Jump to content

RoyalMadrid's Content

There have been 192 items by RoyalMadrid (Search limited from 06-06-2020)



Sort by                Order  

#383005 Chuyên mục : Trao đổi các bài toán casio .

Posted by RoyalMadrid on 02-01-2013 - 20:34 in Các dạng toán khác

Cho a0 = 2005 và a n+1 = an2 / (an + 1) với n = 0,1,2,...
a) Với n = 1,2,3,4,5 Hãy tính [an] (phần nguyên của an , tức là số nguyên lớn nhất không vượt quá an ).
b) Chứng minh rằng [an] = 2005 - n với mọi 0 <= n <= 1003
( <= là bé hơn hoặc bằng)



#466753 $(\sum \left | x+y-z \right |) + \left | x+y+z...

Posted by RoyalMadrid on 25-11-2013 - 20:32 in Bất đẳng thức và cực trị

Đúng hướng rồi, cái này liệt kê ra đơn giản mà(chỉ cần trâu bò một chút thôi) còn sách thì trên mạng có e-book mà

Mình vẫn ko hiểu liệt kê ntn??? Mình áp dụng mãi mấy cái bđt dấu gttđ mà nó cứ sai dấu chỗ /a+b+c/. Mà nếu tìm đk sách thì bài này ở phần nào vậy bạn???




#478714 $\sqrt{(x+4)(6-x)}+x^{2}-2x\geq m$

Posted by RoyalMadrid on 23-01-2014 - 22:47 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Tìm các giá trị của m để bất phương trình sau nghiệm đúng với mọi $x\in \left [ -4;6 \right ]$:

$\sqrt{(x+4)(6-x)}+x^{2}-2x\geq m$




#466751 $(\sum \left | x+y-z \right |) + \left | x+y+z...

Posted by RoyalMadrid on 25-11-2013 - 20:18 in Bất đẳng thức và cực trị

cái này thực ra làm thường thì phải liệt kê từng trường hợp thôi mà cái đó thì mình lười lắm, bạn xem quyển sáng tạo bất đẳng thức ấy

Hix. Mình đâu có mà đọc bạn. Liệt kê từng trường hợp là ntn vậy, bạn thử ns hướng mình vs? Mình đag làm theo hướng này:

Đặt x+y-z = a; x+z-y= b; z+y-x= c ==> C/m:

$\left | a \right |+\left | b \right |+\left | c \right |+\left | a+b+c \right |\geqslant \left | a+b \right |+\left | b+c \right |+\left | a+c \right |$

Nhưng chứng minh cái này cx chưa ra đk




#466742 $(\sum \left | x+y-z \right |) + \left | x+y+z...

Posted by RoyalMadrid on 25-11-2013 - 20:04 in Bất đẳng thức và cực trị

Xét $f(x)=\left | x \right |$ là một hàm lồi.

Ta cần chứng minh

$f(x+y-z)+f(y+z-x)+f(z+x-y)+f(x+y+z)\geq f(2x)+f(2y)+f(z)+f(z)$

Giả sử $x\geq y\geq z$. Xét hai bộ $(x+y-z,y+z-x,z+x-y,x+y+z)^{*}$ và $(2x,2y,z,z)^*$

Rõ ràng $(x+y-z,y+z-x,z+x-y,x+y+z)^*\gg (2x,2y,z,z)^*$. Do đó theo bất đẳng thức Karamata ta có đpcm

Hix. Chỉ dùng đến kiến thức thông thường có giải đk ko bạn??? Hàm lồi mình chưa học à; cả bđt Karamata bạn ns nữa. 




#478791 $\sqrt{(x+4)(6-x)}+x^{2}-2x\geq m$

Posted by RoyalMadrid on 24-01-2014 - 18:27 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Xét $f(x)=\sqrt{-x^{2}+2x+24}+x^{2}-2x$ trên [-4;6]

$f'(x)=\frac{-2x+2}{2\sqrt{-x^{2}+2x+24}}+2x-2$

$f'(x)=0 <=>(2x-2)\left ( \frac{-1}{2\sqrt{-x^{2}+2x+24}} +1\right )=0$

<=>$x=1$ thuộc [-4;6] và $x=\frac{2\pm 3\sqrt{11}}{2}$ thuộc [-4;6]

$f(-4)=24,f(6)=24,f(1)=4,f(\frac{2+3\sqrt{11}}{2})=\frac{97}{4},f(\frac{2-3\sqrt{11}}{2})=\frac{97}{4}$

Vậy Min f(x)=4 trên [-4;6]

Hix, mình chưa học đạo hàm bạn à. Có cách nào khác không???




#478751 $\sqrt{(x+4)(6-x)}+x^{2}-2x\geq m$

Posted by RoyalMadrid on 24-01-2014 - 14:27 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

$m\leq Min _{\sqrt{(x+4)(6-x)}+x^{2}-2x}$

Xét f(x)=${\sqrt{(x+4)(6-x)}+x^{2}-2x}$ trên [-4;6]

Giải ra ta thấy GTNN của f(x) trên [-4;6] là 4

Vậy $m\leq 4$

Làm sao để tìm gtnn của f(x) trên đoạn đó hả bạn. Bạn làm rõ hơn một chút đk ko?




#466672 $(\sum \left | x+y-z \right |) + \left | x+y+z...

Posted by RoyalMadrid on 25-11-2013 - 14:41 in Bất đẳng thức và cực trị

Chứng minh rằng với mọi số thực x,y,z thì:

$(\sum \left | x+y-z \right |) + \left | x+y+z \right | \geqslant 2(\sum \left | x \right |)$

 




#492569 $GTLN A=\frac{2}{1+x^2}+\frac{3}...

Posted by RoyalMadrid on 12-04-2014 - 23:00 in Bất đẳng thức và cực trị

Lời giải:
Từ giả thiết ta có: $y=\frac{z-x}{1+xz}$ thay vào ta có:$A=\frac{(z-x)(5z-x)}{(1+z^2)(1+x^2)}+3$
Áp dụng BDT AM-GM thì: $A=\frac{(z-x)(5z-x)}{(1+z^2)(1+x^2)}+3\leq \frac{(3z-3x+5x-z)}{12(1+z^2)(1+x^2)}+3\leq \frac{(x+z)^2}{3(x+z)^2}+3\leq \frac{10}{3}$
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi:$x=\frac{1}{\sqrt{2}},y=\frac{\sqrt{2}}{4},z=\sqrt{2}$

Bạn ơi, có thế nói rõ hướng suy nghĩ của nó được không. Bạn có thể đoán dấu bằng trước hả???




#492790 $GTLN A=\frac{2}{1+x^2}+\frac{3}...

Posted by RoyalMadrid on 13-04-2014 - 22:10 in Bất đẳng thức và cực trị

Lời giải:
Từ giả thiết ta có: $y=\frac{z-x}{1+xz}$ thay vào ta có:$A=\frac{(z-x)(5z-x)}{(1+z^2)(1+x^2)}+3$
Áp dụng BDT AM-GM thì: $A=\frac{(z-x)(5z-x)}{(1+z^2)(1+x^2)}+3\leq \frac{(3z-3x+5x-z)}{12(1+z^2)(1+x^2)}+3\leq \frac{(x+z)^2}{3(x+z)^2}+3\leq \frac{10}{3}$
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi:$x=\frac{1}{\sqrt{2}},y=\frac{\sqrt{2}}{4},z=\sqrt{2}$

Bạn xem lại phần biến đổi đoạn đầu, hình như nhầm lẫn thì phải???




#492739 $GTLN A=\frac{2}{1+x^2}+\frac{3}...

Posted by RoyalMadrid on 13-04-2014 - 20:40 in Bất đẳng thức và cực trị

Mình dùng lượng giác bạn tham khảo nhé:

 

 đặt x=tana,y=tanb.

$\Rightarrow a,b>0$

 

$z=\frac{tana+tanb}{1-tanatanb}=tan(a+b)\Rightarrow a+b<\frac{\Pi }{2}$

Biến đổi

$A=\frac{10}{3}-3[sinb-\frac{1}{3}sin(2a+b)]^{2}-\frac{1}{3}cos^{2}(2a+b)$

$\leq \frac{10}{3}$

Hix, làm sao để đặt được như vậy hả bạn? Chả có liên quan ji hết á :((




#492493 Tìm giá trị lớn nhất của $P= (x+y+z)(\frac{1}{x...

Posted by RoyalMadrid on 12-04-2014 - 19:38 in Bất đẳng thức và cực trị

Gợi ý nhé :

$(x+y+z)(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z})=3+(\frac{x}{y}+\frac{y}{x})+(\frac{y}{z}+\frac{z}{y})+(\frac{x}{z}+\frac{z}{x})$

 

Ta phải  chứng minh: $3+(\frac{x}{y}+\frac{y}{x})+(\frac{y}{z}+\frac{z}{y})+(\frac{x}{z}+\frac{z}{x})\leq 5+2(\frac{x}{z}+\frac{z}{x})$

 

Tiếp theo đó chứng minh: $\frac{x}{z}+\frac{z}{x}\leq\frac{5}{2}$

 

Do đó ta sẽ có:$3+(\frac{x}{y}+\frac{y}{x})+(\frac{y}{z}+\frac{z}{y})+(\frac{x}{z}+\frac{z}{x})\leq 5+2.\frac{5}{2}=10$

Bạn có thể ns rõ cách suy luận hay nhận xét để có cách làm như thế đk k?




#526167 Cho tam giác ABC. Chứng minh rằng nếu $\frac{tgB}{tg...

Posted by RoyalMadrid on 25-09-2014 - 21:30 in Các bài toán Lượng giác khác

cân hay vuông vậy bạn?????

Theo đề của mình thì là vuông bạn ạ




#492209 Tìm giá trị lớn nhất của $P= (x+y+z)(\frac{1}{x...

Posted by RoyalMadrid on 11-04-2014 - 19:44 in Bất đẳng thức và cực trị

Cho $x,y,z\in \left [ 1;2 \right ]$. Tìm giá trị lớn nhất của $P= (x+y+z)(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z})$




#492497 Tìm giá trị lớn nhất của $P= (x+y+z)(\frac{1}{x...

Posted by RoyalMadrid on 12-04-2014 - 19:44 in Bất đẳng thức và cực trị

Có thể tổng quát bài toán trên thành 

Cho các số thực dương $a_{1},a_{2},...,a_{n}\in \left [ a,b \right ]$

Khi đó ta có $\left ( a_{1}+a_{2}+...+a_{n} \right )\left ( \frac{1}{a_{1}}+\frac{1}{a_{2}}+...+\frac{1}{a_{n}} \right )\leq n^{2}+k.\frac{\left ( a-b \right )^{2}}{4ab}$

trong đó $k=n^{2} nếu n chẵn,k=n^{2}-1 nếu n lẻ$

Chứng minh tổng quát tn đk bạn?




#526100 Cho tam giác ABC. Chứng minh rằng nếu $\frac{tgB}{tg...

Posted by RoyalMadrid on 25-09-2014 - 18:07 in Các bài toán Lượng giác khác

Cho tam giác ABC. Chứng minh rằng nếu $\frac{tgB}{tgC}=\frac{sin^2B}{sin^2C}$ thì tam giác đó là tam giác vuông.




#478750 Cm: $d^{2}< R(R-2r)$

Posted by RoyalMadrid on 24-01-2014 - 14:24 in Bất đẳng thức và cực trị

Tham khảo tại đây

Bạn ơi, trong hệ thức Ơle đó d là khoảng cách giữa tâm đt nội, ngoại tiếp mà. Còn d trong đề bài của mình là khoảng cách giữa trọng tâm G và tâm đt ngoại tiếp. Khác nhau mà




#470634 $\sum \sqrt{1+\frac{1}{a^{2...

Posted by RoyalMadrid on 13-12-2013 - 11:47 in Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b,c là các số dương sao cho a+b+c = abc. Chứng minh rằng: 

$\sum \sqrt{1+\frac{1}{a^{2}}}\geq 2\sqrt{3}$




#464314 $\sqrt[3]{(\frac{1}{ab}-1)(\frac{1}{bc}-1)(\frac{1}{...

Posted by RoyalMadrid on 14-11-2013 - 17:26 in Bất đẳng thức và cực trị

bạn cũng có thể giải theo cách này

$(\frac{1}{ab}-1)(\frac{1}{bc}-1)(\frac{1}{ca}-1)\geq (\frac{4(a+b+c)^{2}}{(a+b)^{2}}-1)(\frac{4(a+b+c)^{2}}{(b+c)^{2}}-1)(\frac{4(a+b+c)^{2}}{(a+c)^{2}}-1)$

có $\frac{4(a+b+c)^{2}}{(a+b)^{2}}-1= (\frac{2(a+b+c)}{a+b}-1)(\frac{2(a+b+c)}{a+b}+1)=(\frac{a+b+2c}{a+b})(\frac{3a+3b+2c}{a+b})\geq \frac{2\sqrt{(a+c)(b+c)}}{(a+b)^{2}}4\sqrt[4]{(a+c)(b+c)(a+b)^{2}}= \frac{8\sqrt[4]{(a+c)^{3}(b+c)^{3}(a+b)^{2}}}{(a+b)^{2}}$

tương tự, sẽ thu được 2 biểu thức còn lại lớn hơn hoặc bằng $\frac{8\sqrt[4]{(a+b)^{3}(b+c)^{3}(a+c)^{2}}}{(a+c)^{2}}$; $\frac{8\sqrt[4]{(a+b)^{3}(a+c)^{3}(b+c)^{2}}}{(b+c)^{2}}$

suy ra VT lớn hơn hoặc bằng $\sqrt[3]{8^{3}\frac{(a+b)^{2}(b+c)^{2}(c+a)^{2}}{(a+b)^{2}(b+c)^{2}(c+a)^{2}}}=8$

Hì, cái này có vẻ hơi thiếu tự nhiên tí đoạn đầu bạn nhỉ? Nghĩ ra hướng này cx khá khó, bạn chỉ mình cách suy nghĩ đk k?




#464279 $\sqrt[3]{(\frac{1}{ab}-1)(\frac{1}{bc}-1)(\frac{1}{...

Posted by RoyalMadrid on 14-11-2013 - 12:23 in Bất đẳng thức và cực trị

Cho a,b,c >0, a+b+c = 1. Chứng minh rằng:

$\sqrt[3]{(\frac{1}{ab}-1)(\frac{1}{bc}-1)(\frac{1}{ab}-1)}\geq 8$

 

MOD : Chú í tiêu đề




#471333 $\sum \sqrt{1+\frac{1}{a^{2...

Posted by RoyalMadrid on 16-12-2013 - 21:08 in Bất đẳng thức và cực trị

áp dụng bđt minkowski $\sqrt{1+\frac{1}{a^{2}}}+\sqrt{1+\frac{1}{b^{2}}}+\sqrt{1+\frac{1}{c^{2}}}\geq \sqrt{9+(\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c})^{2}}\geq \sqrt{9+\frac{3}{ab}+\frac{3}{bc}+\frac{3}{ca}}$

do a+b+c=abc, suy ra $\frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ca}=1$

suy ra $\sqrt{9+\frac{3}{ab}+\frac{3}{bc}+\frac{3}{ca}}=\sqrt{9+3}=2\sqrt{3}$

Bạn cho mình dạng tổng quát và cách chứng minh bđt minkowski đk k?




#478688 Cm: $d^{2}< R(R-2r)$

Posted by RoyalMadrid on 23-01-2014 - 22:08 in Bất đẳng thức và cực trị

Gọi R,r lần lượt là bán kính các đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp của tam giác ABC, d là khoảng cách giữa trọng tâm G và tâm O của đường tròn ngoại tiếp tam giác đó, chứng minh $d^{2}< R(R-2r)$




#489897 $6x^{2}+4x+5>\left | 2x^{2}+4mx+1 \rig...

Posted by RoyalMadrid on 31-03-2014 - 21:50 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Với giá trị nào của m thì bất phương trình sau nghiệm đúng với mọi x: 

$6x^{2}+4x+5>\left | 2x^{2}+4mx+1 \right |$




#478705 Cm: $d^{2}< R(R-2r)$

Posted by RoyalMadrid on 23-01-2014 - 22:34 in Bất đẳng thức và cực trị

Đây là hệ thức Ơ-le; $d^{2}=R(R-2r)$ chứ không phải nhỏ hơn.

Cho $\triangle ABC$; $(O)$ và $(I)$ lần lượt là đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp tam giác. Khi đó $OI^2 = R^2 - 2Rr$
Kéo dài $BI$ cắt $(O)$ tại $M$, $(I)$ tiếp xúc $BC$ tại $D$, khi đó ta có:
$\triangle BDI \sim \triangle KCM$
$\Rightarrow \dfrac{BI}{KM} = \dfrac{DI}{MC} = \dfrac{ID}{MI}$
Mà $IB.IM = KD.KM=R^2 - OI^2$ nên ta có đpcm

Hix, có chắc là bằng không bạn. Đề bài của mình ghi là < :((




#490167 $6x^{2}+4x+5>\left | 2x^{2}+4mx+1 \rig...

Posted by RoyalMadrid on 02-04-2014 - 12:11 in Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

$ax^{2}+bx+c>0,\forall x\epsilon \mathbb{R}\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a>0\\\Delta <0 \end{matrix}\right.$

Còn th cả 2 nhân tử đều <0 thì không xét à bạn???