Đến nội dung

đoàn chi nội dung

Có 223 mục bởi đoàn chi (Tìm giới hạn từ 07-06-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#140332 Các bạn thích nhà toán học nào nhất?

Đã gửi bởi đoàn chi on 05-01-2007 - 20:45 trong Các nhà Toán học

Mình thích Newton. Theo mình ông ấy giỏi nhất.

Ông ấy giỏi vì ông ấy "đứng trên vai những người khổng lồ".



#123943 Giao lưu tí nhỉ?

Đã gửi bởi đoàn chi on 23-10-2006 - 15:33 trong Góc giao lưu

Thế mà nó lại đúng đấy. Và vì đã đánh dấu :D nên miễn bàn. (Đã có chú thích rồi còn gì).



#122465 Giao lưu tí nhỉ?

Đã gửi bởi đoàn chi on 18-10-2006 - 04:31 trong Góc giao lưu

Xin trả lời đầy đủ đến mức có thể
1. Họ tên đầy đủ?
"Đoàn Chi":equiv
2. Sinh nhật?
"15/09/2001":beta
3. Bạn đang ở đâu trên quả địa cầu?
Hà Nội, Việt Nam
4. Bạn có thường lắng nghe ý kiến của người khác không?
Có chứ, tớ ít khi tranh luận, mà chỉ nghe thôi. Nghe là một cách tôn trọng người nói.
5. 1. Tính cách nào của con người là khó chấp nhận đối với bạn? Nói dối và "tinh vi" :geq

Câu hỏi tương tự với tính cách mà bạn quí mến? Thật thà và tốt bụng (tớ thấy tớ cũng có tính ấy).

6. Nếu được chọn một địa danh ở Việt Nam để đi du lịch, bạn chọn địa danh nào? Trường Sơn hoặc Trường Sa. Tiếp theo là tất cả những nơi nào có thể đến.

7. Nếu được chọn một điểm bất kỳ trên thế giới để đến, ở đâu là lựa chọn của bạn?
Chịu.
8. Bạn thích môn thể thao nào nhất và bạn chơi tốt nhất ở môn thể thao nào?
Bóng đá, và tốt nhất ở môn này. Còn các môn khác tớ có thể chơi được.
9. Bạn thích nhất môn nghệ thuật nào? Ấn tượng đã làm bạn thích môn nghệ thuật đó?
Âm nhạc và văn học. Vì nó hay.
10. Bạn có hay đọc sách/e-book không? Cuốn sách nào đã làm bạn nhớ lâu nhất kể từ hồi bé?
Ngại lắm. Vì ebook đọc nhiều không tốt. In ra thì hay hơn. Còn không thì ...
Tớ thích đọc sách lắm, nên không so sánh được.

11. Bạn có thường quan tâm đến các vấn đề xã hội? Nếu có, mối quan tâm lớn nhất của bạn lúc này là gì?
Có chứ. Ai mà chẳng phải quan tâm. Không nói được.
12. Thử hình dung bạn sẽ thế nào vào năm 2015 (10 năm sau)?
Cố gắng làm việc kiếm tiền nuôi Gia đình và nuôi sự nghiệp.
13. Điều gì khiến bạn có thể đánh đổi tất cả?
Gia đình (giống anh Badman)
14. Con số mà bạn ưu thích? Có gì đặc biệt ở con số đó?
0 (Như 13)
15. Nhà toán học bạn ngưỡng mộ?

16. Kể tên một số sách về Toán mà bạn đã từng đọc và thấy thú vị?

17. Phần/môn/ngành Toán nào bạn quan tâm và sẽ theo đuổi (nếu bạn chọn đi theo con đường Toán)?
ODEs, PDEs, and Functional Analysis.
18. Việc đầu tiên bạn làm khi lên NET? Thứ tự của bạn khi lướt trên Diễn Đàn Toán?
Check mail. Vnexpress.net. Xem bài mới và ... (xin lỗi mấy bạn nhé, nhưng thỉnh thoảng thích trêu mấy bạn liền :geq )
19. Đánh giá của bạn về Diễn Đàn Toán (Nội dung và Quản lý)?
Tốt. Có chỗ cho anh em nói chuyện vui vẻ.
20. Bạn hình dung Diễn Đoàn Toán sẽ như thế nào 3 năm sau (khi nó được 5 tuổi)?
Chắc là tốt . Cố gắng anh em nhé.
Hết rồi à. Thế thì chúc diễn đàn Vui vẻ nhé.
-------
Chú thích: :beta Không hỏi và không đoán vì không nói đâu. Cái này thuộc về lịch sử.
Các chỗ bỏ trống: Chẳng biết nói thế nào cả. Anh em thông cảm nhé.
PS: Đoàn Chi không phải là tên 1 người nào đấy đâu.



#88036 Nick của bạn có ý nghĩa gì?

Đã gửi bởi đoàn chi on 19-06-2006 - 15:46 trong Góc giao lưu

What about me?



#97691 Hỏi Đáp về Phần mềm

Đã gửi bởi đoàn chi on 24-07-2006 - 09:59 trong Phần mềm Tin học

Đã khóc rồi mà...

Del ngay :) trong này có giáo viên đấy :)

ủa, ai là giáo viên vậy ta?



#143191 Đôi dòng tản mạn

Đã gửi bởi đoàn chi on 19-01-2007 - 17:49 trong Quán văn

Chẳng qua chỉ mấy chuyện thị phi
Chửi nhau như ch* chẳng ra gì
Khoe tài, anh nọ lên gân sủa
Tức khí, cậu kia nổi sân si
Khác phái khác ngành thì đạp xuống
Cùng thuyền cùng hội lại nâng bi
Topic đánh nhau thì đông khách
Diễn đàn toán học có còn chi!


Quả đúng là toàn chuyện thị phi,
Những chuyện như thế kể làm gì,
Nhưng mà toán học là vậy đó:
Ngang ngang bướng bướng có xá chi!

Cũng là chỗ ta nêu ý kiến
Cũng là xả stress, cũng là hay.
Dưng mà đến lúc cao trào quá,
Anh hùng mỹ nữ cãi bay bay,
Quá lời, thành ra điều qua lại,
Chỉ có toán học mới thế này.

Cho nên admin bèn lên tiếng
Khóa trái topic bỏ ra đi.


Anh hùng đang bận việc riêng,
Việc chung để hẹn ra Giêng cùng làm.
Chung tay xây dựng đàng hoàng,
Cho bà con thấy, Diễn Đàn TIẾN LÊN.

(mấy câu cuối hơi giống hô khẩu hiệu, bà con thông cảm nhé).



#148746 Tên gọi giải tích,đạo hàm do đâu mà có?...

Đã gửi bởi đoàn chi on 24-02-2007 - 02:10 trong Lịch sử toán học

Những người Việt Nam đầu tiên sử dụng các khái niệm "Giải tích", "Đạo hàm", "tích phân", "giới hạn",... là những nhà toán học thế hệ đầu tiên của Việt Nam (Lê Văn Thiêm, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Thúc Hào, Phan Đức Chính, Nguyễn Thừa Hợp, Hoàng Hữu Đường, ....(tớ biết một số thôi, nên để dấu ba chấm cho hợp lý)). Các thầy đề được du học tại nước ngoài (Pháp, Nga,...). Bạn có thể chú ý thấy rằng các khái niệm trên đều là từ Hán Việt, đó là một phần vì các tài liệu mà các thầy biên dịch sang tiếng Việt có nguồn là từ Trung Quốc, một phần vì vốn tiếng Việt thuần không thể mô tả mọi sự vật hiện tượng được (70% từ tiếng Việt là từ Hán Việt mà).
Bạn có thể sử dụng wikipedia để tìm hiểu thêm về sự ra đời của các khái niệm sơ đẳng của Giải tích toán học, có thể tìm hiểu trong các cuốn sách Giới thiệu về Giải tích toán học (Tớ có cuốn của Phích ten gôn, Euler,...), hoặc Đại số, Hình học (cái này tớ không chuyên, không rõ).
Chúc vui vẻ.



#144111 Câu lạc bộ những người mê kiếm hiệp

Đã gửi bởi đoàn chi on 24-01-2007 - 07:30 trong Câu lạc bộ hâm mộ

Xem các cao thủ thi triển chiêu thức mà tại hạ thấy bội phần nể phục. Xin các hạ cho lĩnh giáo về các chiêu thức của Như Lai thần chưởng. Tại hạ đây mới được lĩnh hội pho "tuyệt đỉnh Kung Fu" của Châu Tinh Trì chân nhân, thấy có chiêu thức cuối cùng thật là uy diệu (tại hạ không biết tên, chỉ thấy chân nhân đánh một chưởng mà tòa nhà đối diện in ngay hình bàn tay - Phật ấn). Trong pho "tuyệt đỉnh Kung Fu" này, ta có thể gặp Hỏa vân Tà thần, Dương Quá, Tiểu Long Nữ, chiêu thức Sư tử hống, vân vân, rất đa dạng :pe :D .

Bữa trước tại hạ có ghé qua tiêu cục www.nhanmonquan.com kiếm về được pho Lộc Đỉnh Ký, nhưng hận một nỗi pho kinh đó lại được giấu trong gần 70 ống trúc khác nhau, thật khó nghiền ngẫm liên tục được. Tại hạ có dùng qua chiêu Adobe Acrobat để biên lại thành một pho kinh lớn (creat from multiple files). Các đại anh hùng nếu không muốn bực mình vì chuyện cứ phải mở từng ống trúc để xem kinh thư thì có thể sử dụng chiêu thức này (nhớ là Adobe Acrobat chứ không phải hư chiêu Adobe Reader đâu nhé). Tuy vậy, có một số pho bí kíp không sử dụng được chiêu thức này, lúc đó thì các huynh đệ phải dùng phương pháp mở từng ống trúc ra mà thôi. :D
Chúc các huynh đệ tỷ muội mỗi ngày một dồi dào sức khỏe và luyện thêm nhiều tuyệt chiêu nữa để giang hồ phong phú đa dạng.



#130882 a pde problem

Đã gửi bởi đoàn chi on 17-11-2006 - 17:31 trong Giải tích Toán học

Hỏi mod cái. Đành rằng các bác xóa hết các bài nhạy cảm rồi, nhưng cũng phải để lại bản nháp cho anh em xem với chứ. Thỉnh thoảng thăm lại chiến trường xưa cũng có cái hay của nó. Ví dụ, khóa chỗ đó lại và đưa vào Recycle Bin chẳng hạn. :vdots
Đùa các bác tí thôi. Cảm ơn các bác và chúc các bác vui vẻ.



#131576 a pde problem

Đã gửi bởi đoàn chi on 20-11-2006 - 03:46 trong Giải tích Toán học

OK. Thế để hôm nào mát giời đã. Bây giờ đang rét quá. Vì tớ hơi bận nên không gõ kịp. Vậy ta sẽ làm lại từ đầu nhé. Các bạn cứ vào sửa đổi thoải mái nhé, cái gì mình biết thì mình nói, không rõ lắm thì để thành câu hỏi còn không biết thì có người khác biết, lo gì. Bắt đầu từ đầu nên sẽ có những cái tầm thường, cứ chê thoải mái nhé.
Hy vọng mọi người hưởng ứng.
Chúc vui vẻ.



#127752 a pde problem

Đã gửi bởi đoàn chi on 07-11-2006 - 01:18 trong Giải tích Toán học

Ê, KK không được chê người khác thế nhé. KK có làm được như nó không mà chê là dở. Thế nào là dở? Có khá nhiều người, kể cả những bậc cao thâm trong giang hồ vẫn chiến mấy cái dở ấy đấy, và tất nhiên khi nội công thâm hậu hơn thì độ dở cũng tăng lên đấy. :D



#128725 a pde problem

Đã gửi bởi đoàn chi on 10-11-2006 - 14:11 trong Giải tích Toán học

À, tiện thể có một câu hỏi chơi, đáng nhẽ vốn là của các SV năm thứ 2 học hàm phức, xin forward dành tặng cho các chuyên gia PDE.

Tại sao nghiệm của phương trình tóan tử Laplace lại được gọi là hàm điều hòa? Lý do của cái tên hàm điều hòa là từ đâu?


Về cái câu tóan tử Laplace hôm trước, đáp án của KK đó là tóan tử Laplace là tóan tử duy nhất sinh ra lớp các tóan tử bất biến với phép quay và phép tịnh tiến trong R^n.

1. Tớ chẳng phải chuyên gia, nên không phải là đối tượng của câu hỏi của KK , suy ra không xứng đáng để trả lời.
2. Câu hỏi đó đã được KK trả lời rồi còn gì. Ở ngay câu đầu tiên đó.
Chúc vui vẻ.



#122690 a pde problem

Đã gửi bởi đoàn chi on 18-10-2006 - 23:19 trong Giải tích Toán học

Hay quá Mọt ạ. Anh thấy bác Xương rồng này có cùng hướng với chú đấy. Mời bác khi nào rảnh qua với seminar chúng tớ, hy vọng sẽ học tập được nhiều từ hai phía. Seminar vào thứ Sáu hàng tuần tại P305 T3, Trường ĐHKHTN Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Bắt đầu từ 9h00.
You are all wellcome



#122957 a pde problem

Đã gửi bởi đoàn chi on 20-10-2006 - 03:47 trong Giải tích Toán học

Tớ đọc trong Profile của bạn thấy bạn đang ở USA. Vậy trước đây bạn học ở Tp HCM à? CHắc thế, vì chính bạn nói mà. Tiếc nhỉ. Mong rằng có ngày bạn đến HN gặp nhau cho vui. Bạn ở trường nào bên Mỹ? (Private, nếu không tiện trả lời ở đây thì có thể gửi qua emai, có trong profile cua tớ.
Chúc vui vẻ.
PS: To KK: Như chú biết, PDEs là một lĩnh vực (có thể gọi như thế được không nhỉ) rất rộng, và cái được bàn luận ở đây chỉ là một hướng nghiên cứu thôi. KdV , theo tớ được biết, là PDEs chính hiệu, nhưng không liên quan đến đây. KdV xuất phát từ bài toán kỹ thuật, mô tả sự dịch chuyển của sóng nước trong một con kênh, có phương trình là
http://dientuvietnam...?u_t u_x u_{"từ cấm"}+uu_x=0
KdV có liên quan tới việc xuất hiện soliton, để tớ hỏi Mọt cách vẽ hình và up hình lên rồi tớ edit lại sau nhé.
Người ta có thể xét các bài toán Cauchy hoặc IBVP cho KdV, chứng minh sự tồn tại, duy nhất nghiệm, ổn định (định tính), cũng như nghiên cứu các tính điều khiển được, ổn định hóa được (do là phương trình phi tuyến mà), ... và các kết quả số, tính toán số, ...(định lượng) (Tớ không biết nhiều nên không nói nhiều được). Tớ nghĩ chú đã đọc ít nhiều về cái này rồi, nên muốn thử sức hai bạn chơi, phải không? (Dù chú không làm về PDE). :notin
PHương pháp nghiên cứu cũng khác.



#120777 a pde problem

Đã gửi bởi đoàn chi on 11-10-2006 - 12:28 trong Giải tích Toán học

KdV thì chẳng liên quan gì tới những cái Mọt và Xương rồng đang nói cả. Cáci phương pháp nghiên cứu nó có mấy thầy bên Viện Toán và VIện Cơ làm cơ. Chú Mọt cố gắng nhé, anh lại không được tham gia rồi. Anh em nào ở Hà Nội có thể đến tham gia, vui và bổ ích lắm đó. Những ai quan tâm tới Variational method và applications to PDEs. Đọc cuốn Evans, Taylor, và tiếng Việt thì cuốn của TD Vân là có được khái niệm cơ bản. M.Struwe thì chuyên sâu hơn. CÒn thì nhiều sách lắm.
Have fun.



#123941 a pde problem

Đã gửi bởi đoàn chi on 23-10-2006 - 15:31 trong Giải tích Toán học

Không phải là nhóm của Thầy Ngoạn làm về KdV mà có một anh Nguyễn Hoàng học trò của thầy Phạm Lợi Vũ (VCo) và thầy Ngoạn làm về KdV.



#125978 a pde problem

Đã gửi bởi đoàn chi on 31-10-2006 - 00:00 trong Giải tích Toán học

Hôm vừa rồi tớ có dự một School về PDEs, thấy nói về các khái niệm về variational and nonvariational method, lý thuyết bậc, phương pháp topo trong PDEs, nhất là elliptic type, parabolic type, nhưng tớ chưa hiểu rõ lắm. Cũng có một số khái niệm về nghiệm như của Mọt nói ở trên, các bạn cho vài đường cơ bản để bàn dân thiên hạ mở mắt được không?
Nói thật, tớ làm giải tích, nên không hiểu lắm về ý nghĩa đại số của cái toán tử mà mình đang làm (xin lỗi nhé, hơi xấu hổ), nhưng theo thiển ý của tớ thì người ta chỉ sử dụng Laplacian mà không sử dụng các toán tử elliptic khác vì bác này có đầy đủ các tính chất đặc trưng của tt elliptic, dù nó chỉ là cấp hai, và có thể đặc trưng ngon lành cho anh em cùng họ được. Trong trường hợp tổng quát , người ta nghiên cứu toán tử thông qua symbol của nó chứ nhỉ. Toán tử Laplace có rất nhiều ứng dụng trong các bài toán thực tế, các bài toán kỹ thuật, sinh học, thông tin, ..., tất nhiên người ta cũng nói đến toán tử poli-harmonic , mà khi n=2 thì ta được toán tử song điều hòa có mặt trong phương trình dao động đàn hồi.
Mạo muội múa rìu qua mắt thợ , mong các anh em bỏ quá và giải thích dùm.
Chúc anh em vui vẻ.
PS:
1. Ở Trường Tự nhiên sử dụng cuốn của thầy Hợp làm giáo trình , chứ đâu có lấy cuốn đó nghiên cứu. Sách cổ mà, nhưng đó là cơ bản, Lấy từ cuốn của Sobolev ra đấy.
2. PDEs nước mình bây giờ có mấy ai làm đâu. Buồn thế đấy. Các bạn NCS ở nước ngoài có điều kiện tiếp xúc với GS ở đó, có tài liệu, có thông tin, có nhóm nghiên cứu, chứ bọn tớ đâu có nhiều thông tin thế, chỉ tự mò mẫm, tranh thủ thầy mình thôi, tài liệu, tạp chí thì không cập nhật, nói chung là không có nhóm mạnh để làm việc. Phải cố thôi.
Nói vậy thôi , dài quá không tốt. chào nhé.



#146479 Góp ý cho diễn đàn

Đã gửi bởi đoàn chi on 07-02-2007 - 23:41 trong Góp ý cho diễn đàn

Xin lỗi, tôi muốn hỏi là vì sao bây giờ không vào được trang web của diễn đàn toán học, mà khi gõ diendantoanhoc.net, không có forum gì cả, thì vẫn vào ngay forum. Có phải do lỗi cookie của máy tôi không? Nếu phải thì mong Mod giúp đỡ cách khắc phục. Nếu không phải thì vì sao?
Xin cảm ơn.
Chúc các bạn trong diễn đàn khỏe.



#146623 Góp ý cho diễn đàn

Đã gửi bởi đoàn chi on 08-02-2007 - 16:47 trong Góp ý cho diễn đàn

Chào anh,

Trang chủ Diễn đàn đang phải khắc phục lỗi kỹ thuật nên tạm thời ngừng hoạt động. Khi nào sửa xong anh Sơn sẽ đưa ra lại như cũ thôi.

Vậy à, thế thì cảm ơn Năng Lượng nhé. Chúc mọi ngừơi thành công.



#145253 Hàm dấu là gì ?

Đã gửi bởi đoàn chi on 31-01-2007 - 16:21 trong Giải tích

Hàm dấu.
Định nghĩa là:
$sgn(x) = 1$ với $x>0 $,$= - 1$ với $x<0 $, $= 0$ với $x=0 $

Và tương tự:

$sgn f(x) = 1$ với $f(x)>0 $,$= - 1$ với $f(x)<0 $, $= 0$ với $f(x)=0 $



#66357 René Descartes cha đẻ hình học giải tích

Đã gửi bởi đoàn chi on 31-03-2006 - 13:26 trong Các nhà Toán học

Có phải R. de Cates là người khai sinh ra môn hình học giải tích thật không? Có phải một mình ông tìm ra môn hình học này? Theo tớ được đọc một cuốn sách, có nói về các phát minh toán học, người ta có nêu ra ví dụ (một số) về các phát minh toán học không do 1 người tìm ra mà là hai người độc lập tìm ra: Lý thuyết quaternion, hình học phi Euclide, hình học giải tích, phép tính vi phân và tích phân, ...
???



#111307 Truyện cổ tích (tập 2)

Đã gửi bởi đoàn chi on 05-09-2006 - 13:02 trong Quán hài hước

Chuyện cổ tích của một cháu mẫu giáo siêu bé: Ngày xửa ngày xưa trong một khu rừng nọ có một bác gấu. Câu chuyện cháu kể đến đây là hết ạ.



#144101 Fields Medalists

Đã gửi bởi đoàn chi on 24-01-2007 - 05:50 trong Các nhà Toán học

Có ngoại trừ ai không KK? Như Terry Tao chẳng hạn?



#176973 Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn

Đã gửi bởi đoàn chi on 16-01-2008 - 18:44 trong Góc giao lưu

Hay thế. Nhưng tớ đồ là còn một đoạn sau bị cắt mất, vì thấy cứ cụt cụt thế nào ấy, chẳng thấy có kết luận cuối cùng gì cả.



#175374 Giải thưởng Nguyễn Cảnh Toàn

Đã gửi bởi đoàn chi on 21-12-2007 - 19:16 trong Góc giao lưu

Hôm trước anh KK đã quyết định đình chiến với anh TLCT để đồng tâm nghĩ giải pháp chống Tàu, tiếc là bị chú em MrMath, có vẻ thích nghe "tranh luận" về "văn hóa toán" hơn, xóa hết mấy bài "đi lạc đề" đành phải quay lại chiến đấu tiếp. Lại bị cậu nguyendinh kết luận bằng một câu mất hết cả hứng thú, lại còn đặt nick anh KK vào vị trí chả xứng tầm với thiện chí của anh gì cả. Giá mà MrMath cứ để nguyên thì có phải anh KK có miếng mồi to là Trung Quốc, gặm mấy đời chẳng hết không :D

Dù sao anh KK cũng đã nhắc đến Nguyễn Đình Đức, em cũng muốn hỏi thăm một chút. Số là ngày em còn học cấp 3, ông này cũng về xin nhận là cựu học sinh của trường chuyên Yên Bái mà tiền thân là chuyên Hoàng Liên Sơn hồi ông ấy học. Ông ấy cũng phát biểu rất tự hào về chuyện nghiên cứu vật liệu composite dùng cho tàu vũ trụ, rồi thì viện sĩ mấy viện hàn lâm...làm các em học sinh trong trường cũng đầy ngưỡng mộ. Sau em về HN học có hỏi chuyện với chị khóa trên về ông này, chị ấy nói nghe đâu ông ấy sắp thi tuyển làm giảng viên trường KHTN. Hai chị em cứ băn khoăn mãi không lẽ viện sĩ, nhà khoa học nổi tiếng thế mà còn phải thi tuyển làm giảng viên. Sau đó 1 năm cũng có đọc được bài trên web của Nguyễn Tiến Dũng, thấy có vẻ ông này đúng là dạng lừa đảo thật, nhưng thông tin trong bài viết đó cũng không kèm theo tài liệu chứng minh cụ thể nào nên xét cho cùng thì tính thuyết phục của nó cũng không quá nhiều. Vậy anh KK hay ai khác có thông tin, tài liệu cụ thể hơn về ông Đức này thì em xin rất cám ơn.

Bạn muốn biết làm gì vậy? Tò mò à, hay là muốn biết những chứng thực của bài trên web của anh NTDũng? Bạn học ở trường ĐHKHTN hay đã ra trường rồi? Nếu đã có liên quan tới ĐHKHTN và ĐHQG Hà Nội thì chắc bạn đủ thông tin để biết về "ông Đức này".