Đến nội dung

gogeta

gogeta

Đăng ký: 25-09-2011
Offline Đăng nhập: 15-03-2015 - 13:41
***--

#445415 Chứng minh $\angle OMP = \angle AMN$.

Gửi bởi gogeta trong 25-08-2013 - 20:40

Cho M,N,P thứ tự thuộc BC,CA,AB của tam giác ABC cân tại A sao cho tứ giác MNAP là hình bình hành. Gọi O là giao điểm của BN và CP. Chưng minh : góc OMP=góc AMN




#437401 Giải phương trình nghiệm nguyên: $x^2-2x-11=y^2$

Gửi bởi gogeta trong 23-07-2013 - 12:27

1. Tìm x, y, z nguyên dương sao cho:

 $x^2+y^2=z^2$ và $xy=2(x+y+z)$.

2. Tìm nghiệm nguyên phương trình:

$x^{3}+y^{3}=xy+8$.

3. Giải phương trình nghiệm nguyên:

a) $x^{2}+2y^{2}+3xy-x-y+3=0$

b) $x(x+1)(x+2)(x+3)=y^2$.

4. Giải phương trình nghiệm nguyên:

$x^2-2x-11=y^2$.

5. Tìm nghiệm nguyên của các phương trình sau:

a) $11x+18y=120$

b) $5x-3y=2xy-11$

 




#437089 $\frac{AB}{AE}+\frac{AD}{AF}=\frac{AC}{AO}$

Gửi bởi gogeta trong 22-07-2013 - 12:38

Cho mình tham gia với nhé:

Cho (O), dây AB cố định. I là điểm chính giữa cung lớn AB. Lấy M bất kì trên cung lớn AB. Dựng tia Ax $\perp$ MI tại H và cắt BM tại C.

a) C/m: $\Delta$AIB, $\Delta$ACM cân.

b) C/m: C di chuyển trên một cung tròn cố định.

c) Xác định vị trí của M để chu vi $\Delta$AMC lớn nhất.




#436462 Cho p, q thỏa mãn $p^{3}+q^{3}=2$. Chứng min...

Gửi bởi gogeta trong 20-07-2013 - 14:35

"Tiếp chiêu" nè:

1. Giải PT $x^2-mx+n=0$. Biết PT có hai nghiệm phân biệt nguyên dương, m và n là các số nguyên tố.

2. Tìm GTLN, GTNN của $A=(x^{4}+1)(y^{4}+1)$. Biết x, y $\geq$ 0 và x + y = $\sqrt{10}$.




#435969 Cho p, q thỏa mãn $p^{3}+q^{3}=2$. Chứng min...

Gửi bởi gogeta trong 18-07-2013 - 12:45

1. Cho a, b, c, d $\geq$ 0 và abcd=1. Chứng minh:

$\frac{1}{a^{4}+b^{4}+c^{4}+1}+\frac{1}{b^{4}+c^{4}+d^{4}+1}+\frac{1}{c^{4}+d^{4}+a^{4}+1}+\frac{1}{d^{4}+a^{4}+b^{4}+1}\leq 1$

2. Cho p, q thỏa mãn $p^{3}+q^{3}=2$. Chứng minh: $p+q \leq 2$.

3. Cho a, b, c > 0. Chứng minh:

$\frac{a^{8}+b^{8}+c^{8}}{a^{3}+b^{3}+c^{3}}\geq \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}$

4. Cho a, b,c >0, abc=1. Chứng minh:

$\frac{ab}{a^{5}+b^{5}+ab}+ \frac{bc}{b^{5}+c^{5}+bc}+\frac{ca}{c^{5}+a^{5}+ca}\leq 1$.




#435708 Tìm các số nguyên a, b sao cho ab=p(a+b) với p là một số nguyên tố ch...

Gửi bởi gogeta trong 16-07-2013 - 20:56

1. Tìm $\overline{xy}$ biết $\frac{xy}{\left | x-y \right |}$ là số nguyên tố.

2. Cho $a\in \mathbb{N}, a>1$. Chứng minh $A=a^{4}+4^{a}$ là hợp số.

3. Tìm $\overline{xyz}$ là số có 3 chữ số, thỏa mãn: $\left\{\begin{matrix} \overline{xyz}=n^2-1\\\overline{zyx}=(n-2)^2\ \end{matrix}\right.$ với $n\in \mathbb{Z}, n>2$.

4. Tìm các số nguyên a, b sao cho ab=p(a+b) với p là một số nguyên tố cho trước.




#435616 Chứng minh phương trình $ax^2+bx+c=0$ ($a\neq 0$)...

Gửi bởi gogeta trong 16-07-2013 - 12:43

5. Cho hệ phương trình: $x+ay=1, -ax+y=a$.

a) Chứng minh hệ phương trình luôn có nghiệm duy nhất.

b) Tìm a để phương trình có nghiệm (x;y) sao cho x, y<1.

Giải:

a) Vì $x+ay=1, -ax+y=a$ là HPT nên a khác 0.

Do đó: $\frac{1}{-a}\neq \frac{a}{1}$. Vậy HPT có nghiệm duy nhất.

b) Ta có:

     $x+ay=1, -ax+y=a$ $\Leftrightarrow$ $x=1-ay;-ax+y=a \Leftrightarrow -a(1-ay)+y=a \Leftrightarrow (a^2+1)y=2a$

Mà $a^2+1\geq 2a$ nên $y\leq 1$.

Lại có: $x+ay=1, -ax+y=a \Leftrightarrow x+ay=1;y=a+ax\Leftrightarrow (a^2+1)x=1-a^2$

Mà $a^2+1\geq 1-a^2$ nên $x\leq 1$




#435490 Chứng minh phương trình $ax^2+bx+c=0$ ($a\neq 0$)...

Gửi bởi gogeta trong 15-07-2013 - 20:19

Ta có $\frac{2b}{a}\geqslant \frac{c}{a}+4\Leftrightarrow 2b\geq c+4a$

$\Delta =b^2-4ac=\frac{4b^2-16ac}{4}\geq \frac{(c+4a)^2-16ac}{4}=\frac{(c-4a)^2}{4}\geq 0\Rightarrow \Delta \geq 0$

Vậy...

Điều đó chỉ đúng khi a>0 thôi!




#434981 Cho A, B là hai điểm cố định trên (O). C là điểm chính giữa cung AB....

Gửi bởi gogeta trong 13-07-2013 - 11:55

Thêm 1 bài nữa nhé:

Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC). (O) đường kính BC cắt AB, AC tại E, D.

a) Chứng minh AD.AC=AE.AB

b) BD cắt CE tại H. Chứng minh AH $\perp$ BC

c*) Vẽ tiếp tuyến AM, AN của (O). Chứng minh M, H, N thẳng hàng.                         




#434978 Tìm nghiệm tự nhiên x, y, z thỏa mãn hệ phương trình.

Gửi bởi gogeta trong 13-07-2013 - 11:39

Bài 2 còn thiếu (4;4;2) nữa nhé! Còn ở câu 3 thì $3^{m-1}-1 \vdots m$ mà!




#434725 Tìm nghiệm tự nhiên x, y, z thỏa mãn hệ phương trình.

Gửi bởi gogeta trong 12-07-2013 - 12:14

1. Giải hệ phương trình:

   a) $3x - 4y = - 5$ ; $x - 2y = 4$.

   b) $(x-y)^2-(x-y)=6;2(x^2+y^2)=5xy$.

2. Tìm nghiệm tự nhiên x, y, z thỏa mãn:

   $\sqrt{x-y+z}=\sqrt{x}-\sqrt{y}+\sqrt{z}$ ; $\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}=1$.

3. Cho p là số nguyên tố lẻ và $m=\frac{9^{p}-1}{8}$. Chứng minh m là hợp số lẻ, m không chia hết cho 3 và $3^{m-1}\equiv 1$ (mod m).




#432772 Chứng minh phương trình $ax^2+bx+c=0$ ($a\neq 0$)...

Gửi bởi gogeta trong 04-07-2013 - 12:15

1. Tìm a, b sao cho hệ phương trình $x^2+ax+6=0$, $x^2+bx+12=0$ có ít nhất 1 nghiệm chung và $\left | a \right |+\left | b \right |$ đạt GTNN.

2. Cho $x, y, z\in \mathbb{R}$ sao cho: $x+y+z=2$ và $xy+yz+zx=1$. Chứng minh $0\leqslant z\leqslant \frac{4}{3}$.

3. Chứng minh phương trình $ax^2+bx+c=0$ ($a\neq 0$) có nghiệm nếu $\frac{2b}{a}\geqslant \frac{c}{a}+4$.

4. Cho phương trình: $x^2+(m-1)x+6=0$. Tìm m để phương trình có hai nghiệm phân biệt $x_1,x_2$ sao cho: $A=(x_1^2-9)(x_2^2-4)$ đạt GTLN.

5. Cho hệ phương trình: $x+ay=1, -ax+y=a$.

a) Chứng minh hệ phương trình luôn có nghiệm duy nhất.

b) Tìm a để phương trình có nghiệm (x;y) sao cho x, y<1.

6. Giải hệ phương trình: $\sqrt{x+1}+\sqrt{y}=1;\sqrt{x}+\sqrt{y-2}=4$.




#432267 Chứng minh $\frac{\sqrt{3}+1}{\s...

Gửi bởi gogeta trong 02-07-2013 - 12:21

5 bài nữa đây:

1. Tìm số chính phương có 4 chữ số sao cho chữ số cuối là số nguyên tố, căn bậc hai của số đó có tổng các chữ số là một số chính phương.

2. Tìm một số nguyên tố, biết số đó khi thêm 64 hoặc bớt 25 thì đều là số chính phương.

3. Tìm số chính phương có 3 chữ số chia hết cho 56.

4. Cho số tự nhiên n sao cho $2n=a^2+b^2$. Chứng minh a, b có cùng tính chẵn lẻ và n là tổng của hai bình phương.

5. Cho $x^2+2y$ là một số chính phương (x và y là hai số tự nhiên). Chứng minh $x^2+y$ là tỗng cùa hai số chính phương.




#432260 Chứng minh $\frac{\sqrt{3}+1}{\s...

Gửi bởi gogeta trong 02-07-2013 - 11:57

Ở câu 4 chỉ có 2 phần tử như bạn nói thôi. Mình xin lỗi vì đánh nhầm đề. Còn câu 5 thay thay dấu lớn hơn thành bé hơn nhé!




#432021 Cho A, B là hai điểm cố định trên (O). C là điểm chính giữa cung AB....

Gửi bởi gogeta trong 01-07-2013 - 12:27

Cho A, B là hai điểm cố định trên (O). C là điểm chính giữa cung AB. M là điểm động trên AB. Tia CM cắt (O) tại D.

a) Chứng minh: $AC^2=CM.CD$

b) Chứng minh: Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ADM thuộc một đường thẳng cố định.

c) Gọi $R_{1}, R_{2}$ lần lượt là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ADM và tam giác BDM. Chứng minh: $R_{1}+R_{2}$ không đổi.