Đến nội dung

Karl Heinrich Marx nội dung

Có 54 mục bởi Karl Heinrich Marx (Tìm giới hạn từ 05-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#620336 [Trường Xuân toán học miền nam 2016] Vietnam TST 2016 MOCK Test 2

Đã gửi bởi Karl Heinrich Marx on 15-03-2016 - 07:41 trong Thi HSG cấp Tỉnh, Thành phố. Olympic 30-4. Đề thi và kiểm tra đội tuyển các cấp.

Bài 4:

câu a.

Nếu cả $m$ và $n$ đều chia hết cho $3$ thì hiển nhiên là ta có nhiều nhất $mn$ số 1.

Giả sử có $m$ hàng và $n$ cột.

Ta có một vài nhận xét sau:

1) Nếu một trong 2 số chia hết cho 3 giả sử là $m$ thì bảng cần ít nhất là $n$ số khác 1 để thỏa mãn

Trường hợp này có thể dễ dàng đưa ra cấu hình thỏa mãn gồm 1 bảng toàn số 1 và 1 cột $m$ số khác 1 (số này là 0 hoặc 2 phụ thuộc vào số dư $n$ chia cho $3$)

2) Nếu 2 số cùng chia cho 3 có chung số dư khác 0. Giả sử $n \ge m$ thì rõ ràng với mỗi cột gồm $m$ ô mà $m$ không chia hết cho $3$ nên phải có ít nhất 1 ô khác 1. Vậy có ít nhất $n$ ô khác 1.

Đưa ra cấu hình thỏa mãn bằng cách chia hình chữ nhật này thành một hình $m$x$m$ và $(n-m)$x$m$. Ta điền cả bảng bằng số 1 ngoại trừ hàng cuối cùng và đường chéo của hình $m$x$m$. Như vậy sẽ có $n$ ô trống, dựa vào số dư của $m,n$ cho $3$ có thể điền vào các ô này thỏa mãn đề bài.

Vậy có trường hợp này có nhiều nhất $(m-1)n$ với $n \ge m$

Thực ra thì khi xây dựng cấu hình thỏa mãn bài toán, một cách tự nhiên ta sẽ nghĩ đến là điền tất cả các số đều là 1 trừ hàng cuối cùng và cột cuối cùng, sau đó tìm số thích hợp điền vào các ô này cho thỏa mãn. Ở trường hợp 1 thì dễ dàng tìm được kết quả, trường hợp 2 để tối ưu ta phải xây dựng một hình vuông $m$x$m$ để đưa về trường hợp 1. Tuy nhiên ta làm đc như vậy vì khi $m$ và $n$ cùng chia $3$ có chung số dư thì các số cần điền ở cuối hàng và cuối cột là như nhau, ta có thể dùng chung bằng cách ghép thành đường chéo hình vuông.

3) Trường hợp $m$ và $n$ chia cho $3$ khác số dư. 

Như mình nói ở trên thì sự "cần" để thỏa mãn đề bài giữa hàng và cột là khác nhau nên cần có đến $n+m-1$ ô để thỏa mãn. Tạm thời chưa biết giải thích thế nào cho hợp lí.

Đưa ra cấu hình thỏa mãn thì giả sử $m$ chia $3$ dư $2$ thì cho một cột gồm $m$ số $0$ đưa về bài toán với $n-1$ và $m$ lại đưa về trường hợp trên. Làm ngược lại nếu $n$ chia $3$ dư $2$.

 

Vế b có lẽ là áp dụng vế a, hoặc cũng có thể dùng thủ thuật chia thành khối lập phương như mình đã dùng chia hình vuông ở trên.

Bài 6:

Trước tiên là quy nạp theo $n$ để chứng minh với $k=1$.

Chú ý là tất cả các phần tử của $B_0^{n+1}$ thu được bằng cách lấy một phần tử của $B_{0}^n$ nhân 2 hoặc lấy một phần tử của $B_{1}^n$ nhân 2 cộng 1. Ngược lại một phần tử của $B_1^{n+1}$ thi được bằng cách lấy phần tử của $B_1^n$ nhân 2 hoặc lấy một phần tử của $B_0^n$ nhân 2 cộng 1. Điều này chứng tỏ tổng các phần tử của $B_0^{n+1}$ và $B_1^{n+1}$ là bằng nhau.

Như vậy với $k=1$ thì bài toán đúng với mọi $n$. Giờ lại chứng minh quy nạp theo $k$.

Đầu tiên đặt $A_0^n$ và $A_1^n$ là tập các chuỗi tận cùng bằng $0$ và $1$ trong $B_0^n$ còn $C_0^n$ và $C_1^n$  là tập các chuỗi tận cùng bằng $0$ và $1$ trong $B_1^n$.

Giả sử bài toán đúng đến $n$ với mọi và với mọi số $k$ bé hơn $t$.

Ta có

$$ \sum_{a \in B_0^{n+1}} (v(a))^t = \sum_{a \in A_0^{n+1}} (v(a))^t+\sum_{a \in A_1^{n+1}} (v(a))^t = \sum_{a \in B_0^n}2^t(v(a))^t+\sum_{a \in B_1^n} (2v(a)+1)^t$$

Tương tự thì:

$$ \sum_{a \in B_1^{n+1}} (v(a))^t = \sum_{a \in C_0^{n+1}} (v(a))^t+\sum_{a \in C_1^{n+1}} (v(a))^t = \sum_{a \in B_1^n}2^t(v(a))^t+\sum_{a \in B_0^n} (2v(a)+1)^t$$

Ta xét đa thức $P(x)= (2x+1)^t-2^t.x^t$ thì $P(x)$ là một đa thức bậc $t-1$.

Dễ thấy là ta đpcm tương đương với:

$$  \sum_{a \in B_0^{n}} P(v(a)) =  \sum_{a \in B_1^{n}} P(v(a))$$

Theo giả thiết quy nạp thì $ \sum_{a \in B_0^{n}} (v(a))^i =  \sum_{a \in B_1^{n}} (v(a))^i$ với mọi $i \le t-1$ nên đẳng thức trên là hiển nhiên với $degP \le t-1$.

 

 




#564979 $\sum^{995}_{k=0} \dfrac{(-1)^k\...

Đã gửi bởi Karl Heinrich Marx on 11-06-2015 - 18:09 trong Tổ hợp và rời rạc

Ở đây ta thấy rằng: $[x^{2n}]\;(x^2+x+1)^n=1$ và $[x^{2n-1}]\;(x^2+x+1)^n=n$

Như vậy hệ số tự do phải tìm ở TH này là $\frac{-1-n}{2n+1}$

Kết quả cuối cùng lại trở thành:

$\frac{1}{2n+1}-\frac{-1-n}{2n+1}=\frac{2+n}{2n+1}$

 

Vì sao lại thế? Karl Heinrich Marx? Có phải em quên mất trong sigma thiếu cái tổ hợp $ n\choose k$?

Hehe đúng là thiếu cái đấy đấy thầy, lạm dụng quá đúng là chả hay ho gì. Nhưng giật mình là em viết sai cũng chỉ có thầy kiểm chứng và chỉ có em vs thầy trao đổi, dù không hứng thú với cái này đi nữa nhưng chẳng có ai bỏ một chút cố gắng cùng thảo luận với mọi người :|




#661087 $\Im$ là họ các tập L-phần tử của X={1,2,...,n} nào đó

Đã gửi bởi Karl Heinrich Marx on 08-11-2016 - 08:21 trong Tổ hợp và rời rạc

Cho $l\leq k\leq n$ là các số thỏa mãn:

$\Im$ là họ các tập L-phần tử của X={1,2,...,n} nào đó  

thỏa mãn:với mọi tập con A có K-phần tử của X đều chứa ít nhất 1 tập B thuộc $\Im$

C/m:$\left | \Im \right |\geq \frac{\begin{pmatrix} n\\ l \end{pmatrix}}{\begin{pmatrix} 2\\ k \end{pmatrix}}$

Tại sao lại là $\begin{pmatrix} 2\\ k \end{pmatrix}$? Vậy chỉ xét trường hợp $k \le 2$ thôi sao?

Thực ra không khó để chứng minh giá trị nhỏ nhất của $\left | \Im \right |$ là $\begin{pmatrix} n\\ l \end{pmatrix} - \begin{pmatrix} k\\ l \end{pmatrix}+1$. 




#661218 $\Im$ là họ các tập L-phần tử của X={1,2,...,n} nào đó

Đã gửi bởi Karl Heinrich Marx on 09-11-2016 - 03:16 trong Tổ hợp và rời rạc

Viết hẳn hoi ra đi bạn

chứ cứ úp mở thế ai pít đc

Bởi vì lâu rồi mình k dùng diễn đàn nên quên cách đánh công thức ngại viết.

Xin lỗi trong lúc suy nghĩ mình hơi nhầm lẫn khái niệm 1 tí, cái mình nói là số nhỏ nhất để với mọi tập có từng đó phần tử sẽ luôn thỏa đề bài.

Còn tập thỏa đề bài có số phần tử nhỏ nhất có vẻ sẽ khó hơn nhưng có thể chứng minh số này không nhỏ hơn $C_n^l/C_k^l = C_n^k/C_{n-l}^{k-l}$

nên có thể thay $C_2^k$ của bạn bằng $C_k^l$.

Chứng minh thì mỗi tập thuộc $J$ có $C_{n-l}^{k-l}$ tập gồm $k$ phần tử là con $X$ và chứa tập này. Như vậy $|J|.C_{n-l}^{k-l}$ không bé hơn số tập con có $k$ phần tử của $X$.