Đến nội dung

Karl Heinrich Marx nội dung

Có 54 mục bởi Karl Heinrich Marx (Tìm giới hạn từ 05-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#563580 Chứng minh rằng tồn tại 2 nhà phê bình bỏ phiếu như nhau

Đã gửi bởi Karl Heinrich Marx on 04-06-2015 - 23:24 trong Tổ hợp và rời rạc

dạ em cảm ơn ý kiến đóng góp của anh,anh mà còn hoạt động thường xuyên thì tuyệt quá.Em đang chuẩn bị làm 1 số cái về tổ hợp rời rạc mà nhiều công việc quá làm không hết,cần anh góp sức ạ :))

Anh sẵn sàng sẽ giúp đỡ cho em vd cho em những hướng tiếp cận, những cách nhìn nào đó chẳng hạn nhưng anh hi vọng khi em làm 1 tài liệu hay viết 1 cái gì đấy thì cần ý thức được đó là một sản phẩm mang tên em, chứa công sức và một chút gì đó của riêng em và vì vậy phải bỏ ít nhiều công sức mày mò đưa ra những cái nhìn của bản thân, những nghiên cứu gì đó của bản thân chứ không đơn thuần chỉ là những lời giải của một vài bài toán hay dịch những bài viết từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Hiện nay chúng ta quá quan tâm đến việc thi cử đến nỗi muốn viết cái gì đấy thì ai cũng viết về tổng hợp đề thi, tổng hợp các bài toán hay, tổng hợp các kĩ thuật,... Chẳng mấy ai nghĩ ra mình sẽ viết về một nghiên cứu nào đó của bản thân cả (dù nó chỉ là một chút gì đó rất nhỏ không ứng dụng nhiều nhưng chắc chắn nó giá trị hơn rất nhiều). Hãy làm khác những người khác đi em ạ, anh sẽ cố gắng giúp em trong tầm khả năng của mình!




#585101 HỌP MẶT LẦN 2 NĂM 2015 TẠI TP HỒ CHÍ MINH

Đã gửi bởi Karl Heinrich Marx on 26-08-2015 - 18:41 trong Góc giao lưu

 

-          Nhan sắc VMF (trên VMF có cô nào xinh không =]] )

 

Tình hình là tên đồng chí có xuất hiện trong list nhân sự VMEO nhưng mà chưa đóng góp được gì, đề nghị đồng chí làm tốt nhiệm vụ in đậm ở trên, thu thập thông tin lẫn fb của các em xinh tươi, đồng chí hoạt động ở box nào thì gửi thông tin về trưởng ban chọn đề box đấy để kiểm duyệt =)) có gì chúng ta sẽ trao đổi thêm về vấn đề này sau buổi offline (vừa gửi lời mời kết bạn trên fb rồi). 




#661218 $\Im$ là họ các tập L-phần tử của X={1,2,...,n} nào đó

Đã gửi bởi Karl Heinrich Marx on 09-11-2016 - 03:16 trong Tổ hợp và rời rạc

Viết hẳn hoi ra đi bạn

chứ cứ úp mở thế ai pít đc

Bởi vì lâu rồi mình k dùng diễn đàn nên quên cách đánh công thức ngại viết.

Xin lỗi trong lúc suy nghĩ mình hơi nhầm lẫn khái niệm 1 tí, cái mình nói là số nhỏ nhất để với mọi tập có từng đó phần tử sẽ luôn thỏa đề bài.

Còn tập thỏa đề bài có số phần tử nhỏ nhất có vẻ sẽ khó hơn nhưng có thể chứng minh số này không nhỏ hơn $C_n^l/C_k^l = C_n^k/C_{n-l}^{k-l}$

nên có thể thay $C_2^k$ của bạn bằng $C_k^l$.

Chứng minh thì mỗi tập thuộc $J$ có $C_{n-l}^{k-l}$ tập gồm $k$ phần tử là con $X$ và chứa tập này. Như vậy $|J|.C_{n-l}^{k-l}$ không bé hơn số tập con có $k$ phần tử của $X$.




#661087 $\Im$ là họ các tập L-phần tử của X={1,2,...,n} nào đó

Đã gửi bởi Karl Heinrich Marx on 08-11-2016 - 08:21 trong Tổ hợp và rời rạc

Cho $l\leq k\leq n$ là các số thỏa mãn:

$\Im$ là họ các tập L-phần tử của X={1,2,...,n} nào đó  

thỏa mãn:với mọi tập con A có K-phần tử của X đều chứa ít nhất 1 tập B thuộc $\Im$

C/m:$\left | \Im \right |\geq \frac{\begin{pmatrix} n\\ l \end{pmatrix}}{\begin{pmatrix} 2\\ k \end{pmatrix}}$

Tại sao lại là $\begin{pmatrix} 2\\ k \end{pmatrix}$? Vậy chỉ xét trường hợp $k \le 2$ thôi sao?

Thực ra không khó để chứng minh giá trị nhỏ nhất của $\left | \Im \right |$ là $\begin{pmatrix} n\\ l \end{pmatrix} - \begin{pmatrix} k\\ l \end{pmatrix}+1$.