Đến nội dung

Cao Xuân Huy

Cao Xuân Huy

Đăng ký: 04-07-2011
Offline Đăng nhập: Riêng tư
****-

#449647 Đề thi chọn đội tuyển quốc gia Đà Nẵng 2013-2014 (2 Ngày)

Gửi bởi Cao Xuân Huy trong 12-09-2013 - 17:57

Ngày 1
Thời gian: 180 phút.

Bài 1: (5 điểm)
Tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb{R^*} \to \mathbb{R}$ sao cho $f(x + y) = {x^2}f\left( {\frac{1}{x}} \right) + {y^2}f\left( {\frac{1}{y}} \right),\forall x,y \in \mathbb{R^*}$

Bài 2: (5 điểm)
Cho $n$ số nguyên dương $x_1, x_2,...x_n$ đôi một khác nhau ($n \ge 2$). Đặt $A=\{1,2,...,n\}$. Với mội $i \in A$ lấy ${p_i} = \prod\limits_{j \in A\backslash \{ i\} } {({x_i} - {x_j})} $. Chứng minh $\sum\limits_{i \in A} {\frac{{{x_i}^k}}{{{p_i}}}} $ nguyên với mọi $k$ tự nhiên.

Bài 3: (5 điểm)
Cho đường thẳng $d$ và điểm A không nằm trên $d$. Gọi $H$ là hình chiếu của $A$ trên d và K là trung điểm của $AH$. Hai đường tròn $(M), (N)$ di động nhưng luôn tiếp xúc với d và tiếp xúc với nhau tại A. Chứng minh:
a) Phương tích của K với đường tròn đường kính $MN$ không đổi.
b) Chứng minh đường tròn đường kính $MN$ luôn tiếp xúc với đường tròn cố định.

Bài 4: (5 điểm)
Cho bảng kẻ ô vuông kích thước $(2n) \times (2n+1)$. Hãy tìm giá trị lớn nhất của $k$ sao cho $k$ thoả mãn điều kiện: ta có thể tô màu $k$ ô vuông đơn vị của bảng sao cho không có hai ô vuông đơn vị nào được tô mà có đỉnh chung.


Ngày 2
Thời gian: 180 phút.

Bài 5: (6 điểm)
Cho số nguyên tố $p>3$. Gọi $k = \left\lfloor {\frac{{2p}}{3}} \right\rfloor $. Chứng minh:
\[\sum\limits_{i = 1}^k {C_p^i} \vdots {p^2}\]
Bài 6: (7 điểm)
Cho tam giác $ABC$ và điểm $C'$ nằm trên đường thẳng $AB$. Chứng minh rằng:
a) Tồn tại duy nhất tam giác $A'B'C'$ đồng dạng với tam giác $ABC$ mà các điểm $A'$ và $B'$ nằm lần lượt trên đường thẳng $BC$ và $AC$.
b) Trực tâm của tam giác $A'B'C'$ không phụ thuộc vị trí của điểm $C'$ trên đường thẳng $AB$.

Bài 7: (7 điểm)
Cho $(H)$ là một đa giác đều $24$ cạnh. Mỗi đỉnh của $(H)$ sẽ được tô bởi chỉ một trong hai màu xanh và đỏ. Khi đó, nếu $(K)$ là một đa giác đều thoả mãn đồng thời hai điều kiện:
- Tập đỉnh của $(K)$ là tập con của tập đỉnh của $(H)$.
- Tất cả các đỉnh của $(K)$ được tô bởi cùng một màu.
thì ta gọi $(K)$ là một mẫu đơn sắc. Hãy tính số cách tô màu các đỉnh của $(H)$ sao cho không có mẫu đơn sắc nào được tạo ra.


#429791 Chứng minh $EI$ đi qua trung điểm $KL$.

Gửi bởi Cao Xuân Huy trong 22-06-2013 - 16:08

Cho tứ giác $ABCD$ có 2 đường chéo $AC, BD$ cắt nhau tại $E$. $M, N$ thuộc $AB$ sao cho $AM=MN=NB$. Hai điểm $P, Q$ thuộc $DC$ sao cho $DP=PQ=QC$. $MQ$ cắt $AC$ tại $K$. $NP$ cắt $BD$ tại $L$. $MQ$ cắt $NP$ tại $I$. Chứng minh $EI$ đi qua trung điểm $KL$.

______________________

 

P/s: Mình có một lời giải bằng vectơ nhưng không hay lắm. Có bạn nào có lời giải hình học thuần tuý thì post lên nhá.




#384638 Thông báo 1 : Khóa học "Soạn thảo tài liệu khoa học với $\LaTeX...

Gửi bởi Cao Xuân Huy trong 08-01-2013 - 12:01

Em xin đăng kí.
Anh cho em hỏi luôn là hình thức tổ chức khóa học là như thế nào ạ ?


#380758 Ảnh thành viên

Gửi bởi Cao Xuân Huy trong 26-12-2012 - 23:10

Em này đừng nói xằng bậy :closedeyes: Anh có mục tiêu rồi :D

Cần em up ảnh không anh =))


#355994 Đề thi luyện HSG 10-THPT Chuyên Lê Quý Đôn

Gửi bởi Cao Xuân Huy trong 22-09-2012 - 23:11

Lâu lâu post bài cái coi :))
Bài 1:
Tóm tắt:

\[hpt \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}y + z = x + \frac{2}{x}\\z + x = y + \frac{3}{y}\\x + y = z + \frac{4}{z}\end{array} \right.\]
Cộng lần lượt theo vế các pt:

\[\left\{ \begin{array}{l}2z = \frac{2}{x} + \frac{3}{y}\\2x = \frac{3}{y} + \frac{4}{z}\\2y = \frac{2}{x} + \frac{4}{z}\end{array} \right.\]

\[ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\frac{2}{{zx}} + \frac{3}{{yz}} = 2\\\frac{3}{{xy}} + \frac{4}{{zx}} = 2\\\frac{1}{{xy}} + \frac{2}{{yz}} = 1\end{array} \right.\]
Tới đây chắc khỏe rồi.
Bài 3:
Dùng Holder:
\[(1 + 1 + 1)\left( {x + y + z} \right)\left[ {\sum\limits_{cyc} {{{(y - z)}^2}} } \right] \ge {\left( {\sum\limits_{cyc} {\sqrt[3]{{x{{(y - z)}^2}}}} } \right)^3}\]


#350022 Topic : Bất đẳng thức chứa biến ở mũ

Gửi bởi Cao Xuân Huy trong 26-08-2012 - 21:32

Bài 54: Cho $a,b,c>0$ chứng minh $a^ab^bc^c\geq abc^{\frac{a+b+c}{3}}$
Canada 1995

Spoiler

Giả sử $a\ge b \ge c$
Ta có bđt tương đương:
\[{\left( {\frac{a}{b}} \right)^{a - b}}.{\left( {\frac{b}{c}} \right)^{b - c}}.{\left( {\frac{a}{c}} \right)^{a - c}} \ge 1\]
Ta thấy ngay ĐPCM


#346670 Thảo luận về BĐT trong kì thi HSG

Gửi bởi Cao Xuân Huy trong 14-08-2012 - 15:02

Bài 2 tham khảo video này:
http://www.youtube.com/watch?v=0eBp0_VAKhg&feature=player_embedded
Nguồn: onluyentoan.vn

-Bài 2 thì có lẽ quy đồng lên là dễ nhất
-Bdt tương đương với:
$x^3y^2+y^3+x^2\geq x^3y+xy^3+xy\Leftrightarrow$$ x^3y(1-y)$$+y^3(1-x)+x(x-y)\geq 0$
-Bdt cuối đúng theo dk

Bạn ninhxa nhầm chỗ màu đỏ rồi


#346522 Cho $xy| x^2+y^2+1$. Chứng minh: $\frac{x^2+y^2+1...

Gửi bởi Cao Xuân Huy trong 13-08-2012 - 18:25

Bài 1: Với $x,y$ là các số nguyên dương thỏa mãn $xy| x^2+y^2+1$. Chứng minh: $\frac{x^2+y^2+1}{xy}=3$
Bài 2: Cho 2 số nguyên dương $a,b$ và số nguyên tố $p$ thỏa mãn:
\[p = \frac{4}{b}\sqrt {\frac{{2a - b}}{{2a + b}}} \]
Tìm giá trị lớn nhất của $p$


#346499 Đề thi Trại hè Hùng Vương 2012 môn Toán lớp 10

Gửi bởi Cao Xuân Huy trong 13-08-2012 - 17:01

Câu hình không khó lắm.
Bài 4:
Ta có:

\[\left\{ \begin{array}{l}
\frac{{MA}}{{MB}} = \frac{{MA}}{{MD}}.\frac{{MD}}{{MB}} = \cot BAD.\cot BDM = \cot BAD.\cot BAH\\
\frac{{NC}}{{NA}} = \frac{{NC}}{{ND}}.\frac{{ND}}{{NA}} = \tan NDC.\tan DAC = \tan HAC.\tan DAC\\
\frac{{HB}}{{HC}} = \frac{{HB}}{{HA}}.\frac{{HA}}{{HC}} = \tan BAH.\cot HAC
\end{array} \right.\]
Từ đó ta có:
\[\frac{{\overline {MA} }}{{\overline {MB} }}.\frac{{\overline {NC} }}{{\overline {NA} }}.\frac{{\overline {HB} }}{{\overline {HC} }} = - \frac{{MA.NC.NA}}{{MB.NA.HC}} = - 1\]
Theo định lí Ceva suy ra ĐPCM


#346467 Chứng minh rằng $\sqrt[3]{xyz}\in Z$

Gửi bởi Cao Xuân Huy trong 13-08-2012 - 15:38

Lời giải:
Đặt $GCD(x,y,z)=d$. Thì $x=dx_0;y=dy_0;z=dz_0$ với $GCD(x_0,y_0,z_0)=1 \text{(1)}$
Từ đó:
\[\frac{{{x_0}}}{{{y_0}}} - \frac{{{y_0}}}{{{z_0}}} + \frac{{{z_0}}}{{{x_0}}} = 9 \Leftrightarrow {x_0}^2{z_0} - {y_0}^2{x_0} + {z_0}^2{y_0} = 9{x_0}{y_0}{z_0} \text{ (2)}\]
Nếu $xyz=\pm 1$ thì ta có ĐPCM.
Nếu $xyz \ne \pm 1 $; gọi $p$ là ước nguyên tố bất kì của $x_0y_0z_0$ thì từ $(1);(2)$ suy ra $p$ là ước của đúng 2 trong 3 số $x_0;y_0;z_0$. Giả sử $p$ chỉ là ước của $x_0;y_0$.
Gọi $m,n$ là số mũ của $p$ trong phân tích tiêu chuẩn của $x_0;y_0$. Ta xét các trường hợp:
+ Nếu $n\ge 2m+1$ thì: $p^{2m+1}$ là ước của ${y_0}^2x_0;{z_0}^2y_0;9x_0y_0z_0$ nên $p^{2m+1}$ cũng là ước của ${x_0}^2z_0$. Nhưng ${x_0}^2$ không chia hết cho $p^{2m+1}$ nên suy ra $z_0 \vdots p$ (trái giả thiết)
+ Nếu $n\le 2m-1$ thì $p^{n+1}$ là ước của ${x_0}^2{z_0};{y_0}^2{x_0};9{x_0}{y_0}{z_0}$ nên $p^{n+1}$ là ước của ${z_0}^2{y_0}$. Nhưng $y_0$ không chia hết cho $p^{n+1}$ nên $z_0 \vdots p$ (trái giả thiết).
Vì vậy $n=2m$ nên số mũ của $p$ trong phân tích tiêu chuẩn $x_0y_0z_0$ chia hết cho $3$.
Vậy $x_0y_0z_0={p_1}^{3m_1}{p_2}^{3m_2}...{p_k}^{3m_k}$ với $p_i$ là các ước nguyên tố của $x_0y_0z_0$.
Vậy ta có ĐPCM
________________________________
P/s: Câu hỏi đặt ra tiếp theo là ta có thể tổng quát số $9$ ở bên phải bằng $k$ được không.


#345885 $$\dfrac{x}{(x+y)(x+z)}+\dfrac{y...

Gửi bởi Cao Xuân Huy trong 11-08-2012 - 16:19

Bài toán :
Chứng minh rằng, với mọi số thực dương $x,y,z$ thì ta ta có bất đẳng thức :
$$\dfrac{x}{(x+y)(x+z)}+\dfrac{y}{(y+z)(y+x)}+\dfrac{z}{(z+x)(z+y)} \le \dfrac{9}{4(x+y+z)}$$

Em lượng giác hóa phát coi.
Đặt $a=y+z;b=z+x;c=x+y$ thì $a,b,c$ là 3 cạnh tam giác $ABC$.
Ta có:
\[{\cos ^2}\frac{A}{2} = \frac{{1 + \cos A}}{2} = \frac{{2 + \frac{{{b^2} + {c^2} - {a^2}}}{{bc}}}}{4} = \frac{{{{(b + c)}^2} - {a^2}}}{{4bc}} = \frac{{(a + b + c)(b + c - a)}}{{4bc}} = \frac{{(x + y + z)x}}{{(x + y)(x + z)}}\]
Tương tự bđt trở thành:
\[{\cos ^2}\frac{A}{2} + {\cos ^2}\frac{B}{2} + {\cos ^2}\frac{B}{2} \le \frac{9}{4} \Leftrightarrow \frac{{1 + \cos A + 1 + \cos B + 1 + \cos C}}{2} \le \frac{9}{4}\]
\[ \Leftrightarrow \cos A + \cos B + \cos C \le \frac{3}{2}\]
Đến đây là 1 bđt lượng giác cơ bản.
Vậy ta có ĐPCM


#345243 Chứng minh rằng: $\sum \frac{\overrightarrow{GA...

Gửi bởi Cao Xuân Huy trong 09-08-2012 - 20:56

Kết luận lại là cứ giải theo độ dài đại số đi :D
Đặt: $\frac{{\overline {GA} }}{{\overline {GA'} }} = x;\frac{{\overline {GB} }}{{\overline {GB'} }} = y;\frac{{\overline {GC} }}{{\overline {GC'} }} = z$ thì ta có: $\overrightarrow {GA} = x\overrightarrow {GA'} ;\overrightarrow {GB} = y\overrightarrow {GB'} ;\overrightarrow {GC} = z\overrightarrow {GC'} $
Ta có:
\[\overrightarrow {GA} + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} = \overrightarrow 0 \Rightarrow x\overrightarrow {GA'} + y\overrightarrow {GB'} + z\overrightarrow {GC'} = \overrightarrow 0 \Rightarrow \overrightarrow {GA'} = \frac{{ - y}}{x}\overrightarrow {GB'} + \frac{{ - z}}{x}\overrightarrow {GC'} \text{ (1)} \]
Ta lại có $A';B';C'$ thẳng hàng nên:
\[\overrightarrow {A'B'} = k\overrightarrow {A'C'} \Rightarrow \overrightarrow {GA'} = \frac{{\overrightarrow {GB'} - k\overrightarrow {GC'} }}{{1 - k}} \text{ (2)}\]
Từ $(1);(2)$ ta có:

\[\left\{ \begin{array}{l}\frac{{ - y}}{z} = \frac{1}{{1 - k}}\\\frac{{ - z}}{x} = \frac{{ - k}}{{1 - k}}\end{array} \right. \Rightarrow - \frac{{y + z}}{x} = \frac{{1 - k}}{{1 - k}} \Rightarrow x + y + z = 0\]
Vậy ta có ĐPCM


#340783 Chứng minh rằng $\sum \frac{a}{\sqrt{a+b}}\leq...

Gửi bởi Cao Xuân Huy trong 27-07-2012 - 15:14

Bạn có thể tham khảo thêm file này của anh Khuê.
File gửi kèm  BDTGarfunkel.pdf   335.08K   1331 Số lần tải


#340753 Topic hình học THCS

Gửi bởi Cao Xuân Huy trong 27-07-2012 - 12:32

Dùng kiến thức hơi mạnh chút để giải tổng quát. Nếu ai thích thì có thể giải lại theo cách lớp 9 dựa vào cách này cũng được ;)
Lời giải:
Hình đã gửi
Chú ý các bộ điểm $(M,A,D,B);(N;A;D;C)$ đồng viên.
\[
\begin{array}{l}
\left( {PB;PC} \right) = \left( {PB;BD} \right) + \left( {BD;CD} \right) + \left( {CD;PC} \right)\left( {\bmod \pi } \right) \\
= \left( {AM;AD} \right) + \left( {DB;DC} \right) + \left( {AD;AN} \right)\left( {\bmod \pi } \right) \\
= \left( {AM;AN} \right) + \left( {DB;DC} \right) = \left( {DB;DC} \right)\left( {\bmod \pi } \right) \\
\end{array}
\]
Do đó, $D,B,P,C$ đồng viên hay quỹ tích $P$ là đường tròn ngoại tiếp $\vartriangle DBC$.

Cho em xài lại hình. Em không rõ thế này có được không.
Lời giải:
Thuận:
Ta có:
\[\widehat {MBD} + \widehat {NCD} = \widehat {MBD} + \left( {{{180}^o} - \widehat {DAN}} \right) = \widehat {MBD} + \widehat {MAD} = {180^o}\]
Do đó:
\[\widehat {DBP} + \widehat {DCP} = {360^o} - \left( {\widehat {MBD} + \widehat {NCD}} \right) = {180^o}\]
Vì thế $BDCP$ là tứ giác nội tiếp nên $P$ nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác $BDC$
Đảo:
Lấy điểm P trên đường tròn ngoại tiếp tam giác $BDC$. $PB,PC$ cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác $DAB,DAC$ tại $M,N$.
Ta có:
\[\widehat {MAD} = \widehat {PBD};\widehat {NAD} = \widehat {DCP}\]
Mà: $\widehat {PBD} + \widehat {DCP} = {180^o}$ nên $M,A,N$ thẳng hàng
Vậy quĩ tích của $P$ là ...


#340705 CMR $PQ=QR$ khi và chỉ khi các đường phân giác của các góc $...

Gửi bởi Cao Xuân Huy trong 27-07-2012 - 08:56

Cho $ABCD$ là tứ giác nội tiếp. Các điểm $P,Q,R$ lần lượt là chân các đường vuông góc hạ từ $D$ xuống các đường thẳng $BC,CA,AB$. CMR $PQ=QR$ khi và chỉ khi các đường phân giác của các góc $\angle ABC$ và $\angle ADC$ cắt nhau trên $AC$.

Đây chính là bài toán IMO lần thứ 44 năm 2003 mà.
Trích dẫn 1 lời giải trong THTT nhá.

Theo tính chất của đường thẳng Simpson ta có $P,Q,R$ thẳng hàng.
Trên tia đối của tia $DA$ lấy M sao cho $DM=DA$.
Theo tính chất phân giác:
\[ \text{E thuộc AC} \Leftrightarrow \frac{{AB}}{{BC}} = \frac{{DA}}{{DC}}\left( { = \frac{{AE}}{{EC}}} \right) \Leftrightarrow \frac{{AB}}{{BC}} = \frac{{DM}}{{DC}}\]
Mặt khác: $\widehat{ABC}=\widehat{MDC}$ (cùng bù với $\widehat{ADC}$)
Vì thế: $\triangle ABC$ đồng dạng $\triangle MDC \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\widehat {ACB} = \widehat {MCD}\\\widehat {CAB} = \widehat {CMD}\end{array} \right.$
Mà tứ giác $AQDR$ nột tiếp nên $\widehat{DRQ}=\widehat{DAQ}$ và $\widehat{RDQ}=\widehat{CMD} \left( =\widehat{CAB} \right)$
$\Leftrightarrow \triangle DRQ$ đồng dạng $\triangle MAC \Leftrightarrow \frac{{RQ}}{{AC}} = \frac{{DR}}{{MA}} = \frac{{DR}}{{2.AD}} \text{ (1)}$
Dễ thấy rằng: $\triangle ADC \text{ đồng dạng } \triangle RDP$ nên luôn có: $\frac{{RP}}{{AC}} = \frac{{DR}}{{AD}} \text{ (2)}$
Từ $(1);(2)$ ta thấy ngay ĐPCM