Đến nội dung

nguyenhaan2209 nội dung

Có 101 mục bởi nguyenhaan2209 (Tìm giới hạn từ 03-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#707703 ĐỀ THI OLYMPIC CHUYÊN KHTN 2018

Đã gửi bởi nguyenhaan2209 on 05-05-2018 - 18:05 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Câu 3b)

Hình gửi kèm

  • ok.jpg



#707777 ĐỀ THI OLYMPIC CHUYÊN KHTN 2018

Đã gửi bởi nguyenhaan2209 on 06-05-2018 - 16:33 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Hình

Hình gửi kèm

  • ok.png



#707776 ĐỀ THI OLYMPIC CHUYÊN KHTN 2018

Đã gửi bởi nguyenhaan2209 on 06-05-2018 - 16:32 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Tớ không thi nhưng đây là lời giải bài hình của tớ (Mong ad post dù e k biết latex nhưng các bạn đang cần lời giải)

Câu 2: Dạng toán này đòi hỏi cần tìm được tiếp điểm, nếu không gần như là vô vọng  :( 

* Cách dựng tiếp điểm: KR giao EF tại I, khi đó (AMN) tx EF tại I
Bước 1: (KEF) tiếp xúc (O)     
- Kéo dài BP, CP cắt (O) tại G. GF cắt LE tại R
Áp dụng định lí Pascal đảo cho (BLECGF) => GF cắt LE tại R thuộc (O) => BLG=BCP=BPE (t/x) =>EF//GL
Vì EF//GL => (REF) tx (O)
+ ERF=GRA+LRA=GCA+LBA=(180-EPC-PEC)+(180-PFB-PBF)=360+BPC-(360-AFE-AEF)=(AFE+AEF)-A(vì P thuộc (BHC))
          =180-2A=180-EKF => (KERF) đồng viên 
Đến đây có 2 hướng đi
Hướng 1: Nghịch đảo cực K phương tích KA^2 biến ABRC thành ANIM và nhờ vào tính bảo giác + bước 1 => ANIM nội tiếp và tiếp xúc EF
Hướng 2: Phát hiện 1 số tính chất, như sau (cho những bạn chưa được học về phép nghịch đảo giống mình :icon6: )
Bước 2: (AMN) đi qua I
Gọi I là giao của RK và EF
+ KA=KE=KF => RK là pg góc R. 
+ Theo bổ đề quen thuộc =>KA^2=KF^2=KE^2=KI.KR
+ KAE=KEA=KMA =>KMA~KAC =>KA^2=KM.KC
+ CMTT => KA^2=KN.KB
Vậy: KN.KB=KI.KR=KM.KC (=KA^2)
=>MIN=MIK+NIK=KCR+KBR=180-(NBA+MCA)=180-(360-NKF-BFK-CKE-KEC)=180-(KEA+KFA)+(MAE+NAF)=180-(A-MAE-NAF)=180-MAN
=>M, I, N, A đồng viên 
Bước 3: (MIN) tiếp xúc EF 
Gọi T là tâm (AMN)
Gọi giao của (AEF) và (ABC) là S
Khi đó: KS^2=KA^2=KN.KB=KM.KC =>MSN=KSM-KSN=KCS-KBS=(KCE+ECS)-(FBS-FBK)=KCE+FBK (SCE~SFB)=MAN 
=> (AMN) đi qua S => (AMN), (AEF), (ABC) đồng trục => T,K,O thẳng hàng (trung trực AS)
Ta sẽ CM TI vuông góc EF <=> TI vg GL <=>TI//OQ
<=>KT/KO=KQ/KI=KQ.KR/KI.KR=KQ.KR/KA^2=KA.KU/KA^2=KU/KA
<=>KAT=KUO=KAO <=>AK là phân giác OAT
Thật vậy: KAO=KAB-OAB=KAB-(90-C)
KAT=KAM-TAM=KAM-(90-MNA)
<=>KAB+C=KAM+MNA=KCA+MNA (KA^2=KM.KC)
<=>KAB+C=KCA+MNK+KNA=KCA+MCB+KFA (NMCB nt)
<=>KAB=KFA (đúng do KA=KF)
Vậy ta có (AMN) tiếp xúc EF tại I (ĐPCM)



#714585 Đề thi Olympic chuyên KHTN 2014

Đã gửi bởi nguyenhaan2209 on 19-08-2018 - 22:56 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài 4:
Gợi ý: Một hướng tự nhiên để tìm tối đa số tập là cho các tập có càng ít phần tử càng tốt
Chú ý rằng ${C}_{1}^{10}\textrm+{C}_{2}^{10}\textrm+{C}_{3}^{10}\textrm+{C}_{4}^{10}\textrm=385$
Từ đó ta sẽ chỉ ra với $n>385$ luôn tồn tại $2$ tập có giao $>3$
 
$Giải:$ Do có tối đa $175$ tập có ít hơn $4$ phần tử nên khi đó có hơn $210$ tập có hơn $3$ phần tử
Giả sử phản chứng rằng không có $2$ tập nào giao $>3$
Khi đó nếu có tập $A$ có hơn $\geq 5$ phần tử ta sẽ bỏ đi $|A|-4$ phần tử ra ngoài thì không ảnh hưởng đến đpcm thậm chí còn lỏng hơn
Lúc đó sẽ tương đương có  $\geq 211$ tập $4$ phần tử
Mà rõ ràng số tập $4$ phần tử là $210$ nên theo nguyên lí $Dirichlet$ thì có $2$ tập trùng nhau
Nói cách khác là tồn tại $A_i, A_j$ mà $|A_i|,|A_j|\geq 4$ và $|Ai \cap Aj|\geq 4$ vô lí với giả thiết
 
Do các tập là phân biệt nên các tập có $4$ phần tử sẽ giao nhau không quá $3$ phần tử vì nếu ngược lại thì chúng trùng nhau vô lí
Từ đó dấu $=$ xảy ra khi ta lập thành bộ đầy các tập có $1,2,3,4$ phần tử
Vậy ta có ĐPCM



#715061 Đề thi chọn đội tuyển Nguyễn Du (Đăk Lăk)-Vòng 1

Đã gửi bởi nguyenhaan2209 on 01-09-2018 - 20:45 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài 4: Gọi $E$ là điểm bất kì trên $d$, $AB$ cắt $OH$ tại $C$

$P(C/E)=CH^2=CA.CB=P(C/O)=OC^2-R^2$

$=>R^2=OC^2-CH^2=OH.(OC-CH)$
Do $R, OH$ cố định $=> OC-CH$ cố định hay $C$ cố định
Dựng $H'$ đx $H$ qua $C$ dễ thấy $P(C/E)=P(C/D)$ nên $DH'//HE$ hay $D$ thuộc $OE$
Chú ý rằng $R^2=OC^2-CH^2=OC^2-CH'^2=OH.OH'$ nên lấy $DH'$ cắt $(O)$ tại $F,G$ dễ có $HF, HG$ tiếp xúc $(O)$



#713737 Đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG Quốc Gia tỉnh Thái Bình năm 2014-2015

Đã gửi bởi nguyenhaan2209 on 02-08-2018 - 23:29 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Câu dãy ngày 1 là một ứng dụng đẹp của đa thức Chebyshev trong số học  :icon6:

Xét bài toán tổng quát sau: Cho p nguyên tố lẻ, (xn): x1=1, x2=p, xn+2=2pxn+1-xn. CMR A=x2m + 1 / p+1 là số chính phương với mọi m.

Giải:

Xét các đa thức Chebyshev loại 1 và loại 2:

T0(x)=1, T1(x)=x, Tn+2(x)=2xTn+1(x)-Tn(x)

Uo(x)=1, U1(x)=2x,Un+2(x)=2xUn+1(x)-Un(x)

Ta CM định lí sau:

$Un(cosx)=\frac{sin(n+1)x}{sinx}$

CM: Ta sẽ cm bằng phương pháp quy nạp theo n

+ Dễ thấy nó đúng với n=0,1

+ Gs đúng tới n=k, khi đó:

$U_{k+1}(cosx)=2cosxU_{k}(cosx)-U_{k-1}(cosx)$
                      $=\frac{2sin(k+1)x.cosx}{sinx}-\frac{sin(kx)}{x}$
                      $=\frac{sin(k+2)x}{sinx}$
Như vậy gs quy nạp đúng khi n=k+1 và theo nguyên lí quy nạp nó đúng với mọi n thuộc N
Do đó: $T^2_{n}(cosx)-(cos^2x-1)U_{n-1}(cosx)=cos^2nx+sin^2nx=1$
Vì vậy: $T^2_{n}(x)-(x^2-1)U^2_{n-1}(x)=1$ là đẳng thức liên hệ giữa 2 đa thức Chebyshev kiểu phương trình Pell
$\rightarrow \frac{T_n(x)-1}{x-1}.\frac{T_n(x)+1}{x+1}=U^2_{n-1}(x), \forall x\in \mathbb{R}$
Ta sẽ CM: $\frac{T_n{x}-1}{x-1}\in \mathbb{R} \forall x\in \mathbb{N^{*}}$ (1)
Thực vậy: $T_{n}(cos\frac{k\pi }{n})=(-1)^k \Rightarrow T_{n}(1)=1, \forall n\in \mathbb{N^*}$
$\Rightarrow \frac{T_{n}(x)-1}{x-1} \in \mathbb{Z}$
CMTT thì $T_{n}(-1)=-(1)^n \Rightarrow \frac{T_{n}(x)-1}{x-1} \in \mathbb{Z} \forall n \in \mathbb{N}, n\equiv 1 (mod 2)$
Dễ dàng nhận thấy lấy p=2013 thì đề bài là $x_{n+1}=2px_n-x_{n-1}=T_{n}(p)$
Từ (1) ta thay P vào và đặt d=UCLN 2 số => d|2
Khi đó $U_{n-1}(p)\vdots 2$ nhưng điều này vô lí vì với n lẻ thì n-1 chẵn và mọi đa thức Chebyshev loại 2 có bậc chẵn đều là số lẻ nếu biến số nguyên
Như vậy thì d=1 hay nói cách khác mỗi số đều là số chính phương
Từ đó ta suy ra $\frac{x_{n+1}+1}{p+1}=\frac{T_n+1}{p+1}$  là một số chính phương với mọi n lẻ.
Áp dụng ngay vào bài ta có ĐPCM  :icon6:



#713740 Đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG Quốc Gia tỉnh Thái Bình năm 2014-2015

Đã gửi bởi nguyenhaan2209 on 03-08-2018 - 02:13 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Hai cách tiếp cận khác nhẹ nhàng hơn cho bài toán 2  :D

Cách 1:

Đặt p=2013, ta thấy phương trình đặc trưng xác định dãy là t2=2pt-1 <=> Delta'=p2-1>0

Vậy có 2 nghiệm $t_1=p+\sqrt{p^2-1}$ và $t_2=p+\sqrt{p^2-1}$

Thay n=1,2 ta giải hệ phương trình thì được: $x_n=\frac{t_1^{n-1}+t_2^{n-1}}{2}$

Từ đó $\frac{x_{p+1}+1}{p+1}=\frac{(t_1^{p/2}+t_2^{p-2})^2}{2(p+1)}$ 

Chú ý t1+t2=2p và t1t2=1 nên đặt căn nhân tử và phân tử theo định thức Newton ta được kết quả là N(N nguyên)

Cách 1: 

Tương tự như trên, nhưng chú ý xn+2=(4p2-2)xn-xn-2

Xét dãy (yn) thỏa mãn y1=1, y2=2p-1, yn+2=2pyn+1-yn

Ta sẽ CM quy nạp biểu thức  $\frac{x_{2n+1}+1}{p+1}$ chính là yn(*)

Với n=1,2 khẳng định đúng

Theo hệ thức quen thuộc của dãy tuyến tính bậc 2 thì yn.yn+2-yn+12=y1.y3-y22=2p-2

Từ đó áp dụng giả thiết quy nạp và sử dụng chú ý thì ta được  $\frac{x_{2n+4}+1}{p+1}$=yn+22

Từ đó theo nguyên lí quy nạp (*) được CM

Vì vậy áp dụng vào bài ta cũng được ĐPCM




#714024 Các bài toán trong chuyên mục Quán hình học phẳng-tháng 8

Đã gửi bởi nguyenhaan2209 on 08-08-2018 - 01:55 trong Hình học

Bài 1 của em ạ:

- Gọi $I_a$ là tâm bàng tiếp, $D,F$ là tiếp điểm của $I_a$ với $CA, AB$. Gọi $M,M'$ là trung điểm cung nhỏ, cung lớn BC, (AI) cắt (O) tại G.
Dễ thấy $GBE$ ~ $GCD => GB/GC=BF/CD=BE/CE => GE$ là phân giác $BGC$ hay $G,E,M$ thẳng hàng
- Gọi $K'=OG$ cắt $IaE$ thì do $KE//OM$ và $OGM$ cân tại $O => KE=KG =>(K',KE)$ tiếp xúc $(O)$ tại $G$
- Lấy $E'$ đối xứng $E$ qua $K'$ thì $\angle EGE'=90^o=\angle MGM'$ mà $M,E,G$ thẳng hàng nên $G,E',M'$ thẳng hàng
Vì vậy $\angle AGE'=\angle AGM'=\angle AMM'=\angle AIaE'$ => $A,E',G,Ia$ nội tiếp hay $AE'//BC$
Vì $d(K/AE')=d(K/BC)$ mà $AE'//BC$ nên $K$ thuộc đg tb đỉnh $A$. Vậy $K$ trùng $K'$ hay $(K,KE)$ tiếp xúc $(O) $

Hình gửi kèm

  • gogo4.png



#715099 ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TỈNH NINH BÌNH NĂM 2016-2017

Đã gửi bởi nguyenhaan2209 on 02-09-2018 - 21:11 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bổ đề: Cho $2$ đường tròn $(O_1), (O_2)$ và điểm $M$, $H$ là hình chiếu của $M$ lên tđp của $2$ đg tròn thì $P(M/O1)-P(M/O2)=2O1O2.HM$

Trở lại bài toán: Gọi $M$ là tđ cung $BC$, lấy $O_A$ trên $OM$ sao cho $XO_A=R$, $H$ là hình chiếu của $X$ lên tđp $(O), (O_A)$
Theo bổ đề trên thì  $XB.XC-XD.XK=P(X/O)-P(X/O_A)=2HX.OO_A=2HX.MX$
Vì vậy $HX=\frac{XB.XC-XD.XK}{2XM}=\frac{\frac{a^2}{4}-\frac{(b-c)^2}{4}}{\frac{a}{2}.tanA/2}=\frac{2(p-c)(p-b)}{a.\sqrt{\frac{(p-b)(p-c)}{p(p-a)}}}=\frac{\sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)}}{a}=\frac{S}{a}=\frac{h_a}{2}=DP$ 
Điều đó nghĩa là $O_A$ là tâm $DA_1A_2$ hay $DQ=2DN=2R$ nên $IQ.ID=(2R-r).r$ 
CMTT thì $P(I/DA_1A_2)=P(I/EB_1B2)=P(I/FC_1C_2)$ nên $I$ là tâm đẳng phương và ta có ĐPCM



#721154 ĐỀ THI CHỌN ĐT QG TỈNH HÀ NAM NĂM 2016-2017

Đã gửi bởi nguyenhaan2209 on 29-03-2019 - 00:34 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài $3$: Lấy $S$ là chân đg cao từ $A$, $ID$ cắt $XY$ tại $J$, $AJ$ cắt $(O)$ tại $E$ thì $JA_1.JA_2=JA.JE=JH.JD$ với $ID$ giao $(DA_1A_2)$ tại $H$

Khi đó $P(J/O)=JA.JE=R^2-JO^2=R^2-(PD^2+(AS-AH)^2/4)=R^2-(b-c)^2/4-(RcosBcosC)^2=k$

Vì $JL=2k/h$, $DJ=h/2 \Rightarrow DL=DJ+JL=RsinBsinC+R(1-cosB^2cosC^2)-(b-c)2/4R / sinBsinC$
$=R[(sinBsinC)^2  +  1 - (cosBcosC)^2 - (sinB-sinC)^2 / sinBsinC]$
$=R[-(1-sinB^2)(1-sinC^2) + 1 + (sinBsinC)^2 - sinB^2 - sinC^2 / sinBsinC + 2]=2R$
CMTT, ta có $I$ là tâm đẳng phương của $3$ đường tròn



#715306 ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TỈNH NINH BÌNH NĂM 2016-2017

Đã gửi bởi nguyenhaan2209 on 08-09-2018 - 11:24 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài $4$: IMO Shortlist $2012$

Bài $6$: Chứng minh bằng quy nạp theo $n$ (Kí hiệu hàm phi bởi $o$)

Giả sử đúng đến $m=k$ tồn tại vô số $n$ để $k|3.2^n+n$

Ta sẽ chứng minh nó đúng với $k+1$ tức tồn tại vô số $s$ để $k+1|3.2^s+s$

Chú ý rằng $o(k+1)<k+1$ nên tồn tại $r$ để $o(k+1)|3.2^r+r$

Ta chọn $s$ sao cho $o(k+1)$, $k+1|s+3.2^u$ (luôn tồn tại theo định lí Thặng dư Trung Hoa)

Nếu $k+1$ chẵn, đặt $k+1=2^a.b$ lúc đó đặt $s=2^c.d$ với $c>a$ do đó $k+1|3.2^u(2^{s-u}-1)$ (do $o(k+1)|s-u$ và $v_2(k+1)<u$) nên $k+1|3.(2^s-2^u)$

Nếu $k+1$ lẻ thì cmtt như trên kết hợp lại ta có $k+1|3(2^s-2^u)$ nên $k+1|3.2^s+s$ từ đó tồn tại $s$, gt quy nạp hoàn tất và ta có ĐPCM




#713952 Các bài toán trong chuyên mục Quán hình học phẳng-tháng 8

Đã gửi bởi nguyenhaan2209 on 07-08-2018 - 02:40 trong Hình học

Gọi $YE$ cắt $XF$ tại $S$, $A'$ là hình chiếu của $S$ lên $OA$, $SA'$ cắt $XY$ tại $L$
Khi đó do $EF \perp AO$ nên $AS//EF$ và $A(FEGS)=GF/GE$
Ta có tâm ngoại tiếp $AXY$ nằm trên $AO$ (phép vị biến $ABC$ thành $AYX$)
Nên $TE, KF, AO$ đồng quy vì thế $GF/GE=tanGDE/tanGDF=tanAKH/tanAHK=tanB/tanC$
Vì  $S(FEGA')=S(XYGL)=GX/GY:LX/LY $
$=>LX/LY=GX/GY.GE/GF=AX/AY.OX/OY.AX/OX.AY/OY=(AX/AY)^2$
Vậy $LA'$ tiếp xúc (O) hay $LA \perp AO $ nên $A\equiv A'$ và ta có ĐPCM

Hình gửi kèm

  • gogo3.png



#713941 Các bài toán trong chuyên mục Quán hình học phẳng-tháng 8

Đã gửi bởi nguyenhaan2209 on 06-08-2018 - 21:50 trong Hình học

Bài 2:
Goị tâm đường tròn $Apolonius$ đỉnh $A$ là $S$, $AC$ cắt $(S)$ tại $L$, $A'$ đối xứng $A$ qua $BC$, $CH$ cắt $(S)$ tại $J$, $D,E$ là chân đường pg trong và ngoài góc $A$.
+ Ta có $(CDBE)=-1 => CA.CL=CD.CE=CS.CB$ (hệ thức Maclaurin)
$=> \angle BLA= \angle BSA=2\angle BEA=\angle A'EA=\angle A'LA => L, B, A'$ thẳng hàng
+ Gọi đối xứng của $M$ qua $BC$ là $M'$ thì chú ý rằng $\angle MBC=\angle MHS=\angle HMS=\angle HBS => H,B,M'$ thẳng hàng
    Từ đó $HB, HM$ đẳng giác góc $\angle A'HA => M'A'=AM$
Mà $IA=KA'$ (phép đối xứng trục $BC$) $=> AK,AI$ đẳng giác góc $\angle AHA'$
Lấy $R$ trên tia $HA'$ sao cho $HR=HC$ thì $ΔHBR = ΔHAC (c.g.c)$
$=> ΔHAB = ΔHRC$ mà $HI⊥AB$ đồng thời $HI, HK$ đẳng giác $=>HK⊥RC$
$=> HK$ là đường phân giác ($ΔHRC$ cân) => $KA'=KM$
+ $KA'=IA$ (đx trục) $= IB$ (giả thiết) $= BK$ (đx trục) $=> K$ là tâm $(BMA')$
Ta có:  $ \angle JKB= \angle AKA'-  \angle BKA'=180^o- \angle AEA'-  \angle BIA=180^o-2 \angle AES-2 \angle AIH$
$=180^o-2 \angle AES-2 \angle AEH=180^o-2 \angle HES= \angle HSE= \angle HMB= \angle JMB$ => J , M , K , B đồng viên
Lại có: $ \angle JBA=\angle B-( \angle JBM+  \angle MBC) =  \angle B-(  \angle JKM+  \angle MHS) =  (\angle B -  \angle MHS)- \angle AHM $
$= 180^o-  \angle MHS -(180^o-  \angle B)-  \angle A'HB=180^o-\angle HMS-\angle EBA'-\angle A'HB=180-\angle HBS-\angle EBA'- \angle A'HB =\angle BA'H$
Từ đó, chú ý rằng: $A'B=AB, BR=AC$ (Δ = nhau) $=> A'B/BR=AB/AC$
Nên $d(A/JB):(A/JC) = AB/AC . sinJBA/sinJCA = AB/AC . sinBA'R/sinBRA' = AB/AC . BR/A'B=1$
$=> A$ nằm trên đường phân giác $ \angle BJC$, vậy $JK$ là phân giác góc $BJC$ □

Hình gửi kèm

  • gogo.png



#713951 Các bài toán trong chuyên mục Quán hình học phẳng-tháng 8

Đã gửi bởi nguyenhaan2209 on 07-08-2018 - 02:38 trong Hình học

 Bổ đề Cho tam giác $ABC$, tiếp tuyến tại $A, C$ cắt nhau tại $E$. Khi đó: $sinAEB/sinCEB=(AC/BC)^2$

$sinAEB/sinCEB=sinAEB/sinBAE.sinBAE/sinBCE.sinBCE/sinBEC=AB/BE.sinBCA/sinBAC.BE/AC=(AB/AC)^2$

Áp dụng định lí $Ceva$ sin cho 3 đường $BAb, CAc, AA1$ đồng quy tại $A1$

$=>sinAcCB/sinAcCA . sinA1AC/sinA1AB . sinA1BA/sinA1BC = 1$
Áp dụng bổ đề, ta có: $sinA1BA/sinA1BC=(AbF/AbD)^2, sinAcCB/sinAcCA=(AcD/AcE)^2$
Từ đó: $sinA1AC/sinA1AB=(AcD/AcE.AbF/AbD)^2$
Kéo dài $CaCB, BaBc, AbAc$ cắt $AB, AC$ tại $P,Q,R,S$ thì ta có: $SRI=RSI=C$ (t/c đối song) $=> IS=IR$ mà $IAb=IBa$
$=>BaAbRS$ là hình thang cân =>IF là trục đối xứng của hình thang => $FBa=FAb$ 
$\frac{AcD}{AbD}=\frac{sinAcAbD}{sinAbAcD}=\frac{sin(AcAbBc+DAbBc)}{sin(AbAcCb+CbAcD)}=tan(45+1/2(B-C)) $
Tử số: $Πcos(45+1/2(C-B)=[sin(3B/2)-sin(1/2(C-A))].cos(45+1/2(A-C)) $
$ =sin(135+B-C)+sin(A-B-45)+sin(45+A-C)-sin45$
CMTT với mẫu, chú ý $cos(x)=cos(-x)$, ta thu được đẳng thức: $ Πtan(45+1/2(B-C))=1$
CMTT với $B1, C1$ và áp dụng định lí $Ceva$ sin cho 3 đường $AA1, BB1, CC1$, chú ý các số đo trên là đối xứng:
$=> Π sinA1AC/sinA1AB=1$ Tuy nhiên tỉ lệ bị ngược, do đó AA1, BB1, CC1 không đồng quy

Hình gửi kèm

  • gogo2.png



#715078 Đề kiểm tra đội tuyển toán Chuyên Bảo Lộc (Lâm Đồng)

Đã gửi bởi nguyenhaan2209 on 02-09-2018 - 00:04 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

$3$ câu hình

Lần $1:$ 

$a)$ Dễ CM $OM=ON$ và $PM=PN$ bằng cộng góc đơn giản từ đó dễ suy ra $H,I$ đối xứng qua $d$

$b)$ Áp dụng câu $a$ ta chuyển ĐPCM thành $AH$ đi qua tđ $D$ của $BC$. Áp dụng định lí $Menelaus$ với chú ý $OMN$ ~ $E'BC$ với $E'$ là điểm chính giữa cung lớn $BC$, gọi $K$ là trực tâm $E'BC$ và dễ CM $E'K=2OD$ và $DK.DE'=DB.DC=DE.DK$ hay $DE=DK$ từ đó ta được ĐPCM

Lần 2:

a) Dễ thấy $T$ là $(AEF)$ giao $(O)$ từ đó áp dụng t/c trục đẳng phương cho $(AEF), (BEFC) và (O)$ đc $A,T,G$ thẳng hàng

b) Gọi đgt từ $O$ vg $AT$ cắt $EF$ tại $K$ khi đó $TOK=1/2TOA=TBF=TGF$ nên $(TKOG)$ đồng viên dễ dàng có ĐPCM
Lần 3:
Không nhầm thì là IMO Shortlist 2011, ý tưởng như sau: Dễ cm $AEFB$ nội tiếp nên $IA.IF=IE.IB$ nên $C,I$ thuộc tđp của $(AFC)$ và $(BDC)$ nên $K$ thuộc tđp từ đó $AK$ là tđp của $(ADB)$ và $(AFC)$ nên $AK,BK,IK$ là $3$ tđp mà chú ý $FDE=ADE$ nên có ĐPCM



#713446 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 BẢNG B TỈNH LONG AN NĂM HỌC 2014-2015

Đã gửi bởi nguyenhaan2209 on 29-07-2018 - 11:59 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài hình  ~O)

Hình gửi kèm

  • gogo.png



#715726 ĐỀ THI CHỌN HSGQG TỈNH PHÚ THỌ

Đã gửi bởi nguyenhaan2209 on 19-09-2018 - 12:17 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Câu $3$:

Ta cần cm: $MN/ND.FD/FM=3$
Hay $3=D(NFMD)=D(NFLC)=LN/LF : CN/CF = (FJLN)$ (do $(CJNF)=-1$)
Kẻ $DK//FG$ khi đó $FNK=FDK=DFH=NFE$ nên $NK//EF$
Lấy trục đối xứng $d$ là pg góc $FDE$, ta thấy $DF, DJ, DL, DN$ là ảnh của $DE, DF, DG, DK$ qua $d$
Do phép đối xứng bảo toàn tỉ số kép nên $C(FJLN)=C(FHGK)=GH/GF=1/3$ hay ta có ĐPCM 

Hình gửi kèm

  • phutho1.png



#715727 ĐỀ THI CHỌN HSGQG TỈNH PHÚ THỌ

Đã gửi bởi nguyenhaan2209 on 19-09-2018 - 12:20 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Câu $5$:
$a)$ Chọn $a=2019!$ thì các số $a+2,...a+2019$ đều là hợp số
$b)$ Đánh dấu $s_i$=số các số nguyên tố từ $i$ đến $i+2017$
Theo câu $a$ thì $s_{2019!+2}=0$
Do tập số nguyên tố là vô hạn nên mỗi lần tăng $i$ nếu gặp $1$ số nguyên tố thì $s$ tăng $1$ rõ ràng đến một lúc nào đó $s_i=2$ (liên tục trong rời rạc)



#715998 ĐỀ THI CHỌN HSGQG TỈNH PHÚ THỌ

Đã gửi bởi nguyenhaan2209 on 25-09-2018 - 11:27 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài $4$:

Ta giải quyết bài toán tổng quát với bảng $2n.2n$

Dựa vào quan hệ bài toán ta có thể liên tưởng tới sự quen nhau của $2n$ người được đánh dấu thành bảng $2n.2n$

Ta coi $x[i,j]=0$ thì $i,j$ không quen nhau còn $x[i,j]=1$ thì $i,j$ quen nhau

Xét tổng $S_{j,j'}=\sum_{i=1, i\neq j,j'}^{2n}x_{ij}x_{ij'}$ (dễ thấy $2$ ô cột $j,j'$ không ảnh hưởng đến mod $2$)

Nói cách khác, ta đưa bài toán về cm trong $2n$ người bất kì luôn có số người quen chung là số chẵn

$CM$: Giả sử phản chứng rằng hai người bất kì trong nhóm đều có số người quen chung là lẻ

$TH1$: Tồn tại $1$ người có số người quen là lẻ

Gọi đó là $A$, tập người quen của $A$ là $(A_1,...A_k)$ với $k$ lẻ

Xét mối quan hệ trong nhóm $k$ người này nếu người nào cũng quen lẻ người thì tổng số mối quen biết là lẻ mà theo bổ đề bắt tay thì tổng chẵn vậy vô lí

Điều đó chứng tỏ tồn tại $A_i$ để $(A,A_i)$ có số người quen chung là chẵn từ đó dễ thấy tồn tại $S(A,A_i)$ chẵn

$TH2$: Tất cả đều quen chẵn người

Gọi người có nhiều người quen nhất là $A$, trong đó $X_1$ là tập người quen của A, $X_2$ là phần còn lại

Dễ thấy $|X_1|+|X_2|=2n-1$ là số lẻ nên $|X_2|$ lẻ

Theo giả sử phản chứng, mỗi bạn trong $X_1$ có số người quen chung với $X_1$ là lẻ, mà nó có chẵn người quen nên quen lẻ người trong $X_2$

Tương tự với, mỗi người trong $X_2$ cũng quen lẻ người trong $X_1$ và lẻ người trong $X_2$

Ta đếm bằng $2$ cách số cặp $V=(B,C)$ trong đó $B,C$ quen nhau mà $B$ nằm trong $X_1$, $C$ nằm trong $X_2$

+ Với $B \in X_1$, do $B$ quen lẻ người trong $X_2$ mà $|X_2|$ lẻ nên $V$ lẻ

+ Với $C \in X_2$, do $C$ quen lẻ người trong $X_1$ mà $|X_1|$ chẵn nên $V$ chẵn

Từ $2$ điều trên ta thấy vô lí tức gs phản chứng sai. Vậy tồn tại $S$ chẵn, thay $n=1009$ ta có kết quả của bài toán $\blacksquare$  




#715730 ĐỀ THI CHỌN HSGQG TỈNH PHÚ THỌ

Đã gửi bởi nguyenhaan2209 on 19-09-2018 - 15:14 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài $7$: Câu $a$ từng nằm trong đề thi HSG Lớp 10 trường ĐHSP năm nay, vẽ hình rất khó :wacko: 

a) Gọi $L,Q$ là tâm $(AIB)$, $(AJC)$; $S,U$ là hình chiếu của $I,J$ trên $LQ$

Có $PEF=PAB=PDC=PFE$ nên $PE=PF$ đồng thời $LPB+QPC=1/2(AEB+DFC)=DPC \Rightarrow  L,P,Q $ thẳng hàng

Do $PLB=PEF=PFE=PQC$ và $PBL=PBA+ABL=PCD+DCQ=PCQ$ nên $PBL$ ~ $PCQ$ do đó $PB/BL=PC/CQ$ 

Ta có: $IS/JU=IL.sinPBC/JQ.sinPCB=LB/QC.PC/PB=LB/PB.PC/QC=1$ 

Vậy $d(I/LQ)=d(J/LQ)$ nên $IJ//LQ$ do đó $JIB+JCB=JIE+EIB+C/2= PAE+90+EAB/2+90-A/2=180+(PAE-DAE/2)=180$

(do $PAD=PBE=PAE$ nên $AP$ là pg $DAE$). Từ đó $(BICJ)$ đồng viên và ta có ĐPCM

$b)$  Gọi $K,Z$ là giao của $(ICM)$ với $BD$ và $(JNB)$ với $AC$, $R$ là giao của $IM$ và $JN$
Ta sẽ CM $R,P,G$ cùng nằm trên tđp của $(ICM)$ và $(JNB)$ thông qua 3 bước sau
$1$. $MN//BC$: Vì $LBM=LBA+ABD=PCD+DCQ=NCQ$ nên $LMB ~ QJC$ (cân) do đó $MB/NC=LB/QC=PB/PC$ (câu a)
$2$. $M,I,J,N$ đồng viên: $MIJ+MNJ=720-(MIB+BIJ+JND+DNM)=MAB+C+DAM=180$
$3$. $KZ//AD$: $PZM=MIC=NJB=PKN$ nên $MNKZ$ nt do đó $KZ//AD$
Vì $PKZ=PDA=PCB$ nên $BKZC$ nt do đó $P(P/ICM)=PZ.PC=PK.PB=P(P/IBN)$
Mặt khác $P(R/IBM)=RI.RM=RJ.RN=P(R/(JBN))$
Mà $P(G/ICM)=GI.GC=GB.GJ=P(G/JBN)$
Từ các điều trên ta có $R,P,G$ thẳng hàng hay $IM, JN, GP$ đồng quy và có ĐPCM
 

Hình gửi kèm

  • phutho2.png



#712662 Đề thi OLYMPIC gặp gỡ Toán Học năm 2018

Đã gửi bởi nguyenhaan2209 on 16-07-2018 - 22:57 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

{ Đề lớp 11 }

Bài 1:

Gọi S là số ô được tô ở bảng
Xét TH n=3
Với m=2, đề bài tương đương số ô được tô <= số ô ko tô
       0 1 0 
       1 0 1
        0 1 0 
Do bảng 3x3 có 9 ô mà số ô đc tô <= số ô ko nên S<=4
Với S=4 ta xây dựng được như bảng trên
 
* Xét n>3 khi đó n=3k với k>=2
Do đó bảng đã cho chia được thành k^2 ma trận 3x3
Do đề bài nên mỗi ma trận này cũng đều có tối đa 4 ô được tô
 
* Ta chỉ cần CMR cách tô này sẽ t/m với mọi bảng mxm đều có số ô tô <= số ô ko là xong
 
Xét bảng có dạng 2u x 2u: Do trong hv 2x2 luôn <= 2 ô được tô
=> Trong bảng 2u x 2u có số ô được tô <= số ô ko tô (t/m)
 
Xét bảng có dạng 2u+1 x 2u+1: 
Dễ dàng cm nx sau với cách tô trên: Mọi bảng 2xu hoặc ux2 đều chứa <=u ô được tô màu
 
0 1 0 0  1 Xét giả thiết quy nạp với bảng 2u-1 x 2u-1
1 0 1 1  0 Xét bảng (2u+1)x(2u+1) là hợp của 4 hình sau: (2u-1)x(2u-1) + HCN dưới((2u-1)x2) + HCN phải(2x(2u-1)) +  góc (2x2) phải dưới
0 1 0 0  1 + HCN dưới: Là ảnh của phép tịnh tiến từ 2 hàng đầu xuống nên có <= (2u-1) ô được tô
0 1 0 0  1         + HCN phải: Là ảnh của phép tịnh tiến từ 2 cột đầu sang nên cũng có <= (2u-1) ô được tô
 
1 0 1 1  0 + HV góc: Là tịnh tiến của hình 2x2 ban đầu, theo gt quy nạp có <= 2 ô được tô
Từ gt quy nạp: Bảng (2u-1) x (2u-1) có <= 1/2 (4u^2-4u+1) ô được tô
Cộng 3 hình trên => Bảng (2u+1) x (2u+1) có <= 1/2(4u^2-4u+1) + (2u-1) + (2u-1) + 2x2 =1/2(4u^2+4u+1)=1/2(2u+1)^2 ô được tô
Vậy giả thiết quy nạp hoàn toàn đúng
Vậy ta có cách tô này luôn t/m với mọi bảng mxm
 
Từ các lập luận trên, số ô được tô max trong 1 bảng nxn với n chia hết cho 3 là (2/3.n)^2
 



#712663 Đề thi OLYMPIC gặp gỡ Toán Học năm 2018

Đã gửi bởi nguyenhaan2209 on 16-07-2018 - 23:04 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

a) (7,1,10)=(11,5,2)
b) n>=k+1
Gs phản chứng tức k>=n mà tồn tại (A,B) phân biệt thỏa đề
Bỏ qua trường hợp tầm thường là i=0
n=3, k>=3 khi đó: a1^3+a2^3+a3^3=b1^3+b2^3+b3^3
Có: (a1+a2+a3)^3=(b1+b2+b3)^3 
->(a1+a2)(a2+a3)(a1+a3)=(b1+b2)(b2+b3)(b3+b1)
->(a1+a2+a3)(a1a2+a1a3+a2a3)-a1a2a3=...
Với i=1,2 => a1a2a3=b1b2b3
Xét đa thức P(x)=(x-a1)..(x-a3) và Q(x)=(x-b1)..(x-b3)
Cân bằng hệ số 2 đa thức dễ thấy P trùng Q
 
* Ta CM = quy nạp bổ đề sau:
(x1+x2+...xn)^n-x1^n-...-xn^n biểu diễn đối xứng qua các xi
n=3: 3(x1+x2)(x2+x3)(y+z) đối xứng (t/m)
G/s nó đúng đến n-1, ta xét n:
Xét đa thức: Pn(x): (x+x2+..+xn)^n-x^n-...-xn^n
Sử dụng khai triển taylor cho đa thức trên, ta cố định a=-(x2+..+xn)
Thì Pn(x)=f(a)+...+f'''(n lần)(a)(x-a)^n/n! (Đạo hàm)
Theo giả thiết quy nạp, ta có Pi(x) biểu diễn đối xứng giữa i biến với i chạy đến n-1
Vì vậy Pn(x) cũng đối xứng theo các biến
Ta hoàn tất quy nạp. Vậy bổ đề được CM.
 
* Trở lại bài toán: 
Do TH n=3 t/m nên các th sau dễ dàng xây dựng với ai=bi nếu n>=k+1
G/s phản chứng rằng n<k+1 hay k>=n
Do nó đúng với i=0,k mà k>=n nên nó cũng đúng với n
Vì vậy a1^n+..+an^n=b1^n+..+bn^n (1)
Mà a1+..+an=b1+..+bn (2)
Lấy (2)^n-(1) và áp dụng bổ đề ta có ngay chúng biểu diễn đc
đối xứng qua a1, ... an với deg(ai)<=n-1
Lại bằng phương pháp quy nạp, dễ dàng thấy các khai triển trên
biểu diễn đối xứng qua các ai và ta lùi cho đến khi deg <=1
** Ví dụ như với n=3: i=1,2,3 thì a1a2a3=b1b2b3, a1a2+a2a3+a1a3=b1b2+b2b3+b1b3, a1+a2+a3=b1+b2+b3
 
Vậy giả thiết quy nạp hoàn tất
Xét P(x)=(x-a1)..(x-an), Q(x)=(x-b1)..(x-bn)
Cân bằng hệ số giữa P,Q ta thấy với mọi deg<=n hệ số đều = nhau
Vậy P trùng Q tương đương A trùng B
Điều này là vô lí với đề bài.
Vậy n>=k+1
 



#712665 Đề thi OLYMPIC gặp gỡ Toán Học năm 2018

Đã gửi bởi nguyenhaan2209 on 16-07-2018 - 23:07 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài 4:

Giả sử |S|=n với X1<X2<...<Xn
Dễ thấy: 31Xn>31(Xn - Xn-1)>=Xn . Xn-1 (giả thiết)
Vậy Xn-1<31 => Xn-1<31
 
Từ giả thiết dễ thấy Xi+1>=31Xi/(31-Xi)
Từ đó kéo theo 15>=Xn-2, 10>=Xn-3, 7>=Xn-4, 5>=Xn-5
Từ bđt cuối thì n-5<=6
Ngược lại n-5>=6 thì có 1<=X1<X2<...<X6<=5 mà Xi nguyên, vô lí
Vậy max n=10
Tập t/m là {1,2,3,4,5,7,10,15,30,90}



#712666 Đề thi OLYMPIC gặp gỡ Toán Học năm 2018

Đã gửi bởi nguyenhaan2209 on 16-07-2018 - 23:10 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài 3:

Hình gửi kèm

  • gogo.png



#718002 Các bài toán trong chuyên mục Quán hình học phẳng-tháng 12

Đã gửi bởi nguyenhaan2209 on 30-11-2018 - 16:18 trong Hình học

Bài $5$
Gọi $S$ là trực tâm $IBC$, $U$ là h/c của $D$ trên $EF$. Vì $M$ là tđ $AK$ nên $D(AKMU)=-1$ 
Xét phép đx trục DH: $A->A', K->L, U->U', M->M'$ vậy $D(L'KM'U')=-1$
Chú ý rằng $(DA,DM) ; (DU, DI); (DM; DA)$ đẳng giác nên $DA', DM', DU'$ đi qua $M,A,I$ nên $D(MLI'A)=-1$
Gọi $AS$ cắt $EF$ tại $L'$, $IS$ cắt $EF$ tại $W$ ta có: $D(ML'IA)=D(ML'SA)=M(DL'SA)=M(DWSI)=-1 $ (theo t/c quen thuộc $BI$, $CI$ cắt $EF$ tại $Q,R$ thì $Q,R$  là 2 chân đg cao) vậy $L=L'$ hay $L=AS$ giao $EF$
Gọi $AD$ cắt $EF$ tại $Z$ thì $A(LIWJ)=A(LMWZ)=D(LMWZ)=D(LMIA)=L(DMIA)=L(DWIA)=-1$
Gọi $MJ$ cắt $AL$ tại $S$', $IZ$ cắt $AL$ tại $G$ thì $(GS'AL)=-1$ mặt khác $I(GSAL)=I(ZWML)=A(ZWML)=A(DWIS)=-1$ nên $S=S'$
Nói cách khác, $MJ \equiv MS và S(AJZD)=S(LZMW)=-1$ (cmt) ngoài ra $J$ là điểm $Gergonne$
Ở dưới đây ta kí hiệu $'$ là tích vô hướng, chú ý $'BC=1/2('EF+'XY)$
Vậy $'SM.'XY=('SI+'IM)(2'BC-'EF)=2'BC.'IM-'SI.'EF (SI, DM vg BC,EF)=2BC.IM.cos(BC,IM)-SI.EF.cos(SI,EF)=cos(SI,EF) (2BC.IM - SI.EF)$ ($WMDA'$ nt với $A'$ là chân pg)
Ta có $2BC.IM=SI.EF \Leftrightarrow IM/MF=SI/BC\Leftrightarrow tanA/2=cosS/sinS=tanA/2$ (đúng)
Vậy $'SM.'XY=0$ hay $MJ=SM$ vuông góc $XY$ và ta có ĐPCM