Đến nội dung

h.vuong_pdl

h.vuong_pdl

Đăng ký: 28-08-2010
Offline Đăng nhập: 09-09-2023 - 09:57
***--

#285776 Topic trao đổi bài

Gửi bởi h.vuong_pdl trong 29-11-2011 - 18:29

Hôm nay là tròn 1 tuần topic trao đổi bài được khai trương và đi vào hoạt động.

Để đạt được hiểu cao, theo sự hội ý của alex_hoang vs h.vuong_pdl, chúng ta phải tổng kết lại kết quả tuần qua. 1 tuần chúng ta làm được cái gì ???? Học được gì qua 1 tuần ? Các vấn đề được khai thác, các vấn đề được mở rộng ??? Cần làm gì tiếp ?? Các bài toán còn sót lại ????

Chúng ta bắt đầu tổng kết: TUẦN TRAO ĐỔI THỨ I.

1) Trong tuần qua, chúng ta đã giải quyết được một dạng pt:

Bài 3 (
post by alex_hoang):Giải phương trình
\[\sqrt[3]{{2x + 3}} + 1 = {x^3} + 3{x^2} + 2x\]

Bài 6Giải phương trình
\[\sqrt[3]{{3x - 5}} = 8{x^3} - 36{x^2} + 53x - 25\]

PP: biến đối và đặt ẩn, đưa về dạng hệ gần đối xứng kiểu II. Một chút xử lí, ta cũng có thể giải quyết vd sau tương tự:

Bài 4:(
post by h.vuong_pdl) Giải phương trình : $-2x^3 +10x^2 -17x+8=2x^2\sqrt[3]{5x-x^3}$

2) Một bài hình nhỏ được alex_hoang phát triển, mở rộng và cho ta một loạt kết quả thú vị: ( rất đáng haon nghênh )

(
phát triển bởi alex_hoang)
Sau đây mình xin giới thiệu một vài tính chất của một tam giác đặc biệt :lol:
Tính chất của một tam giác đặc biệt
Tam giác $ABC$ (Ta kí hiệu $A$ là góc $A$ và $B,C$ được định nghĩa tương tự)
Tam giác $ABC$ có \[C = 2B = 4A\]
Là một tam giác đặc biệt có rất nhiều ứng dụng
Tính chất 1: \[\dfrac{1}{{BC}} = \dfrac{1}{{AB}} + \dfrac{1}{{AC}}\]

Tính chất 2: $cosA.cosB.cosC=\dfrac{-1}{{8}}$

Tính chất 3:\[c{\rm{o}}{{\rm{s}}^2}A + c{\rm{o}}{{\rm{s}}^2}B + c{\rm{o}}{{\rm{s}}^2}C = \dfrac{5}{4}\]
Tính chất 4:\[{a^2} + {b^2} + {c^2} = 7{R^2}\]Tính chất 5:
\[\cos A - \cos B - \cos C = \dfrac{1}{2}\]Tính chất 6:
\[\sin A - \sin B + \sin C = \dfrac{1}{2}\]
Tính chất 7:\[\sin A + \sin B + \sin C = \dfrac{1}{2}\cot \dfrac{A}{2}\]
Tính chất 8:$ha=hb+hc$
Tính chất 9$bc=a(b+c)$
tính chất 10${c^ 2}={a^ 2} +bc$

3/ Và khá nhều bài toán hay + thú vị được chúng ta trao đổi giải quyết với những lời giải đẹp, ý tưởng tự nhiên.

Bài 1:(
post by h.vuong_pdl và được xusinst HD) Tìm giá trị của m đề phương trình sau có 1 nghiệm duy nhất:

$\sqrt{x}+\sqrt{1-x} + 2m\sqrt{x.(1-x)} - 2\sqrt[4]{x.(1-x)} = m^3$

p/s: qua bài này, ta biết thêm 1 cách xử lí bài toán tìm đk đề hệ hay pt có 1 nghiệm duy nhất = pp đk cần và đủ.

Bài 2:(
post by alex_hoang, được xusinst giải quyết) Có bao nhiêu xâu nhị phân có độ dài n trong đó không có 2 bít 1 đứng cạnh nhau?

Qua vd này, ta thấy 1 bài tin học được chuyển hóa về Toán ( dãy số ). Thật thú vị!

Trong topic cũng xuất hiện những bài BĐT như:

Bài 5:(
post by vietfog, giải quyết bởi 2 bạn Hà QUỐC ĐẠT và vietfog với 2 lời giải khác nhau) Cho $x,y,z$ là các số dương thỏa mãn :$\left\{ \begin{array}{l}x + y + z = 9\\x \ge 5;x + y \ge 8\end{array} \right.$
Chứng minh rằng:$xyz \le 15$

Bài 15:(
post by nguyenphu.manh, giải bởi alex_hoang) Cho $a>1$. $x+y+z=1.$ và $x,y,z$ là các số nguyên dương.
C/m: $\dfrac{1}{a^x}+\dfrac{1}{a^y}+\dfrac{1}{a^z}\geq 3(\dfrac{x}{a^x}+\dfrac{y}{a^y}+\dfrac{z}{a^z})$, .....

Các bài toán hay như:

Bài 13:(
post bay nguyenphu.manh, giải bởi h.vuong_pdl) Giải hệ phương trình:
$$\left\{\begin{matrix}
x^{2011}+304xy^{2010}=y^{4022}+304y^{2012} & \\
162y^2+27\sqrt{3}=(8x^3-\sqrt{3})^3 &
\end{matrix}\right.$$
Bài 14:Tìm a để bất phương trình $$a^3x^4+6a^2x^2-x+9a+3\geq 0$$ đúng với mọi
$$x \epsilon R$$, .....

Và một số bài toán thú vị khác!.

3) trong 1 tuần họa động qua, chúng ta cũng chưa thực sự quan tâm nhiều. Vì vậy mà còn sót lại một số bài toán ( có thể là khó, ... ) sót lại, cần được giải quyết. như:

Bài 7:(
post by xusinst) Tìm tất cả các nghiệm của đa thức sau với $a\left( {a - 1} \right) \ne 0$.
$$P\left( x \right) = {\left( {{a^2} - a} \right)^2}{\left( {{x^2} - x + 1} \right)^3} - {\left( {{a^2} - a + 1} \right)^3}{\left( {{x^2} - x} \right)^2}$$

Bài 8:(
post by h.vuong_pdl) Tìm giá trị của $m$ để phương trình sau có 4 nghiệm phân biệt thuộc khoảng $\left[-\dfrac{\pi}{4};\dfrac{\pi}{4}\right]$:

$\sin^4x + \cos^4x + \cos4x = m$

Bài 9(
post by alex_hoang) Qua đương cao của tứ diện đều ,kẻ mặt phẳng cắt các mặt phẳng chứa các mặt bên theo $3$ đường thẳng tạo với mặt đáy của tứ diện các góc $\alpha ,\beta ,\gamma $.Chứng minh rằng
\[{\tan ^2}\alpha + {\tan ^2}\beta + {\tan ^2}\gamma = 12\]




Bài 11: (post by h.vuong_pdl)

Trong mặt phẳng cho đường tròn © có tâm O, bán kính R và đường thẳng d tiếp xúc với ©tại điểm A cố định. từ điểm M nằm trên mặt phẳng và ngoài đường tròn ©kẻ tiếp tuyến MT tới đường tròn © (T là tiếp điểm). Gọi H là hình chiếu vuông góc của M lên d.

Chứng minh rằng đường tròn tâm M có bán kính MT luôn tiếp xúc với một đường tròn cố định khi M di động trên mặt phẳng sao cho: MT = MH.
Bài 15: Cho tứ diện ABCD, điểm M ở trong tứ diện. AM, BM, CM, DM lần lượt cắt các mặt phẳng đối diện tại A', B', C', D'. Chứng minh rằng :

$MA' + MB'+ MC' + MD' \leq \left{ AB, AC,AD,BC,BD,CD \right}$


Bài 12:) (post by alex_hoang) a)Giải bất phương trình: $x(3{\log _2}x - 2) > {\log _2}x - 2$

Cùng 1 số bài toán THCS đưa lên bởi h.vuong_pdl và bài 10 của Cao Xuân Huy.

Mặc dù vậy, qua 1 tuần nhìn lại chúng ta làm được cũng khá nhiều ( vì đã 12 cả nên thời gian online rất ít ). Một tràng vỗ tay hoan nghênh cho tinh thần của mọi người. Qua bài viết này, mình rất cảm ơn mọi người. Đặc biệt sự đóng góp của anh xusinst, bạn alex_hoang, h.vuong_pdl, nguyenphu.manh, vietfog, HA QUỐC ĐẠT, Cao Xuân Huy, .....

Hi vọng một tuần mới lại bắt đầu với những bài toán mới và lời giải hay + đẹp mới....!

Cuối xùng, một lần nữa mình xin nêu cao tinh thần học hỏi của topic, nghiên cứu, troa đổi, học tập hết mình, vì bạn cùng tiến, ....



"HỌC THẦY KHôNG TàY HỌC BẠN"


#285581 Topic trao đổi bài

Gửi bởi h.vuong_pdl trong 28-11-2011 - 18:10

@@@ Các bạn THCS, để các bạn không chỉ tham quan topic, mình post một loạt bài tập về hệ cơ bản trong 1 chuyên đề nhỏ. Mong các bạn THCS quan tâm và giải quyết.




@@@@ Các bạn THPT tiếp tục + nhanh chóng posst thêm + giải các bài tập. Làm phong phú các thể loại. Sắp đến ngày lên đường rồi :((

Hình gửi kèm

  • untitled.JPG



#285579 Topic trao đổi bài

Gửi bởi h.vuong_pdl trong 28-11-2011 - 18:02

Bài 14: Quan sát thấy ngay 1 hằng đẳng thức bình phương. Có bpt:

$a(ax^2 + 3)^2 \ge x - 3.$

Biến đổi tí nữa, ta thấy 1 dạng pt đưa được về hệ đối xứng kiếu II:

$x^2 + \frac{3}{a} \ge \frac{1}{a}.\sqrt{\frac{x}{a}-\frac{3}{a}}.$

Giải : $bpt \Leftrightarrow a(ax^2 + 3)^2 \ge x - 3$

Nhận xét rằng: nếu a < 0, ta chọn x > 3 thì bpt không thể đúng với mọi x.

Vậy a > 0. Khi đó, nếu $x \le 3$ thì bpt luôn đúng. Nếu $x > 3$. ta có bpt tương đương:

$x^2 + \frac{3}{a} \ge \frac{1}{a}.\sqrt{\frac{x}{a}-\frac{3}{a}}.$

Đến đây ta có thể đặt cả căn thức = t >0. Sau biến đổi $x \ge t$

Tuy nhiên để tránh thêm ẩn phụ chồng chéo, ta có thể đến vs 1 con đường khác ( nó cũng xuất phát từ 1 ý tưởng giải pt dạng này).

có bpt: $\left(x+\frac{1}{2a}\right)^2 \ge \left(\sqrt{\frac{x-3}{a}}+\frac{1}{2a}\right)^2$

$\Leftrightarrow x + \frac{1}{2a} \ge \sqrt{\frac{x-3}{a}}+\frac{1}{2a} \Leftrightarrow ax^2 -x + 3 \ge 0$

bpt có nghiệm với mọi $x \Leftrightarrow \Delta ' \le 0$ do $a > 0.$

Tức là: $1 - 12a \le 0 \Leftrightarrow a \ge \frac{1}{12}.$


#285578 Topic trao đổi bài

Gửi bởi h.vuong_pdl trong 28-11-2011 - 17:50

Bài 13: Với những dạng hệ như thế ta luôn có một định hướng rất rõ ràng.

Do không thể kết hợp 2 phương trình của hệ nên chỉ có thể phân tích, đánh giá từ 1 trong 2 hệ,

Qua quan sát, ta quyết định xử lí phương trình 1. Đặt $x = ty$. ta có ngay :

$(ty)^{2011} + 304t.y^{2011} = y^{4022} + 304.y^{2012} \Leftrightarrow y^{2011}\left(t^{2011}+304t - y^{2011}-304y\right) = 0.$

$y = 0 \Rightarrow ...........$

giải pt: $t^{2011}+304t =y^{2011}+304y$ ta khảo sát hàm, sao thấy ngay: y = t

( đến đây thấy số được cho như 304, 2011, 2012, .. thực ra cho chỉ là hình thức. Có vẻ như liên quan đến 30/4/2011 )

Vậy ta có: $x = y^2$. Thay vào giải pt không có gì khó khăn.

có pt: $(2x)^3 - \sqrt{3} = 3\sqrt[3]{3.(2x) + \sqrt{3}}$

Đây là dạng pt có thể đưa được về dạng hệ đối xứng kiểu II, khá quen thuộc. ( như các vd: 4,6 , .. trên )



@@@ Một hệ tương tự quen thuộc.

$\left\{ \begin{array}{l} {x^5} + x{y^4} = {y^{10}} + {y^6} \\ \sqrt {4x + 5} + \sqrt {{y^2} + 8} = 6 \\ \end{array} \right.$


#285380 Topic trao đổi bài

Gửi bởi h.vuong_pdl trong 27-11-2011 - 11:31

Có một bài logarit thế này, không biết mức độ thế nào mà mình nhai mãi ván không hiểu đang nhai cái gì :(

Bài 16: Cho a,b,c > 2. CHứng minh rằng :

$\log_{b+c}a^2 + \log_{c+a}b^2 + \log_{a+b}c^2 \ge 3$


#285286 Topic trao đổi bài

Gửi bởi h.vuong_pdl trong 26-11-2011 - 20:51

Giải 12b) Xét tam giác: $A_1A_3A_7$.

tâm O nối với 2 đỉnh kề tạo 1 góc: $\alpha = \dfrac{2\pi}{14} = \dfrac{\pi}{7}.$

Ta có:

$\widehat{{A_3}{A_7}{A_1}} = \dfrac{1}{2}\widehat{{A_1}O{A_3}} = \alpha ;\widehat{{A_7}{A_1}{A_3}} = 2\alpha \Rightarrow \widehat{{A_1}{A_3}{A_7}} = 2\pi - 3\alpha $

áp dụng định lí sin trong tam giác ta có:

$\dfrac{A_1A_3}{\sin\alpha} = \dfrac{A_3A_7}{\sin2\alpha} = \dfrac{A_7A_1}{\sin(2\pi-3\alpha}= 2R.$

Như vậy, ta chỉ cần chứng minh đẳng thức tương đương sau.

$\sin^2\alpha +\sin^22\alpha + \sin^23\alpha = \dfrac{7}{4}.$ bới $\alpha = \dfrac{\pi}{7}.$

Chứng minh đẳng thức này khá quen thuộc ( đã từng được hỏi nhưng mình vẫn chưa Cm được )

nhờ mọi người xem giùm :-?


#285019 Topic trao đổi bài

Gửi bởi h.vuong_pdl trong 25-11-2011 - 18:13

225]Bài 11:

225]Trong mặt phẳng cho đường tròn (C) có tâm O, bán kính R và đường thẳng d tiếp xúc với (C)tại điểm A cố định. từ điểm M nằm trên mặt phẳng và ngoài đường tròn (C)kẻ tiếp tuyến MT tới đường tròn (C) (T là tiếp điểm). Gọi H là hình chiếu vuông góc của M lên d.

Chứng minh rằng đường tròn tâm M có bán kính MT luôn tiếp xúc với một đường tròn cố định khi M di động trên mặt phẳng sao cho: MT = MH.


#284895 Topic trao đổi bài

Gửi bởi h.vuong_pdl trong 24-11-2011 - 18:32

@@@Alex Hoang: híc, hôm đó xem cái đề, nó in ra hơi mờ :((

Thành thực xin lỗi! Mình đã sửa ở trên rồi đó. Cậu giải đi ( nhớ bình luận nha )

p/s: Mọi người sao lại không vào posst bài + giải bài nữa rồi :(


#284743 Topic trao đổi bài

Gửi bởi h.vuong_pdl trong 23-11-2011 - 18:27

@@@Mọi người post thêm các bài tập hay + tâm đắc đi.

P/s: xem lại bài 1 ( phần điều kiện đủ ), bài 4 và bài 7. Vùa giải vừa cho thêm bài tập.

Nếu có bài tập về hình học không gian hay tọa độ, .... cho phong phú thì hay hơn :D :)


#284742 Topic trao đổi bài

Gửi bởi h.vuong_pdl trong 23-11-2011 - 18:23

Chiều nay đi học về lại hoạch được bài khá hay:

Bài 8: Tìm giá trị của $m$ để phương trình sau có 4 nghiệm phân biệt thuộc khoảng $\left[-\frac{\pi}{4};\frac{\pi}{4}\right]$:

$\sin^4x + \cos^4x + \cos4x = m$


#284657 Topic trao đổi bài

Gửi bởi h.vuong_pdl trong 22-11-2011 - 21:16

@@@ anh xusinst: em nghĩ anh là một người có kiến thức khá sâu và rộng ( nói chung là giỏi :D) vì vậy em mong anh sẽ cùng chúng em duy trì topic này. Thêm vào đó, với kiến thức của anh, anh hãy mở rộng và phát triển các bài toán ra, thêm các bài tập hay anh đã từng làm, từng suy nghĩ, đã từng tâm đắc.

Hi vọng chúng ta sẽ học tập được nhiều điều từ anh xusinst.

tái bút: híc, quên là anh chém nhẹ tay thôi, để các bạn + chúng em thảo luận ( anh ra đòn nào là bài đó chết hết rồi :(( :(( :(( )

mọi người tích cực tham gia nha!


#284653 Topic trao đổi bài

Gửi bởi h.vuong_pdl trong 22-11-2011 - 20:57

@@@anh xusinst: cái hay + thú vị của bài này chính là phần điều kiện đủ anh ak.

Anh làm tiếp phần sau đi :D


#284651 Topic trao đổi bài

Gửi bởi h.vuong_pdl trong 22-11-2011 - 20:55

Giải bài 3: Xem xét dấu hiệu 1 đẳng thức vế phải: $(x+1)^3 = x^3+3x^2+3x+1.$

Đặt ẩn $y = x+1$ ta sẽ có phương trình:

$(x+1)^3 -(x+1) = \sqrt[3]{2(x+1)+1} + 1 \Leftrightarrow y^3-y=\sqrt[3]{2y+1} + 1.$

Đặt $t = \sqrt[3]{2y+1}$ ta có hệ :

$\left\{\begin{array}{l}y^3-y=t+1\\t^3=2y+1\end{array}\right.$

Hệ này gần ( anh em) với hệ đối xứng kiểu II. Trừ theo vế xuất hiện nhân tử y-t.

thật vậy: $y^3-t^3 = t-y \Leftrightarrow (y-t)(y^2+yt+t^2+1) = 0 \Leftrightarrow y = t.$

Vậy có:

$x+1 = \sqrt[3]{2x+3} \Leftrightarrow x^3 + 3x^2 - x - 2 = 0 \Leftrightarrow (x+2)(x^2+x-1) = 0 \to nghiệm$



Và đây là một bài tương tự cần 1 chút xử lí để đến với lời giải:

Bài 4: Giải phương trình : $-2x^3 +10x^2 -17x+8=2x^2\sqrt[3]{5x-x^3}$



#284645 Topic trao đổi bài

Gửi bởi h.vuong_pdl trong 22-11-2011 - 20:35

Để mình khai trương topic vs 1 bài toán khá dễ và hay ( chỗ xử lí ).

Bài 1: Tìm giá trị của m đề phương trình sau có 1 nghiệm duy nhất:

$\sqrt{x}+\sqrt{1-x} + 2m\sqrt{x.(1-x)} - 2\sqrt[4]{x.(1-x)} = m^3$


#283584 Thư ngỏ

Gửi bởi h.vuong_pdl trong 15-11-2011 - 20:58

Các bạn vào link sau để download phần mềm. Còn về phần hướng dần, mình nghĩ vs các bạn thì chỉ cần ngồi mày mò 1 tí là ok! ngay.

p/s: Cố lên các bạn :D

link: http://www.mediafire...n4ymw8gr43gcfzz