Đến nội dung

hxthanh

hxthanh

Đăng ký: 30-10-2010
Offline Đăng nhập: Riêng tư
****-

#744485 Hỏi có tất cả bao nhiêu số tự nhiên chia hết cho 9 mà mỗi số có 2011 chữ số v...

Gửi bởi hxthanh trong 03-04-2024 - 22:10

Tại sao khi chọn cs cuối cùng lại còn 1 cách vậy

Giả sử tổng các chữ số trước khi chọn chữ số cuối cùng là $S$

$S\equiv r\!\pmod 9$ thì chọn chữ số cuối cùng là $9-r$ với $r=1,...,8$

Nếu $r=0$ thì sẽ có 2 cách chọn là $0,9$




#744477 Kí hiệu $x \rightarrow -\infty$ không hiện bên dưới kí hi...

Gửi bởi hxthanh trong 02-04-2024 - 20:50

Một là dùng thêm
\displaystyle
trước
\lim
Hai là dùng đúng quy tắc
\lim\limits_{x\to -\infty}
Bạn thử xem nhé! $\lim\limits_{x\to -\infty}$


#744470 Từ bài toán tổng các bình phương đến giả thuyết Milnor

Gửi bởi hxthanh trong 01-04-2024 - 22:36

Bài viết rất công phu chứa đựng rất nhiều kiến thức nghiên cứu chuyên sâu mang tính thời sự của tác giả. Đáng tiếc mình chưa đủ trình độ để lĩnh hội, à không, phải nói là đọc hiểu được những vấn đề này. Đề nghị BBT đăng bài này lên page của diễn đàn.


#744465 Một số bài toán tổ hợp liên quan đến phương trình nghiệm nguyên

Gửi bởi hxthanh trong 01-04-2024 - 10:42

Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập diễn đàn, mình xin chia sẻ với các bạn một vài bài toán tổ hợp dưới góc nhìn dãy số và phần nguyên. Đây không phải chuyên đề vì tính áp dụng không cao, số lượng bài toán cũng khá hạn chế mong bạn đọc thông cảm. Về phần bài tập tự luyện thì đã có một vài bài xuất hiện trên diễn đàn, còn lại mình không đưa ra lời giải. Nếu muốn bạn có thể up lên diễn đàn chúng ta "từ từ thảo luận".
Nội dung bài viết cũng khá sơ sài, rất mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn, để mình hoàn thiện bài viết hơn cho những cập nhật sau.
File gửi kèm  Approximate_sums_of_Floor_Function.pdf   260.2K   32 Số lần tải


#744426 Combinatorial Problems in Mathematical Competitions

Gửi bởi hxthanh trong 29-03-2024 - 12:29

Tài liệu tổ hợp rời rạc tổng hợp của chị Na 

File gửi kèm  Combinatorial Problems in Mathematical Competitions.djvu   1.44MB   22 Số lần tải




#744399 Đề thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế (TST) năm 2024

Gửi bởi hxthanh trong 27-03-2024 - 16:28

Đề thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế năm 2024


Thời gian: 270 phút



Ngày thi thứ hai: 27/03/2024

Bài 4. Cho số thực $\alpha\in (1;+\infty)$ và đa thức hệ số thực $P(x)$ có bậc $24$, đồng thời hệ số cao nhất và hệ số tự do đều là $1$. Giả sử rằng $P(x)$ có $24$ nghiệm thực dương không quá $\alpha$. Chứng minh rằng
$$\left|P(1)\right|\le \left(\dfrac{19}{5}\right)^5(\alpha-1)^{24}.$$

Bài 5. Cho tam giác $ABC$ nhọn, không cân nội tiếp đường tròn $(O)$. Đường tròn nội tiếp $(I)$ của tam giác $ABC$ tiếp xúc với các cạnh $BC, CA, AB$ theo thứ tự tại $D, E, F$. Tia $EF$ cắt đường tròn $(O)$ tại điểm $M$, tiếp tuyến tại $A$ và $M$ của $(O)$ cắt nhau ở $S$, tiếp tuyến tại $B$ và $C$ cắt nhau ở $T$. Giả sử $IT$ cắt $OA$ tại $J$. Chứng minh rằng:
$$\angle ASJ =\angle TSI.$$

Bài 6. Cho đa thức $P(x)$ hệ số nguyên, khác hằng. Tìm tất cả đa thức $Q(x)$ hệ số nguyên thoả mãn điều kiện: với mọi số nguyên dương $n$, tồn tại đa thức $R_n(x)$ có hệ số nguyên sao cho
$$Q(x)^{2n}-1=R_n(x)(P(x)^{2n}-1).$$

Nguồn: Hướng tới Olympic Toán VN (nhóm facebook)




#744372 Tính số nghiệm nguyên của : $x_1+x_2+...+ x_9+x_{10}=n $

Gửi bởi hxthanh trong 26-03-2024 - 13:06

Đúng rồi, biểu thức của em mới chính xác!
Vì khi viết ${n+9-11k\choose 9}$ thì kể cả $n+9-11k<0$ thì nó vẫn xác định (và khác 0)


#744369 Tìm giới hạn $L=\lim\limits_{x\to n^-} \lfloor x^2...

Gửi bởi hxthanh trong 26-03-2024 - 12:37

$\newcommand{fl}[1]{\left\lfloor #1 \right\rfloor}$

Với $n$ là số nguyên dương cho trước. $\fl x$ là hàm phần nguyên - Floor function

Tìm giới hạn sau:

$$L=\lim\limits_{x\to n^-} \fl{x^2\fl{x^2\fl{x^2}}}$$




#744365 Tính số nghiệm nguyên của : $x_1+x_2+...+ x_9+x_{10}=n $

Gửi bởi hxthanh trong 25-03-2024 - 23:17

$\newcommand{fl}[1]{\left\lfloor #1 \right\rfloor}$

Xin phép dự đoán (không phải lời giải) (căn cứ theo phương pháp bù trừ)

$S_n=\sum_{k=0}^{\fl{\frac{n}{11}}}(-1)^k{10\choose k}{n+9-11k\choose 9}$

Một vài kết quả (cần kiểm chứng)




#744363 Số nghiệm nguyên không âm của pt $x_1+4(x_2+x_3)+5x_4=n$

Gửi bởi hxthanh trong 25-03-2024 - 22:32

$\newcommand{fl}[1]{\left\lfloor #1 \right\rfloor}$
Gọi $\|1,4,4,5;n\|$ là số nghiệm nguyên không âm của phương trình $x_1+4(x_2+x_3)+5x_4=n$
Chứng minh rằng:
\begin{equation}\label{e1}
\|1,4,4,5;n\|=\fl{\dfrac{2n^3+42n^2+265n+30(n+3)[(n+1\!\!\mod 4)-(n\!\!\mod 4)]-15n(-1)^n+960)}{960}}
\end{equation}
Nhận xét
Bài toán này quá mang tính… đánh đố với người đọc! Nó được ra đời là do “hậu quả” của việc gộp… 20 công thức lại với nhau! Tất cả như dưới đây, thể hiện độ “rảnh” của tác giả đã đạt tới max level. :luoi:

\begin{equation}\label{e2}
\|1,4,4,5;n\|=\dfrac{n^3+21n^2+140n+480}{480},\quad (n\equiv 0,4\!\!\!\pmod{20})
\end{equation}
\begin{equation}\label{e3}
\|1,4,4,5;n\|=\dfrac{n^3+21n^2+140n+384}{480},\quad (n\equiv 8\!\!\!\pmod{20})
\end{equation}
\begin{equation}\label{e4}
\|1,4,4,5;n\|=\dfrac{n^3+21n^2+140n+288}{480},\quad (n\equiv 12,16\!\!\!\pmod{20})
\end{equation}
\begin{equation}\label{e5}
\|1,4,4,5;n\|=\dfrac{n^3+21n^2+155n+303}{480},\quad (n\equiv 1,17\!\!\!\pmod{20})
\end{equation}
\begin{equation}\label{e6}
\|1,4,4,5;n\|=\dfrac{n^3+21n^2+155n+495}{480},\quad (n\equiv 5,9\!\!\!\pmod{20})
\end{equation}
\begin{equation}\label{e7}
\|1,4,4,5;n\|=\dfrac{n^3+21n^2+155n+399}{480},\quad (n\equiv 13\!\!\!\pmod{20})
\end{equation}
\begin{equation}\label{e8}
\|1,4,4,5;n\|=\dfrac{n^3+21n^2+140n+108}{480},\quad (n\equiv 2,6\!\!\!\pmod{20})
\end{equation}
\begin{equation}\label{e9}
\|1,4,4,5;n\|=\dfrac{n^3+21n^2+140n+300}{480},\quad (n\equiv 10,14\!\!\!\pmod{20})
\end{equation}
\begin{equation}\label{e10}
\|1,4,4,5;n\|=\dfrac{n^3+21n^2+140n+204}{480},\quad (n\equiv 18\!\!\!\pmod{20})
\end{equation}
\begin{equation}\label{e11}
\|1,4,4,5;n\|=\dfrac{n^3+21n^2+95n-21}{480},\quad (n\equiv 3\!\!\!\pmod{20})
\end{equation}
\begin{equation}\label{e12}
\|1,4,4,5;n\|=\dfrac{n^3+21n^2+95n-117}{480},\quad (n\equiv 7,11\!\!\!\pmod{20})
\end{equation}
\begin{equation}\label{e13}
\|1,4,4,5;n\|=\dfrac{n^3+21n^2+95n+75}{480},\quad (n\equiv 15,19\!\!\!\pmod{20})
\end{equation}
Bạn có thể thử sức với một trong số các công thức trên. :luoi:


#744336 Tìm hệ số của $x^{3n-4}$ trong khai triển : $(x^...

Gửi bởi hxthanh trong 24-03-2024 - 09:38

Sau một thời gian lên bờ xuống ruộng, xin trình bày lời giải của một học sinh có chỉ số IQ không cao, chính là em đây! ^_^
$$\begin {align}
[x^{3n-4}]&(1+x+x^2+x^4)^n=[x^{3n-4}]x^{3n}(x^{-3})^n(1+x+x^2+x^4)^n\\&=[x^{3n-4}]x^{3n}(x^{-3}+x^{-2}+x^{-1}+x)^n\\
&=[x^{-4}](x^{-3}+x^{-2}+x^{-1}+x)^n\\
&=[y^4](y^3+y^2+y+y^{-1})^n\\
&=[y^4](y^{-1}+y+y^2+y^3)^n\\
&=[y^4]((y^{-1}+1+y+y^2+y^3)-1)^n\\
\displaystyle &=\sum_{q=2}^n (-1)^{n-q} \binom{n}{q}[y^4](y^{-1}+1+y+y^2+y^3)^q\\
&=\sum_{q=2}^n (-1)^{n-q} \binom{n}{q} [y^4]\dfrac{(1-y^5)^q}{y^q(1-y)^q}\\
\displaystyle &=[y^4]\sum_{q=2}^n \sum_{r=0}^q\sum_{s=0}^\infty
(-1)^{n-q+r}\binom{n}{q}\binom{q}{r}\binom{q-1+s}{q-1}y^{s+5r-q}\\
&\boldsymbol {\displaystyle =\sum_{q=2}^n \sum_{r=0}^q
(-1)^{n-q+r}\binom{n}{q}\binom{q}{r}\binom{3+2q-5r}{q-1}}\end{align} $$
Chú thích :
$(4): \text{Đặt $y=x^{-1}$}$
$(7): \text {do $[y^4](y^{-1}+1+y+y^2+y^3)^0=[y^4](y^{-1}+1+y+y^2+y^3)^1=0$}$
$(10): \text {do $ s=q-5r+4\ge 0$ }$
Thử vài giá trị $n$ :
$n=2:\, \displaystyle \sum_{r=0}^2
(-1)^{r}\binom{2}{r}\binom{7-5r}{1}=7-2\cdot 2=3$
$n=3:\,\displaystyle \sum_{q=2}^3 \sum_{r=0}^q
(-1)^{3-q+r}\binom{3}{q}\binom{q}{r}\binom{3+2q-5r}{q-1}$
$\displaystyle =\sum_{r=0}^3(-1)^{r}\binom{3}{r}\binom{9-5r}{2}
-3\sum_{r=0}^2 (-1)^{r}\binom{2}{r}\binom{7-5r}{1}$
$=(36-3\cdot 6)-3(7-2\cdot 2)=9$

Một bài làm rất công phu và nói lên nhiều thứ cần học hỏi! Mình cũng đã thử sức với bài này và cũng ra được một biểu thức tổng kép cồng kềnh rất khó xử lý rút gọn. Có thể bài toán này không tồn tại một kết quả đẹp được.


#744293 Chia $6n$ viên bi vào $4$ hộp

Gửi bởi hxthanh trong 21-03-2024 - 19:25

$\newcommand{\fl}[1]{\left\lfloor #1 \right\rfloor}$
Bài này mình tình cờ đọc được trong một paper nào đó không nhớ rõ lắm. Trong đó họ ký hiệu $\|1,2,3,6;n\|$ để chỉ số nghiệm nguyên không âm của phương trình $x_1+2x_2+3x_3+6x_6=n$
Theo như công thức khủng bố trong đó thì mình tóm tắt lại thành:
$$ \|1,2,3,6;n\| = \fl{\dfrac{2n^3+36n^2+191n+8n(n+2\!\!\mod 4)-8n(n\!\!\mod 4)+9n(-1)^n+432}{432}}$$
Hay với $n\equiv 0\pmod 6$ thì
$$=\fl{\dfrac{(n+6)^3}{216}}$$
Và khi thay $n$ thành $6n$ thì ta có đáp án là $\mathbf{(n+1)^3}$




#744279 Tính năng mới: Môi trường định lý

Gửi bởi hxthanh trong 20-03-2024 - 22:14

Cảm ơn Nesbit trước nhé! Thật may mắn được em phản hồi luôn :D. Chẳng là anh đang có một project nho nhỏ khai thác về khai triển Maclaurin của hàm
$$F(x)=\dfrac{1}{(1-x)(1-x^a)(1-x^b)(1-x^c)}$$
Nội dung của nó lại liên quan và sử dụng rất nhiều đến $\fl{FloorFunction}$, vậy nên anh mới đề xuất vấn đề trên (hơi lạm dụng :P)
Mong em giúp đỡ! Nói gì thì nói, công việc cuộc sống vẫn là ưu tiên hàng đầu.


#744266 Chứng minh: Nếu chọn 31 số trong tập hợp {1,2,...,60} thì 2 trong s...

Gửi bởi hxthanh trong 20-03-2024 - 12:44

Bạn nghĩ sâu quá rồi, chỉ cần 1 cặp chẵn lẻ là nguyên tố cùng nhau rồi! Chọn ra 31 số thì phải có 1 cặp chẵn lẻ theo Dirichlet


#744265 Tính năng mới: Môi trường định lý

Gửi bởi hxthanh trong 20-03-2024 - 12:29

Nesbit xem xét add cho mình thêm lệnh

\newcommand{\fl}[1]{\left\lfloor #1 \right\rfloor}

vào article diễn đàn được không
Để thay vì gõ

$\left\lfloor equation \right\rfloor$

thì chỉ phải gõ

$\fl{equation}$
$\newcommand{\fl}[1]{\left\lfloor #1 \right\rfloor}$
$\fl{\dfrac n4}$

$\newcommand{\fl}[1]{\left\lfloor #1 \right\rfloor}$
$\fl{\dfrac n4}$