Đến nội dung

E. Galois

E. Galois

Đăng ký: 23-11-2009
Offline Đăng nhập: Hôm nay, 15:51
****-

#269626 Tìm tọa độ các đỉnh của tam giác vuông cân

Gửi bởi E. Galois trong 24-07-2011 - 20:50

Vì G là trọng tâm nên:

$\overrightarrow {GA} = - 2\overrightarrow {GM} \Rightarrow A\left( {4;11} \right) $


Tam giác ABC vuông cân, GM là đường cao. Đường thẳng BC đi qua M và vuông góc với MG nên có pt:

x + 4y + 3= 0 (1)


Vì M là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC nên đường tròn này có pt:

$ \left( {x - 1} \right)^2 + \left( {y + 1} \right)^2 = 153 $ (2)


Giải hệ pt (1) và (2), ta có hai đỉnh còn lại là (-11;2) và (13;-4)
  • MIM yêu thích


#269607 Chuyên đề 1 - Bài Toán Đại số với tham số .

Gửi bởi E. Galois trong 24-07-2011 - 20:06

Lỡ hứa với supermember là sẽ tham gia hoàn thành chuyên đề mà bây giờ mới nhớ ra.
Làm tạm bài 15

Bài 15 : Giải và biện luận phương trình sau theo $2$ tham số $a ; b $ :

$ x = a - b ( a - bx^2 )^2 $


TH1: nếu b = 0 thì pt có nghiệm x = a.
TH2: Nếu b khác 0.

Đặt

$ t = a - bx^2 $


Ta có:

$\left\{ \begin{array}{l} t = a - bx^2 \\ x = a - bt^2 \\ \end{array} \right. $


Trừ từng vế hai pt của hệ, ta có

$ \left( {t - x} \right)\left[ {1 - b(t + x)} \right] = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} t = x \\ t = \dfrac{1}{b} - x \\ \end{array} \right. $


* Với x = t, ta có:

$x = a - bx^2 \Leftrightarrow bx^2 + x - a = 0 $

*Với $t = \dfrac{1}{b} - x $, ta có

$\dfrac{1}{b} - x = a - bx^2 \Leftrightarrow bx^2 - x + \dfrac{1}{b} - a = 0 $


- Nếu $ ab > \dfrac{3}{4} $ thì pt đã cho có 4 nghiệm:

$x = \dfrac{{ - 1 \pm \sqrt {1 + 4ab} }}{{2b}};x = \dfrac{{ - 1 \pm \sqrt {4ab - 3} }}{{2b}} $


- Nếu $ ab = \dfrac{3}{4} $ thì pt đã cho có 3 nghiệm:

$x = \dfrac{{ - 1 \pm \sqrt {1 + 4ab} }}{{2b}};x = \dfrac{{ - 1 }}{{2b}} $


- Nếu $-\dfrac{1}{4}< ab < \dfrac{3}{4} $ thì pt đã cho có 2 nghiệm:

$x = \dfrac{{ - 1 \pm \sqrt {1 + 4ab} }}{{2b}}$


- Nếu $ab = - \dfrac{1}{4}$ thì pt đã cho có 1 nghiệm:

$x = \dfrac{{ - 1 }}{{2b}}$


- Nếu $ab < -\dfrac{1}{4} $ thì pt đã cho vô nghiệm.
_________________________________________________________________

Bài 23
Cho hàm số

$ f(x) = x^2 - 2ax - a^2 - \dfrac{3}{4} $


Tìm a để

$ \left| {f(x)} \right| \le 1 $

với mọi x thuộc [0;1].

Bài 24
Giải và biện luận pt sau với tham số a

$ log_a x = a^x $

________________________________________________________________
p/s: Supermember hãy gợi ý cách giải bài 10 được không


#269071 Thông tin về VMF trên Alexa

Gửi bởi E. Galois trong 20-07-2011 - 06:07

Làm thế nào để bầu chọn trên Alexa hả anh? Em đăng kí mãi ko được!


Alexa không dựa vào bầu chọn mà nó đánh giá, xếp hạng các website dựa theo số lượt truy cập.

Hôm nay ngày 20 tháng 07 năm 2011:
Hình đã gửi
Như vậy, sau 1 tuần, chúng ta đã tụt hạng!

Nhưng mà đừng vì thế mà bi quan, các diễn đàn khác còn thê thảm hơn:
Hình đã gửi


#268781 Kỹ năng tính nhẩm .)

Gửi bởi E. Galois trong 17-07-2011 - 09:26

XIN HỎI CÓ CÁCH NÀO ĐỂ NHÂN 4 HAY NHIỀU SỐ 9 CHO 4 HAY NHIỀU SỐ BẤT KÌ CÓ CÙNG SỐ LƯỢNG CHỮ SỐ VỚI SỐ 9 ĐƯỢC HÔK
VÍ DỤ:
9999 x 3425 ( 9999 nhân với 3425)

Dễ thấy:

3425 x 9999 = 3425x(10000 - 1) = 34250000 - 3425 = 34246575

Vậy ta có quy tắc sau:

Muốn nhân 1 số có n chữ số với số 9...9 (có n chữ số 9), ta giữ nguyên n-1 chứ số đầu tiên, giảm số thứ n 1 đơn vị và viết thêm vào đắng sau hiệu của 10...0 (có n chữ số 0) với số ban đầu.

Ví dụ 1:
1234 x 9999

Giữ nguyên 123
giảm số 4 thành 3
hiệu 10000 - 1234 = 8766
Vậy 1234 x 9999 = 123 3 8766 = 12338766

Ví dụ 2. 120 x 999
Vì ở đây số thứ n là 0 nên phải giảm cả số trước đó:
Giữ nguyên 1
Giảm 20 thành 19
1000 - 120 = 880

Vậy 120 x 999 = 119880


#268440 Thông tin về VMF trên Alexa

Gửi bởi E. Galois trong 14-07-2011 - 00:05

Nguồn Alexa
Hôm nay, ngày 14 tháng 07 năm 2011:
Hình đã gửi

Như vậy, chúng ta đang xếp hạng 2833 Việt Nam.

Mọi người hãy cùng đặt VMF làm trang chủ. Vì một VMF phát triển


#268394 Làm ơn hãy tìm chỗ hẹn cho tôi

Gửi bởi E. Galois trong 13-07-2011 - 19:53

Cuối tuần này, tôi và nàng sẽ hẹn gặp nhau. Nhà tôi và nhà nàng ở về cùng một phía của con sông S. Tối đó, chúng tôi sẽ cùng ra bờ sông tâm sự. Bố mẹ chỉ cho tôi đi một thời gian nhất định và không được về quá khuya. Bố mẹ nàng cũng thế :-?.

Chúng tôi cần tiết kiệm thời gian di chuyển để có thêm thời gian bên nhau. Bạn hãy chọn hộ tôi vị trí trên bờ sông để chúng tôi lấy làm chỗ hẹn sao cho tổng khỏang cách từ nhà tôi đến chỗ hẹn và từ nhà nàng đến chỗ hẹn là nhỏ nhất.

a) Con sông S, đọan đi qua làng tôi, là 1 đoạn thẳng;
b) Hãy coi con sông S, đọan đi qua làng tôi, là 1 dây cung của đưởng tròn; (Phòng xa để nhỡ có hẹn cô khác thì khỏi phải lập tôpic nữa để hỏi :D);
c) Hãy coi con sông S, đọan đi qua làng tôi, là 1 dây cung của đưởng elip;
d) Hãy coi con sông S, đọan đi qua làng tôi, là 1 dây cung của đưởng parabol;
e) Hãy coi con sông S, đọan đi qua làng tôi, là 1 dây cung của đưởng hyperbol;

Cảm ơn các bạn!


#268322 Hcn $ABCD$, biết tọa độ tâm, một điểm trên $AB$, trung đi...

Gửi bởi E. Galois trong 12-07-2011 - 23:30

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy cho hình chữ nhật ABCD, I(6;2) là giao điểm của AC và BD, M(1;5) thuộc AB, E là trung điểm của CD, E thuộc đường thẳng :-?: x+y-5=0. Viết phương trình AB.

Giả sử $E(t;5-t)$
$\Rightarrow IE: (t-3)x+(t-6)y+30-8t=0$
Vì $IE \perp AB$ nên AB có phương trình: $(6-t)x+(t-3)y+m=0$
Gọi F là trung điểm của AB $\Rightarrow F(12-t;t-1)$
$\Rightarrow \left\{\begin{array}{l}6-t+5(t-3)+m=0\\(6-t)(12-t)+(t-3)(t-1)+m=0\end{array}\right. $
Hệ này vô nghiệm ??????

Liệu có sai chỗ nào không nhỉ?


Có sai đâu nhỉ, t = 6, m = -15 là nghiệm mà


#268294 phương trình hàm

Gửi bởi E. Galois trong 12-07-2011 - 21:33

Tìm tất cả các hàm số $ f : R \mapsto R $
thỏa mãn:$f(x-f(y))=f(f(y))+xf(y)+f(x)-1 \forall x,y \in R$ (1)

Thay x = f(y) vào (1), ta có:
$f(0)=f(x)+x^2+f(x)-1 \forall x \in f®$
hay
$2f(t)= f(0) - t^2+ 1 \forall t \in f®$ (2)

Thay x = 0 vào (1), ta có:
$f(-f(y))=f(f(y))+f(0)-1 \forall y \in R$ (3)

Theo (2), ta có:
$f(-f(y))= \dfrac{1}{2}(f(0) - [f(y)]^2 + 1) \forall y \in R$ (4)
$f(f(y)) = \dfrac{1}{2}(f(0) - [f(y)]^2 + 1) \forall y \in R$ (5)

Từ (3), (4) và (5) suy ra f(0) = 1.

Thay y = 0 vào (1), ta có:
$f(x-1)=f(1)+x+f(x)-1 \forall x \in R$ (6)

Ái chà, muốn chứng minh
$f(x) = \dfrac{1}{2}(2 - x^2) \forall x \in R$ (5)
mà khó quá


#267554 Chuyên đề 1 - Bài Toán Đại số với tham số .

Gửi bởi E. Galois trong 05-07-2011 - 16:31

Bài 19 ( hay ) :

Tìm tham số $m$ để phương trình sau có nghiệm thực :
$ x^3 + x^2 + x - m (x^2+1)^2 = 0$


Định không tham gia giải bài nhưng mà bài hay thế này không làm thì phí

$ x^3 + x^2 + x - m (x^2+1)^2 = 0 \Leftrightarrow m = \dfrac{{x^3 + x^2 + x}}{{\left( {x^2 + 1} \right)^2 }}$


Đặt

$ f(x) = \dfrac{{x^3 + x^2 + x}}{{\left( {x^2 + 1} \right)^2 }} = \dfrac{x}{{x^2 + 1}} + \left( {\dfrac{x}{{x^2 + 1}}} \right)^2 $


Đặt

$t = \dfrac{x}{{x^2 + 1}}$


Ta có

$t \in \left[ { - \dfrac{1}{2};\dfrac{1}{2}} \right]$



$\begin{array}{l} f(x) = g(t) = t + t^2 \\ \\ g'(t) = 1 + 2t;g'(t) = 0 \Leftrightarrow t = - \dfrac{1}{2} \\ \end{array}$


$\begin{array}{l} \mathop {\max }\limits_R f(x) = \mathop {\max }\limits_{\left[ { - \dfrac{1}{2};\dfrac{1}{2}} \right]} g(t) = g\left( {\dfrac{1}{2}} \right) = \dfrac{3}{4} \\ \\ \mathop {\min }\limits_R f(x) = \mathop {\min }\limits_{\left[ { - \dfrac{1}{2};\dfrac{1}{2}} \right]} g(t) = g\left( { - \dfrac{1}{2}} \right) = - \dfrac{1}{4} \\ \end{array}$


Vậy điều kiện cần và đủ để pt đã cho có nghiệm thực là

$ - \dfrac{1}{4} \le m \le \dfrac{3}{4}$


Cách 2: Đặt x = tan t và chuyển về lượng giác. Mời mọi người chém

Supermember nhận xét :

Lời giải của supermember cho bài này gần giống cách 1 của E.Galois ; tuy nhiên ; supermember dự đoán luôn :

$ \dfrac{-1}{4} \le f(x) \le \dfrac{3}{4}$ chứ không dùng đạo hàm :"> )


( cái này chắc do hên hên mà đoán ra được :( )

Tuy nhiên cái lời giải của E . Galois không thật đầy đủ ; làm thế chắc chắn sẽ bị trừ 1/2 số điểm

Câu khẳng định : " Hàm số $f$ liên tục trên $ \mathbb{R}$ " là rất quan trọng :(
_______________________________
E.Galois: Nhận xét của Supermember rất đúng. Các bạn đừng phạm phải sai lầm như mình nhé. X(


#265657 Blaise Pascal

Gửi bởi E. Galois trong 19-06-2011 - 22:58

Hình đã gửi
Blaise Pascal (19 tháng 6 năm 1623–19 tháng 8 năm 1662)


CÁC CỐNG HIẾN CỦA PASCAL CHO TOÁN HỌC

1. Tam giác Pascal

2. Máy tính cơ học đầu tiên

3. Lý thuyết xác suất.

4. Định lý Pascal trong hình học xạ ảnh


Đố vui: Ngôn ngữ lập trình Pascal do Pascal nghĩ ra năm nào? :(


#265654 Blaise Pascal

Gửi bởi E. Galois trong 19-06-2011 - 22:45

Hôm nay là ngày sinh hai nhà toán học người Pháp:

Blaise Pascal (19 tháng 6 năm 1623–19 tháng 8 năm 1662) là một nhà toán học, nhà vật lý học, triết gia người Pháp. Ông được tiếp thu nền giáo dục từ người cha của ông. Ngay từ thời trẻ Pascal đã nổi tiếng là thần đồng.

Blaise_pascal.jpg

Các tác phẩm ban đầu của ông là về tự nhiên và các khoa học ứng dụng, nơi ông đã có những đóng góp quan trọng vào việc xây dựng một máy tính cơ khí, các nghiên cứu về chất lỏng, trình bày các khái niệm về áp suất và chân không bằng việc khái quát tác phẩm của Evangelista Torricelli.

Trong lĩnh vực toán học, Pascal đã giúp tạo ra hai lĩnh vực nghiên cứu mới. ông đã viết một luận án quan trọng về đối tượng của hình học xạ ảnh ở độ tuổi 16. Cùng với Pierre de Fermat xây dựng lý thuyết xác suất, đây là công trình có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của kinh tế học hiện đại và các khoa học xã hội.

Sau đó ông đã từ bỏ lĩnh vực khoa học, ông dành tâm sức vào triết học và thần học. Ông đã viết hai tác phẩm nổi tiếng trong thời kỳ đó.

Pascal đã phải chịu đựng các ốm đau trong suốt cuộc đời và đã chết ở độ tuổi 39, chỉ hai tháng sau lần sinh nhật thứ 39 của ông.

Tuổi trẻ và sự giáo dục
Blaise Pascal sinh tại Clermont Ferrand, miền Auvergne nước Pháp, ngày 19 tháng 6 năm 1623. Cha của Pascal, ông Etienne, trước kia là một luật gia tại thành phố Paris và vào lúc Pascal chào đời, ông là chánh án tòa Hộ tại Clermont. Khi Pascal lên 3 tuổi, bà mẹ Antoinnette Bégan từ trần, để lại cho chồng 3 người con là Gilberte, Blaise và Jacqueline lúc đó đều còn quá nhỏ.

Ngay từ khi mới tập nói, Pascal đã tỏ ra là một đứa trẻ có năng khiếu khác thường. Lớn lên, Pascal thường hỏi người lớn những câu hỏi hắc búa và cậu cũng trả lời được những câu hỏi thật khó giải đáp. Những điều này làm cho ông Etienne tin tưởng rằng con của ông là một thiên tài, vì vậy ông quyết định lấy cách giáo dục con. Nguyên tắc của ông là luôn luôn khiến cho đứa trẻ làm các việc khó khăn hơn, tiến bộ hơn.

Vào năm 1631, ông Etienne nhường chức vụ của mình cho người khác rồi dọn nhà lên thành phố Paris để chăm sóc sự học vấn của con. Ông tự đảm trách việc giáo huấn và vì vậy, Pascal không có thầy giáo nào khác ngoài người cha thân yêu tài ba. Cậu được dạy cách quan sát, suy tưởng và thường học được những kiến thức qua các cuộc đàm luận với cha. Khởi đầu, ông Etienne quyết định dạy con tiếng La Tinh và Hy Lạp cho đến năm 12 tuổi, tuy nhiên trong các thời giờ nhàn rỗi, ông Etienne cũng kể cho con trai nghe các câu chuyện về Khoa Học nhưng những điều này không bao giờ làm cho Pascal thỏa mãn, cậu luôn luôn khao khát những lý lẽ cuối cùng của sự vật.

Vì muốn con chuyên tâm về tiếng La Tinh và Hy Lạp là hai ngôn ngữ rất khó học, nên ông Etienne đã cất dấu tất cả những sách về Khoa Học và Toán Học. Nhưng rồi một hôm, khi bước vào phòng, ông thấy con trai đang loay hoay dùng phấn chứng minh trên nền nhà định luật thứ nhất trong 32 định luật của Euclide. Sau khi nghe con thuật lại cách chứng minh, ông Etienne đã phải bỏ nhà, chạy sang nhà ông hàng xóm Le Pailleur để "khóc lên vì sung sướng".

Xưa nay, ông Etienne chưa từng dạy cho con học Toán bao giờ, vả lại định luật của Euclide đó là một bài toán rất khó đối với người lớn, không phải dành cho trẻ em 12 tuổi. Pascal đã chứng minh được rằng tổng số các góc trong một tam giác bằng hai góc vuông, đúng như Euclide đã từng phát biểu. Cũng vì chưa từng học Hình Học, Pascal đã gọi đường tròn là "cái tròn" (un rond), đường thẳng là "cái thước kẻ" (une barre). Từ đây, Pascal mới được cha cho phép đọc các cuốn khái luận của Euclide. Do trí thông minh sẵn có, Pascal đọc tới đâu, hiểu tới đó mà không cần một ai giảng giải. Cậu còn giải được nhiều bài toán khó. Sự tự tìm hiểu do ý thích đã khiến Pascal chẳng bao lâu trở thành một nhà toán học có hạng.

Thời bấy giờ, ông Etienne thường gặp gỡ nhiều nhân vật danh tiếng về Khoa Học nên Pascal cũng được tham dự vào các buổi hội thảo, cậu được làm quen với Cha Mersenne là một nhà bác học thời đó, cũng như với những nhà khoa học danh tiếng khác, chẳng hạn như Desargues, Fermat, Roberval. Tại các buổi họp này, Pascal đã góp ý kiến về các tư tưởng, các lý luận, các lời phê phán những tác phẩm của các nhà bác học đương thời. Cậu cũng trình bày những điều do mình khám phá.

Theo phương pháp Hình Học của Desargues, Pascal đã hoàn thành cuốn "Khảo Sát về Thiết Diện Côníc" (Traité des sections coniques, 1640) khi chưa tới 16 tuổi. Tác phẩm này bao gồm các công trình của Apollonius, nhưng đã được Pascal tự tìm ra và lại chứng minh bằng một phương pháp luận lý vừa đơn giản hơn, vừa tổng quát hơn. Tác phẩm của Pascal đã khiến rất nhiều nhà toán học tài ba đương thời phải khâm phục, kể cả Cha Mersenne và Descartes, và ai cũng đồng ý rằng cuốn sách đó xứng đáng là công trình của một bậc thầy chứ không phải là của một thiếu niên chưa đủ 16 tuổi. Nhiều người đã thúc dục Pascal đưa in tác phẩm nhưng do lòng khiêm tốn, cậu đã từ chối vì vậy ngày nay người ta chỉ còn lưu giữ được hai cuốn sách đầu tay của nhà thiên tài toán học Pascal.

Năm 1638, khi chính phủ Pháp ra lệnh giảm bớt lợi tức của Tòa Đô Chính Paris, một nhóm người đã đứng lên phản đối trong đó có người cha của Pascal. Vì vậy ông Etienne bị Thủ Tướng Richelieu cho người theo dõi và phải trốn về miền Auvergne. Lúc bấy giờ, Pascal 15 tuổi và cô em gái Jacqueline 13. Giống như anh trai, Jacqueline cũng nổi tiếng là một thần đồng về thơ văn. Khi lên 11 tuổi, Jacqueline đã sáng tác được một kịch thơ 5 hồi và tác phẩm thơ này đã được giới văn nghệ Paris ưa chuộng. Rất nhiều người và ngay cả Thi Hào Corneille đều ưa thích đọc thơ của Jacqueline.

Nhờ tài năng về Thơ Phú, Jacqueline được phép đóng kịch trước Hồng Y Giáo Chủ Richelieu. Vị Thủ Tướng này đã không tiếc lời khen ngợi cô bé và hỏi thăm về gia cảnh. Nhân lúc này, Jacqueline liền ngâm một bài thơ xin ân xá cho cha và Thủ Tướng đã nhận lời. Ông Etienne nhờ vậy được phép trở lại Paris và lại được cử giữ chức vụ Giám Đốc Thuế Vụ miền Rouen. Nhưng trách nhiệm này làm ông Etienne mệt mỏi vì sổ sách kế toán quá nhiều. Để giúp đỡ cha, Pascal đã sáng chế ra một chiếc máy tính mà nguyên tắc của nó còn được áp dụng cho các loại máy tính tối tân ngày nay. Phát minh này đã làm dang tiếng của Pascal vang lừng.

Vào các năm trước, gia đình Pascal tuy ngoan đạo nhưng tôn giáo chưa được coi là quan trọng cho tới năm 1646, dòng tu khổ hạnh (Jansenism) của Cơ Đốc Giáo đã ảnh hưởng tới vùng Pascal cư ngụ. Đây là nhóm tôn giáo chủ trương do ông Cornelis Jansen, một giáo sư thần học gốc Hà Lan, sống tại Louvain. Các niềm tin của giáo phái này khác hẳn với các lời rao giảng của các giáo sĩ Dòng Tên (the Jesuites). Ông Etienne Pascal, do không ưa thích tôn giáo, nên đã mang gia đình dọn lên thành phố Paris. Tới khi ông Etienne qua đời vào năm 1651, cô em gái Jacqueline của Pascal liền vào nhà tu tại Port Royal. Do ảnh hưởng này, Pascal đã để tâm tới tôn giáo cũng như tới các vấn đề thần học.

Cũng vào năm biết tới dòng tu Khổ Hạnh, Pascal đã thực hiện lại các thí nghiệm của Torricelli và phổ biến các điều khám phá của mình trong tác phẩm "Các thí nghiệm mới liên quan tới khoảng chân không" (Nouvelles expériences touchant le vide, 1647). Pascal đã dựa vào thí nghiệm rồi dùng lý luận, đánh đổ các quan niệm cổ xưa của Aristotle về chân không và ông cũng đưa ra những khám phá mới về áp suất không khí. Pascal đã tìm thấy kết luận rằng càng lên cao, áp suất của không khí càng giảm đi. Để kiểm chứng điều này, Pascal đã nhờ người anh rể là Florin Perier lên ngọn núi Puy-de-Dome thực hiện nhiều thí nghiệm cần thiết. Các kết quả của Perier đã xác nhận lời tiên đoán của Pascal. Do khám phá này của Pascal, các nhà khoa học đã chế tạo được các phong vũ biểu và các cao độ kế.

Trong khi nghiên cứu các thí nghiệm của Torricelli, Pascal còn tìm cách tổng quát hóa những ý niệm về chất lỏng. Ông đã thiết lập nhiều định luật về áp suất của chất lỏng để rồi phổ biến qua tác phẩm :"Khảo sát sự cân bằng chất lỏng" (Traité de l 'équilibre des liqueurs). Cuốn sách này được hoàn thành vào năm 1651 nhưng mãi tới năm 1663 mới được xuất bản và căn cứ vào đó, nhiều nhà khoa học đã coi Pascal là một trong những người sáng lập ra môn Thủy Động Học (Hydrodynamics).

Sau khi người cha thân yêu qua đời, Pascal không chuyên tâm nhiều vào việc khảo cứu khoa học. Ông thường giao du với nhiều người, nhất là Hầu Tước trẻ tuổi De Roannez và Hiệp Sĩ De Mere. Chính trong thời kỳ này, ông đã chuyên đọc về Epictète và Montaigne. Do sự đi lại với De Mere, Pascal đã lưu tâm tới lý thuyết toán học của cách đánh bài. Ông bắt đầu nghiên cứu phép tính Sác Xuất (Probability) rồi vào năm 1654, đã phổ biến các kết quả qua các bức thư viết cho Fermat và qua cuốn "Khảo Sát về Tam Giác Số Học" (Traité du triangle arithmétique).

Cũng vào năm 1654, Pascal tới Port Royal thăm cô em gái Jacqueline đang sống trong tu viện. Cuộc đi thăm này khiến cho Pascal cảm thấy "ghê tởm cực độ các sự giả dối của đời người". Sự bất toại nguyện càng tăng thêm cho tới khi "đêm lửa" xẩy đến, làm thay đổi hẳn cuộc sống cũ của Pascal. Chính vào đêm 23 tháng 11 năm 1654 đó, trong khi đang khảo cứu Toán Học, Pascal cảm thấy như được đối thoại cùng Thượng Đế trong hai tiếng đồng hồ. Pascal thấy mình đã nhận lãnh một chức vụ thiêng liêng, rồi vì quá xúc động, ông nguyện hiến cả đời mình cho Thượng Đế và quyết tâm làm tỏ đức tin nơi Đấng Chí Tôn.

Vào năm 1655, Antoine Arnauld, nhà thần học chính thức của Port Royal bị các nhà thần học Sorbone kết án, nhất là về lối tu khổ hạnh (Jansenism) đối với Chúa Cứu Thế. Có lẽ do chính Arnauld khuyến dụ, Pascal đã viết ra các bức thư Provinciales. Lối hành văn cũng như cách tranh luận của Pascal qua tác phẩm này đã quyến rũ được dân chúng Paris, nhất là trong khoảng thời gian từ tháng Giêng năm 1656 tới tháng 4 năm 1657. Khi sống tại Port Royal, Pascal được mời viết cho nhà trường các bài giảng về Hình Học, có lẽ vì lý do này, Pascal đã viết nên cuốn "Phương Pháp chứng minh Hình Học" (On Geometrial Demonstrations).

Thời còn thơ ấu, thể chất của Pascal rất mỏng manh, nên khi lớn lên, tình trạng sức khỏe của ông cũng không được khá. Vào năm 1658, Pascal lại bị chứng đau răng hành hạ và vì muốn tìm quên nỗi đau nhức, Pascal quay ra làm Toán. Ông nghiên cứu hình học Cycloide, là thứ hình học đang được Roberval và các nhà toán học đương thời khảo sát. Pascal đã tìm ra được nhiều tính chất quan trọng nhưng vì muốn chứng tỏ các điều khám phá của mình có thể giải đáp được nhiều bài toán hắc búa, Pascal đề nghị một cuộc thách đố với các nhà toán học. Nhiều người đã nhận lời trong đó có Wallis và Laouère, nhưng rồi chỉ có Pascal cho ra các kết quả hoàn toàn.

Càng về cuối đời, Pascal càng sống khổ hạnh. Sau khi đứa cháu của ông được cứu khỏi tại Port Royal và được mọi người coi là một sự huyền diệu, Pascal chuyên tâm đọc sách và kiếm tài liệu để viết nên cuốn sách "Biện hộ cho Thiên Chúa Giáo" (Apology for the Christian Religion) mà sau này, tác phẩm đó được phổ biến sau khi ông qua đời dưới tên là "Tư Tưởng" (Pensées).

Tháng 6 năm 1662, Pascal đem nốt căn nhà ở tặng cho một gia đình nghèo đang mắc bệnh đậu mùa. Ông dọn tới ở nhờ người chị gái Gilberte. Tại nơi này, Pascal bị ốm nặng và cơn bệnh còn hành hạ ông trong hai tháng. Pascal qua đời vào ngày 19 tháng 8 năm đó, hưởng thọ 39 tuổi.

Năm 1962, cả nước Pháp đã làm lễ kỷ niệm 300 năm ngày mất của Blaise Pascal, nhà bác học kiêm triết gia và văn sĩ. Để ghi nhớ bậc Vĩ Nhân Khoa Học này, người ta đã phát hành tem thư, tổ chức các buổi thuyết trình về Triết Học, Toán Học và Văn Chương. Nhiều phòng triển lãm đã trưng bày các tác phẩm của Pascal cùng chiếc máy tính, phát minh lừng danh của ông. Qua các bài diễn văn, các Viện Sĩ Louis de Broglie, Francois Mauriac. đã ca ngợi Blaise Pascal là một thiên tài của Nhân Loại, đã mang cả cuộc đời phụng sự cho Khoa Học và Triết Học.

Tên của Pascal được dùng đặt cho đơn vị áp suất và tên 1 miệng núi lửa trên Mặt trằng.
Câu nói nổi tiếng

Nếu cái mũi của Cleopatra ngắn hơn một chút thì cả khuông mặt của cả trái đất này hẳn đã thay đổi.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------




#265234 Thơ viết cho mình

Gửi bởi E. Galois trong 17-06-2011 - 06:58

ĐIỀU CON BIẾT SAU MÙA HÈ

Con lên Xuân Hòa trọ học
Thấm thoắt đã một năm tròn
Thời gian trôi qua trên bàn bi-a xanh lét
Trong những ngày dài lo thi lại triền miên…



Năm thứ nhất trôi qua chẳng một chút ưu phiền
Chẳng nghĩ, chẳng suy bởi cho mình còn bé …



Tháng Bảy sang khi trở về với mẹ
Định bụng xả hơi, vui vẻ những ngày hè
(Con có biết đâu mẹ sớm khuya vất vả
Góp nhặt từng đồng nuôi con sống nơi xa).

Buổi sớm Xuân Hòa con còn trong chăn ấm
Đâu biết mẹ ra đồng sương lạnh buốt đôi vai
Mẹ lo mùa này lũ chuột phá ruộng khoai
Phiên chợ ngày mai lo ngô không bán được.

Mùa hè sang lại còng lưng tát nước
Mẹ lo hạn này cây lúa chẳng trổ bông
Con ốc, con cua bán chẳng được mấy đồng
Ruộng rau sau nhà lại bị sâu ăn lá.

Xuân Hòa đêm nay bàn bi-a vui quá
Đâu biết ở nhà mẹ đang ngủ chẳng an
Con lợn sáng nay bán chưa đầy nửa tạ
Mẹ lo Xuân Hòa con mất một tháng ăn.

Con gà mái mới chỉ vừa nhảy ổ
Buồng chuối chưa vàng mẹ đã phải bán đi
Mẹ sợ Xuân Hòa con đang trông ngóng
Tiền điện, tiền nhà ảnh hưởng tới ôn thi.

Tháng Bảy qua nhanh như trái banh vào lưới
Ngày trở lại trường con mới chợt nhận ra
Tóc mẹ nhuốm màu của mưa gió sương sa
Hay tội lỗi của con làm bạc đầu của mẹ

Con nhận ra mình đến nay không còn bé
Sức mẹ yếu dần cùng lo lắng nghĩ suy
Tạm biệt gia đình con lặng lẽ bước đi
Nghe trong lòng mình gió chuyển mùa hối hả.

(Đề nghị ghi rõ tác giả: Hoàng Ngọc Thế – blog Phấn buồn khi copy bài này)


#265233 Thơ viết cho mình

Gửi bởi E. Galois trong 17-06-2011 - 06:52

VẮNG EM

Hôm nay lớp thiếu em
Chỗ anh ngồi thiếu nắng
Lớp vẫn thật đông
Chỉ mình anh là vắng

Dãy hành lang thiếu bóng em … Câm lặng!
Gió thiếu tiếng em cười, lạc lõng giữa hư không
Cánh phượng rung mình nhớ đôi mắt thật trong
Chòm mây thơ thẩn nhớ má hồng xao xuyến.
Lũ chim non hôm nay không lên tiếng
Chắc tại thiếu em rồi, ai khiến chúng vui tươi.
Chỉ có tiếng ve vẫn ầm ĩ ran trời
Xao xác lòng anh như thay lời xa vắng.
Xúc cảm đầu tiên anh ghi lên giấy trắng
Từ sâu thẳm trong lòng, anh … rất … nhớ … em.

(Hoàng Ngọc Thế )


#265232 Thơ viết cho mình

Gửi bởi E. Galois trong 17-06-2011 - 06:47

Mình sẽ viết lại những bài thơ của mình

NÓI VỚI ẤY

Sắp hết năm thứ ba rồi ấy nhỉ
Và chúng mình sẽ nhớ mãi tên nhau
Riêng phần tớ nhớ nhiều hơn một chút
Giữ kỉ niệm cho mình, tớ chẳng kể ra đâu.

Chắc ấy biết tớ thích ấy từ lâu
Tính tớ vụng về làm sao mà giấu nổi
Ánh mắt con trai có bao giờ nói dối
Thấy cách tớ nhìn, chắc ấy nhận ra ngay.

Phượng lại nở hồng khiến mình phải chia tay
Tớ chẳng tiếc vì ba năm không nói
(Người ta bảo: tình bạn bè sôi nổi
Đẹp hơn nhiều khi hai đứa yêu nhau).

Có những điều chẳng nói được thành câu
Nhưng cây cỏ và đất trời cũng hiểu
Tớ sẽ gửi gió giữ thay cho những gì còn thiếu
Để nắng cứ vàng ngày mình phải xa nhau.

Kì thi này rồi cũng sẽ qua mau
Hai đứa mình sẽ còn về chung lối
Tốt nghiệp rồi, chẳng còn gì bối rối
Tớ sẽ nói thành lời điều gửi gió hôm nay.

(Nhớ ghi rõ tác giả: Hoàng Ngọc Thế khi copy bài thơ này)


#264319 Làng có 2 màu mắt, phải tự tử nếu biết màu mắt mình

Gửi bởi E. Galois trong 10-06-2011 - 17:54

Một làng nọ có 100 dân, 23 người mắt xanh, 77 người mắt nâu. Mỗi người thấy màu mắt của tất cả 99 người còn lại, nhưng không biết màu mắt mình. Tất nhiên, họ không biết là có 23 xanh 77 nâu. Lệ làng nói rằng ai biết màu mắt bản thân thì đúng nửa đêm hôm biết màu mắt phải ra giữa làng tự tử. Tất cả dân làng đều cực kỳ thông minh, duy lý , tuân thủ lệ làng, và đều biết là cả làng thông minh và tuân lệ làng. Một hôm có chú Tèo ở làng bên lon ton sang thăm. Buổi chiều họp toàn làng đứng lên phát biểu: ìớ, làng này có bác mắt xanh!”. Hỏi: chuyện gì sẽ xảy ra? Tại sao?