Đến nội dung

narutosasukevjppro nội dung

Có 129 mục bởi narutosasukevjppro (Tìm giới hạn từ 04-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#734053 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 21-07-2022 - 11:47 trong Hình học

Bài toán 23. Cho tam giác $ABC$ nhọn với đường cao $AD,BE,CF$ đồng quy tại $H$. $M$ là trung điểm $BC$. Trên $EF$ lấy các điểm $Q,R$ sao cho $MQ⊥AB$ và $MR⊥AC$. Lấy các điểm $S,T$ sao cho $CS||RT⊥DE$, $QS||BT⊥DF$. $K$ là hình chiếu của trung điểm $AH$ lên $HM$. Chứng minh $DK⊥ST$




#733840 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 30-06-2022 - 21:45 trong Hình học

288935713_714508702992384_89793464842715bài bài này đăng vui thôi :))




#733839 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 30-06-2022 - 21:25 trong Hình học

Bài 21. JBMO 2022 mới vừa thi xong : Cho tam giác $ABC$ trực tâm $H$ và chân đường cao đỉnh $A$ là $D$ thỏa mãn $HA=HD$. Dựng tiếp tuyến $l$ của $HBC$ sao cho $l$ cắt $AB,AC$ tại $S,T$. $M,N$ là trung điểm $HB,HC$. Chứng minh $SM||TN$.




#733814 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 28-06-2022 - 07:09 trong Hình học

Bài toán 20. Cho tam giác $ABC$ có $I$ là tâm nội tiếp. Đường tròn bàng tiếp góc $B,C$ lần lượt tiếp xúc với $AC,AB$ tại $X,Y$. Gọi $AD,AE$ là đường cao và đường phân giác của tam giác $ABC$. Chứng minh $DE$song song với tiếp tuyến tại $I$ của $(IDE)$.




#733809 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 27-06-2022 - 17:20 trong Hình học

Bài toán 19. Cho tam giác $ABC$ có tâm ngoại tiếp và trực tâm lần lượt là $O,H$. $M$ bất kỳ trên $(O)$, $N$ là điểm đối xứng của $M$ qua $BC$. $P$ là giao thứ hai của $AM$ và $(OMN)$. Chứng minh $HN$ đi qua trực tâm của $AOP$




#733808 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 27-06-2022 - 17:19 trong Hình học

289456753_807531633960730_70920208187464

ý b bài 18 khá vui còn ý a thì a làm lâu rồi( mn check xem thử đúng chưa ạ)

289028916_608514667077463_81687024629050




#733807 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 27-06-2022 - 15:55 trong Hình học

Bài toán 17. Cho tam giác $ABC$ với $P$ là điểm bất kỳ. Đường tròn $(PAB),(PAC)$ cắt $CA,AB$ tại $E,F$. Đường tròn $(AEF)$ cắt $AP$ tại $M$. Tiếp tuyến tại $M$ của $(AEF)$ cắt EF tại $X$. Chứng minh đối xứng của $M$ qua $XP$ nằm trên $(ABC)$.  

289039153_1144348172778133_6038251029270lời giải của mình, cũng dùng bổ đề trên để xử lí




#733794 [TOPIC] Các bài toán về phương trình nghiệm nguyên

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 25-06-2022 - 16:47 trong Số học

Bài 40. Giải phương trình sau trên tập số nguyên dương $\displaystyle 2^{n} +n=m!$

Xét phương trình $\displaystyle 2^{n} +n=m!$, bây giờ, ta sẽ thử từng trường hợp trước để dự đoán. Ta sẽ xét $\displaystyle v_{2}$ của cả hai vế. Kiểm tra trực tiếp một số trường hợp ta nhận thấy chỉ có $\displaystyle m=3,n=2$ duy nhất thỏa mãn. Trường hợp $\displaystyle n$ là lũy thừa của 2, ta đặt $\displaystyle n=2^{a}$. Khi đó $\displaystyle 2^{n} +n=2^{x} +2^{y}$. Xét $\displaystyle m\leqslant 7$ thì không có trường hợp nào thỏa trừ $\displaystyle m=3$. Vậy xét $\displaystyle m >7$ thì khi đó $\displaystyle 7|m!$. Xét modulo 7 thì $\displaystyle 2^{x} +2^{y} \equiv 7( mod\ 7)$ và điều này là vô lí do $\displaystyle 2^{x} \equiv 1,2,4(\bmod 7)$. Tiếp theo ta xét $\displaystyle n=2^{a} .k$ trong đó $\displaystyle k$ lẻ. Vậy $\displaystyle v_{2}\left( 2^{n} +n\right) =a$. Bây giờ, nếu $\displaystyle k\leqslant m$ thì ta có $\displaystyle m!\vdots k$ nên $\displaystyle 2^{n} \vdots k$, mâu thuẫn với tính lẻ của $\displaystyle k$. Tiếp theo, xét $\displaystyle m\leqslant k$ thì khi đó $\displaystyle \frac{m}{2} -1< v_{2}( m!) =\sum _{i\rightarrow \infty }\left\lfloor \frac{m}{2^{i}}\right\rfloor < \frac{m-1}{2-1} =m-1< m$ cho nên ta có $\displaystyle \left\lfloor \frac{m}{2}\right\rfloor \leqslant a< m$ dẫn tới $\displaystyle 2^{a} < 2^{m}$ và ta có $\displaystyle 2^{n} =2^{2^{a} .k} \geqslant 2^{\left\lfloor \frac{m}{2}\right\rfloor m} \geqslant m^{m}  >m!$ đúng vì $\displaystyle m\geqslant 7$. Vậy ta có tất cả các nghiệm của phương trình là $\displaystyle ( m,n) =( 3,2)$




#733793 [TOPIC] Các bài toán về phương trình nghiệm nguyên

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 25-06-2022 - 16:25 trong Số học

Bài 46. Chứng minh rằng không tồn tại các số hữu tỉ $\displaystyle x,y,z$ sao cho $\displaystyle x^{2} +y^{2} +z^{2} =7$
 
Bài 47. Tìm tất cả các bộ ba số nguyên $\displaystyle ( a,b,c)$ sao cho $\displaystyle \frac{( a-b)( b-c)( c-a)}{2} +2$ là một lũy thừa của $\displaystyle 2016^{2017}$
Comeback



#733792 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 25-06-2022 - 11:43 trong Hình học

Bài toán 17. Cho tam giác $ABC$ với $P$ là điểm bất kỳ. Đường tròn $(PAB),(PAC)$ cắt $CA,AB$ tại $E,F$. Đường tròn $(AEF)$ cắt $AP$ tại $M$. Tiếp tuyến tại $M$ của $(AEF)$ cắt EF tại $X$. Chứng minh đối xứng của $M$ qua $XP$ nằm trên $(ABC)$.  




#733791 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 25-06-2022 - 11:39 trong Hình học

bài toán 15

287858900_493738425899987_68405367446383




#733790 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 25-06-2022 - 11:24 trong Hình học

287989313_572231424424912_90153844551603Bài toán 16




#733788 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 25-06-2022 - 08:54 trong Hình học

lòi giải bài 14

288299106_751655379355369_21205432297160




#733779 [TOPIC] Các bài toán hình học đồng quy, thẳng hàng

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 24-06-2022 - 04:52 trong Hình học

Ôi, đúng là thần đồng toán học, đồ tể giải tích, đệ tử của Pitago, tướng quân đạo hàm, bàn tay vàng bấm máy, siêu thám tử tìm nghiệm, nhà du hành Oxyz, thảm sát số phức, kẻ hủy diệt số thập phân, sứ giả hàm log, tể tướng tiệm cận đứng, cha đẻ của Bunhiacopski, vị vua thống trị xác suất, bá tước tham số m, ông tổ của những bất phương trình, thiết diện lão sư, đường sinh giáo chủ, kẻ vạch trần số pi, sát thủ lượng giác, pháp sư cực trị, người san bằng cạnh huyền, cánh tay phải của Fibonacci, người lật tẩy số ảo, kẻ điều hòa âm dương

 

Đây là lời giải bài 2 bằng tọa độ số phức : )




#733775 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 23-06-2022 - 06:38 trong Hình học

Mô hình bài toán 5 rất đẹp và trong lúc làm thì mình có rút ra được 1 số hệ quả như sau đây 

Hệ quả 1. Gọi $\displaystyle O$ là tâm của $\displaystyle BYZC$. $\displaystyle JO$ cắt $\displaystyle IK$ tại $\displaystyle G$ thì $\displaystyle A,T,G$ thẳng hàng.

 
Hệ quả 2. $\displaystyle AT$ cắt $\displaystyle ( TBC)$ tại $\displaystyle M$. $\displaystyle N$ là điểm chính giữa cung $\displaystyle BC$ của $\displaystyle ( TBC)$. Chứng minh $\displaystyle \angle IMN=90$



#733774 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 23-06-2022 - 06:21 trong Hình học

Bài 14. Cho tam giác $\displaystyle ABC$ nhọn, $\displaystyle BE,CF$ là các đường cao của tam giác đó. Trên $\displaystyle BE,CF$ lấy $\displaystyle M,N$ sao cho $\displaystyle EF=MF=NE$. $\displaystyle MF$ cắt $\displaystyle NE$ tại $\displaystyle K$. Chứng minh trực tâm của $\displaystyle KMN$ nằm trên trung trực $\displaystyle BC$.




#733773 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 23-06-2022 - 06:09 trong Hình học

bài này mấu chốt là gọi AP cắt (O) tại F thì I là tâm nội tiếp của APF. 

Dạ vâng đây cũng là bổ đề quan trọng để chứng minh bài toán sau:

Bài toán 12. (Sưu tầm) Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$ với tâm nội tiếp $I$. $P$ là điểm ở trong tam giác sao cho $PI$ vuông góc với $IA$. Gọi $Q$ là điểm liên hợp đẳng giác với $P$ trong tam giác $ABC$. $AQ$ cắt $BC$ tại $E$. Gọi $J$ là trung điểm $IE$. Đường thẳng qua $I$ vuông góc với $OI$ cắt đường thẳng qua $J$ vuông góc với $IQ$ tại $S$ và cắt $AP$ tại $T$. Chứng minh $I$ là trung điểm đoạn $ST$.

 

attachicon.gif Screenshot (1503).png

.




#733772 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 23-06-2022 - 06:04 trong Hình học

bài 13 281877029_346180514356706_37588247601729




#733771 [TOPIC] HÌNH HỌC PHẲNG

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 23-06-2022 - 05:01 trong Hình học

Bài toán 11. (Sưu tầm) Cho $\Delta ABC$ nhọn nội tiếp $(O)$, ngoại tiếp $(I)$. $E,F$ là hai điểm thuộc đoạn thẳng $BC$ sao cho $AE,AF$ đẳng giác trong $\measuredangle BAC$. $AI$ cắt $(O)$ tại $J$. $M$ là trung điểm của $IE$. Chứng minh rằng $JM$ và $PI$ cắt nhau tại một điểm trên $(O)$.

attachicon.gif Screenshot (1501).png

d36fb49975d29eaae7c49294e954184d-4sDv8FN




#733770 [TOPIC] Các bài toán hình học đồng quy, thẳng hàng

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 22-06-2022 - 22:38 trong Hình học

Một cách khác do mình và 1 anh khác giải

 

Gọi $A_{1}, B_{1}, C_{1}$ lần lượt là giao điểm của $E F, F D, D E$ với $B C, C A, A B$. Ta thấy: $D A$ là đường đối trung tại đỉnh $D$ của tam giác $D E F$ nên tứ giác $D E X F$ là tứ giác điều hòa. Suy ra: $A_{1} X$ là tiếp tuyến của $(I)$. Tương tự, thì: $B_{1} Y, C_{1} Z$ cũng là tiếp tuyến của $(I)$. Suy ra: $A_{1} X, B_{1} Y, C_{1} Z$ là các tiếp tuyến của đường tròn $(I)$ tai $X, Y, Z$, tương ứng.

 

Qua $B, C$ lần lượt kẻ các đường thẳng song song với $A D$ cắt $X Y, X Z$ lần lượt tại $B_{2}, C_{2}$. Ta thấy: $E Y$ và $F Z$ cắt nhau tại $G_{e}$ và 3 điểm $X, G_{e}, D$ thẳng hàng. Gọi $Z^{\prime}$ là giao điểm của $A_{1} Y$ và $(I)$ (khác $Y$ ). Gọi $R_{1}$ là giao điểm của $A D$ và $A_{1} Y$. Ta có: tú́ giác $X Y D Z^{\prime}$ điều hòa. Suy ra: $D\left(D X, Y Z^{\prime}\right)=D\left(A_{1} R_{1}, Y Z^{\prime}\right)=$ $G_{e}\left(A_{1} R_{1}, Y Z^{\prime}\right)=G_{e}\left(A_{1} D, B C\right)=-1$. Suy ra: 3 điểm $G_{e}, Z^{\prime}, C$ thẳng hàng. Suy ra: 4 điểm $C, Z^{\prime}, G_{e}, F$ thẳng hàng. Suy ra: $Z^{\prime} \equiv Z$. Suy ra: 3 điểm $A_{1}, Y, Z$ thẳng hàng. Tương tự, thì: 3 điểm $B_{1}, Z, X$ thẳng hàng và 3 điểm $C_{1}, X, Y$ thẳng hàng. Qua $X$ kẻ các đường thẳng song song với $A B, A C$ lần lượt cắt $B C$ tại $M_{1}, N_{1}$. Gọi $B B_{2}$ cắt $D E$ tại $S_{5}$. Trong tam giác $C_{1} A D$ có $B S_{5} \| A D$ nên $\frac{B_{2} B}{B_{2} S_{5}}=\frac{X A}{X D}$. Mà $\frac{X A}{X D}=\frac{M_{1} B}{M_{1} D}$. Suy ra: $\frac{B_{2} B}{B_{2} S_{5}}=\frac{M_{1} B}{M_{1} D}$. Suy ra: $M_{1} B_{2} \| D E$. Tương tự, thì: $N_{1} C_{2} \| D F$. Ta lại có: $\frac{B B_{2}}{C C_{2}}=\frac{B B_{2}}{X G_{e}} \cdot \frac{X G_{e}}{C C_{2}}=\frac{Y B}{Y G_{e}} \cdot \frac{Z G_{e}}{Z C}=\frac{A_{1} B}{A_{1} C}$ (Dấu "=" cuối cùng là do áp dụng định lý Menelaus cho tam giác $G_{e} B C$ với cát tuyến $\overline{A_{1}, Y, Z}$ ). Suy ra: 3 điểm $A_{1}, B_{2}, C_{2}$ thẳng hàng.
 
Gọi $A_{5}, B_{5}$ lần lượt là giao điểm của $A M, B K$ và $A N, C K$. Qua phép vị tự tâm $D$ tỷ số $\frac{D X}{D A}$ biến $X \rightarrow A, Y \rightarrow M, Z \rightarrow N, M_{1} \rightarrow B, N_{1} \rightarrow C$ mà $A M \|$ $X Y, B K \| M_{1} B_{2}$ và $A N\|X Z, C K\| N_{1} C_{2}$. Suy ra: phép vị tự tâm $D$ tỷ số $\frac{D X}{D A}$ biến $B_{2} \rightarrow B_{5}, C_{2} \rightarrow C_{5}$. Gọi $A_{8}$ là giao điểm của $M N$ và $B C$. Ta có: phép vị tự tâm $D$ tỷ số $\frac{D X}{D A}$ biến $A_{1} \rightarrow A_{8}$. Suy ra: tứ giác $A M D N$ nội tiếp đương tròn $\left(I^{\prime}\right)$ và tứ giác $A M D N$ điều hòa. Từ đó, theo phép vị tự trên ta có: 3 điểm $A_{8}, B_{5}, C_{5}$ thẳng hàng. Áp dụng định lý Desargues cho 2 tam giác $A M N$ và $K B C$, ta có: $B M, C N, A K$ đồng quy tại $T$. Suy ra: 3 điểm $A, T, K$ thẳng hàng.
Đó là điều phải chứng minh.



#733769 [TOPIC] Các bài toán hình học đồng quy, thẳng hàng

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 22-06-2022 - 22:24 trong Hình học

Ừ chắc mình viết từ giấy lên nên nhìn sai, nhưng khúc sau biến góc vẫn theo QCA mà đúng k




#733763 [TOPIC] Các bài toán hình học đồng quy, thẳng hàng

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 22-06-2022 - 17:51 trong Hình học

cách Bài toán 3 của mình thì ngắn hơn chút....

287931466_1260378364790082_8342422314211




#733759 [TOPIC] Các bài toán hình học đồng quy, thẳng hàng

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 22-06-2022 - 10:31 trong Hình học

Thực ra việc chứng minh đồng quy ở bài này khá dễ nên xin phép mình không chứng minh
Do đó ta chỉ cần xét một cặp đường thẳng và chứng minh chúng đẳng giác là xong bài
Đưa bài toán về mô hình: Cho $\Delta ABC$ nội tiếp $(O)$ có đường cao $AD$, đường kính $AE$. $J$ là tâm bàng tiếp góc $A$. Chứng minh $JD, JE$ đẳng giác trong $\Delta JBC$
Gọi $I$ là tâm nội tiếp của $\Delta ABC$.
Biến đổi góc đơn giản, ta dễ thấy $\widehat{EBJ}=\widehat{ABI}=\widehat{IBC}, \widehat{ECJ}=\widehat{ACI}=\widehat{ICB}$
Do đó nếu ta gọi $I'$ đối xứng với $I$ qua $BC$ thì ta có được $I'$ và $E$ liên hợp đẳng giác trong $\Delta JBC$. Do đó ta cần chứng minh $J, I', D$ thẳng hàng
Gọi $AI$ cắt $BC$ tại $F$ thì ta có $(AF, IJ)=-1$. Mặt khác $II'//AD$ nên hiển nhiên $J, I', D$ thẳng hàng
attachicon.gif geogebra-export (2).png

ồ bài này đẹp vậy, mình mới tìm lại được là đề Mexican Math Olympiad 2015

https://artofproblem...1166743p5579017




#733756 [TOPIC] Các bài toán hình học đồng quy, thẳng hàng

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 22-06-2022 - 08:40 trong Hình học

Một số bài khác hình học thuần túy về đồng quy thẳng hàng khác. Mời mọi người góp ý

 

Bài toán 11. Cho tam giác $\displaystyle ABC$ nội tiếp $\displaystyle ( O)$. Gọi $\displaystyle H$ là trực tâm và $\displaystyle D$ là điểm chính giữa cung $\displaystyle BAC$. $\displaystyle BH$ cắt $\displaystyle AC,AD$ tại $\displaystyle E,M$. $\displaystyle CH$ cắt $\displaystyle AB,AD$ tại $\displaystyle F,N$. Đường tròn $\displaystyle ( HMN)$ cắt $\displaystyle ( AEF)$ tại $\displaystyle G$. $\displaystyle AG$ cắt $\displaystyle BH,CH$ tại $\displaystyle P,Q$ tương ứng. Gọi $\displaystyle K$ là giao điểm của trung tuyến qua $\displaystyle G$ của $\displaystyle GAH$ với $\displaystyle EF$, $\displaystyle L$ là giao điểm của trung tuyến qua $\displaystyle H$ của tam giác $\displaystyle HPQ$ và $\displaystyle ( AEF)$. Chứng minh $\displaystyle A,K,L$ thẳng hàng

 

Bài toán 12. Cho tam giác $\displaystyle ABC$ có trực tâm $\displaystyle H$ và tâm ngoại tiếp là $\displaystyle ( O)$. Gọi $\displaystyle X$ là điểm đối xứng của $\displaystyle A$ qua $\displaystyle BC$. Xét $\displaystyle AO$ cắt $\displaystyle ( OBC)$ tại $\displaystyle Y$. Chứng minh $\displaystyle HY,XO,BC$ đồng quy tại $\displaystyle D$ và $\displaystyle AD$ chia đôi $\displaystyle HO$.

 

Bài toán 13. Cho tam giác $\displaystyle ABC$ với $\displaystyle ( I)$ là đường tròn nội tiếp, $\displaystyle D$ là tiếp điểm của $\displaystyle I$ với $\displaystyle BC$. Đường thẳng qua $\displaystyle D$ vuông góc $\displaystyle AI$ cắt $\displaystyle BI,CI$ tại $\displaystyle P,Q$. Chứng minh $\displaystyle BPCQ$ nội tiếp $\displaystyle ( S)$ và $\displaystyle S,A,D$ thẳng hàng.




#733748 [TOPIC] Các bài toán hình học đồng quy, thẳng hàng

Đã gửi bởi narutosasukevjppro on 21-06-2022 - 18:50 trong Hình học

285421915_852109849512986_55471391522795

Bài 5 mọi người làm thử nhé, ý tưởng là chuyển về mô hình tâm nội tiếp bàng tiếp và sử dụng bổ đề sau : (AIa) cắt (O) tại T, AA' là đường kính, A'T cắt đường cao đỉnh A tại V thì IaV vuông góc AV. Tới đây thì chỉ cần biến đổi góc là xong.