Đến nội dung

ngôctử nội dung

Có 122 mục bởi ngôctử (Tìm giới hạn từ 30-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#38319 thi ĐH

Đã gửi bởi ngôctử on 16-10-2005 - 06:44 trong Thi tốt nghiệp

phương pháp ôn luyện theo SgK la hiệu quả?

Từ 2002 trở lại đây, đề thi TSĐH ra khá sát với chương trình PT; nhiều câu thực ra còn dễ hơn một số bài tập trong SGK. Vì vậy theo tôi ôn tập theo SGK đủ để kiếm điểm khá. Tất nhiên muốn đạt điểm 9; 10 cũng cần luyện cao hơn chút ít, nhưng không cần quá quắt như những năm trước đây - thời các trường tự ra đề.

Vậy những tt luyện thi ĐH có là cần thiết, bạn bè tôi rới ĐH năm nay đều đổ xô đi luyện. Chương trình ôn luyện thường ở cấp độ cao và khó ( bản thân tôi đã từng đi luyện nên biết điều đó), vậy học như thế nào ?

Tiệc dọn ở lầu một. Bạn có thể cho các em lên lầu hai, lầu ba hay sân thượng hóng mát rồi trở xuống nhập tiệc – tùy bạn thôi, miễn là hs của bạn có đủ thời gian và hứng thú. Chịu khó vận động thế đôi khi lại giúp chúng ăn ngon hơn.
Nhưng cũng cần coi chừng: nếu không đủ sức khỏe, leo trèo nhiều mệt quá đến không nuốt nỗi cơm; hoặc nếu không có thời gian mà lại đi lang thang thì sẽ trể giờ nhập tiệc. Nguy cơ này là có thật: nhớ lại năm 2002, năm đầu thi ba chung, có tình trạng các em luyện lò lại làm bài không được, trong lúc các em không được đi ôn lò thì làm bài tốt hơn.

Tôi rất tán thành việc diễn đàn mở ra một box hay và co ích như vậy... 

Cảm ơn bạn về những lời có cánh :) . Mong bạn góp tay xây dựng dđ ngày càng hay và có ích cho nhiều người hơn.



#30962 học nhiều_hiệu quả bao nhiêu

Đã gửi bởi ngôctử on 14-08-2005 - 00:21 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

II. Con đường ra: cải cách, hiện đại hoá giáo dục
Muốn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước tất yếu phải bắt đầu bằng việc hiện đại hoá giáo dục, mà sự lạc hậu của nền giáo dục của chúng ta chung qui là ở chỗ nó rất xa lạ với kinh nghiệm lịch sử của chúng ta và kinh nghiệm giáo dục trên thế giới, trong lúc chúng ta đang cần hội nhập để phát triển. Vì vậy con đường ra khỏi những khó khăn là xây dựng lại giáo dục từ gốc để tiến tới một nền giáo dục phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc và xu thế chung của thế giới, tạo điều kiện cho cuộc hội nhập thành công. Đó chính là nhiệm vụ hiện đại hoá giáo dục, với nội dung và phương hướng như sau .
1. Để xây dựng lại giáo dục từ gốc, trước hết cần thay đổi tư duy giáo dục, xác định lại quan niệm về mục tiêu, yêu cầu đào tạo và chức năng của nhà trường , từ đó mới thấy rõ cần thay đổi cung cách dạy và học, thay đổi nội dung, phương pháp, tổ chức quản lý giáo dục, như thế nào để đạt được mục tiêu đó. Nên rà soát lại để dứt khoát từ bỏ đào tạo những mẫu người chỉ biết ngoan ngoãn chấp hành, quen được dẫn dắt, bao cấp cả về tư duy và hành động, hơn là biết suy nghĩ độc lập và tự chịu trách nhiệm. Cần coi trọng rèn luyện các phẩm chất đạo đức cơ bản của con người hiện đại có cá tính nhưng bao dung, biết giao tiếp và hợp tác, biết làm việc có hiệu quả, có tư duy cởi mở với cái mới, thích dấn thân, không ngại đương đầu với thách thức, khó khăn, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm vì mục đích lớn, và nhất là trung thực và có đầu óc sáng tạo , là những đức tính tối cần thiết trong đời sống xã hội hiện đại. Đồng thời cần quan tâm đến giáo dục thẩm mỹ, giáo dục cảm xúc, đào tạo toàn diện con người có tâm hồn và thể chất khoẻ mạnh.
2. Từ quan niệm bao quát nói trên phải xem xét lại toàn bộ tổ chức quá trình giáo dục, bao gồm cả nội dung chương trình, phương pháp từng cấp học, sao cho phù hợp với mục tiêu chung . Chẳng hạn phải giảm bớt đáng kể giờ lên lớp nghe giảng, tăng giờ thực hành, giờ học theo phương pháp tương tác, dành thì giờ cho việc tự học, tuỳ lứa tuổi tập tham khảo sách báo, tư liệu, thảo luận xêmina, thuyết trình, tham luận, viết tiểu luận, làm dự án, ... Ngay từ nhỏ học sinh cần tập dần để biết suy nghĩ, ham thích tìm tòi, ham thích khám phá, sáng tạo từ dễ đến khó, tập phát hiện và giải quyết vấn đề, hạn chế học thuộc lòng, chống nhồi nhét kiến thức máy móc tuy không xem nhẹ rèn luyện trí nhớ. Giảm, bỏ, hoặc thay đổi hẳn nội dung và phương pháp dạy những điều có tinh chất kinh kệ, để tăng các kiến thức thiết thực, hoặc đòi hỏi vận dụng tư duy nhiều hơn. Đối với nước ta, điều này càng quan trọng vì tàn tích lối học từ chương khoa cử, tinh thần hư học cổ lỗ cho đến bây giờ vẫn còn rất nặng trong xã hội ta và ngay cả trong giới trí thức ta. Đặc biệt đại học càng phải coi trọng đầu óc, phong cách và kỹ năng nghiên cứu khoa học.
3. Công bằng, dân chủ là xu hướng của xã hội tiến bộ hiện đại, tuy cách hiểu và thực thi còn nhiều điểm khác nhau tuỳ mỗi nước. Trong giáo dục công bằng, dân chủ có nghĩa là bảo đảm cho mọi công dân quyền bình đẳng về cơ hội học tập và cơ hội thành đạt trong học vấn . Ngày nay, đó không chỉ là một nguyên tắc đạo đức mà còn là điều kiện để bảo đảm sự phát triển của xã hội. Chỉ khi có công bằng, dân chủ trong giáo dục, chỉ khi mọi người, dù giàu nghèo, sang hèn, đều có cơ hội học tập và thành đạt ngang nhau thì tiềm năng trí tuệ của xã hội mới được khai thác hết. Hiện nay ở nước ta con em các tỉnh miền núi, các vùng nông thôn, hay con em nhà nghèo ở thành thị, đi học đã khó mà học lên cao càng khó hơn. Với chế độ học tập buộc phải học thêm ngoài giờ rất nhiều, phải đóng góp vô vàn khoản tốn kém ngoài học phí, hàng năm phải mua sắm sách giáo khoa mới, với chế độ đánh giá và thi cử tốn kém như hiện nay, nhà trường của ta đã vô tình gạt ra ngoài cả một lớp trẻ thiếu may mắn vì trót sinh ra trong những gia đình nghèo hoặc không ở thành phố.
4. Tùy theo cá tính, mỗi con người có những sở thích, sở trường, sở đoản riêng, sự đa dạng ấy làm nên cuộc sống phong phú trong xã hội hiện đại và là mảnh đất để nảy nở tài năng sáng tạo. Cho nên giáo dục phải phóng khoáng, không hạn chế, hay kìm hãm mà trái lại phải tôn trọng, phát triển cá tính , và muốn thế không nên gò bó mọi người trong một kiểu đào tạo như nhau, một hướng học vấn như nhau, mà phải mở ra nhiều con đường, nhiều hướng, tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho thế hệ trẻ phát triển tài năng , đồng thời cho phép họ dễ dàng chuyển sang con đường khác khi thấy sự lựa chọn của mình chưa phù hợp. Đó là tư tưởng chỉ đạo để giải quyết vấn đề phân ban ở các năm cuối trung học phổ thông, phát triển nhiều loại hình đại học và cao đẳng đáp ứng nhu cầu đa dạng của tuổi trẻ, đồng thời bảo đảm sự liên thông tối đa giữa các cấp học và các loại trường học khác nhau để không ai bị lâm vào ngõ cụt trên con đường học vấn.
5. Do bước tiến nhanh của khoa học và công nghệ, các ngành hoạt động kinh tế ngày càng yêu cầu lực lượng lao động phải có trình độ hiểu biết cao mới đảm bảo hiệu quả và năng suất . Hơn nữa trình độ văn minh hiện đại cũng đòi hỏi mọi thành viên trong xã hội phải có học thức cao mới hưởng thụ được đầy đủ cuộc sống của bản thân và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng. Trước tình hình đó, xã hội văn minh đang tiến đến chỗ trình độ học thức hai năm đầu của đại học trở thành cần thiết cho mọi người, giống như trình độ tiểu học cách đây một thế kỷ. Vì vậy, xu thế tất yếu là phải tiến tới mở cửa đại học cho số đông, rồi cho đại bộ phận dân chúng . Điều này đỏi hỏi những thay đổi lớn trong quan niệm về sứ mạng, nhiệm vụ cũng như tổ chức, quản lý giáo dục đại học. Đặc biệt, với trình độ phát triển hiện nay và với cơ cấu nhu cầu lao động trong thời gian tới, cần chú ý phát triển loại hình đại học ngắn hạn 2 năm (về kỹ thuật hay các nghiệp vụ du lịch, kế toán, ngoaị ngữ, ...).
6. Trong khi nâng cao dân trí, mở rộng cửa nhà trường, kể cả đại học, cho đông đảo người dân, thì giáo dục không thể coi nhẹ nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. Trái lại, phải rất chú trọng tài năng, khắc phục bình quân và trung bình chủ nghĩa vốn là nhược điểm thường thấy ở các nước nghèo như ta. Trong thời đại kỹ thuật số hơn bao giờ hết, sự hưng thịnh của các quốc gia một phần rất quan trọng, nếu không nói quyết định, là do bởi có nhiều tài năng xuất chúng được nâng niu, nuôi dưỡng và được tạo điều kiện phát triển tột độ. Tài năng quan trọng cho xã hội hiện đại đến mức số lượng và chất lượng người tài được đào tạo là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá hiệu quả giáo dục . Cho nên, hệ thống giáo dục, đặc biệt là đại học, phải có biện pháp hữu hiệu để đào tạo nhiều người tài, hơn nữa xã hội phải được tổ chức như thế nào để tài năng không tàn lụi sớm mà được khuyến khích phát triển ngày càng cao. Kinh nghiệm các nước phát triển cho thấy giáo dục càng công bằng, dân chủ, số người được học càng đông, thì trong số đông đó càng xuất hiện nhiều người tài xuất sắc. Vì vậy công bằng, dân chủ trong giáo dục không những không mâu thuẫn với việc chú trọng tài năng, mà còn là cơ sở để đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước.
7. Trong thời đại khoa học và công nghệ tiến nhanh như vũ bão, không ai có thể thoả mãn với vốn kiến thức đã có của mình. Mọi người đều cần học tập, học thường xuyên, học suốt đời, cho nên giáo dục thường xuyên phải không ngừng mở rộng cả về phạm vi, quy mô, hình thức, đối tượng , và sử dụng những phương tiện kỹ thuật tân tiến nhất: máy tính, Internet, đa truyền thông không dây, ..., để cho ai, ở đâu và bất cứ lúc nào cũng có thể học được dễ dàng và có hiệu quả. Vai trò của giáo dục thường xuyên trong xã hội hiện đại ngày càng tăng lên đến mức ở một số nước tổng chi phí của xã hội cho giáo dục thường xuyên vượt cả tổng chi phí cho giáo dục theo trường lớp truyền thống.
Để thực hiện xã hội học tập theo quan niệm đó, cần gây dựng và duy trì trong mọi tầng lớp và ở mọi môi trường xã hội một tinh thần hiếu học mới, lòng ham chuộng tri thức, thói quen tự học, tự hoàn thiện hiểu biết và nhân cách để sống và làm việc tốt hơn . Với cách nhìn ấy, cần khuyến khích phát triển các trung tâm học tập cộng đồng như đã hình thành gần đây trong khuôn khổ Hội Khuyến học.
8. Đặc điểm quan trọng của giáo dục hiện đại là sử dụng rộng rãi Internet, công nghệ thông tin trong mọi khâu giáo dục, từ nội dung cho đến phương pháp, tổ chức . Lý do dễ hiểu là vì một mặt công nghệ thông tin đã len lỏi vào mọi hoạt động kinh tế và đời sống trong xã hội hiện đại, khiến cho hiểu biết tối thiểu về tin học trở nên cần thiết cho mọi người, và mặt khác, máy tính, Internet, viễn thông, truyền thông không dây, đã trở thành những công cụ có thể hỗ trợ đắc lực việc giảng dạy và học tập theo các yêu cầu nêu trên. Đặc biệt phải biết tận dụng khả năng công nghệ thông tin, phát triển mạnh giáo dục từ xa để đáp ứng một cách tiết kiệm, linh hoạt và hữu hiệu nhu cầu học tập ngay tại nơi lao động và sinh hoạt của đông đảo người dân.
9. Dựa trên các nguyên tắc vừa nêu cần cải tổ toàn bộ hệ thống giáo dục . Về bậc tiểu học và THCS , trong nước đã có hệ thống thực nghiệm giáo dục được nghiên cứu từ hơn hai mươi năm nay và đã được áp dụng trên nhiều vùng đất nước, cần có sự thẩm định và đánh giá khách quan, nghiêm túc, để nếu cơ bản nó đáp ứng các yêu cầu nêu trên thì có thể mở rộng thực hiện trong cả nước, coi đó cũng là một nét đặc thù của giáo dục VN. Về bậc THPT cần nghiên cứu lại việc phân ban theo tinh thần tiến tới tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho thế hệ trẻ trên cơ sở bảo đảm một mặt bằng văn hoá chung thích hợp, đồng thời tổ chức đủ mềm dẻo để cho phép điều chỉnh những sự lựa chọn chưa phù hợp. Về đại học và kỹ thuật trung cấp , hiện nay cả thế giới đều hướng tới xây dựng một hệ thống giáo dục tương đồng với nhau về cấu trúc và cả nội dung đào tạo để thuận tiện cho việc hợp tác và trao đổi quốc tế (như tú tài +3 năm cho chương trình cử nhân, tú tài +5 năm cho chương trình thạc sĩ, kỹ sư, tú tài +8 năm cho chương trình tiến sĩ). Ta cần sớm chủ động hội nhập vào xu thế chung đó .
10. Cuối cùng, muốn cải cách thành công phải cải tổ quản lý giáo dục . Trước hết cần có sự chuyển biến mạnh mẽ ngay trong bộ máy lãnh đạo và quản lý về quan điểm giáo dục như đã nêu trên, trên cơ sở đó thay đổi, cải tiến tổ chức, phương pháp quản lý, nhằm phát huy sáng kiến chủ động của các cấp, từng bước khắc phục bệnh tập trung quan liêu. Cần cải tổ Hội đồng giáo dục quốc gia thành một hội đồng thật sự có năng lực tư vấn cao ở tầm chiến lược, tăng cường bộ máy thanh tra đi đôi với mở rộng quyền tự chủ, trong khuôn khổ quy định, cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các đại học lớn , về mọi vấn đề thuộc phạm vi chương trình, tổ chức, kế hoạch giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác. Quản lý giáo dục cũng tức là quản lý các hoạt động làm nền tảng phát triển trí tuệ, phát triển năng lực sáng tạo của xã hội, cho nên liên quan khăng khít với quản lý các hoạt động khoa học, công nghệ. Tiến tới chấm dứt tình trạng ngăn cách giữa các đại học và các cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ . Hệ thống quản lý giáo dục cần được cải tổ thành mạng lưới, vận hành theo cơ chế mạng, tận dụng các tri thức khoa học và phương tiện kỹ thuât về quản lý mạng, để tăng hiệu quả quản lý, phù hợp với xu hướng và yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại.



#29355 học nhiều_hiệu quả bao nhiêu

Đã gửi bởi ngôctử on 31-07-2005 - 09:17 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Kiến nghị về chấn hưng giáo dục của GS Hoàng Tuỵ
(VietNamNet) - Để rộng đường dư luận chúng tôi xin gửi tới bạn đọc nguyên văn bản kiến nghị của GS Hoàng Tuỵ về chấn hưng GD.
Chấn hưng, cải cách, hiện đại hoá giáo dục
Bản kiến nghị này gồm ba phần. Phần đầu phân tích thực trạng của giáo dục để tìm ra cái gốc các khó khăn và bất cập hiện nay. Phần thứ hai đề xuất phương hướng hiện đại hoá giáo dục để khắc phục các khó khăn và bất cập một cách cơ bản. Phần thứ ba trình bày một số giải pháp cấp bách cần thực hiện để trả lại môi trường hoạt động bình thường cho giáo dục, và mở đường chuyển dần sang cải cách, hiện đại hoá toàn hệ thống.
I. Thực trạng giáo dục
Ai cũng biêt vai trò quan trọng then chốt của giáo dục đối với tiền đồ dân tộc. Thế nhưng, từ nhiều năm, chúng ta đã để cho giáo dục VN tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chưa bao giờ tình hình giáo dục trở nên bức xúc như hiện nay. Nhìn chung cả nước, hệ thống giáo dục chưa ra khỏi trạng thái lộn xộn bất bình thường, hoạt động không theo quy luật khoa học, hiệu quả kém, chất lượng thấp, đang có nguy cơ bị thương mại hoá theo xu hướng ngược với lý tưởng công bằng và dân chủ của xã hội. Về cả ba phương diện dân trí, nhân lực và nhân tài, những bất cập đều quá rõ:
· Dân trí thấp, biểu hịên trên lối sống và suy nghĩ, tập quán, tác phong, tư tưởng, ý thức... Đạo đức bị xói mòn, thói gian dối, thiếu trung thực đang tác động nặng nề đến mọi mặt của đời sống xã hội.
· Nhân lực không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Yếu kiến thức, kém kỹ năng thực hành, ít khả năng xoay xở, thiếu đầu óc tưởng tượng và năng lực sáng tạo , đó là những đặc trưng chất lượng lao động khiến sức cạnh tranh rất thấp.
· Nhân tài tuy không đến nỗi quá thiếu nhưng phát hiện và bồi dưỡng kém , thiếu cơ hội và điều kiện phát triển. Chất xám bị lãng phí nghiêm trọng dưới nhiều hình thức khác nhau.
Đương nhiên, đây không chỉ là vấn đề của giáo dục, mà là vấn đề của toàn xã hội, nhưng trong đó trách nhiệm và vai trò cuả giáo dục rất lớn.
Tình trạng sa sút của giáo dục là một thực tế khó chấp nhận, nhưng cần được nhìn thẳng mới có thể thấy được đường ra. Hoàn toàn không nên so sánh với thời bao cấp hay mấy năm đầu đổi mới để dễ dàng bằng lòng với bước tiến chậm chạp đã có, mà cần mở tầm mắt ra thế giới bên ngoài, để cảm nhận rõ hơn sự tụt hậu ngày càng xa của chúng ta. Cách so sánh với quá khứ đầy khó khăn trước đây là liều thuốc an thần nhưng thiếu trách nhiệm, vì thật ra sự sút kém của giáo dục hoàn toàn không xứng với tiềm năng của dân tộc, cả về tinh thần, trí tuệ, vật chất cũng như vận hội .
Từ 1966 đến nay, TƯ đã có nhiều nghị quyết đúng đắn mà chưa được thực hiện nghiêm túc, cho nên tuy chúng ta đã có nhiều cố gắng để vực giáo dục lên, song những căn bệnh chính của nó không hề giảm, trái lại ngày càng trầm trọng và kéo dài chưa biết đến bao giờ. Điều đó cho thấy nguyên nhân trì trệ không phải chỉ do những sai lầm cục bộ về điều hành quản lý (tuy phần trách nhiệm của bộ máy quản lý không nhỏ), mà chủ yếu là sai lầm từ gốc, sai lầm từ nhận thức, quan niệm, tư duy cơ bản. Nói vắn tắt, là sai lầm có tính chất hệ thống, sai lầm thiết kế , không thể khắc phục bằng những biện pháp điều chỉnh chắp vá, sai đâu sửa đó, càng sửa càng rối, mà cần phải cương quyết xây dựng lại từ gốc . Đó là mệnh lệnh cuộc sống, nếu chúng ta không muốn tụt hậu thêm nữa.



#31454 học nhiều_hiệu quả bao nhiêu

Đã gửi bởi ngôctử on 17-08-2005 - 23:30 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

III. Mấy vấn đề cấp bách
Cải cách giáo dục theo phương hướng hiện đại hoá như trên là việc lớn, có ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ xã hội nên cần có kế hoạch chu đáo, được nghiên cứu và chuẩn bị kỹ để thực hiện từng bước, từng bộ phận , trong một lộ trình thống nhất do Quốc hội thông qua, tránh đột ngột và xáo trộn gây căng thẳng trong xã hội. Nhưng trong thời gian chuẩn bị (vài ba năm), phải giải quyết ngay một số vấn đề cấp bách để tạo cơ sở và mở đường chuyển dần sang cải cách.
Về giáo dục phổ thông:
Mâu thuẫn lớn trong giáo dục phổ thông hiện nay là một mặt ta lên án bệnh học vẹt, học vì mảnh bằng, và luôn hô hào cải tiến phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, học đi đôi với hành, v.v..., nhưng mặt khác vẫn duy trì cách thi cử cổ lỗ, vẫn dung túng, thậm chí khuyến khích (vô tình, bằng chế độ lương phi lý) dạy thêm, học thêm tràn lan, mà không thấy rằng chính những việc đó, cộng thêm chương trình và sách giáo khoa bất cập, là nguyên nhân trực tiếp tạo ra nếp dạy và học lạc hậu trong nhà trường, cũng là nguyên nhân gây ra mất công bằng, dân chủ, làm cho môi trường học đường ngày càng bị ô nhiễm, giáo dục lún sâu vào xu hướng hư học, đi ngược hẳn các phương châm giáo dục tiến bộ. Vì vậy phải kiên quyết xoá bỏ tình trạng tiêu cực, lạc hậu trong các khâu thi cử, dạy thêm, và sách giáo khoa.
1. Cải cách thi cử và đánh giá . Nên bỏ các kỳ thi tốt nghiệp từng cấp học (tiểu học, THCS, tú tài) mà thay vào đó, thực hiện thi, kiểm tra nghiêm túc thường xuyên, đều đặn, từng chặng, từng phần của từng môn học, đến cuối cấp xét các kết quả học tập để đánh giá tổng hợp và cho tốt nghiệp. Chỉ giữ hình thức thi tốt nghiệp cuối cấp THPT cho những người vì lý do này khác không có điều kiện theo học bình thường ở nhà trường. Cần hiểu đây không phải là bỏ thi như một số người hiểu nhầm, mà thi như thế nào để đạt hiệu quả thực chất, nghiêm túc và tránh áp lực nặng nề không cần thiết, lại tốn kém và có hại đối với tâm lý học sinh.
2. Xoá bỏ dạy thêm, học thêm tràn lan . Đây là tệ nạn kéo dài quá lâu, đã đến lúc không thể nhân nhượng thêm nữa, mà cần dứt khoát xoá bỏ . Cần xem đây là trách nhiệm của chính quyền và đi đôi với giảm nhẹ áp lực thi cử, phải có giải pháp tiền lương thỏa đáng, để bảo đảm cho giáo viên có thể tập trung làm tốt nhiệm vụ giảng dạy chính, khỏi lo kiếm sống hoặc tăng thu nhập bằng việc dạy thêm, dẫn tới nhu cầu giả tạo buộc học sinh phải học thêm lu bù. Cần cương quyết cấm tăng tiết, tăng giờ lên lớp nghe giảng, rà soát lại chương trình theo hướng giảm tải, đổi mới phương pháp giảng dạy , không chỉ bằng cách cải tiến cách giảng bài, mà còn cải tiến cả tổ chức quá trình giảng dạy : tăng số giờ thực hành, dành thời gian hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc sách, tham khảo tài liệu, tập thuyết trình, thảo luận, tham gia các hoạt động vui chơi, thể thao, văn nghệ, v.v. Mặt khác, phải bảo đảm cho bản thân giáo viên có thời gian và điều kiện tự học và thực hiện các kế hoạch định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục.
3. Chỉnh đốn việc biên soạn, xuất bản và sử dụng sách giáo khoa . Từ nhiều năm nay sách giáo khoa chậm được cải tiến về chất lượng nội dung, hình thức trình bày, mà giá vẫn cao đối với phần lớn gia đình có con em đi học, lại được sử dụng rất lãng phí (hàng năm in sách mới). Nên học tập kinh nghiệm các nước về cả tổ chức, phương pháp và kỹ thuật, đổi mới quan niệm về biên soạn sách giáo khoa theo những quan điểm giáo dục hiện đại, đổi mới quan niệm về xuất bản, sử dụng sách giáo khoa, tiến đến sách giáo khoa không chỉ bảo đảm về chất lượng, nội dung, mà còn phải bền, chắc, hấp dẫn, hợp với lứa tuổi và ổn định trong nhiều năm để có thể sử dụng sách cũ và chủ yếu cho học sinh thuê sách để học. Nhà nước không thu lãi trên sách giáo khoa, không coi việc xuất bản sách giáo khoa là ngành kinh doanh, nhưng cần tạo ra cơ chế khuyến khích các nhà giáo dục, nhà khoa học tích cực tham gia vào công tác biên soạn.
Về giáo dục đại học:
Trong thời đại cách mạng công nghệ, đại học có vai trò chủ đạo trong toàn bộ hệ thống giáo dục của một nước. Nhưng so với thế giới và khu vực, giáo dục đại học của ta còn quá yếu kém, tụt hậu còn xa hơn giáo dục phổ thông. Trước đây ta xây dựng đại học theo mô hình Liên xô cũ, nay nền đại học đó không còn thích hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, song những biện pháp sửa đổi chắp vá thời gian qua đã phá vỡ tính hệ thống của nó, rốt cuộc tạo ra cảnh tượng lộn xộn, không còn chuẩn mực, không theo quy củ, tuỳ tiện, và kém hiệu quả. Muốn thoát ra khỏi tình trạng này, cần có thời gian và một lộ trình hiện đại hoá thích hợp . Trước mắt, để tạo điều kiện thuận lợi cho toàn bộ công cuộc hiện đại hoá, nên tập trung chỉnh đốn một số khâu then chốt đang tác động tiêu cực đến sự phát triển bình thường của đại học. Đồng thời xây dựng mới một đại học thật sự hiện đại, làm hoa tiêu hướng dẫn và thúc đẩy sự đổi mới trong toàn ngành.
1. Trước hết, cần cải cách mạnh mẽ việc thi cử và đánh giá , chuyển toàn bộ việc học theo hệ thống tín chỉ; thi, kiểm tra nghiêm túc từng chặng trong suốt khoá học , thay vì dồn hết vào một kỳ thi tốt nghiệp nặng nề mà ít tác dụng. Về tuyển sinh đại học và cao đẳng, nên bỏ kỳ thi hiện nay, nặng nề, căng thẳng, tốn kém , mà hiệu quả thấp, để thay vào đó một kỳ thi nhẹ nhàng chỉ nhằm mục đích sơ tuyển, để loại những học sinh chưa đủ trình độ tối thiểu cần thiết theo học đại học. Sau đó, việc tuyển chọn vào đại học nào do đại học ấy tự làm , chủ yếu dựa trên hồ sơ học THPT và thẩm vấn hoặc thi nếu cần thiết.
2. Chấn chỉnh việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ . Bằng thạc sĩ và tiến sĩ phải theo chuẩn mực quốc tế, không thể tuỳ tiện, đào tạo cẩu thả, chạy theo số lượng, mà phải lấy chất lượng, trình độ, làm tiêu chí hàng đầu. Thạc sĩ và tiến sĩ là lực lượng lao động khoa học cốt cán, nếu trình độ quá thấp, đào tạo dối trá, thì không chỉ tai hại cho giáo dục, khoa học, mà còn ảnh hưởng tiêu cực lâu dài đến nhiều lĩnh vực hoạt động quan trọng khác, nhất là trong một xã hội còn quá chuộng bằng cấp như chúng ta. Vì vậy cần chỉnh đốn từ gốc, rà soát lại để hạn chế chặt chẽ số đơn vị, ngành được phép đào tạo, đơn vị nào, ngành nào còn yếu thì cương quyết dừng lại việc đào tạo trong nước để gửi ra đào tạo ở nước ngoài và chuẩn bị thêm điều kiện. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, lập lại trật tư, kỷ cương, chống gian dối và cẩu thả trong việc đào tạo và cấp bằng . Đồng thời những cơ sở đại học nào được phép đào tạo cần có đủ quyền chủ động từ việc tuyển nghiên cứu sinh, lựa chọn chương trình, cử người hướng dẫn cho đến tổ chức phản biện, bảo vệ và cấp bằng, để có thể tự chịu trách nhiệm hoàn toàn trước xã hội về chất lượng đào tạo.
3. Chần chỉnh công tác chức danh GS, PGS. Đây là một trong những khâu then chốt để bảo đảm chất lượng cho đại học, nhưng trong một thời gian dài cho đến hiện nay, ở nước ta đã thực hiện khá tuỳ tiện và còn quá nhiều bất cập. Một trong những nguyên nhân đóng góp vào sự trì trệ kéo dài của đại học chính là ở công tác này, thể hiện khá tập trung những khuyết điểm về chính sách nhân tài. Do đó để mở đường hiện đại hoá đại học, cần sớm chấn chỉnh công tác chức danh GS, PGS, trước hết cải tổ ìHội đồng chức danh GS” thành một hội đồng không trực tiếp công nhận các chức danh mà chỉ xét duyệt hàng năm, định kỳ, để công nhận những người đủ tư cách ứng cử vào các chức danh GS, PGS ở các đại học và viện nghiên cứu. Hàng năm các đại học và viện nghiên cứu công bố nhu cầu tuyển GS, PGS [với sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền] để cho bất cứ ai đã được công nhận ìđủ tư cách” đều có thể dự tuyển. Còn việc xét tuyển được trả lại cho các hội đồng tuyển chọn của từng đại học và viện nghiên cứu , hội đồng này gồm một số chuyên gia thuộc biên chế đơn vị đó và có thể thêm một số chuyên gia ở ngoài. Quyết định của Hội đồng được trình lên cấp trên có thẩm quyền thông qua trước khi thực hiện.
4. Cải thiện chính sách sử dụng giảng viên đại học . Tình trạng phổ biến hiện nay ở các đại học là giảng viên dạy quá nhiều giờ (25-30 giờ mỗi tuần không phải là hiếm), kể cả giờ dạy trong trường, ngoài trường, dưới nhiều hình thức khác nhau, dạy ìliên kết” ở các địa phương, dạy tư, luyện thi, ìdạy xô”, v.v.), do đó, ngay ở các đại học lớn, cũng rất ít nghiên cứu khoa học , và nhiều người đã lâu không có thói quen cập nhật kiên thức, nâng cao trình độ nhưng lại sản xuất đều đều cử nhân, thạc sĩ, thậm chí cả tiến sĩ. Trình độ GS, PGS của ta nói chung khá thấp so với quốc tế, cả nước số GS đã được công nhận mới chiếm tỉ lệ chưa tới 0,1%, số PGS chưa tới 5%, trong toàn bộ số giảng viên đại học. Nếu kể cả những người thực tế có năng lực nhưng chưa được công nhận GS, PGS do cách tuyển chọn chưa hợp lý, đội ngũ giảng viên đại học vẫn rất yếu về trình độ và số lượng, mà tuổi tác lại khá cao, đó là tình trạng không thể chấp nhận được, cần có biện pháp cải thiện nhanh , nếu không sẽ di hại qua nhiều thế hệ.
5. Đổi mới các trường sư phạm và chính sách đào tạo giáo viên phổ thông . Cần nghiên cứu lại chủ trương xây dựng những trường sư phạm trọng điểm, vì theo kinh nghiệm các nước, chỉ giáo viên mẫu giáo, tiểu học mới cần được đào tạo kỹ về nghiệp vụ sư phạm, còn giáo viên THCS và THPT trở lên thì trước hết phải được đào tạo vững vàng về chuyên môn khoa học rồi mới bổ túc kiến thức và kỹ năng sư phạm . Do đó phải thay đổi cách đào tạo ở các trường sư phạm, chú trọng nhiều hơn phần chuyên môn khoa học, đồng thời phải mở rộng đối tượng tuyển dụng giáo viên phổ thông từ các cử nhân hay thạc sĩ, sau một khoá bổ túc ngắn hạn về nghiệp vụ sư phạm. Các đại học sư phạm nên dần dần chuyển thành đại học đa ngành, trong đó có khoa sư phạm (giáo dục) chuyên lo về nghiệp vụ giảng dạy và khoa học sư phạm.
6. Xây dựng ìmới” một đại học đa ngành hiện đại, làm ìhoa tiêu” cho cải cách đại học sau này . Song song với những biện pháp cấp bách kể trên, cần bắt tay xây dựng ngay một đại học đa ngành thật hiện đại, theo chuẩn mực quôc tế và sánh kịp các đại học tiên tiến nhất trong khu vực, để làm hoa tiêu cho toàn bộ công cuộc hiện đại hoá đại học. Cần xây dựng hoàn toàn ìmới” đại học này, nghĩa là không phải ghép chung lại một số đại học đã có sẵn (theo kinh nghiệm không thành công như đã làm cho tới nay), mà toàn bộ giảng viên và sinh viên tuyển vào đều là ìmới”. Lúc đầu không nhất thiết đủ hết mọi ngành, và quy mô có thể hạn chế trong số mấy trăm sinh viên, nhưng đại học mới này phải được xây dựng theo đúng các chuẩn mực quốc tế về mọi mặt : cơ sở vật chất thiết bị, điều kiện ăn ở, học tập của sinh viên, phương pháp, nội dung chương trình, trình độ giảng viên (lúc đầu một số ngành có thể mời giảng viên nước ngoài hoặc Việt kiều), sinh viên lấy vào, v.v. Đại học mới này sẽ đào tạo theo ba cấp học: cử nhân (tú tài+3-4 năm), thạc sĩ, kỹ sư (tú tài + 5năm), tiến sĩ (tú tài+8 năm).
7. Tăng đầu tư cho đại học, đi đôi với chấn chỉnh việc sử dụng đầu tư. Cần cải cách chế độ lương và phụ cấp, bảo đảm cho giảng viên đại học một mức thu nhập phù hợp với năng suất và trình độ từng người để họ có thể dồn tâm lực vào nhiệm vụ chính trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học mà không phải lo toan, xoay xở cho đời sống quá nhiều, tạo mọi điều kiên cho họ có thể cập nhật tri thức theo kịp khoa học công nghệ thế giới và khu vực. Tăng học phí hợp lý phải đi đôi với tăng tích cực chất lượng đào tạo, đồng thời có chính sách học bổng rõ ràng, thiết thực, để giúp đỡ có hiệu quả người nghèo và những người trong diện cần nâng đỡ.
*
* *
Trên đây là một số vấn đề cấp bách về giáo dục phổ thông và đại học. Thật ra, còn một vấn đề rất cấp bách nữa chưa được đề cập đến trong bản kiến nghị này là giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, mà sự yếu kém do thiếu quan tâm của chúng ta trong thời gian dài là một trong các nguyên nhân chủ yếu khiến thanh niên không còn con đường nào khác, phải đổ xô vào đại học, làm trầm trọng thêm các vấn đề phổ thông và đại học. Lĩnh vực này cũng cần đầu tư thích đáng để hiện đại hoá thì mới đáp ứng được các yêu cầu phát triển của đất nước trong những năm tới. Đặc biệt, song song với mở rộng hệ thống các trường dạy nghề, trường trung cấp kỹ thuật, cần tích cực phát triển loại hình đại học 2 năm như đã nói ở mục II.5.
Bao trùm trên hết là chính sách phát triển nguồn nhân lực và tài năng để phục vụ công cuộc phát triển của đất nước, thể hiện trong việc hiểu và thực thi chủ trương coi phát triển giáo dục và khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu. Khâu yếu nhất vẫn là chính sách đối với lao động trong giáo dục và khoa học, hai ngành hoạt dộng liên quan khăng khít với nhau, mà sự tụt hậu của một ngành luôn gắn liền với sự tụt hậu của ngành kia. Những bất cập trong chính sách này đã được nêu lên từ lâu, đến nay vẫn còn chờ sự quan tâm và giải quyết của Nhà nước và xã hội.
( Danh sách 24 trí thức ký tên bản kiến nghị chấn hưng giáo dục )



#7381 Tham khảo thêm sách cũng là một ý kiến hay

Đã gửi bởi ngôctử on 07-02-2005 - 12:00 trong Kinh nghiệm học toán

Sách tham khảo bây giờ nhiều quá, không biết nên buồn hay nên vui?
Nhiều sách viết rất tâm huyết và cũng rất hay. Nhưng sách sai be bét, sai do in ấn, do cả tác giả cẩu thả không hiếm. Sách xào xáo – xào xáo từ hai ba cuốn đã in của bản thân, hoặc tệ hơn xào xáo từ các tác giả khác; sách dịch không ra dịch, phóng tác không ra phóng tác nhan nhãn …Không ít lần mua về nhà mới biết ấy là cuốn mình đã mua, chỉ khác cái tựa đề.
Dưới cái nhãn sách nâng cao .. nhiều tác giả đã nâng cao một cách khá vô tội vạ: lượm lặt đâu đó đựoc bài nào chép bừa vào bài ấy, nhảy cóc từ bài rất dễ qua bài rất khó lại đến bài tầm tầm .. không có hệ thống gì. Rất nhiều sách luyện thi ĐH .. hiện có trên thị trường sữ dụng những kiến thức không có trong SGK – cũng có nghĩa là không được phép sử dụng trong kì thi TSĐH nếu chưa chứng minh lại.
Với gv có lẽ không có vấn đề gì. Bản thân tôi trước khi định dạy bài nào đều tự mình giải thử để đánh giá mức độ khó dễ, vị trí của nó trong hệ thống kiến thức mình định cung cấp, sau đó tìm đọc các sách tham khảo xem người ta giải thế nào. Gặp được cách giải khác với mình mừng lắm, hay dở đúng sai gì đều tốt, đều là bài học cả, miễn là đừng sai về in ấn rất bực mình.
Nhưng với đa số học sinh và cả phụ huynh hẵn không ít lần phân vân trước giá sách đầy ăm ắp trong cửa hiệu. Nếu sữ dụng sách tham khảo không hợp lí không chỉ phí tiền, phí sức, phí thời gian mà còn cả mất tự tin khi cứ phải giải những bài toán vượt sức mình quá xa. Thế nào là hợp lí ? Có lẽ không ai rành sức học của bạn bằng gv đang trực tiếp giảng dạy: nên tham khảo ý kiến của họ để biết nên dùng sách gì, của ai …
Dẫu sao, qua kinh nghiệm làm việc với hs của mình nhiều năm qua, tôi có mấy góp ý rất chung chung thế này để các bạn đang là hs cấp 3 tham khảo thêm.
- Leo lên mái nhà thì nên dùng thang. Chân dài thì khoảng cách giữa các bậc dài, chân ngắn thì bậc nhặt hơn .. nhưng phải từ thấp lên cao, từng bậc; đừng nhảy loi choi mệt sức mất thì giờ mà chẵng tới đâu.
Học toán có nâng cao cũng phải nâng cao từng bước. Trước hết phải làm đầy đủ các bài tập ở SGK. Sách bài tập dùng kèm SGK thường có phần bài tập làm thêm rất nên chú ý. Hãy làm chúng trước khi chọn một cuốn sách tham khảo nào khác.
- Viết sách tham khảo cũng như vẽ bản đồ một địa phương, tác giả nào cũng muốn vẽ thật chi tiết. Nhưng một người chân ướt chân ráo mới đến địa phương ấy mà có ý học thuộc cả bản đồ ngay từ đầu thì thật vô ích, vì thường sẽ chẵng nhớ gì, vẫn lạc đường dài dài. Cách làm hợp lí hơn cả là chỉ nên nhớ một số đường lớn trong khu vực mình có ý định lui tới, các con đường chia ô bàn cờ khu vực ấy: nếu có lạc vào một xó hẻm nào đó thì chỉ năm mưòi phút cũng sẽ gặp lại con đường quen thuộc. Đọc các sách chuyên đề chú ý coi chừng lạc vào mê hồn trận các dạng này dạng nọ hoặc đi quá sâu vào một dạng toán dẫu có vẽ hay ho nhưng chẵng dùng bao nhiêu về sau.
- Trong sách báo đôi lúc gặp những cách giải rất độc chiêu Nhưng coi chừng: nó dựa trên một số bổ đề đã chứng minh trước đó, và vì thế hãy cân nhắc xem khi đi thi phải chứng minh lại bổ đề ấy thì liệu cách giải có còn ngắn gọn?



#14071 Khi Nào Thử Lại ?

Đã gửi bởi ngôctử on 26-03-2005 - 01:03 trong Kinh nghiệm học toán

Bạn nên xem lại SGK ĐS10 trg 53
Khi giải phương trinh cần hiểu rõ là ta đã dùng phép biến đổi dẫn đến phương trinh tương đương hay hệ quả để có ý thức kiểm nghiệm. Trong trường hợp nghi ngờ, tốt nhất là nên thử lại vào phương trinh đã cho
Sau đây là một ví dụ mà nhiều bạn dễ mắc sai lầm:
Giải phương trinh = 1 (1)
Lũy thừa ba 2 vế của phương trinh rồi rút gọn, được:
= 2 – x (2)
Thế = 1 vào (2) rồi giải ra được x = 1 và x = 2
Thử lại thấy x = 1 không phải là nghiệm của phương trinh (1).
Sỡ dĩ xuất hiện nghiệm ngoại lai vì ở trên ta đã dùng phép thế vốn không phải là một phép biến đổi tương đương.
Vì sao phép thế không phải là phép biến đổi tương đương? Bạn hãy thử suy nghĩ và tìm cách chứng minh nhé.



#7529 Những ngày cuối năm.

Đã gửi bởi ngôctử on 09-02-2005 - 02:22 trong Quán văn

Tết con gà năm nay, nhớ lại cũng một tết con gà năm xưa:

Tết đến trời trở lạnh
đốt củi ngồi suốt ngày
chợt thấy lòng hiu quạnh
giá có rượu để say

Giá có được đứa bạn
ngồi tán gẫu lan man

Bạn bè một thủa nào
ngày một vắng âm hao
Đứa mất, mất đà hẵn
đứa còn, còn lao đao ?

Mới ngày nào trên phố
ổ mì nóng dòn thơm
chuyện tây tàu nhí nhố
thiên hạ cứ như rơm

Ngày nào nơi quê lạ
hẩm hút sống bên nhau
đói rách nhưng vui quá
no tràn chuyện mai sau

Dòng đời cứ đẩy đưa
ngày một thêm xa cách
phương nào trời có lạnh?
lòng có xót xa xưa ?

Tết đến trời trở lạnh
nhớ bạn thêm thương mình



#25755 Mấy điều cần nhớ khi đi thi

Đã gửi bởi ngôctử on 30-06-2005 - 00:32 trong Thi tốt nghiệp

Mấy điều cần nhớ khi đi thi

Các bạn ở quê đang lục tục kéo về các thành phố để dự thi. Với nhiều bạn đây là lần đầu xa nhà, xa ba mẹ anh chị, xa những lời nhắc nhở hằng ngày nên không khỏi lúng túng, đôi khi gặp những trở ngại rất đáng tiếc.
Sau đây là mấy điều nên nhớ để những trở ngại không đáng có ấy:
1. Liệt kê tất cả các giấy tờ, vật dụng cần thiết vào một tờ giấy nhỏ.
Mỗi lúc rời nhà đi thi đem ra kiểm tra lại xem đã đủ?
Lúc căng thẳng rất dễ quên. Không ít thí sinh đã phải hộc tốc chạy về nhà vì quên Phiếu dự thi hay CMND.
2. Trứơc ngày thi một vài hôm và trong các ngày thi cần ăn uống binh thường – không ăn thức ăn lạ, không ăn quá ngon (dẫn đến quá no!!), tránh ăn quà vặt vỉa hè (vệ sinh thường không lấy gì bảo đảm), không dùng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà đặc … Muốn thử món ăn gì lạ hãy nán chờ thi xong.
3. Trong các ngày thi, ưu tiên một: Nghỉ ngơi .
Sau mấy giờ căng thẳng ở phòng thi, ra khỏi phòng phải để đầu óc thư giãn lấy lại sức chiến đấu tiếp. Bài nào ban sáng làm lỡ sai cũng hãy quên nó đi, đừng băn khoăn tiếc nuối làm gì, ảnh hưởng đến bài làm sắp tới.
Tối nên ngủ sớm, không tranh thủ ôn lại bài, nhưng cũng không tranh thủ chơi game hay chat chit khuya. Các bạn trọ xa nhà phải tự chăm lo giấc ngủ cho tốt.
Nhưng cũng đừng giống mấy bạn năm vừa rồi: ngủ trưa vô tư đến trễ giờ thi !!!

Còn gì nữa không nhỉ?



#21092 Học nhiều...

Đã gửi bởi ngôctử on 29-05-2005 - 00:09 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Cái này ai cũng biết rồi khổ lắm nói mãi

Mình e rằng giả thuyết của nguyen hung không đúng. Bởi lẽ nếu đúng là ai cũng biết cả rồi thì tại sao bao điều vô lí vẫn cứ còn đó ? (Chứng minh phản chứng :forall)
Học tiếng Việt 12 năm trời, lên ĐH bỗng phát hiện ra bao sv viết tiếng Việt vẫn chưa thành câu, và thế là phải dạy lại thực hành tiếng Việt . Nếu ai cũng biết rồi sao tình trạng ấy vẫn cứ tiếp diễn ?
Học tiếng Anh 6 năm trời. Đến khi rời trường PT mấy ai tự tin nghe nói được vài câu đơn giản ? và lên ĐH lại gần như học lại từ đầu. Nhưng cũng những gv ấy đi dạy ở các trung tâm, cũng những hs ấy đi học ở các trung tâm thì sau một vài tháng có thể giao tiếp đơn giản được. Nếu ai cũng biết rồi sao tình trạng ấy vẫn cứ tiếp diễn ?
Bao nhiêu bài tập thêu thùa đan lát được tự tay hs làm ? Bao nhiêu bài học về chăn nuôi tỉ mỉ thế, liệu khi ra đời hs có còn nhớ ? Dẫu nhớ, liệu họ có tự tin để đem đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình ra thí nghiệm? Hay là lại phải tìm sách vở, tìm người quen tham khảo ? Và nếu thế việc dạy quá ư tỉ mỉ như thế thì có ích gì?
Ta biêt rằng kiến thức không phải là những gì được học, mà là những gì còn lại sau khi học. Thế đã có ai biết một học sinh đổ Tú tài sau 1 năm, 2 năm, .. còn nhớ được bao nhiêu kiến thức đã học trong 12 năm ở PT? Họ quên những gì? Những gì ấy có thực sự có ích trong đời sống của họ? Nếu có ích, dạy làm sao giúp họ nhớ? Nếu vô ích, dạy làm gì? Những điếu ấy liệu ai cũng đã biết, đã có câu trả lời?
Ta vẫn thường nghe nói rằng tư duy và nhân cách quan trọng hơn kiến thức. Toán do những đặc thù của mình được xem là môn học chủ lực để dạy tư duy trong nhà trường PT. Thế nhưng trong tình hình hiện nay, với số đông hs, bao nhiêu tâm lực dồn hết vào việc ghi nhớ kiến thức, thuộc lòng máy móc cách gải bao nhiêu là dạng toán, lấy sức lực thời gian đâu để suy nghĩ, để rèn luyện tư duy?

Vì vậy giả thuyết của tôi là Khổ lắm, không phải ai cũng đã biết, phải nói mãi
Nói, không phải để than thở, để trách móc hay chỉ để cho sướng miệng.
Nói, để nhận diện đựơc cái khổ . Nhiều thì bị tâm thần, như bài báo Phùdu đã dẫn. Ít hơn thì là những lệch lạc về nhân cách. Thật vậy, do cách đánh giá hiện nay ở nhà trường PT, những hs có khả năng về toán có nhiều lợi thế hơn hẵn một hs có khả năng về Văn, một hs có năng khiếu về nhạc, họa hay thể dục thể thao lại càng nhiều thiệt thòi. Hậu quả là với số đông, việc học không còn là niềm vui mà là một ám ảnh nặng nề, lòng đầy mặc cảm; với số ít hơn là những ảo tưởng về năng lực của mình. Tất cả đều sẽ phải trả giá khi bước vào đời.

Nói, để tìm ra nguyên nhân và cách diệt cái khổ ấy.

biết rồi thì nên tìm cách khắc phục thôi bàc àh, trông đợi vào sự thay đổi toàn bộ từ trên xuống dưới thì sớm cũng phải vài thập niên nữa.

Qua những phát biểu :leq tôi dược đọc, tôi tin rằng một trong những người lo lắng đau khổ nhất cho nền GD VN hiện nay là ông BT Nguyễn Minh Hiễn, và tôi tin nếu có biện pháp gì khả thi thì ông đã cho triễn khai rồi. Vì vậy việc trông đợi một giải pháp từ trên xuống là không hiện thực, cho dẫu bao nhiêu thập niên nữa cũng vậy.
Tôi nghĩ giải pháp cho vấn đề nếu có sẽ phải xuất phát từ chính chúng ta, những người đang trực tiếp dạy và học, đang thực sự ngày đêm cọ xát với nó, hiễu rõ các ngóc ngách của vấn đề mà một người ngoại cuộc không dễ gì thấy hết được. Bằng tấm lòng của mình đối với học trò, chúng ta sẽ tìm cách nào đó giúp cho chúng học hành được tốt nhất, phát triễn được các khả năng của chúng cao nhất có thể được và nhất là cảm thấy hạnh phúc, tìm thấy niềm vui trong học tập. Mỗi người một chút, ban đầu là những mò mẫm, nhưng dần dần các vị GS tóc bạc sẽ vào cuộc giúp ta phân tích tổng hợp kết luận rút ra những qui luật khoa học …
Nghành nông nghiệp đã tìm được lối ra bằng khoán 10 . Ngành GD cũng đang cần một cái gì tương tự thế. Và cái khoán-10-GD ấy không thể là cái gì đó từ trên cao ập xuống, mà phải dựa trên những đúc kết về công việc dạy và học thực tế của chính chúng ta, vì vậy việc nó ra đời sớm hay muộn cũng là tùy thuộc vào chính chúng ta.
---------------------
:leq Chẵng hạn xem http://www.edu.net.v...9&tid=45&iid=13



#20072 Học nhiều...

Đã gửi bởi ngôctử on 22-05-2005 - 00:09 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Thêm một bài nữa để suy nghẫm

Sách Giáo Khoa dành cho nhà bác học
TT. Bạn có bao giờ đọc qua các sách giáo khoa (SGK) không? Đó là loại sách dành để đào tạo... những nhà bác học trong độ tuổi còn mê ăn và đái dầm!”- một giáo viên THCS nói nửa đùa, nửa thật.
Đọc lại SGK các cấp lớp từ tiểu học đến THPT mới thấy lời nói ấy không sai. Ví dụ trong cuốn SGK Tự nhiên xã hội lớp 5, NXB Giáo Dục 2004 có những câu hỏi rất khó: "Nêu tình trạng môi trường không khí và nguồn nước nơi em sinh sống?”. ìTrình bày một thí nghiệm chứng tỏ rằng một vật bị thay đổ vị trí khi nhận được năng lượng?”. ìEm hãy nêu những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kỳ 1858-1945. Thử lập sơ đồ để thể hiện điều này”.
Đây chỉ là một số trong rất nhiều câu hỏi thuộc rất nhiều lĩnh vực của đời sống được trích từ SGK cho học sinh lớp 5. Người lớn chúng ta cần bao nhiêu thời gian để hoàn tất ba câu hỏi trên, trong khi các em bé trong những giờ học ít ỏi của mình phải trả lời số lượng câu hỏi gấp nhiều lần số đó. Vấn đề không chỉ là học thuộc mà phải hiểu. Nhưng ngay cả học thuộc còn khó nói chi đến hiểu. Các nhà biên soạn SGK đã kỳ vọng quá lớn lao vào con em chúng ta.
Không chỉ có môn tự nhiên xã hội, môn Anh văn (quyển 3 dành cho lớp 5) cũng có không ít sự thách đố dành cho các em. Những lá cờ các nước được in một màu, còn các em thì được yêu cầu tìm tên của nước có quốc kỳ đó. (Trong khi có những quốc gia có quốc kỳ hình dạng giống nhau, chỉ khác màu sắc, học sinh sẽ đoán là nước nào?).
Cũng trong quyển sách này, có những yêu cầu khó hiểu mà đến cả người lớn đọc có thể cũng tắc tị. Ví dụ: trang 8, bài tập 7 yêu cầu: Nghe và sắp xếp thứ tự các bức tranh, bên dưới trình bày hình vẽ của bốn thành phố lớn ở các nước và không chú thích gì thêm. Vậy thì học sinh ìnghe” cái gì và sắp xếp thứ tự theo kiểu gì?
Tuy nhiên, bất chấp những điều vừa nói, học sinh tiểu học vẫn hiên ngang học mỗi ngày và xuất sắc rất đông! (?).
Trong sách giáo khoa môn công nghệ của chương trình cải cách lớp 6 mới có Chương 1: May mặc gia đình: cắt khâu một số sản phẩm; chương 2: Trang trí nhà ở: sắp xếp đồ đạc và trang trí; chương 3: Nấu ăn trong gia đình với phần thực hành là xây dựng thực đơn, tỉa rau củ; chương 4: Thu chi trong gia đình.
Tương tự vậy, Công nghệ 7 giúp các em thành những nhà nông học thật sự với những kiến thức ở tầm... vĩ mô: trồng trọt, cải tạo đất, quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trồng trọt, lâm nghiệp với kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng, chăn nuôi với giống và chế biến, thủy sản và bảo vệ môi trường trong sản xuất thủy sản.
Công nghệ 8 có độ dày 208 trang cố gắng hô biến học sinh thành các kỹ sư với bản vẽ khối hình học, bản vẽ kỹ thuật, cơ khí và kỹ thuật điện.
Mỗi một quyển sách công nghệ dày từ 140 trang khổ 17x24 cm trở lên. Không biết các em học sinh có thể thực hành được như những điều quy định trong sách?
Có một câu chuyện cười hết sức đáng suy ngẫm: cậu bé than phiền với mẹ bị điểm thấp, mẹ hỏi tại sao, cậu liền nói tại vì mẹ không khâu mà để ba khâu, ba khâu đâu có đẹp bằng mẹ của các bạn nên con bị điểm thấp. Rõ ràng ai cũng hiểu, chỉ có... bộ không hiểu nên mới dẫn tới cảnh những sản phẩm thực hành của giờ công nghệ, kỹ thuật trở thành cuộc so tài khéo tay của các ông bố, bà mẹ với nhau!
Thử làm một phép so sánh nhỏ cũng thấy nghịch lý: càng nhỏ càng phải học nhiều. Các môn học kỹ thuật, lịch sử, địa lý của THPT đều học ít hơn THCS chương trình cải cách. Cụ thể: môn lịch sử 10 có hai vấn đề chính: lịch sử thế giới cổ đại, trung đại và lịch sử thế giới cận đại với dung lượng 104 trang khổ sách 14,3 x 20,3 cm. Lịch sử 8: lịch sử thế giới cận đại và lịch sử Việt Nam 1858-1918 và số trang là 160 trang khổ 17x24 cm.
Cũng theo chiều hướng như vậy, học sinh khối 10 học vật chất, đấu tranh giai cấp, tự do tất yếu, vai trò quần chúng... trong môn giáo dục công dân. Đến năm 11 lại bắt đầu học tình bạn tình yêu, tình cảm gia đình...
Môn công nghệ đến lớp 10 chuyển thành môn kỹ thuật, học sinh chỉ phải học tổng cộng 60 trang với hai vấn đề: lâm nghiệp và nuôi cá nước ngọt! Quá ít so với kho tổng hợp kiến thức ở lớp dưới và không hề chuyên sâu thêm nếu nói là xây dựng chương trình theo cơ cấu đồng tâm và nâng cao dần ở cấp lớp trên!.
Khi đội ngũ những người làm SGK và đội ngũ người dạy, người phân phối chương trình chưa tạo được tiếng nói chung, sản phẩm làm ra không được người tiếp nhận (học sinh) hoan nghênh thì khi đó, đây vẫn là chuyện ìbiết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

(Theo Tuổi Trẻ)



#18261 Học nhiều...

Đã gửi bởi ngôctử on 06-05-2005 - 23:51 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Hãy xem Tây nói gì về chtr học của ta

Đề Toán Tú tài VN dưới mắt GS ngoại quốc

Mùa thi lại đến, là thời điểm thích hợp để bình tĩnh nhìn lại các kỳ thi vừa rồi. Chúng tôi vừa có dịp gặp gỡ các giáo sư đại học ở một số nước để hỏi trao đổi về đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2004. Đề thi được chọn để hỏi ý kiến các giáo sư là đề thi Toán.

Lý do: Toán và Văn là hai môn chính, mà tất nhiên không thể hỏi giáo sư ngoại quốc về đề Văn Việt. Toán là một thứ môn học có tính quốc tế không lệ thuộc vào ngôn ngữ. Toán cũng là môn học thuần túy giấy bút không cần phòng thí nghiệm, nên sự khác biệt về cơ sở vật chất giữa các trường Việt Nam và các trường ngoại quốc không quan trọng.

Tiến sĩ Keith E. Schwingendorf, giáo sư trưởng khoa Toán tại đại học Purdue University North Central, bang Indiana. Sau khi xem câu hỏi và bài giải môn Toán kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (TNTHPT) vừa qua, TS Schwingendorf cho ý kiến: ìĐề thi này có một số ý hay để kiểm tra kiến thức về toán. Tuy nhiên, đề thi này thiếu bề rộng. Trong 10 điểm có đến 4 điểm cho một bài giải tích kinh điển. Nếu đây là một đề thi làm trong 3 giờ thì hơi dài, trừ phi những bài gần y hệt thế này đã thấy nhiều lần trong quá trình dạy học hoặc trong những kỳ thi các năm trước”.

Ông nói thêm: ìĐề thi này có một số yếu tố đánh đố. Có thể thích hợp cho một kỳ thi tuyển, lọc lựa học sinh giỏi, khá, nhưng không thích hợp cho một kỳ thi tốt nghiệp. Đối với tôi, một đề thi tốt nghiệp vừa kiểm tra sự học của học sinh, vừa kiểm tra hiệu năng của nền giáo dục. Bài thi kiểu cần "mánh" theo tôi là không thích hợp với loại bài thi tốt nghiệp”. Ông ví dụ: ìNhư câu số 2, một thí sinh bình thường sẽ để nguyên hàm số như vậy mà lấy đạo hàm, sẽ thiệt thòi nhiều so với một thí sinh biết "mánh" đổi biến số. Bài số 4 cho bốn điểm có tọa độ z cùng như nhau, đối với một thí sinh lanh trí sẽ được điểm không mất tí công nào. Nếu mục đích của kỳ thi là kiểm tra học lực thì những ìmánh” như thế không nên khuyến khích”.

Sử dụng Toán trong ngành của mình nhưng không phải là một nhà toán học thuần túy, Tiến sĩ Mark Kaiser là giáo sư nghiên cứu ngành kỹ nghệ năng lượng tại đại học Louisiana State University, bang Louisiana. Dưới con mắt của một người ứng dụng toán học, tiến sĩ Kaiser góp ý: ìTrước hết, các bạn ở Việt Nam nên hiểu cho là ở Mỹ cho tới cách đây vài năm không có kỳ thi tốt nghiệp nên cách nhìn của tôi tất nhiên phải khác đồng nghiệp ở nước khác.

Theo tôi, đề thi này trừu tượng và lý thuyết, chưa kể là rất khó. Nhưng nếu học sinh Việt Nam thông minh đặc biệt tiếp thu được những kiến thức như thế này thì rất hoan nghênh. Tuy nhiên, ngay cả khi giả sử rằng chương trình trung học đã dạy tất cả kiến thức cần có để giải các bài toán này, thì tôi vẫn thấy bài toán còn khó". Tiến sĩ Kaiser giải thích thêm: ìÝ tôi muốn nói là cũng với những kiến thức này, thì một kỳ thi tốt nghiệp nên cho bài đơn giản hơn, nhưng rộng ra, để soát lại khả năng của học sinh”.

Cả hai giáo sư đều nêu vấn đề chấm thi. TS Schwingendorf nói: ìĐề thi càng có nhiều yếu tố đánh đố, thì càng khó chấm, vì sẽ có nhiều cách giải khác nhau, hoặc cùng một cách giải thì mỗi em có thể trình bày nhiều hoặc ít chi tiết khác nhau. Một người chấm nhiều bài có khi còn không thống nhất, nhiều người chấm nhiều bài ở nhiều nơi khác nhau, khả năng chấm thi không đồng nhất lại càng cao”. Tiến sĩ Kaiser góp ý: ìCho những kỳ thi đông thí sinh, tôi ủng hộ lối thi trắc nghiệm. Đề thi trắc nghiệm thực ra khó làm hơn đề thi viết, nhưng bảo đảm sẽ không có vấn đề chấm sai, hay chấm thi không đồng nhất”.

Nếu hai giáo sư ở Mỹ đều cho rằng đề thi khó, thì một giáo sư khác cho ý kiến khác hẳn. Tiến sĩ Apostolos Thoma, giáo sư Toán tại Đại Học Ioannina, Hy Lạp, nói: ìỞ Hy Lạp cũng như ở châu Âu nói chung, chương trình Toán ở trình độ trung học rất nặng, ngược lại lên đại học lại nhẹ hẳn đi. Ngoài ra, trong 20 năm qua cũng có khuynh hướng xem nhẹ môn hình học. Qua đề thi này tôi thấy ở Việt Nam cũng giống như ở đây”. Tiến sĩ Thoma không cho đề thi này là khó: ìĐề thi này, trừ bài số 5, không có gì khó”. Bài số 5 , theo cả 3 giáo sư trên thì vừa khó, rắc rối, vừa nhiều tính toán. Nếu đọc bài giải thì sẽ nghĩ không có gì khó, nhưng nếu phải đối đầu với bài toán như thế này trong phòng thi thì thật gay go”.

Có thể rút ra điều gì qua cuộc trao đổi nêu trên? Phải chăng là việc cần có những đề thi nhằm đánh giá được hiệu quả tiếp thu giáo dục nhưng không đánh đố học sinh?

Theo Đỗ Vũ
Thanh Niên
Nguồn: http://www.dantri.co...005/4/50565.vip



#74307 Tài liệu ôn thi TSĐH

Đã gửi bởi ngôctử on 01-05-2006 - 02:57 trong Hàm số - Đạo hàm

Các chuyên đề này được viết trước hết là để giúp cho hs của tôi có tài liệu tự học thêm ở nhà, chuẫn bị cho kì thi TSĐH. Tôi hi vọng nó cũng có ích cho nhiều bạn khác muốn tự mình hệ thống hóa lại kiến thức đã học, nắm được những kĩ thuật cơ bản nhất để giải một số dạng toán thường gặp nên sau đó đã được trích post lên diendan. Thời gian qua tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quí báu của bạn đọc, xin chân thành cảm ơn. Nay, kì thi lại sắp đến, tôi chỉnh lí lại một số sai sót, bổ sung thêm một số nội dung từ những gợi ý của nhiều bạn, và lần này đưa lên dđ dưới dạng file .PDF để bạn nào muốn tải xuống sẽ được thuận tiện hơn.
Mong tiếp tục được các bạn góp ý để tài liệu nhỏ này thực sự có ích cho nhiều bạn. Xin cảm ơn .

1. Hàm bậc ba và hàm trùng phương.

File gửi kèm




#55601 Chúc mừng năm mới

Đã gửi bởi ngôctử on 30-01-2006 - 01:14 trong Góc giao lưu

Hi, Quan VU con đó không? Hồi hôm giao thừa vào không được nên hôm nay tranh thu vao chao ba con ấy mà



#55591 Chúc mừng năm mới

Đã gửi bởi ngôctử on 30-01-2006 - 00:24 trong Góc giao lưu

Chúc toàn thể anh chị em một năm mới vui khỏe



#50670 Chúc mừng năm mới

Đã gửi bởi ngôctử on 01-01-2006 - 00:39 trong Góc giao lưu

Hi, năm nay Đỉnh xông đất chắc đỏ lắm đây.
Chúc mọi người qua năm mới luôn vui, khỏe



#35759 Dạy toán lớp Một

Đã gửi bởi ngôctử on 23-09-2005 - 00:52 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Cũng đã khá lâu, có lần một anh bạn hỏi: Năm tới cháu vào lớp Một. Hè này mình có nên cho cháu đi học hè chăng? Tôi trả lời ngay: Không nên. Chương trình lớp Một còn rất nhẹ nhàng. Sức khỏe, tâm trí cháu phát triển hoàn toàn bình thường chắc chắn sẽ tiếp thu dễ dàng, không cần phải học trước. Lại nữa, học trước, khi đến trường bị học lại các điều đã biết, cháu sẽ chán, sinh ra lơ đểnh, không tập trung chú ý trong giờ học, dần dà tạo thành thói quen xấu, rất có hại cho cháu sau này. Học trước lợi bất cập hại.
Đến ngày khai giãng, cháu háo hức theo bố đến trường. Anh bạn cầm tay cháu trao tận tay cô giáo rồi ra về. Nửa buỗi trở lại, định đứng ngoài hành lang xem đứa con yêu của mình học hành thế nào trong ngày đầu tiên đến trường. Không dè vừa thấy bóng bố, cháu đã òa khóc rồi chạy ra khỏi lớp, dứt khoát đòi về, không thèm học nữa. Hỏi cô giáo mới biết hóa ra cháu vào lớp thấy cô viết lên bảng, bạn bè ai cũng cắm cúi viết theo trong lúc cu cậu chưa biết cầm bút thế nào cho đúng cách, xấu hổ khóc tức tửi, dỗ thế nào cũng không nín. Chỉ khi cô giáo xuống cầm tay giúp cháu viết thì cháu mới chịu im, nhưng bỏ tay ra lại òa khóc.
Tối ghé nhà bạn, nghe kể chuyện, nhìn ánh mắt buồn bã trách móc của cô vợ thú thật tôi không biết trốn đâu cho đỡ xấu hỗ. Đúng là mình quan liêu đến mức ngốc ngếch, chỉ toàn lí thuyết suông, chẵng biết gì thực tế cả.
Nhưng chẵng lẽ một em bé lớp Một mà cũng phải đi học thêm? Đây lại là điều cực kì vô lí khó có thể chấp nhận được. Phải làm thế nào để giúp cho cháu theo kịp bạn bè, mà không phải hành hạ cháu chiều chiều ôm cặp đến nhà cô, cắm đầu trên trang vở thêm mấy tiếng đồng hồ?
Cha mẹ cháu sẽ giúp cháu học? Lớp Một nói riêng, cấp I nói chung nội dung chương trình khá đơn giản nên nhiều phụ huynh đêm đêm vẫn thường giúp con em mình học. Tuy nhiên thực tế cho thấy giải giúp cho em một bài toán thì khá đơn giản, nhiều phụ huynh có thể làm được; nhưng giãng để em hiểu được cách giải thì khó hơn nhiều; và tìm được cách gợi ý để tự em có thể giải được bài toán lại càng khó hơn nữa – nói chung không có một sự chuẫn bị chu đáo thì khó có thể làm được. Nhưng phụ huynh hầu hết đều bận việc làm ăn cả ngày, thì giờ đâu mà chuẫn bị? Kết quả là trong khá nhiều trường hợp, hóa ra phụ huynh không dạy đôi lúc lại tốt hơn: hoặc chép bài giải của bố vào mà chẵng hiểu gì, đến lớp bị cô mắng cho; hoặc cách giải của bố không được cô giáo chấp nhận vì dùng kiến thức chưa được học, bài làm điểm kém, lại bị bạn bè chê11 nhạo. Nhiều trường hợp phụ huynh rất nhiệt tình dạy dỗ cho con em, nhưng thường thì giờ học kéo dài không được mấy chốc là có tiếng quát tháo, tiếng khóc tức tửi …
Không nên bắt cháu đi học thêm. Vậy phải làm sao giúp bố mẹ cháu biết cách giúp cháu nắm được chương trình ở trường, không bị thua sút bạn bè khiến cháu xấu hỗ, nhưng lại tránh được những điều đáng tiếc mà các phụ huynh khác thường gặp khi dạy con em mình?



#36708 Dạy toán lớp Một

Đã gửi bởi ngôctử on 02-10-2005 - 06:42 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Cảm ơn nguyenhung đã có sự cảm thông. Nhưng mình nghĩ bạn bè đã tin tưởng hỏi ý kiến, mình tư vấn một cách ngốc ngếch gây hậu quả nghiêm trọng thì không thể mặt dày mà đổ lỗi cho cơ chế thị trường hay hoàn cảnh khách quan hay gì gì khác … . Mình tự cho rằng phải có trách nhiệm khắc phục cái hậu quả ấy. Và ở topic này mình mong được chia sẻ kinh nghiệm với các bạn, đang là hoặc sẽ là những ông bố bà mẹ trẻ: PH có thể giúp trẻ chuẫn bị thế nào để khi đến trường cháu có thể học toán được thuận lợi hơn mà không phải đi học thêm (mất hết thời gian chơi đùa của cháu – cái mà mình cho là quan trọng không kém gì học tập trong việc hình thành và phát triễn nhân cách của cháu), nhưng cũng không phải là dạy trước ở nhà - việc làm mà với hầu hết PH như đã nói trên dễ dẫn đến những điều đáng tiếc.

thực tế cho thấy giải giúp cho em một bài toán thì khá đơn giản, nhiều phụ huynh có thể làm được; nhưng giãng để em hiểu được cách giải thì khó hơn nhiều; và tìm được cách gợi ý để tự em có thể giải được bài toán lại càng khó hơn nữa – nói chung không có một sự chuẫn bị chu đáo thì khó có thể làm được. Nhưng phụ huynh bận việc làm ăn cả ngày, thì giờ đâu mà chuẫn bị? Kết quả là trong khá nhiều trường hợp, hóa ra phụ huynh không dạy đôi lúc lại tốt hơn: hoặc chép bài giải của bố vào mà chẵng hiểu gì, đến lớp bị cô mắng cho; hoặc cách giải của bố không được cô giáo chấp nhận vì dùng kiến thức chưa được học, bài làm điểm kém, lại bị bạn bè chế nhạo. Nhiều trường hợp phụ huynh rất nhiệt tình dạy dỗ cho con em, nhưng thường thì giờ học kéo dài không được mấy chốc là có tiếng quát tháo, tiếng khóc tức tửi … 

Có điều bài viết xong, để thất lạc đâu tìm chẵng thấy, ngồi viết lại thì … ngại quá, chưa làm được.



#29353 Thơ Bùi Giáng

Đã gửi bởi ngôctử on 31-07-2005 - 09:14 trong Quán văn

Rong chơi râu tóc rối bời
Bẽ bàng mộng mị mọc mời chiêm bao
Còn chăng tuổi trẻ năm nào
Thủa xa xưa lắm tiếng chào hỏi em
Chân trời em nhớ em quên
Chốn nào lưu lạc mất tên tuổi mình
Chào em cuối cuộc lênh đênh

Không biết vì sao mình chép mấy câu thơ này của BG vào trang cuối một tập sách? Ngày ấy mình còn trẻ thế cơ mà … Giờ đây tình cờ gặp lại, đọc xong tự dưng mắt cứ rưng rưng …



#30958 Thơ Bùi Giáng

Đã gửi bởi ngôctử on 13-08-2005 - 23:07 trong Quán văn

Thêm một lần rong chơi nữa.

Rong chơi râu tóc bạc phơ
Còn nghe đắm đuối vần thơ yêu người
Người đi ở cuối chân trời
Có nghe tình mộng nửa đời dằng dai
Vỡ trang cung bậc tuyệt tài
Còn rơi rớt hột miệt mài ngàn thu
Ngày theo năm tháng trầm phù
Lượm từng đóa đóa phù dung tặng người

Hóa ra ông lão ham chơi nhưng vẫn còn nhớ nhỉ.



#9948 Bệnh hình thức trong giáo dục

Đã gửi bởi ngôctử on 27-02-2005 - 01:21 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

HSG luôn luôn là niềm tự hào của chúng ta thì đây, số liệu thống kê lấy từ forum.edu.net.vn
Kì thi TSĐH 2004 vừa qua, trong 81 trường Đại học (không có Trường Cao Đẳng) có dữ liệu, số lượt thí sinh được cộng điểm thưởng (từ 0.5 đến 2đ) là 19.676
Kết quả thi của số hs giỏi này như sau( tính điểm ba môn thi, chưa cộng điểm thưởng):
Dứoi 15 đ : 1854 thí sinh (~ 10%) , dứoi 10.5 đ : 396 thí sinh (có 3 thí sinh đạt giải trong kì thi HSG QG), dưới 3.5đ: 33 thí sinh và 0đ cho cả ba môn: 8 thí sinh, trong số này có 2 thí sinh vốn được thưởng cộng 2đ
Chuyện thật như đùa.

ĐỊnh post thêm mấy bài báo nữa, nhưng thôi, như vậy đã quá đủ cho một cái nhìn về một thực trạng cua GD VN hiện đại. Có lẽ chỉ những ai ở ngoài trường hoặc ở trên trường mới không thấy cái căn bệnh thành tích này. Lớp 5, lớp 6 mà chưa biệt chữ thì quả thật hi hửu, nhưng cấp ba mà không làm được 4 phép tính cộng trừ nhân chia phân số, số thập phân, thậm chí số nguyên thì không ít đâu. Không biết có bạn nào đã thử ra những bài toán ngớ ngẫn kiểu 5 – 3 = ?, 0.01*0.0001 = ? hay 1/2 + 1/3 =? cho hs cấp ba của mình không nhỉ? Tôi đã thử không chỉ một lần và kết quả thật tình không thể nói là tôt đẹp: Ở bài thứ nhất nhiều hs đã phân vân không biết kết quả là +8 hay –8 !, ở bài hai thì nhiều hs đã cực kì kiên nhẫn viết đủ 4 dòng các chữ số 0. Cuối cùng ở bài thứ ba thì không ít hs cho kết quả là 2/5! Dĩ nhiên tôi không dám đưa ra kết luận gì về trình độ chung của hs VN ta ngày nay qua những kiểm tra ấy, tuy nhiên tôi dám cá rằng số học sinh có trình độ Toán đại khái như thế ít ra cũng nhiều gấp rất nhiều lần số hs đạt giải quốc gia quốc tế hàng năm. Nhiều lúc tôi nghĩ Bộ phải tặng bằng khen cho casio vì các máy tính kiểu 500ms nhờ tính năng làm được các phép tính cộng trừ nhân chia số nguyen, phân số đã nâng cao đáng kể thành tích học tập toán nói riêng, đến tỉ lệ hs tốt nghiệp hằng năm của ta nói chung.
Ngày nay SP không phải là nới tìm đến cuối cùng của nhiều lứa học sinh, mà là chọn lựa đầu tiên của nhiều bạn trẻ học giỏi. Điều ấy thật đáng mừng, nhưng nếu cứ thực trạng này tiếp diễn thì những bạn trẻ giỏi giang ấy khi ra trường lọt thỏm vào một môi trường sư phạm không bình thường, liệu họ sẽ giữ được nhiệt tình trong bao lâu?.
Vậy thì .. than với thở như thế là đủ, nhỉ?. Tôi không nghĩ rằng các sếp bó tay thì ta cũng pó chi. Chúng ta, đặc biệt của các bạn trẻ vừa mới hay sắp sửa ra trường sp phải tìm cách để trước hết là tự cứu mình.



#7384 Bệnh hình thức trong giáo dục

Đã gửi bởi ngôctử on 07-02-2005 - 12:08 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Đây nữa:
TT - Theo kết quả thống kê chung của một số trường mầm non, tiểu học, THCS... ở các quận nội thành TP.HCM, mỗi năm học giáo viên (GV) của họ phải tham gia đến... 15-17 hội thi các loại.
Như vậy, tính trung bình, cứ hai tuần GV phải dự một hội thi (36 tuần/năm học), chưa kể thời gian chuẩn bị, ôn luyện. Thế nhưng người ta không khỏi tự hỏi: những hội thi ấy có tác dụng gì đối với công tác giảng dạy của GV?
(…)
Chị T. L., người đã từng đoạt giải cao trong hội diễn văn nghệ ngành GD-ĐT TP, tâm sự: ìNếu ban giám hiệu trường không thông cảm có lẽ sẽ chẳng GV nào dám đi thi. Làm việc quần quật từ 6g30-17g, sau khi trả cháu xong phải ở lại trường để tập múa cho dẻo, hát cho thanh. 21, 22g đêm về đến nhà người mệt nhoài, thời gian đâu để tìm tòi phương pháp giảng dạy hay hơn, hiệu quả hơn nữa, chỉ tội cho HS thôi...”.
Hoàng Hương
(nguồn: http://www.tuoitre.c...55&ChannelID=13 )



#11005 Bệnh hình thức trong giáo dục

Đã gửi bởi ngôctử on 06-03-2005 - 01:10 trong Tin tức - Vấn đề - Sự kiện

Có lẽ trước hết thử xem các người có trách nhiệm đã nói gì về nguyên nhân của tình trạng đáng buồn này:
Nguyên nhân 1: vì mục tiêu Phổ cập GD.

Học sinh lưu ban lớp 1, 2 mà vẫn chưa biết chữ thì vẫn phải đưa lên vì nếu cho các em lưu ban nữa thì có thể các em sẽ nghỉ học, rồi mù chữ và như thế sẽ không thực hiện được mục tiêu phổ cập.

Nguyên nhân 2: vì thương học trò.

Các em dù chưa đọc được cũng phải đưa lên vì để lại cũng không được gì, các em đã mất căn bản, không học được thì rèn luyện còn hơn để các em ở nhà rồi lêu lỏng.

Nguyên nhân 3: vì phương pháp giảng dạy

do hậu quả của việc dạy học đồng loạt, đọc đồng thanh, thầy nói trò nghe đã tồn tại trong một thời gian khá dài trên đất nước chúng ta. Hay nói cách khác là sự đổi mới phương pháp giảng dạy, đặc biệt là việc dạy đến từng cá thể HS chưa được thâm nhập vào đời sống thực tiễn của đội ngũ GV tiểu học.

Ngyên nhân 4: vì quản lí

Một nguyên nhân khác cũng vô cùng quan trọng, đó là sự chậm đổi mới của công tác quản lý dẫn đến sự lựa chọn của GV theo hướng tiêu cực.
Ví dụ, để yên thân, GV sẽ chọn cách dạy theo đúng phân phối chương trình (tức là cứ theo đúng trình tự, đến tuần thứ mấy trong năm thì dạy đúng bài học đã được bộ qui định, bất chấp HS có học được bài hay không). Với cách dạy này, hiện tượng HS sau bốn, năm năm ở trường tiểu học, được lên lớp mà vẫn chưa biết viết, biết đọc là điều tất yếu xảy ra đối với vài em không đến trường học buổi thứ hai, về nhà không tự học thêm hoặc học ở nhà không có người thân biết kèm cặp

Tìm ra đung nguyên nhân gây bệnh mới mong cắt thuốc đúng bệnh. Thế thì, những nguyên nhân nêu trên liệu đã đúng ?
Ghi chú: Trích dẫn ở Nguyên nhân 1, 2 là từ bài nguyen hung đã post trên, ở nguyên nhân 3,4: từ http://www.tuoitre.c...14&ChannelID=13



#14074 Mời mọi người trong diễn đàn offline

Đã gửi bởi ngôctử on 26-03-2005 - 01:24 trong Góc giao lưu

Chúc mừng Kakalotta. Tiếc quá ở xa không tham dự được để nâng cốc chúc mừng cho cụ thể



#55596 Kho sách điện tử của VN

Đã gửi bởi ngôctử on 30-01-2006 - 00:38 trong Phần mềm hỗ trợ học tập, giảng dạy - Các trang web hay

Hầu như gần hết số sách trên site này đều đã được ghi vào CD 1000 quyển sách . CD này tháy có bán nhiều ở Sg. 6000đ/CD



#25294 máy tính nào được sử dụng

Đã gửi bởi ngôctử on 26-06-2005 - 01:53 trong Thi tốt nghiệp

Mình nhớ có đọc ở edu.net thông báo cho sử dụng casio 570ms trong các kì thi TS.
Hơn một năm nay, trong hộp máy casio 570 bán ở ĐN có kèm tờ photo quyết định của Bộ cho phép sử dụng loại máy tính này trong các kì thi.
Và ngay sáng nay, trong bản tin bưổi sáng truyền hình trực tiếp Giải đáp thắc mắc TS mở đầu cũng có một phóng sự ngắn về máy tính bỏ túi, và PTV có đọc bản tin từ báo chí cho biết Bộ cho phép dùng casio 570.
Thế nhưng chỉ sau đó ít phút, Ông Đổ Duy Dự cho biết năm nay Bộ không cho phép sử dụng loại máy tính này kì thi TSĐH !!!
Mình có những hs rất nghèo. Động viên mãi, tháng trước nhiều phụ huynh mới bán đi gần chục thúng lúa để mua cho con chiếc máy tính để con làm quen, chuẫn bị đi thi ĐH.
Trước tin này thiệt tình mình chẵng biết ăn nói làm sao với họ.