,z=\angle DPE thì x+y+z=2\pi$
Áp dụng định lý hàm số cos cho tam giÁc PEF ta có $EF^2=PE^2+PF^2-2PE.PF.cosx$.Tương tự cho 2 tam giÁc DPF và DPE.
Vậy ta chỉ cm ${r_1}^2+{r_2}^2+{r_3}^2+2r_1r_2cosz+2r_1r_3cosy+2r_1r_2cosz\geq 0$
Đặt $f(r_1)={r_1}^2+2r_1(r_2cosz+r_3cosy)+2r_2r_3cosycosz+{r_2}^2+{r_3}^2$ là 1 tam thức bậc hai ẩn là $r_1$.
Ta có $\Delta' _f=({r_2cosz+r_3cosy})^2-2r_2r_3cosx+{r_2}^2+{r_3}^2=-(({r_2sinz})^2+{(r_3siny)^2}+2r_2r_3(cosycosz-cos(2\pi-y-z)))=-(r_2sinz+r_3siny)^2\leq 0$
Vậy $f(r_1)$ luôn không âm nên ta có đpcm.

PSW : 7/7 điểm


#282559 Báo TTT2

Gửi bởi thangthan trong 10-11-2011 - 16:06

Ừ,thế thì càng tốt.Cám ơn em.


#280202 [ĐẤU TRƯỜNG] Trận 2: ALPHA - DELTA

Gửi bởi thangthan trong 26-10-2011 - 10:27

Thangthan đội alpha giải câu 5 đội ALPHA:
1) Nếu M trùng với A thì tỷ số đã cho bằng 1
2)Nếu M ko trùng A thì M,A,B tạo thành 1 tam giác thực sự.Áp dụng định lý hàm số sin cho tam giác MAB ta có
$\dfrac{AB+AM}{MB}=\dfrac{sinM+sinB}{sinA}=\dfrac{2sin\dfrac{M+B}{2}cos\dfrac{M-B}{2}}{2sin\dfrac{A}{2}cos\dfrac{A}{2}}= \dfrac{cos\dfrac{M-B}{2}}{sin\dfrac{A}{2}}\leq \dfrac{1}{sin\dfrac{A}{2}}\leq \dfrac{1}{sin\dfrac{\alpha}{2}}$
trong đó M,A,B là các góc của tam giác MAB,$\alpha$ là góc hợp bởi AB và (P).
Dấu = có khi M thuộc hình chiếu của AB trên (P) và AB=AM
Vậy max $\dfrac{AB+AM}{MB}=\dfrac{1}{sin\dfrac{\alpha}{2}}$

PSW : 7/7 điểm

Bài này cũng chính là đề thi tuyển ĐH Bách Khoa Hà Nội năm 1999

Vì nó cũ rồi nên PSW đồng ý chọn nó làm đề chính thức :)


#279700 [ĐẤU TRƯỜNG] Trận 2: ALPHA - DELTA

Gửi bởi thangthan trong 22-10-2011 - 02:02

Thangthan đội DELTA giải bài 6 đội ALPHA
Bài 6:Đặt $p=\sqrt3+1,q=1-\sqrt3$ thì p,q là 2 nghiệm của pt $x= \dfrac{x^2}{2}-1\Leftrightarrow x^2-2x-2=0$ Chú ý là $-p<q<-q<p$
Xét các TH sau:
1)Nếu $u_1>p$ suy ra $p<u_1<u_2<... $có nghĩa là $u_n$ là dãy tăng.Nếu dãy $u_n$ bị chặn trên suy ra dãy $u_n$ tồn tại giới hạn hữu hạn là l.Suy ra $l=\dfrac{l^2}{2}-1$ nên $l=p$ hoặc $l=q$,đều vô lý.Vậy dãy $u_n$ ko bị chặn trên,tức limu_n=dương vô cùng.
2)Nếu $u_1<-p$ suy ra $u_2=\dfrac{u_1^2}{2}-1> \dfrac{p^2}{2}-1=p$.Cho rằng dãy bắt đầu từ u_2 thì như TH1 suy ra $limu_n=$+vô cùng.
3)Nếu $-q\leq u_1\leq q$.Ta có
$u_{2n+1}=\dfrac{u_{2n}^2}{2}-1=\dfrac{\dfrac{u_{2n-1}^2-2}{2}-2}{2}=\dfrac{u_{2n-1}^4-4u_{2n-1}^2-4}{8}$
nên $u_{2n+1}-u_{2n-1}=\dfrac{(u_{2n-1}^2-2u_{2n-1}-2)(u_{2n-1}^2+2u_{2n-1}+2)}{8}$ (1)
Ta cm bằng quy nạp là $q\leq u_{2n-1}\leq -q$ với mọi n nguyên dương (*)
Thật vậy (*) đúng với n=1.Giả sử (*) đúng đến n=k tức là $q\leq u_{2k-1}\leq -q.Suy ra -1\leq u_{2k}\leq q$ nên $u_{2k+1}=\dfrac{u_{2k}^2}{2}-1\leq \dfrac{q^2}{2}-1=q$và $u_{2k+1}+q=\dfrac{u_{2k}^2-2+2q}{2}< \dfrac{1-2+0}{2}< 0$ nên theo quy nạp thì (*) đúng.
Do $q\leq u_{2n-1}\leq -q<p$ với mọi n nên $u_{2n-1}^2-2u_{2n-1}-2<0.$
Từ (1) suy ra$ u_{2n-1}$ là dãy giảm và bị chặn dưới bởi q nên tồn tại $limu_{2n-1}=l$.
Chuyển qua giới hạn ta có $l-l=\dfrac{(l^2-2l-2)(l^2+2l+2)}{8}$,suy ra l=q.
Mà $u_{2n}=\dfrac{u_{2n-1}^2-2}{2}$ nên $limu_{2n}=q$.Vậy $limu_n=q$
4)$-q<u_1<p$Khi đó
+) nếu tồn tại k để u_k thuộc $[q,-q]$,thì coi dãy bắt đầu từ $u_k $suy ra $limu_n=q$
+)Nếu với mọi n nguyên dương thì u_n ko thuộc [q,-q]
Do $u_1$ thuộc $(-q,p)$ nên $u_2$ thuộc $(q,p)$.Mà $u_2$ ko thuộc $[q,-q]$nên $u_2$ thuộc $(-q,p)$.Tương tự thì $u_n$ thuộc$ (-q,p)$ với mọi n nguyên dương
Ta có $u_{n+1}-u_n=\dfrac{u_n^2-2u_n-2}{2}=\dfrac{(u_n-p)(u_n-q)}{2} (2)$.
Vì $u_n$ thuộc (-q,p) với mọi n nen $u_n^2-2u_n-2<0$ với mọi n.Kết hợp (2) suy ra u_n là dãy giảm và bị chặn dưới nên tồn tại $limu_n=l$.Chuyển qua giới hạn suy ra $l=\dfrac{l^2}{2}-1$ nên l=p hoặc l=q,đều vô lý.
5)u_1 thuộc $(-p,q)$ suy ra $q<u_2<p$.Kết hợp TH3 và TH4 suy ra $limu_n=q$
6) nếu $u_1=p$ thì $u_n=p$ với mọi n,suy ra $limu_n=p$
7) nếu $u_1=-p$ thì $u_n=p$ với mọi n lớn hơn 1,suy ra $limu_n=q$
Từ các Th trên ta kết luận:
Nếu $a< -p$ hoặc $a>p$ thì $ limu_n$=+vô cùng
Nếu $-p\leq a< p$ thì $limu_n=q$
Nếu $a=p$ hoặc $a=-p$ thì $limu_n=p$

PSW : 7/8 điểm


#279668 Đề chọn HSG Lớp 11,12 THPT Chuyên KHTN -Vòng 1,2

Gửi bởi thangthan trong 21-10-2011 - 20:44

Công nhận đề khó nhăn răng.Còn câu 4 nữa bạn nào post lên đi,đề khá là dài,mình hơi lười!
Câu 1:Chọn $x=t-1,y=t+1,z=2t thì x^2+y^2+z^2=2(3t^2+1)^2$
mà pt $3t^2+1=u^2$ có vô hạn nghiệm mà t chẵn (thep pt Pell).Lúc này $(t-1,t+1)=1$ nên có đpcm.
Câu 3 thì dùng Ceva phát là ra ngay.


#279420 [ĐẤU TRƯỜNG] Trận 1: ALPHA - BETA

Gửi bởi thangthan trong 18-10-2011 - 19:51

Quả nhiên tuổi trẻ tài cao ; nhưng thangthan có thể nói thêm về cách dự đoán cái bất đẳng thức đó không ?

Ngoài ra thì bài Toán bày đã có trong quyển sách Problem from the book ; viết bởi Titu Andreescu và Gabriel Dospinescu ; do nó nằm trong phần bài tập tự giải nên PSW đã cho phép đưa vào đề :)


Từ giả thiết mình thấy $\sum a_i^2=\sum b_i^2$ và hơn nữa VP của bất đẳng thức cần cm là $\sum a_i^2$ nên ý tưởng của ta là tìm các số x,y sao cho bđt sau xảy ra
$$\dfrac{a_k^3}{b_k}\leq xa_k^2+yb_k^2$$ (1).Mặt khác từ gt suy ra $\dfrac{b_k}{2}\leq a_k\leq 2b_k$ nên ta thay $a_k=2b_k$ và $2a_k=b_k$ vào (1) thì tìm được $x=\dfrac{21}{10}$ và $y=\dfrac{-2}{5}$.Mà khi thay x,y như thế vào (1) thì dễ thấy nó đúng. :lol:
P/s:Cho mình hỏi bạn PSW tên gì thế?Bạn mấy tuổi rồi,để mình xưng hô cho dễ :icon6:


#279400 [ĐẤU TRƯỜNG] Trận 1: ALPHA - BETA

Gửi bởi thangthan trong 18-10-2011 - 16:32

Bài 6 của đội alpha chỉ cần giải đơn giản như sau:
Để ý là $\dfrac{a_k^3}{b_k}\leq \dfrac{21}{10}a_k^2-\dfrac{2}{5}b_k^2$ (chú ý $\dfrac{a_k}{b_k}$ thuộc [1/2,2]
  • PSW yêu thích


#279027 Chứng minh vuông góc

Gửi bởi thangthan trong 15-10-2011 - 10:15

Bổ đề quen thuộc:AM,EF,DI đồng quy.Gọi điểm đó là G.
Vì BC song song với AK và M là trung điểm của BC nên (AB,AC,AM,AK)=-1,suy ra (KGEF)=-1
Xét cực và đối cực với (I),suy ra G thuộc đường đối cực của K.Mà K thuộc EF là đường đối cực của A nên đường đối cực của K qua A.Suy ra AG là đường đối cực của K.Mà M thuộc AG nên đường đối cực của M qua K.
Lại có MD là tiếp tuyến nên đường đối cực của M qua D nên DK là đường đối cực của M.Suy ra DK vuông góc IM (đpcm)