Đến nội dung

E. Galois

E. Galois

Đăng ký: 23-11-2009
Offline Đăng nhập: 22-09-2023 - 22:35
****-

Trong chủ đề: Cách bảo mật tài liệu?

04-08-2023 - 11:01

Giải pháp: mã hoá file với định dạng *.tuỳ
Viết một app decoder file *.tuỳ
Tạo k*eygen cho app theo id
Active… qua mail :D

 

Cách làm này lại quá phức tạp, người mua sản phẩm sẽ phải tải app riêng để chỉ đọc mỗi file này thôi thì họ cũng ko thích. Hơn nữa đối tượng em định bán cho cũng là những người có trình độ CNTT yếu, và bản thân em cũng không có khả năng viết app. Cách làm này có vẻ là búa bổ đầu chim sẻ rồi


Trong chủ đề: Có bao nhiêu hoán vị khác nhau từ chữ: TOANHOCTUOITRE, trong đó các chữ s...

03-08-2023 - 21:42

Gọi: 
$\mathsf{S}$ là tập hợp tất cả các cách sắp xếp khác nhau.
$\mathsf{T}, \mathsf{O}$ lần lượt là tập hợp các cách sắp xếp các chữ $T, O$ đứng cạnh nhau; 
$\mathsf{T}_2, \mathsf{O}_2$ lần lượt là tập hợp các cách sắp xếp 2 chữ $T, O$ đứng cạnh nhau; 
$\mathsf{T}_3, \mathsf{O}_3$ lần lượt là tập hợp các cách sắp xếp 3 chữ $T, O$ đứng cạnh nhau
$\mathsf{W}$ là tập hợp tất cả các cách sắp xếp hai chữ cái giống nhau đứng cạnh nhau.
 
Vì có đúng 14 chữ cái, trong đó có 3 chữ $T$, 3 chữ $O$, nên $n(\mathsf{S})=\dfrac{14!}{3!.3!}$.
 
Để ba chữ $T$ đứng cạnh nhau, ta chỉ cần coi cụm $TTT$ là một chữ cái. Ta còn 12 chữ cái. Khi đó $n(\mathsf{T}_3)=\dfrac{12!}{3!}$. 
Tương tự $n(\mathsf{O}_3)=\dfrac{12!}{3!}$.
Để hai chữ $T$ đứng cạnh nhau ta chỉ cần coi cụm $TT$ là một chữ cái. Ta còn 13 chữ cái. Khi đó $n(\mathsf{T}_2)=\dfrac{13!}{3!}$. 
Tương tự $n(\mathsf{O}_2)=\dfrac{13!}{3!}$.
Vậy
$$n(\mathsf{O})= n(\mathsf{O}_2)-n(\mathsf{O}_3)= \dfrac{13!}{3!}-\dfrac{12!}{3!}=2.12!=n(\mathsf{T}).$$
Để hai chữ $T$ đứng cạnh nhau và hai chữ $O$ đứng cạnh nhau, ta chỉ cần coi các cụm $TT$, $OO$ là các chữ cái. Ta còn 12 chữ cái. Khi đó $n(\mathsf{T}_2 \cap \mathsf{O}_2)=12!$. 
Tương tự 
$$n(\mathsf{T}_3 \cap \mathsf{O}_3)=10!; \quad n(\mathsf{T}_2 \cap \mathsf{O}_3)=n(\mathsf{T}_3 \cap \mathsf{O}_2)=11!.$$
Do đó
\begin{align*}  n(\mathsf{T}\cap \mathsf{O})&=n(\mathsf{T}_2\cap \mathsf{O}_2)-n(\mathsf{T}_3\cap \mathsf{O}_2)-n(\mathsf{T}_2\cap \mathsf{O}_3)+n(\mathsf{T}_3\cap \mathsf{O}_3)  \\&=12!.-2.11!.+10!=111.10!\end{align*}
Theo nguyên lý bù trừ, ta có:
\begin{align*}n(\mathsf{W}) &=& n\left (\mathsf{T}\cup\mathsf{O}\right )  \\& =& n\left (\mathsf{T}\right )+n\left (\mathsf{O}\right )  -n\left (\mathsf{T}\cap\mathsf{O}\right ) \\&=& 2.2.12!-111.10!=417.10!\end{align*}
Vậy số hoán vị cần tìm là
$$n=n(\mathsf{S})-n(\mathsf{W})=908409600$$
 
 

Trong chủ đề: Tim GTLN của diện tích tam giác IAB

01-08-2023 - 10:04

Cho 2 đường thẳng $d_1: mx + (m-1)y - 2m +1= 0$ và $d_2: (1- m)x + my - 4m + 1 =0.$

b) Chứng minh $d_1$; $d_2$ luôn cắt tại 1 điểm cố định là $I$. Khi $m$ thay đổi thì $I$ chạy trên đường nào.

c) Tìm GTLN của diện tích tam giác $IAB$ với $A$; $B$ là các điểm cố định mà $d_1$; $d_2$ đi qua.

 

Ta chỉ ra các điểm cố định của $d_1, d_2$. Với $d_1$, ta có:

$$ mx + (m-1)y - 2m +1= 0, \quad \forall m \Leftrightarrow  m(x+y-2)-y+1=0, \quad  \forall m \Leftrightarrow \begin{cases} x+y-2=0 \\ -y+1=0 \end{cases} \Leftrightarrow  x=y=1$$

Vậy điểm cố định của $d_1$ là $A(1;1)$.

$$(1- m)x + my - 4m + 1 =0, \quad \forall m \Leftrightarrow  x + 1 +m(y-x-4)=0, \quad  \forall m \Leftrightarrow \begin{cases} x+1=0 \\ y-x-4=0 \end{cases} \Leftrightarrow  \begin{cases} x=-1 \\ y=3 \end{cases}$$

Vậy điểm cố định của $d_2$ là $B(-1;3)$.

Dễ thấy 

$$m(1-m) + (m-1)m = 0, \quad \forall m$$

Do đó $d_1 \perp d_2$. 

Vậy giao điểm $I$ của $d_1,d_2$ là điểm luôn nhìn $AB$ dưới 1 góc vuông. Do đó khi $m$ thay đổi, $I$ chạy trên đường tròn đường kính $AB$.

 

Diện tích tam giác $IAB$ lớn nhất khi và chỉ khi khoảng cách từ $I$ đến $AB$ lớn nhất, khi đó $IAB$ là tam giác vuông cân. Tìm được $I(-1;1)$ hoặc $I(1;3)$


Trong chủ đề: Cho hàm số $y = \frac{x^2}{2} - 3x - \...

01-08-2023 - 09:03

Bài toán này rất đơn giản, bạn tìm các điểm cực trị của đồ thị hàm số như bình thường. Sau đó bạn có thể áp dụng công thức tính diện tích tam giác dựa vào tọa độ ba đỉnh

$$\mathcal{S}_{\Delta ABC}=\dfrac{1}{2} \sqrt{(AB.AC)^2-\left ( \overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AC} \right )^2}$$


Trong chủ đề: $y= f(x) = x^{\pi ^{x}}$ .Tính $f...

01-08-2023 - 08:46

TXĐ: $\left ( 0;+\infty \right )$.

Ta có $\ln f(x) = \pi^x \ln x$. 

Giả sử $f(x)$ có đạo hàm là $f'(x)$. Khi đó

$$\left (\ln f(x)   \right )'= \left (\pi^x \ln x  \right )'\Rightarrow \frac{f'(x)}{f(x)}=\pi^x\ln x\ln \pi + \pi^x.\frac{1}{x} \Rightarrow  f'(x)=\left (\pi^x\ln x\ln \pi + \pi^x.\frac{1}{x}  \right )x^{\pi^x}$$

Từ đó suy ra $f'(1)$