Đến nội dung

namvk

namvk

Đăng ký: 05-03-2006
Offline Đăng nhập: Riêng tư
*----

#120617 Câu Chuyện Khoa Học

Gửi bởi namvk trong 10-10-2006 - 19:40

Tiếp theo Perelman,...

Grigory Perelman, nhà khoa học Nga khước từ giải "Nobel Toán học", thường tách mình khỏi thế giới bên ngoài và không đoái hoài đến danh tiếng. Ông không đến nhận giải này, và có lẽ sẽ từ chối phần thưởng 1 triệu USD cho việc giải được Câu đố Thiên niên kỷ.

Grigory Perelman, 40 tuổi, giành giải Fields (vốn được coi là danh giá ngang với giải Nobel trong lĩnh vực khác) nhờ công trình nghiên cứu hình học của ông. Công trình này được đánh giá là có khả năng giúp các chuyên gia khám phá ra hình khối của vũ trụ. Tuy nhiên, theo các nhà tổ chức Đại hội Toán học Quốc tế thứ 25 ở Madrid, ông sẽ không đến nhận giải thưởng.

Các cựu đồng nghiệp của ông ở St Petersburg, quê hương nhà toán học, cho biết điều này phù hợp với tính cách một con người luôn khước từ sự nổi tiếng.

ìAnh ấy rất lịch thiệp nhưng ít nói”, Natalya Stepanovna, từng làm việc cùng Perelman tại Học viện Toán học Steklov ở St Peterburg, cho biết. Perelman bất ngờ rút khỏi học viện này ngày 1/1 mà không đưa ra một lời giải thích. Những người làm việc tại đây không gặp lại ông kể từ khi đó.

ìCó lẽ là anh ấy muốn được tự do nghiên cứu”, Stepanovna suy đoán.

Viện phó Sergei Novikov cho biết Perelman bắt đầu tìm hiểu về Poincare Conjecture, định lý toán học mà ông có vẻ đã tìm ra lời giải và nhờ vậy được trao giải Fields, từ năm 1992.

ìNhưng từ khi Perelman bắt đầu bộc lộ những tính cách lập dị, tôi nghĩ anh ấy sẽ không bao giờ hoàn tất những ý tưởng của mình. Thì ra anh ấy đã hoàn tất việc nghiên cứu”, Novikov cho biết. ‘Tôi đã cố đưa Perelman vào viện hàn lâm khoa học, trao cả học bổng cho anh ấy, nhưng anh ấy cứ một mực từ chối tất cả”.

Trong bức ảnh hiếm hoi do Học viện Toán học Steklov cung cấp, Perelman có đôi mắt xanh, bộ râu dày và đôi lông mày rậm.

Perelman sinh ngày 13/6/1966 ở Leningrad, tên cũ của St Petersburg. Giáo viên dạy toán của ông - Tamara Yefimova - gọi ông là Grisha. Cậu bé học tại trường chuyên toán 239. Theo Yefimova, Grisha là một ìhọc sinh thông minh, học giỏi tất cả các môn, trừ thể thao”.

Năm 16 tuổi, Perelman giành giải cao nhất tại cuộc thi Olympic Toán Quốc tế ở Budadpest năm 1982 với số điểm tuyệt đối.

ìToán học luôn là điều quan trọng nhất với em. Nhưng tôi không thể nói em là một người khép kín hay lập dị. Điều đó không đúng. Grisha có bạn bè và chơi đàn violon”, Yefimova cho biết. ìTôi hiểu tại sao em lại không muốn gặp các nhà báo. Grisha là một người uyên bác, chỉ quan tâm đến sự thật chứ không thích những chuyện bàn tán xung quanh”.

Hình đã gửi

(Ảnh: telegraph.co.uk)


Perelman hoàn tất bằng tiến sĩ toán học, chuyên về lĩnh vực hình học nghiên cứu hình dáng của các vật thể trong không gian. Sau đó ông giảng dạy tại các trường đại học Mỹ, trong đó có Học viện Công nghệ Massachusetts, rồi về Nga vào giữa thập kỷ 1990.


Vào năm 1996, Perelman giành giải thưởng tại Đại hội Toán học châu Âu lần thứ hai ở Budapest. Ông từ chối giải này, vì cho rằng ban giám khảo chưa đủ trình độ.

Danh tiếng thật sự đến với Perelman vào năm 2002 và 2003 khi ông công bố trên Internet hai bản nghiên cứu giải định lý Pointcare Conjecture. Câu đố này đã khiến các nhà toán học bó tay kể từ khi Henri Pointcare, người Pháp, đưa ra năm 1904. Trong khoảng 61 trang viết tay của mình, Perelman dường như đã chứng minh được định lý, nhưng ông chưa đưa ra một công trình đầy đủ trên các tạp chí khoa học.

Đây cũng chính là một những Câu đố Thiên niên kỷ mà Học viện Toán học Clay từng hứa giành giải thưởng 1 triệu đôla cho ai giải được nó. Perelman cũng không đoái hoài đến việc nhận số tiền này.

Hiện nay thiên tài toán học được cho là đang sống cùng mẹ ở St Petersburg. Các cú gọi tới số điện thoại Perelman đăng ký trong danh bạ đều không có người đáp. Những người quen thì từ chối cung cấp số liên lạc hay địa chỉ của ông, giải thích rằng ông không muốn nói chuyện với giới báo chí.

Một cựu đồng nghiệp, Yevgeny Damaskinsky, nhận xét Perelman ìlà một người rất hướng nội” không quan tâm đến tiền mà chỉ nghĩ đến việc nghiên cứu. ìĐôi khi anh ấy có vẻ như hơi điên rồ nhưng đó là phẩm chất mà tất cả các nhà toán học tài năng đều có”.

M.C. Theo Khoahoc.com.vn


#118691 Câu Chuyện Khoa Học

Gửi bởi namvk trong 03-10-2006 - 16:52

Di chúc của Nobel


Đã thành thông lệ, khi mỗi năm, vào tháng 10, các giải thưởng Nobel được lần lượt công bố, vinh danh những con người, tập thể có những đóng góp lớn nhất cho lợi ích của nhân loại. Nhưng ít ai biết được những tranh cãi phía sau giải thưởng uy tín nhất thế giới này.

Hình đã gửi


Không được thiên vị

Nobel là nhà bác học nổi tiếng thế giới về nghiên cứu và chế tạo thuốc nổ ở thế kỷ 19. Ông sở hữu 355 hạng mục bản quyền sáng chế phát minh và trên 100 xí nghiệp về thuốc nổ ở nhiều nước trên thế giới. Do vậy, ông được mệnh danh là ìvua thuốc nổ”. Những năm cuối đời, Alfred Bernhard Nobel (1833-1896) đã viết 3 bản Di chúc vào các năm 1889, 1893, 1895 về việc xử lý số tài sản của ông sau khi ông qua đời. Bản cuối cùng là bản Di chúc chuẩn được ông gửi vào một ngân hàng ở Stockholm. Nguyên văn:

Người ký tên dưới đây là Alfred Bernhard Nobel. Tôi đã suy nghĩ kỹ càng và công bố Di chúc cuối cùng về việc xử lý số tài sản tôi để lại sau khi tôi qua đời như sau:

Toàn bộ tài sản đó được chuyển thành tiền mặt, người thừa hành của tôi sẽ đầu tư vào chứng khoán một cách an toàn và cấu thành một loại quỹ. Lợi nhuận của quỹ được chia thành 5 phần bằng nhau để thưởng cho những người có cống hiến lớn nhất đối với lợi ích của nhân loại trong năm trước đó, bao gồm: Người có phát hiện hoặc phát minh quan trọng nhất về lĩnh vực Vật lí; Người có phát hiện hoặc cải tiến quan trọng nhất về lĩnh vực Hóa học; Người có phát hiện quan trọng nhất trong lĩnh vực Sinh lí hoặc Y học; Người từng sáng tác tác phẩm văn học kiệt xuất nhất theo khuynh hướng chủ nghĩa lí tưởng; Người từng có cống hiến lớn nhất hoặc tốt nhất đối với việc thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa các nước, việc loại bỏ hoặc cắt giảm binh bị, quân đội và trong các hội nghị hoà bình.

Viện khoa học Hoàng gia Thụy Điển xét trao tặng đối với giải vật lí và giải hóa học; Viện y học Stockholm xét trao tặng đối với giải sinh lí hoặc y học; Viện văn học Thụy Điển Stockholm xét trao tặng đối với giải văn học; Giải hòa bình do một ủy ban gồm 5 người được nghị viện Na Uy cử ra để xét trao tặng.

Ước muốn rõ ràng nhất của tôi là: khi xem xét để trao giải thưởng cho những nhân vật nêu trên hoàn toàn không thiên vị về quốc tịch của người đó, bất kể họ có phải là người Scandinavia hay không (Thụy Điển ở về phía Đông của bán đảo Scandinavia ở Bắc Âu - NV), chỉ cần họ xứng đáng.

Việc lập những giải thưởng nêu trên là nguyện vọng bức thiết nhất của bản thân tôi.

Đây là bản Di chúc có hiệu lực duy nhất của tôi. Sau khi tôi qua đời, nếu phát hiện những bản di chúc khác trước đó về xử lý tài sản của tôi thì những bản di chúc ấy đều vô hiệu.

Alfred Bernhard Nobel

Ngày 27 tháng 11 năm 1895


Năm 1968, nhân kỷ niệm 300 năm ngày thành lập Ngân hàng Thụy Điển, Ngân hàng này đã xuất tiền lập giải Nobel kinh tế, gọi là ìGiải kinh tế học kỷ niệm Nobel” nhằm trao cho những nhân vật có cống hiến lớn trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế. Giải này được trao từ năm 1969 cùng thời điểm trao các giải Nobel khác trong năm.

Tranh cãi

Sau khi bản Di chúc của Nobel được công bố, lập tức gây nhiều tranh luận ở Thụy Điển, nhất là trong giới luật sư và báo chí. Khi đó người viết Di chúc đã yên nghỉ dưới suối vàng được hai năm.

Nhiều tờ báo đăng bài khuyến khích những người họ hàng thân thuộc của Nobel làm đơn thưa kiện. Họ cho rằng Nobel là người Thụy Điển nhưng trong bình xét giải thưởng ông chẳng có chút ưu ái gì đối với người Scandinavia. Hơn nữa, giải Hoà bình ông lại giao cho Na Uy bình xét và trao giải, điều này phương hại đến lợi ích của Thụy Điển. Một số thành viên trong Đảng xã hội dân chủ Thụy Điển thì cho rằng Nobel dùng tài sản của mình lập giải thưởng để thưởng cho những nhân vật kiệt xuất, nhưng thực ra tài sản của Nobel có được là nhờ công sức của nhiều người lao động và khoáng sản tự nhiên, đáng ra phải chia đều cho các thành viên trong xã hội Thụy Điển.

Một số luật sư thì cố soi vào những sơ hở trong bản Di chúc nhằm vô hiệu nó. Họ cho rằng, bản Di chúc này không nêu rõ người lập Di chúc là công dân nước nào; do đó, khó xác định được cơ quan chấp pháp của nước nào có thẩm quyền phán quyết tính hợp pháp của bản Di chúc, càng không thể xác định được chính phủ nước nào đứng ra tổ chức ủy ban giải Nobel.

Trên thực tế thì Nobel là ìngười của thế giới”. Ông sinh ra ở Thụy Điển nhưng trưởng thành ở Nga, hoạt động sáng tạo khắp toàn cầu rồi qua đời ở Ý. Những năm cuối đời ông không mang quốc tịch nước nào.

Các luật sư còn nêu ra một số điểm sơ hở khác như trong Di chúc không nêu rõ toàn bộ tài sản của Nobel do ai quản lý, không chỉ định đích danh ai đứng ra thành lập quỹ đó, do vậy người thừa hành thực hiện Di chúc không có quyền thừa kế số tài sản đó và không thể tồn tại một tổ chức thừa kế quỹ giải thưởng.

Hình đã gửi


Điều làm nhiều người ngạc nhiên là, theo Di chúc của Nobel thì Viện khoa học Hoàng gia Thụy Điển bình xét giải Vật lí và giải Hóa học, nhưng vị Viện trưởng Viện này khi đó lại đề nghị tài sản của Nobel không nên dùng làm quỹ giải thưởng mà nên tặng cho Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển...

Do sự cố gắng của những người thừa hành Di chúc, cuối cùng, ngày 21-5-1898, Quốc vương Thụy Điển đã tuyên bố bản Di chúc của Nobel có hiệu lực, ngày 29-6-1900, Quốc hội Thụy Điển đã thông qua Điều lệ giải Nobel.

Ngày 10-12-1901, nhân kỷ niệm 5 năm ngày mất của Nobel, giải Nobel đầu tiên đã được trao. Và từ đó đến nay, hàng năm giải này luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người trên thế giới.

Nguyễn Thành Tuệ (tổng hợp)

Coppy Khoahoc.com.vn


#117422 Câu Chuyện Khoa Học

Gửi bởi namvk trong 28-09-2006 - 13:50

Hilbert và Noether


Ít ai lại có thể nghĩ rằng nhà toán học tài năng Emmy Noether lại là nữ. (Emmy Noether: tác giả của "định lý Noether" mô tả mối liên hệ sâu sắc giữa tính đối xứng và các đại lượng bảo toàn - một định lý nổi tiếng và cực kỳ quan trọng của vật lý lý thuyết).

Hình đã gửi


Chính vì là nữ nên bà đã thường xuyên gặp phải những trở ngại khi hòa nhập với cộng đồng khoa học, người ta thường không muốn cho bà được giảng bài trước một hội đồng đông đảo các đồng nghiệp nam. Thật may cho Noether là bà đã gặp được David Hilbert, ông không chỉ vĩ đại về toán học mà còn vĩ đại về tư tưởng bình đẳng giới. Hilbert đã rất thoải mái cho phép Noether được tham gia giảng bài và báo cáo khoa học. Các đồng nghiệp nam của Hilbert đã phản đối ầm ĩ và nhất định không để cho một người phụ nữ xen vào "một tập thể danh giá" của họ. Hilbert đã rất ga-lăng ủng hộ và bảo vệ cho Noether, thậm chí ông đã chua chát nói với các đồng nghiệp nam: "Các ông yên tâm đi, cái khoa này là chỗ để nghiên cứu khoa học chứ có phải nhà tắm đâu mà các ông sợ!!!"

P.V

Coppy từ Tia Sáng


#112407 Bertrand Russell

Gửi bởi namvk trong 09-09-2006 - 16:16

Hình đã gửi


Hình đã gửi


Bertrand Arthur William Russell, Bá tước Russell III, OM, FRS (18 tháng 5 1872 – 2 tháng 2 1970), là một triết gia, nhà lôgic học, nhà toán học người Anh của thế kỷ 20. Là nột tác giả có nhiều tác phẩm, ông còn là người mang triết học đến với đại chúng và là một nhà bình luận đối với nhiều chủ đề đa dạng, từ các vấn đề rất nghiêm túc cho đến những điều trần tục. Nối tiếp truyền thống gia đình trong lĩnh vực chính trị, ông là một người theo chủ nghĩa tự do với vị thế nổi bật, ông còn là một người dân chủ xã hội (so"từ cấm"t) và người hoạt động chống chiến tranh trong phần lớn cuộc đời dài của mình. Hàng triệu người coi ông như là một nhà tiên tri của cuộc sống sáng tạo và duy lý; đồng thời, quan điểm của ông về nhiều chủ đề đã gây nên rất nhiều tranh cãi.

Russell sinh ra vào thời đỉnh cao của nền kinh tế và uy thế chính trị của nước Anh. Sau đó gần một thế kỷ, ông qua đời vì bệnh cúm, khi Đế quốc Anh đã biến mất, sức mạnh của nó đã bị hao mòn bởi hai cuộc chiến tranh thế giới. Là một trong những trí thức nổi tiếng nhất của thế giới, tiếng nói của Russel mang một quyền lực đạo đức, thậm chí cả khi ông đã vào tuổi 90. Trong các hoạt động chính trị của ông, Russel là một người kêu gọi đầy nhiệt huyết cho việc giải trừ vũ khí hạt nhân và một người phê phán mạnh mẽ cuộc chiến của người Mĩ tại Việt Nam.


Năm 1950, Russel được tặng giải Nobel về văn học, "để ghi nhận các tác phẩm đầy ý nghĩa mà trong đó ông đã đề cao các tư tưởng nhân đạo và tự do về tư tưởng".

Nghiên cứu triết học


Triết học phân tích

Russell thường được xem là một trong những người đặt nền móng cho triết học phân tích và thậm chí một số nhánh của ngành này. Vào đầu thế kỷ 20, cùng với G. E. Moore, Russell đã gần như khởi xướng "cuộc nổi dậy" tại nước Anh chống lại chủ nghĩa duy tâm" - một trường phái triết học chịu ảnh hưởng lớn bởi Georg Hegel và vị thánh tông đồ người Anh của ông F. H. Bradley. 30 năm sau, cuộc nổi dậy này còn được vọng lại tại Vienna với "cuộc nổi dậy" của những người theo chủ nghĩa chứng thực lôgic chống lại siêu hình học. Russell đặc biệt phê phán mạnh mẽ học thuyết duy tâm về các quan hệ nội tại - quan niệm cho rằng để hiểu về một vật cụ thể nào đó, ta phải hiểu tất cả các quan hệ của nó. Russell đã chỉ ra rằng quan niệm này sẽ làm cho không gian, thời gian, khoa học và khái niệm về số trở thành không thể hiểu được. Các công trình lôgic của Russell và Whitehead đã tiếp tục đề tài này.

Russell và Moore đã cố gắng loại bỏ những gì mà họ cho là các khẳng định vô nghĩa và không mạch lạc trong triết học, họ tìm kiếm sự trong sáng và tính chính xác trong luận cứ bằng ngôn ngữ chính xác và bằng cách phân tách các mệnh đề triết học thành các thành phần đơn giản nhất. Cụ thể, Russell coi lôgic và khoa học là các công cụ chính của các nhà triết học. Khác với đa số các nhà triết học trước ông và nhiều người cùng thời, Russell không tin rằng có một phương pháp riêng dành cho triết học. Ông tin rằng nhiệm vụ chính của nhà triết học là làm sáng tỏ các mệnh đề tổng quát nhất về thế giới và loại bỏ những mơ hồ và nhầm lẫn. Cụ thể, ông đã muốn chấm dứt cái mà ông coi là những thứ quá mức của siêu hình học.

Câu nói nổi tiếng

"Chiến tranh không quyết định ai đúng mà chỉ quyết định người còn sót lại." ([1])
"Điều bí mật của hạnh phúc là đối mặt với sự thật rằng thế giới kinh khủng, kinh khủng, kinh khủng." (Nguồn: Alan Wood, Bertrand Russell, the Passionate Sceptic, 1957)
"Toàn bộ vấn đề với thế giới là những kẻ ngu ngốc và cuồng tín luôn luôn tin tưởng ở bản thân mình, còn những người sáng suốt hơn thì lại đầy nghi hoặc." [2]
"Đa số người ta thà chết còn hơn suy nghĩ; thực tế, họ làm như vậy."
"Ba tình cảm mãnh liệt đã chi phối cuộc đời tôi: niềm khao khát tình yêu, sự tìm kiếm tri thức, và lòng thương xót không thể chịu đựng nổi đối với sự thống khổ của con người."
"Và nếu như có một vị Chúa trời, tôi cho rằng khó có khả năng Ngài lại có một sự phù phiếm phiền phức để bị xúc phạm bởi những người nghi ngờ sự tồn tại của Ngài."
"Tôi không ưa Nietzsche, vì ông thích sự suy tưởng về nỗi đau, vì ông dựng tính tự cao tự đại lên thành một nghĩa vụ, vì những người ông ngưỡng mộ nhất là những kẻ chinh phục, những người mà vinh quang của họ là sự khôn ngoan trong việc gây ra cái chết cho người khác." (Nguồn: A History of Western Philosophy - Lịch sử triết học phương Tây, chương về Nietzsche, đoạn cuối)

Nguyên Bảng


#97385 Danh Sách Các Nhà Toán Học

Gửi bởi namvk trong 23-07-2006 - 09:08

Niels Henrik Abel - Na Uy (1802-1829)
John Couch Adams - Anh (1819-1892)
Jean le Rond d'Alembert - Pháp (1717-1783)
Abu Raihan Al-Biruni - Ba Tư (973-1048)
Al-Khwarizmi - Ba Tư (780-850)
André-Marie Ampère - Pháp (1775-1836)
Archimedes - Hy Lạp (287-212 TCN)
Aristarchus - Hy Lạp (vào khoảng 310-230 TCN)
Aristotle - Hy Lạp (384-322 TCN)
George Atwood - Anh (1746-1807)

Charles Babbage - Anh (1791-1871)
Eric Temple Bell - Tô Cách Lan-Hoa Kỳ (1883-1960)
Jakob Bernoulli - Thụy Sĩ (1654-1705)
Johann Bernoulli - Thụy Sĩ (1667-1748)
Daniel Bernoulli - Thụy Sĩ (1700-1782)
Friedrich Wilhelm Bessel - Đức (1784-1846)
George Boole - Anh (1815-1864)
Henry Briggs - Anh (1561-1630)

Georg Ferdinand Cantor - Đức (1845-1918)
Élie Cartan - Pháp (1869-1951)
Henri Cartan - Pháp (1904- )
Augustin Louis Cauchy - Pháp (1789-1857)
Eduard Čech - Tiệp Khắc (1893-1960)
Pafnuty Lvovich Chebyshev - Nga (1821-1894)
Sarvadaman Chowla - Ấn Độ (1907-1995)

David van Dantzig - Hà Lan (1900-1959)
George Dantzig - Hoa Kỳ (1914-)
René Descartes - Pháp (1596-1650)
Jean Dieudonné - Pháp (1906–1992)
Edsger Dijkstra - Hà Lan (1930-2002)
Democrit-Hy Lạp (? - ?)

Albert Einstein - Đức-Thụy Sĩ-Hoa Kỳ (1879-1955)
Paul Erdös - Hung Gia Lợi (1913-1996)
Euclid - Ai Cập (vào khoảng 365-275 TCN)
Leonhard Euler - Thụy Sĩ (1707-1783)

Pierre de Fermat - Pháp (1601-1665)
Leonardo Pisano Fibonacci - Ý (1170-1250)
Jean-Baptiste Joseph Fourier - Pháp (1768-1830)

Évariste Galois - Pháp, 1811-1832
Martin Gardner - Hoa Kỳ (1914- )
Carl Friedrich Gauss - Đức (1777-1855)
Kurt Gödel - Áo, Hoa Kỳ (1906-1978)
Christian Goldbach - Đức (1690-1764)
Hermann Günther Grassmann - Phổ (1809-1877)
Alexander Grothendieck - Pháp (1928- )

William Rowan Hamilton - Ái Nhĩ Lan (1805-1865)
Peter Andreas Hansen - Đan Mạch (1795-1874)
Godfrey Harold Hardy - Anh (1877-1947)
Thomas Heath - Anh (1861-1940)
David Hilbert - Đức (1862-1943)
Guillaume François Antoine (Hầu tước Hôpital) - Pháp (1661-1704)
Christiaan Huygens - Hà Lan (1629-1695)

James Ivory - Tô Cách Lan (1765-1842)
Carl Gustav Jakob Jacobi - Đức (1804-1851)
Ghiyath al-Kashi - Ba Tư (vào khoảng 1370-1429)
Omar Khayyám - Ba Tư (1028-1123)
Johannes Kepler - Đức (1571-1630)
Donald Knuth - Hoa Kỳ (1938-)
Helge von Koch - Thụy Điển (1870-1924)

Joseph-Louis de Lagrange - Pháp (1736-1813)
Edmond Laguerre - Pháp (1834-1886)
Johann Heinrich Lambert - Đức (1728-1777)
Pierre-Simon Laplace - Pháp (1749-1827)
Estienne de La Roche - Pháp (1470-1530)
Henri Leon Lebesgue - Pháp (1875-1941)
Adrien-Marie Legendre - Pháp (1752-1833)
Gottfried Wilhelm Leibniz - Đức (1646-1716)
Ernst Leonard Lindelöf - Phần Lan (1870-1946)
Jules Antoine Lissajous - Pháp (1822-1880)
Nikolai Ivanovich Lobachevsky - Nga (1792-1856)
László Lovász - Hung Gia Lợi (1947-)
Ada Lovelace - Anh (1815-1852)
François-Édouard-Anatole Lucas - Pháp (1842-1891)

Benoît Mandelbrot - Ba Lan-Pháp-Hoa Kỳ (1924- )
Andrei Andreevich Markov - Nga (1856-1922)
Hermann Minkowski - Đức (1864-1909)
August Ferdinand Möbius - Đức (1790-1868)
Georg Mohr - Đan Mạch (1640-1697)
Abraham de Moivre - Pháp (1667-1754)

John Napier - Tô Cách Lan (1550-1617)
John von Neumann - Hung Gia Lợi-Hoa Kỳ (1903-1957)
Isaac Newton - Anh (1643-1727)
Jakob Nielsen - Đan Mạch (1890–1959)
Nilakantha Somayaji - Ấn Độ (1444-1544)
Sergei Petrovich Novikov - Nga (1938- )
Petr Sergeevich Novikov - Nga (1901-1935)
Kristen Nygaard - Na Uy (1926-2002)

Blaise Pascal- Pháp (1623-1662)
Roger Penrose - Anh (1931- )
Jules-Henri Poincaré - Pháp (1854-1912)
Louis Poinsot - Pháp (1777-1859)
Alphonse de Polignac - Pháp (1817-1890)
Siméon-Denis Poisson - Pháp (1781-1840)
Pythagoras - Hy Lạp (582-496 TCN))

Srinivasa Aaiyangar Ramanujan - Ấn Độ (1887-1920)
Frank Plumpton Ramsey - Anh (1903-1930)
Bernhard Riemann - Đức (1826-1866)
Bertrand Russell - Anh (1872-1970)

Jean-Pierre Serre - Pháp (1926-)
Waclaw Sierpinski - Ba Lan (1882-1969)
Stephen Smale - Hoa Kỳ (1930-)
Henry John Stephen Smith - Anh (1826-1883)
George Gabriel Stokes - Ái Nhĩ Lan-Anh (1819-1903)

John Tate - Hoa Kỳ (1925- )
Thales - Hy Lạp (vào khoảng 624-547 TCN)
Alan Turing - Anh (1912-1954)
Andrey Nikolayevich Tychonoff - Nga (1906-1993)

Stanislaw Marcin Ulam - Ba Lan-Hoa Kỳ (1909-1984)
Jurij Vega - Slovenia (1754-1802)
John Venn - Anh (1834-1923)
Giuseppe Vitali - Ý (1875-1932)

André Weil - Pháp (1906-1998)
Hermann Klaus Hugo Weyl - Đức-Hoa Kỳ (1885-1955)
Hassler Whitney - Hoa Kỳ (1907-1989)
Andrew Wiles - Anh (1953- )
Josef Wronski - Ba Lan-Pháp (1778-1853)
Zeno - Hy Lạp (vào khoảng 490-430 TCN)



namvk coppy từ Bách Khoa Toàn Thư Mở




#97150 Câu Chuyện Khoa Học

Gửi bởi namvk trong 22-07-2006 - 10:16

Thông Tin

Lá thư mới tiết lộ cuộc sống tình cảm của Einstein

Albert Einstein có tới 6 người tình và ông bảo với vợ mình rằng họ tấn công ông dữ dội mặc dù ông không muốn. Đó là thông tin thu được trong những lá thư mới được công bố hôm 10/07của nhà khoa học vĩ đại.

Nhà khoa học người Đức với mái tóc bù xù, nổi tiếng vì thuyết tương đối, dành rất ít thời gian ở nhà. Ông đi giảng bài ở châu Âu và Mỹ, nơi ông qua đời vào năm 1955 ở tuổi 76. Nhưng Einstein đã viết hàng trăm lá thư về cho gia đình.

Những lá thư được công bố trước đó cho thấy cuộc hôn nhân đầu tiên của ông vào năm 1903 với người vợ Mileva Maric, mẹ của 2 đứa con trai, là vô cùng bất hạnh. Họ ly dị vào năm 1919 và ngay sau đó ông cưới người em họ của mình là Elsa. Với người vợ này, ông cũng đã phản bội để đi với thư ký của mình là Betty Neumann.

Hình đã gửi
Người vợ đầu cùng 2 đứa con trai của Einstein, và một lá thư trong bộ sưu tập (Ảnh: cbsnews)

Trong những lá thư mới được tiết lộ hôm qua tại Đại học Hebrew ở Jerusalem, Einstein đã miêu tả về 6 người phụ nữ mà ông đã gần gũi và nhận quà từ họ trong khi vẫn là chồng của Elsa.
Vào đầu những năm 1980, con gái riêng của Elsa là Margot, đã trao 1.400 lá thư cho Đại học Hebrew mà Einstein góp phần thành lập. Nhưng Margot đề nghị những lá thư này sẽ không được công bố cho đến tận 20 năm sau khi bà chết. Bà đã qua đời vào ngày 8/7/1986.

Một số người phụ nữ được Einstein miêu tả bao gồm Estella, Ethel, Toni và "tình nhân điệp viên người Nga" Margarita. Những người khác được nhắc đến với cái tên viết tắt như M. và L.

"Sự thực là M. đã theo bố đến nước Anh và cô ấy bám riết lấy bố một cách rồ dại", ông viết trong lá thư gửi cho Margot vào năm 1931. "Trong tất cả những người đàn bà đó, bố thực sự chỉ gắn bó với mỗi cô L., cô ấy thực sự vô hại và đứng đắn".

Trong một lá thư khác cho Margot, Einstein yêu cầu đứa con gái riêng của vợ chuyển một lá thư nhỏ cho Margarita, để tránh những con mắt tò mò, dị nghị.

Xấp thư mới cũng bao gồm những lá thư trả lời từ gia đình Einstein. Điều này giúp xóa bỏ quan niệm sai lầm rằng nhà khoa học đoạt giải Nobel này luôn lạnh lùng với gia đình mình, Hanoch Gutfreund, Chủ tịch Cuộc triển lãm toàn cầu về Albert Einstein tại Đại học Hebrew, nói. "Trong những lá thư này, ông tỏ ra rất thân thiện và cảm thông với Mileva và các con trai mình", Gutfeund nói.

Gutfeund cho biết mặc dù cuộc hôn nhân thứ 2 của Einstein với Elsa được miêu tả là "cuộc hôn nhân vụ lợi", ông vẫn viết thư cho bà gần như hằng ngày, kể lể nhiều thứ trong đó có những trải nghiệm của ông về việc du lịch và dạy học ở châu Âu.

"Anh sắp phát ngấy với thuyết tương đối rồi", Einstein viết trong tấm bưu thiếp gửi cho Elsa vào năm 1921. "Kể cả cái đó cũng có thể trở nên nhạt nhẽo khi ai đó quá mải mê với nó".
Einstein sống và học tập tại Oxford năm 1930, nơi ông chạy chốn quân phát xít. Một đồng nghiệp người Đức, ông cho biết trong một lá thư gửi cho Elsa, đã dặn ông "đừng có đến gần biên giới Đức bởi cơn giận dữ trùm lên anh đã không thể kiểm soát".
Cũng trong lá thư viết năm 1933 đó, gần một thập kỷ trước khi xảy ra Thế chiến II và nạn tàn sát người Do thái của Hitler, Einstein viết: "Nơi đâu cũng dấy lên nỗi sợ về sự đấu tranh của người Do Thái khôn ngoan. Chúng ta thậm chí bị sức ép bởi sức mạnh của chính mình hơn là sự yếu kém".


Hình đã gửi
Người vợ đầu cùng 2 đứa con trai của Einstein
........................................................................................................................
Coppy từ khoahoc.com.vn


#96924 Lịch sử số Pi

Gửi bởi namvk trong 21-07-2006 - 11:27

Lịch sử con số Pi bí ẩn diệu kỳ

Định nghĩa:
:pe = 3,142592653589793238462643383279....

- Số :D là tên của chữ thứ 16 của mẫu tự Hy lạp. Nó được định nghĩa như một hằng số, là tỷ số giữa chu vi vòng tròn với đường kính của nó.

- Tên :D do chữ peripheria (perijeria) có nghĩa là chu vi của vòng tròn.

- Nhưng nó không có tên chính xác, thường người ta gọi là p, c, hay p

- Chữ p được dùng vào khoảng giữa thế kỷ thứ 18, sau khi Euler xuất bản cuốn chuyên luận phân tích năm 1748. Ý định dùng ký hiệu p là để tưởng nhớ đến những nhà Toán học Hy Lạp là những người tìm ra đầu tiên con số gần đúng của pi

- Cuối thế kỷ thứ 20 số p đã tính với độ chính xác tới con số thứ 200 tỉ (200 000 000 000)
Hình đã gửi
- 11 tháng 9 năm 2000: con số lẻ thứ một triệu tỉ (1.000.000.000.000.000) là số không

Định nghĩa đơn giản nhất mà người ta cho con số nổi tiếng này là: nó là tỷ số giữa diện tích dĩa tròn và bình phương bán kính. Thí dụ, diện tích dĩa tròn của hình bên đây bằng p lần diện tích của hình vuông.

Người ta lại tìm thấy cũng con số ấy trong phép tính chu vi của vòng tròn, bằng 2p lần bán kính của nó. Cũng như Archimède đã nhận xét, con số đó dùng cho hai phép tính này. Và cũng không gì đáng ngạc nhiên nếu ta lại gặp cũng con số ấy đây đó:

* Diện tích của vành nằm giữa hai vòng tròn có bán kính gần bằng nhau, có thể được tính bằng hai cách:

- Lấy diện tích dĩa tròn lớn trừ diện tích dĩa tròn nhỏ
- Vì bán kính của hai vòng tròn gần bằng nhau nên diện tích vành là tích số giữa chu vi của một trong hai vòng tròn với chiều dày của vành.
Hình đã gửi

Các phương pháp tính số Pi:

Phép tính gần đúng:

Phương pháp cổ xưa nhất:

Vẽ một vòng tròn bán kính là 1 đơn vị và hai đa giác đều nội tiếp và ngoại tiếp của vòng tròn.

Nếu đa giác đều đó là hình vuông thì trĩ số chu vi hình tròn sẽ ở giữa chu vi hình vuông nội tiếp và ngoại tiếp, nghĩa là trị số của Pi sẽ :

2Hình đã gửi

Tăng số cạnh lên 6 ta có kết quả khá hơn: 3 (Bởi vì cạnh hình lục giác bằng bán kính vòng tròn) và 2Hình đã gửi

Khi tính chu vi các đa giác có hàng ngàn cạnh, và chia kết quả cho đường kính của vòng tròn, ta tìm được giá trị xấp xỉ chính xác nhất của :DHình đã gửi


Người Babylone tính được con số :D bằng cách so sánh chu vi của một vòng tròn với đa giác nội tiếp trong vòng tròn đó, bằng 3 lần đường kính vòng tròn. Họ tính phỏng chừng: :D = 3 + 1/8 (tức là 3,125)

Archimède đã dùng một đa giác có 96 cạnh, đã tính được số phỏng chừng nhỏ hơn (inférieur) là 3 + (10/71) = 3,1408... và số phỏng chừng lớn hơn là 3 + (1/7) = 3,1429...

Nghĩa là: 3,1408... < p < 3,1429...

Để định giá trị của :D , người ta có thể thử vẽ một dĩa tròn và một hình vuông có cùng diện tích bằng cách dùng thước và compas. Và cũng dùng thước và compas, ta vẽ đoạn thẳng có chiều dài là :D, rồi suy ra trị số chính xác của số này.

Nhưng cách vẽ này không thể có được: Năm 1837, Pierre Wantzel chứng minh rằng người ta chỉ có thể vẽ các đoạn thẳng bằng thước và compas khi chiều dài là một số đại số, nghĩa là một đáp số từ một phương trình đại số mà hệ số (coefficient) là những số nguyên, và năm 1882, Ferdinand von Lindermann chứng minh rằng số :D không phải là số đại số.

Số :pi được tìm thấy trong nhiều ngành toán khác:

* Thí dụ khi ta đo góc, phải chọn một đơn vị bằng cách tự ý định nguyên một vòng 360, thì với đơn vị "độ" sẽ có số đo là 1/360 vòng. Nếu ta dùng trị số một vòng bằng 2 :pi , thì đơn vị đo lường sẽ được gọi là radian và có trị số bằng 1/(2 :pi ). Đo góc bằng radian có nhiều lợi thế hơn: thí dụ chiều dài một phần của vòng tròn được giới hạn bởi góc a sẽ bằng ra khi ta đo góc bằng radian, nhưng nếu đo bằng độ, sẽ bằng (2 :pi ra)/360

Hình đã gửi

* Tương tự, tỉ số (sinx)/x tiến tới 1 khi x tiến tới 0 nếu ta tính các góc bằng radian, nhưng sẽ tiến tới 180/ :pi nếu ta tính góc bằng độ.

* Cách dùng radian để đo góc suy ra được nhiều đặc tính của số Pi, thí dụ theo định lý Euler thì exponentiel của số phức 2i :pi thì bằng 1. Và cũng từ kết quả việc dùng radian để tính góc, người ta tìm thấy số :pi ở những nơi bất ngờ: thí dụ tổng số vô hạn (dãy số Leibniz série de Leibniz).

1 - (1/3) + (1/5) - (1/7) - ... có trị số bằng /4.


Tích phân:

Hình đã gửinghĩa là diện tích dưới đường cong của phương trình f(x) = 1/(1+ x2) giữa 0 và 1 cũng bằng :pi /4. Hai kết quả này được giải nghĩa không mấy khó khăn vì tiếp tuyến của góc :pi /4 bằng 1.

Hình đã gửi


Số Pi cũng xuất hiện trong trị số của tổng số.

bằng :pi /6

Những số lẻ của số :pi

Con số :pi tóm tắt một lịch sử về toán học cổ xưa hơn 4000 năm bao trùm Hình học phân tích hay Ðại số. Các nhà Toán học đã hâm mộ nó từ thời Văn minh Cổ đại và đặc biệt những người Hy Lạp trong vấn đề hình học. Tri giá xưa nhất về con số :pi mà con người đã dùng và đã được chứng nhận từ một tấm bảng.


Về sau, những công trình nghiên cứu liên tục:

* Archimède tính được số :pi = 3,142 với độ chính xác là 1/1000. Công thức là: 3 + 10/71 < :pi < 3 + 1/7

Người ta dùng phương pháp Archimède trong 2000 năm.

* Trong Thánh Kinh, khoảng 550 trước TC, đã giấu con số này trong một câu văn ở một tấm bảng của người Babylone cổ xưa (thuộc xứ Iraque) có chữ hình góc (écriture cunéiforme), được khám phá năm 1936 và tuổi của tấm bảng là 2000 năm trước Thiên Chúa. Sau bao nhiêu bộ óc tò mò tìm kiếm mới ra con số :pi = 3,141509

* Khoảng năm 1450, Al'Kashi tính con số Pi với 14 con số lẻ nhờ phương pháp đa giác của Archimède

Ðó là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại đã tìm được con số :pi với trên 10 số lẻ.

* Năm 1609 Ludolph von Ceulen nhờ phương pháp của Archimède, đã tính được con số Pi với 34 số lẻ mà người ta đã khắc số này trên mộ bia của ông.
Không thể tính trị số chính xác của số :pi .

Cuối thế kỷ thứ 18, Johann Heinrich Lambert (1728-1777) và Adrien-Marie Legendre (1752-1833) chứng minh rằng không có một phân số nào để tính số :pi .

Thế kỷ thứ 19, Lindemann chứng minh rằng số :pi không thể là một nghiệm số của một phương trình đại số với hệ số là số nguyên (thí dụ y = ax2 +bx + c mà a, b, c là số nguyên)

* Kế tiếp Ludolph von Ceulen nhờ những công trình nghiên cứu miệt mài của các nhà Toán học:

Newton (1643-1727)

Leibniz (1646-1716)

Grégory (1638-1675)

Các nhà khoa học Euler (1707-1783), Gauss, Leibniz, Machin, Newton, Viète tìm kiếm những công thức để tính trị số xấp xỉ của p cho chính xác. Và công thức giản dị nhất được Leibniz tìm ra năm 1674 là: p/4 = 1 - 1/3 + 1/5 - 1/7 + ...

Carl Louis Ferdinand von Lindemann (1852-1939)

Srinivasa Aiyangar Ramanujan (1887-1920)

Williams Shanks (1812-1882) đã tính năm 1874 với 707 số lẻ

Phải đợi đến thế kỷ thứ 18 và đầu thế kỷ thứ 20 thì số :pi đã được tính với độ chính xác là 1000 số lẻ.
Năm 1995, Hyroyuki Gotu đã chiếm kỷ lục thế giới : tìm ra 42 195 con số lẻ.

Niềm đam mê con số bí ẩn:

Một trăm số lẻ đầu tiên của :pi :

3,141 592 653 589 793 238 462 643 383 279 502 884 197 169 399 375 105 820 974 944 592 307 816 406 286 208 998 628 034 825 342 117 0679 ...

Daniel Morin ghi 2000 số lẻ của Pi trong :
=http://platon.lacitec.on.ca/~dmorin/divers/pi.html

100 000 số lẻ được ghi ở trang của Yves Martin:
=http://www.nombrepi.com/pi100000.html

Năm 1995 Yves Martin đã dùng máy vi tính xách tay hiệu EPSON , vận tốc 10 MHz, cho chạy chương trình PIF.EXE viết bằng ngôn ngữ Pascal, chạy trong 1 giờ 28 phút 33 giây để cho ra 130.000 con số lẻ của số :pi

Ngày 19 tháng 9 năm 1995 lúc 0 giờ 29 phút giờ địa phương GMT-04, nhà Toán học Gia Nã Ðại Simon Plouffe đã khám phá cùng với sự hợp tác của Peter Borwein và David Bailey một công thức tính con số :pi đã làm đảo lộn một số ý kiến về số :pi được tính từ trước đến nay.

Công thức này được đặt tên là Công thức BBP cho phép tính các số lẻ của :pi độc lập với nhau, mà mọi người lúc bấy giờ tưởng là không thể tính các số lẻ một cách độc lập được.

Fabrice Bellard tìm ra hôm thứ hai ngày 22 tháng 9 năm 1997 đã chiếm kỷ lục kiếm tới số lẻ thứ một ngàn tỉ cho con số :pi nhờ công thức BBP của Plouffe và nhờ tự nghiên cứu ra cách tính nhanh hơn.

Thứ ba tháng 2 năm 1999, Colin Percival đạt đến số lẻ thứ bốn mươi ngàn tỉ bằng cách dùng công thức của Bellard

11 tháng 9 năm 2000: con số lẻ thứ một triệu tỉ là số không (zero): (một triệu tỉ =1.000.000.000.000.000)

Bây giờ với máy tính chạy gấp mấy ngàn lần nhanh hơn, nhưng số :pi chỉ được tính xấp xỉ mà thôi bởi vì dãy số lẻ ấy vẫn chưa dừng lại.


........................................................................................................................

namvk sửa và coppy khoahoc.com.vn (Theo VietSciences)


#96253 Vì sao 1 + 1 = 2 ?

Gửi bởi namvk trong 18-07-2006 - 19:32

Thật sự là Fermat có viết thế sao ?

Nhưng trong vấn đề hiện giờ có người chứng minh được thì sao ? Đó là một thực tế mà câu hỏi trên đã nói (Alph@) !


#94151 Vì sao 1 + 1 = 2 ?

Gửi bởi namvk trong 11-07-2006 - 18:16

Đây là lời thách thức chứng minh 1+1=2 ! Nếu theo định lý thì mãi mãi nó sẽ theo thời gian khi nào con người còn tính cộng mọi vật ! Nói chung ngày nào còn biết được xugn quanh ta bao nhiêu người,hôm nay thu chi bao nhieu,.... thì ngày đó tính toán còn mãi.


#89185 Vì sao 1 + 1 = 2 ?

Gửi bởi namvk trong 23-06-2006 - 13:59

Theo thời gian mọi quy tắc định lý toán học tồn tại mãi ! Toán học được mệnh danh là ngôn ngữ của các nghành khác. Nên ngày nào còn sự phát triển của giới khoa học là ngày đó mọi quy tắc định lý còn sử dụng mãi.

.................................................................

"Tri Thức Không Bao Giờ Cũ"


#77657 $\dfrac{PA}{PB} = \dfrac{QA}...

Gửi bởi namvk trong 13-05-2006 - 11:00

Từ một điểm $P$ ở ngoài đường tròn $(O)$, kẻ hai tiếp tuyến $PE,PF$ tới đường tròn ($E,F$ là hai tiếp điểm). Một cát tuyến thay đổi đi qua $P$, cắt đường tròn tại hai điểm $A,B$ ($A$ nằm giữa $P$ và $B$) và cắt $EF$ tại $Q$.
a) Khi cát tuyến đi qua $O$, Chứng minh : $\dfrac{PA}{PB} = \dfrac{QA}{QB} \textbf{ (1)}$

b) Đẳng thức $(1)$ có còn đúng không, khi cát tuyến trên không đi qua điểm $O$?
Hãy chứng minh điều đó.


#77418 Tứ giác $MPNQ$ là hình gì ?

Gửi bởi namvk trong 12-05-2006 - 12:45

Cho tam giác $ABC$ vuông ở $A$, nửa đường tròn đường kính $AB$ cắt $BC$ tại $D$. Trên cung $AD$ lấy một điểm $E$. Nối $BE$ và kéo dài cắt $AC$ tại $F$.
a) Chứng minh tứ giác $CDEF$ là một tứ giác nội tiếp.
b) Kéo dài $DE$ cắt $AC$ ở $K$. Tia phân giác của góc $CKD$ cắt $EF$ và $CD$ tại $M$ và $N$. Tia phân giác của góc $CBF$ cắt $DE$ và $CF$ tại $P$ và $Q$. Tứ giác $MPNQ$ là hình gì ? Tại sao?
 




#76933 Albert Einstein

Gửi bởi namvk trong 10-05-2006 - 16:47

Anbe Anhxtanh
( 1879 - 1955 )

Tuổi Trẻ Không May Mắn


Anbe Anhxtanh sinh năm 1879 tại Ulm, một thị trấn nhỏ miền Nam nước Đức, trong một gia đình gốc Do Thái .Bố Anbe khi nhỏ có năng khiếu về tóan, nhưng vì nhà nghèo chỉ học xong bậc Trung Học , không học lên Đại Học được. Mẹ Anbe chơi đàn dương cầm rất hay, và có giọng hát tuyệt vời. Với một cửa hiệu buôn bán nhỏ, gia đình Anhxtanh chỉ tạm đủ ăn, nhưng sống trong một không khí lạc quan,đầm ấm, âm nhạc và văn hoc cổ điển Đức luôn luôn là niềm vui của cả nhà. Năm 1880, gia đình chuyển tới Munkhen.


Anbe là một cậu bé hiền lành,ít nói, ít nô đùa với bạn bè.Nhưng đã nổi tiếng là một chú bé công bằng và biết suy nghĩ Khi bạn bè có điều gì xích mích, tranh cãi nhau, thường đến nhờ cậu phân xử Lên 6 tuổi, Anbe đã học chơi vĩ cầm nhưng chẳng có thích thú gì lắm mặc dù vẫn chăm tập luyện. Phải nhiều năm sau đó khi tập chơi những bản xonat của Môda, Anbe mới thấy những nét nhạc hài hòa, duyên dáng cuốn hút mình, và mới thực sự miệt mài, kiên trì luyện tập, trở thành người chơi vĩ cầm giỏi , say sưa với âm nhạc.
Năm 10 tuổi, học xong tiểu học, Anbe vào học trường trung học Munkhen. Cậu vừa học, vừa giúp bố mẹ trong việc kinh doanh. Khi 12 tuổi, lúc chuẩn bị bước vào năm học mới lần đầu tiên cậu cầm trong tay cuốn sách giáo khoa hình học. Tò mò đọc thử vài trang đầu , cậu bị sự lập luận chặc chẽ và đẹp đẽ của cuốn sách lôi cuốn, và nhiều ngày sau đó, cậu miệt mài đọc cho đến trang cuối cùng. Đọc xong Anbe rất thích thú và khâm phục cái kì diệu của hình học, đặc biệt là cái logic chặc chẽ và tự nhiên của nó. Anbe khâm phục cái có lí đến đâu thì căm ghét cai phi lí, cái tùy tiện đến đấy.Trường trung học Munkhen lúc đó toát ra một loạt không khí quân phiệt, thầy đối với trò không khác gì cai đối với lính, trong giờ học, phải nói theo ý thầy, không được có ý kiến khác.Anbe nổi tiếng là một cậu học trò bướng bỉnh, thấy giáo dạy tiếng Đức có lần đã nói :"Anhxtanh, em lớn lên sẽ chẳng làm được cái tích sự gì đâu". Tư tưởng bài Do Thái cũng đã lan đến trường, và cậu bé ương bướng gốc Do Thái đó đã bị xóa tên, không cho học ở đó nữa, mặc dù khi đó cậu là một học sinh giỏi nhất lớp về toán và vật lí.
Gia đình Anhxtanh chuyển sang Thụy Sĩ để tránh sự đàn áp người Do Thái. Anbe tiếp tục học ở trường trung học Arau, nổi tiếng là một nhà trường mẫu mực. Không khí tự do lành mạnh của nhà trường:" một làn gió hoài nghi tươi mát", - nhưng sau này Anhxtanh nhận xét, - không bắt học sinh cúi đầu thừa nhận cái gì mà mình chưa tin, khiến cho Anbe hồ hởi học tập và tốt nghiệp vào loại ưu.
Việc kinh doanh vẫn không tốt đẹp gì, nhưng bố Anbe cố cho anh được tiếp tục học. Anbe vào thẳng trường bách khoa Zurich mà không phải thi, anh chọn khoa sư phạm, khoa đào tạo giáo viên toán và vật lí. Trường này có nhiều giáo sư giỏi, và ngoài giờ học Anbe còn say sưa đọc kĩ các công trình của các nhà vật lí học nổi tiếng: Macxoen, Hemhônxơ, Kiasop, Bôndơman... Chẳng bao lâu Anbe đã biết cách chọn lấy cái gì cho phép đi sâu vào bản chất, và bỏ qua cái gì chỉ làm mệt óc một cách không cần thiết. Anbe vùng vẫy trong vật lí học tựa như cá trong nước, nhưng chẳng bao giờ nhớ vận tốc âm trong không khí là bao nhiêu, bởi vì " tìm trong cuốn sách tra cứu nào cũng thấy thì nhớ làm gì cho nặng đầu ?"
Anhxtanh tốt nghiệp xuất sắc trường Bách Khoa, nhưng vẫn nồi tiếng là một sinh viên vô kỉ luật và tự do chủ nghĩa. Đặc biệt quan hệ của anh với giáo sư Vêbe rất căng thẳng. Vêbe giảng bài hấp dẫn, nhưng tư tưởng của ông là cũ kĩ, ông không chấp nhận những cái mới trong vật lí học. Anhxtanh không bao giờ nghe ông giảng, chỉ tự đọc sách và đến làm thí nghiệm. Khi tiếp xúc với ông, có lần anh không nói "thưa Giáo Sư", mà chỉ nói "thưa ông Vêbe". Vêbe cũng không tha thứ cho anh về những cái đó. Cuối khóa học, tất cả sinh viên của tổ anh đều được ông giữ lại làm việc ở trường, trừ một mình anh phải ra đi.

Hai năm liền Anhxtanh không có việc làm, chỉ thỉnh thoảng nhận dạy học ngắn hạn ở một trường nào đó, hoặc kèm cặp cho một học sinh nào đó. Anh không thể dựa mãi vào gia đình, vì ông bố làm ăn cũng chật vật. Anh sống tự lập, bữa đói bữa no," túng thiếu gay gắt đến nỗi tôi không thể suy nghĩ về một vấn đề trừu tượng nào cả". Nhưng Anhxtanh vẫn lạc quan và hy vọng, chỉ trong khi viết thư cho bạn rất thân anh mới bông đùa tự gọi mình là " con người không thành đạt ".

Những Phát Minh Vĩ Đại Của Viên Chức Hạng Ba


Hai năm chật vật, lo ăn từng bữa, đã khiến Anhxtanh mắc bệnh đau gan, căn bệnh này sẽ còn dằn vặt anh suốt đời nữa.Anh luôn luôn oán trách giáo sư Vêbe đã làm khổ anh, và chặn đứng con đường đi vào khoa học, mà khoa học đối với anh từ lâu đã là một niềm say mê không gì thay thế nổi. Nhưng bạn bè anh không bỏ anh.

Mùa hè năm 1902, do ông bố một người bạn thân giới thiệu, Anhxtanh được nhận đến làm việc ở Phòng Đăng Kí Phát Minh thành phố Becnơ, Với Chức danh " Giám định viên kĩ thuật hạng ba". Sau một thời gian, anh đã nắm vững được công việc, đối với mỗi phát minh xin đăng kí, anh đã nhanh chóng và dễ dàng làm nổi rõ được bản chất của những vấn đề kĩ thuật, và viết bản kết luận một cách gọn gàng, rõ ràng, logic, anh thích thú với công việc này, vì nó bắt phải suy nghĩ, cân nhắc, và nó thúc đẩy tư duy vật lí. Một điều quan trong nữa là nó kéo anh ra khỏi cảnh bần cùng, tạo cho anh một vị trí khiêm tốn nhưng vững bền. Với đồng lương bé nhỏ, anh đã cảm thấy giàu có và hài lòng, vì ngoài tám giờ làm việc, anh lại có điều kiện ung dung để nghiên cứu Vật Lí học. Giám đốc cơ quan cũng hài lòng với công việc của anh. Một thời gian sau, anh được tăng lương, nhưng anh đã ngạc nhiên hỏi :" Sao cho tôi lắm tiền thế này để làm gì ?"

Ba năm liền sau đó là một thời gian thật hạnh phúc và hết sức phong phú đối với Anhxtanh. Anh cùng một số bạn trẻ ý hợp tâm đầu luôn luôn gặp mặt nhau, và nhóm bạn đó tự gọi nhau là " Viện Hàn Lâm Olimpia ". Chiều chiều họ hay gặp nhau sau giờ làm việc, cùng nhau ăn cơm, rồi cùng nhau đọc sách về vật lý học và triết học, đọc tiểu thuyết, ngâm thơ, tranh luận với nhau, nghe Anhxtanh kéo vĩ cầm những nhạc phẩm của Bakho, Sube và nhất là Môda. Chiều thứ bẩy, có khi họ kéo nhau lên núi chơi, và trò chuyện, tranh luận suốt đêm, sáng sớm ngắm cảnh mặt trời mọc, rồi xuống núi điểm tâm, và trở về nhà mệt mỏi và sung sướng. Ba năm như vậy đã tạo cho Anhxtanh một niềm vui lớn, một sự yên tĩnh trong tâm hồn, để tư duy khoa học được thả sức bay bổng.

Năm 1905, chỉ trong vòng 1 năm, Anhxtanh đã có năm công trình nghiên cứu có giá trị đăng trên "

Hình đã gửi


#62629 Tại sao không có giải nobel toán học?

Gửi bởi namvk trong 14-03-2006 - 20:42

Theo toi : toi dong y voi y kien cua galoa , vi nhu y ban ay da noi :"Nhưng mình nghe nói Toán học không có giải thưởng Nô ben vì Nô ben khi đặt ra giải thưởng mang tên mình đã quan niệm là chỉ dành cho các ngành khoa học ứng dụng thực tế , tại thời điểm đó thì Nô ben cho rằng Toán học không có tính ứng dụng thực tế nhiều , mà chỉ mang tính lý thuyết nhiều ,sau này đã có nhiều tranh luận ..." . da that la thoi ay Toan hoc con dang say sua voi ly thuyet , khong co ung dung thuc te . va theo toi duoc biet Nobel dat ra nham nang cao gia tri dau tien la : Vat Li va Hoa hoc.