Đến nội dung

C a c t u s nội dung

Có 405 mục bởi C a c t u s (Tìm giới hạn từ 08-05-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#356431 Thông tin về VMF trên Alexa

Đã gửi bởi C a c t u s on 24-09-2012 - 21:09 trong Diễn đàn Toán học trên chặng đường phát triển

Hôm nay tiếp tục đi lên rồi :D
http://www.alexa.com...dantoanhoc.net#
Vui quá :D



#356357 Tính giá trị căn thức $\sqrt{1+\frac{1}{2^...

Đã gửi bởi C a c t u s on 24-09-2012 - 17:28 trong Đại số

$\sum \dfrac{2}{ab}=0$ như thế nào vậy bạn?

Vì $a+b+c=0$ mà anh.
$2(\frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ac})=2\frac{a+b+c}{abc}$
Mà $a+b+c=0 \Rightarrow 2\frac{a+b+c}{abc}=0$

Tuy nhiên cách làm của LuongDucTuanDat sai thì phải vì ở bài này chỉ có căn đầu là $a+b+c=0$ được thôi, còn ở những căn sau thì $a+b+c$ sao bằng $0$ được nhỉ.



#356233 $2\sum{x^5}=5xyz\sum{x^2}$

Đã gửi bởi C a c t u s on 23-09-2012 - 20:40 trong Đại số

Cho $x+y+z=0$ chứng minh rằng:
$$2(x^5+y^5+z^5)=5xyz(x^2+y^2+z^2)$$

Cách khác:
Từ $x+y+z=0 \Rightarrow y+z=-x \Rightarrow (y+z)^5=(-x)^5$
$\Rightarrow y^5+5y^4z+10y^3z^2+10y^2z^3+5yz^4+z^5=(-x)^5$
$\Rightarrow (x^5+y^5+z^5)+5yz(y^3+2y^2z+2yz^2+z^3)=0$
$\Rightarrow (x^5+y^5+z^5)+5yz[(y+z)(y^2-yz+z^2)+2yz(y+z)]=0$
$\Rightarrow (x^5+y^5+z^5)+5yz(y+z)(y^2-yz+z^2+2yz)=0$
$\Rightarrow (x^5+y^5+z^5)+5yz(y+z)(y^2+z^2+yz)=0$
$\Rightarrow 2(x^5+y^5+z^5)-5xyz[(y+z)^2+y^2+z^2]=0$
$\Rightarrow 2(x^5+y^5+z^5)=5xyz(x^2+y^2+z^2)$ (đpcm)

$$x+y+z=0 \Rightarrow x^3+y^3+z^3=3xyz \Rightarrow (x^3+y^3+z^3)(x^2+y^2+z^2)=3xyz(x^2+y^2+z^2) \Rightarrow x^5+y^5+z^5+x^2y^2(x+y)+y^2z^2(y+z)+z^2x^2(z+x)=3xyz(x^2+y^2+z^2) \Rightarrow x^5+y^5+z^5-x^2y^2z-y^2z^2x-z^2x^2y=3xyz(x+y+z) \Rightarrow x^5+y^5+z^5=3xyz(x^2+y^2+z^2)+xyz(xy+yz+zx) \Rightarrow 2(x^5+y^5+z^5)=xyz(6x^2+6y^2+6z^2+2xy+2yz+2zx)=xyz(5x^2+5y^2+5z^2) \Rightarrow 2(x^5+y^5+z^5)=5xyz(x^2+y^2+z^2)$$

(ĐPCM)

Lỗi Latex rồi :D, bạn sửa lại nhé ^^



#356208 Tìm các số hữu tỉ $a$ và $b$ thỏa mãn đẳng thức: $...

Đã gửi bởi C a c t u s on 23-09-2012 - 18:52 trong Đại số

Tìm các số hữu tỉ $a$ và $b$ thỏa mãn đẳng thức:
$\sqrt{a\sqrt{7}}-\sqrt{b\sqrt{7}}=\sqrt{11\sqrt{7}-28}$

Mình làm như thế này, mọi người cho ý kiến với, híc :(

Bình cả 2 vế lên thì được: $a\sqrt{7}+b\sqrt{7}-2\sqrt{7ab}=11\sqrt{7}-2.14$
Từ đây suy ra: $a+b=11$ và $ab=28$

Từ đây tìm được $a,b$.
Nhưng mình băn khoăn cả chỗ mà $11\sqrt{7}-2\sqrt{7}$, chỗ đó có thể viết được thành: $9\sqrt{7}$.

Nhầm rồi bạn ơi.Bình phương lên thì phải là $28$ chứ không phải $\sqrt{28}$

Sửa như vậy đúng chưa nhỉ?



#356202 Tìm các số hữu tỉ $a$ và $b$ thỏa mãn đẳng thức: $...

Đã gửi bởi C a c t u s on 23-09-2012 - 18:33 trong Đại số

Tìm các số hữu tỉ $a$ và $b$ thỏa mãn đẳng thức:
$\sqrt{a\sqrt{7}}-\sqrt{b\sqrt{7}}=\sqrt{11\sqrt{7}-28}$

Mình làm như thế này, mọi người cho ý kiến với, híc :(

Bình cả 2 vế lên thì được: $a\sqrt{7}+b\sqrt{7}-2\sqrt{7ab}=11\sqrt{7}-2.14$
Từ đây suy ra: $a+b=11$ và $ab=28$

Từ đây tìm được $a,b$.
Nhưng mình băn khoăn cả chỗ mà $11\sqrt{7}-2\sqrt{7}$, chỗ đó có thể viết được thành: $9\sqrt{7}$.



#356199 Thông tin về VMF trên Alexa

Đã gửi bởi C a c t u s on 23-09-2012 - 18:09 trong Diễn đàn Toán học trên chặng đường phát triển

Untitled.png
Dạo này vui quá :D, diễn đàn không còn trầm như dạo trước nữa :D. Thứ bậc cũng cải thiện rõ rệt nữa :D. Mấy hôm trước em vào xem còn tận ba nghìn bảy trăm bao nhiêu mà giờ đã thành 3558 rồi :D. Đáng mừng đấy nhỉ :D



#356197 Ảnh thành viên

Đã gửi bởi C a c t u s on 23-09-2012 - 18:05 trong Góc giao lưu

Hoàng hôn
Hình đã gửi

Ảnh này đẹp quá :icon12: . Ở chỗ nhà em cũng tựa tựa như thế này nhưng ruộng thì toàn lúa là lúa thôi chứ người ta bây giờ chưa trồng mấy cây loại khác. Cứ mở cửa ra là thấy lúa, không tấp nập như thành phố nhưng yên bình + vui lắm :wub:



#356193 Rút gọn: $\frac{4x^{2}+2.(-4025)}{2x^{2}-4025}$

Đã gửi bởi C a c t u s on 23-09-2012 - 17:53 trong Đại số

Các bạn giúp mình rút gọn được phân số này được ko?

$\frac{4x^{2}+2.(-4025)}{2x^{2}-4025}$$\frac{4x^{2}+2.(-4025)}{2x^{2}-4025}$$\frac{4x^{2}+2.(-4025)}{2x^{2}-4025}$$\frac{4x^{2}+2.(-4025)}{2x^{2}-4025}$


---
Lời nhắn từ BQT: Bạn phải đặt tiêu đề theo quy định! Những bài vi phạm sau sẽ bị xóa mà không có nhắc nhở! Cảm ơn.

Tiêu đề cũ: Đại số 8

Đề là: $\frac{4x^{2}+2.(-4025)}{2x^{2}-4025}$ hả?
Nếu vậy thì làm như sau: $\frac{4x^{2}+2.(-4025)}{2x^{2}-4025}=\frac{2(2x^2-4025)}{2x^2-4025}=2$



#356191 Tìm $n$ để phân thức $\dfrac{2n^3+3n^2-n-1}{2n^3+3n^2+3n+...

Đã gửi bởi C a c t u s on 23-09-2012 - 17:44 trong Đại số

Bài toán: Tìm $n$ để phân thức: $\dfrac{2n^3+3n^2-n-1}{2n^3+3n^2+3n+1}$ là phân số tối giản.

Giải:
Ta có: $\frac{2n^3+3n^2-n-1}{2n^3+3n^2+3n+1}=1-\frac{2(2n+1)}{2n^3+3n^2+3n+1}=1-\frac{2(2n+1)}{(2n+1)(n^2+n+1
)}=1-\frac{2}{n^2+n+1}$
+ Nếu $n$ chẵn thì $n^2+n+1$ lẻ $\Rightarrow \frac{2}{n^2+n+1}$ tối giản.
+ Nếu $n$ lẻ thì $n^2+n+1$ lẻ $\Rightarrow \frac{2}{n^2+n+1}$ tối giản.
Do đó: $1-\frac{2}{n^2+n+1}$ luôn tối giản với mọi $n \in N$.
Vậy với $n \in N$ thì $\dfrac{2n^3+3n^2-n-1}{2n^3+3n^2+3n+1}$ là phân số tối giản.



#355945 Làm sao đổi được danh hiệu

Đã gửi bởi C a c t u s on 22-09-2012 - 20:46 trong Góp ý cho diễn đàn

Đó cũng là danh hiệu! Mặc định sẽ là các danh hiệu đã nói ở đây. Danh hiệu mặc định này sẽ được thay đổi tùy vào số lượng bài viết. Nếu muốn đổi thành ví dụ Never Give Up thì phải liên hệ với BQT bạn nhé :D

Vậy cho em hỏi muốn đổi thì phải trừ like hoặc cái gì đó không ạ?



#355900 Làm sao đổi được danh hiệu

Đã gửi bởi C a c t u s on 22-09-2012 - 17:50 trong Góp ý cho diễn đàn

bạn nên vào đây xem thêm này

Không, ý mình là làm sao mà thay đổi được cái chữ ở bên trên.
Ví dụ như cái chữ: Never Give Up của bạn vậy.



#355759 Làm sao đổi được danh hiệu

Đã gửi bởi C a c t u s on 21-09-2012 - 22:06 trong Góp ý cho diễn đàn

BQT cho em hỏi là làm sao có thể đổi được danh hiệu ạ? Việc này cũng tương tự việc đổi tên hiển thị hay sao ạ?



#355493 So sánh: $A=\sqrt[3]{2011}+\sqrt[3]{2013}...

Đã gửi bởi C a c t u s on 20-09-2012 - 17:32 trong Đại số

So sánh:
$A=\sqrt[3]{2011}+\sqrt[3]{2013}$ và $B=2\sqrt[3]{2012}$

Bài này mấy hôm trước đem đến lớp hỏi thầy, híc.
Giải:
Đặt $\sqrt[3]{2011}=a; \sqrt[3]{2013}=b$
$\Rightarrow 2\sqrt[3]{2012}=\sqrt[3]{\frac{a^3+b^3}{2}.8}=\sqrt[3]{4(a^3+b^3)}$
Giả sử $A<B$ ta có:
$(a+b)^3 < 4(a^3+b^3)$
$\Leftrightarrow 4(a^3+b^3)-(a+b)^3>0$
$\Leftrightarrow (a+b)(4a^2-4ab+4b^2-a^2-2ab-b^2)>0$
$\Leftrightarrow 3(a+b)(a-b)^2>0$
Bất đẳng thức này đúng do $(a-b)^2$ lớn hơn $0$ và $a+b$ dương.
Do đó điều giả sử đúng.
$\Rightarrow A<B$.



#355376 Chứng minh rằng: Có ít nhất một trong các số $a,b,c$ bằng $8...

Đã gửi bởi C a c t u s on 19-09-2012 - 21:07 trong Đại số

Cho ba số $a,b,c \ne 0$ thỏa mãn $\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}+\sqrt[3]{c}=2$ và $\frac{1}{\sqrt[3]{a}}+\frac{1}{\sqrt[3]{b}}+\frac{1}{\sqrt[3]{c}}=\frac{1}{2}$
Chứng minh rằng: Có ít nhất một trong các số $a,b,c$ bằng $8$.

Quá $24$ giờ rồi nên làm thôi.
Giải:
Từ đầu bài suy ra:
$\frac{1}{\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}+\sqrt[3]{c}}=\frac{1}{\sqrt[3]{a}}+\frac{1}{\sqrt[3]{b}}+\frac{1}{\sqrt[3]{c}}$

$\Leftrightarrow (\frac{1}{\sqrt[3]{a}}+\frac{1}{\sqrt[3]{b}})+(\frac{1}{\sqrt[3]{c}}-\frac{1}{\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}+\sqrt[3]{c}})=0$

$\Leftrightarrow \frac{\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}}{\sqrt[3]{ab}}+\frac{\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}}{\sqrt[3]{c}(\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}+\sqrt[3]{c})}=0$

$\Leftrightarrow (\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b})[\sqrt[3]{c}(\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}+\sqrt[3]{c})+\sqrt[3]{ab}]=0$

$\Leftrightarrow (\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b})(\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{c})(\sqrt[3]{b}+\sqrt[3]{c})=0$

Sau đó xét từng trường hợp và ta đều có kết quả $a,b$ hoặc $c$ bằng $8$.



#355358 CHUYÊN ĐỀ : PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ

Đã gửi bởi C a c t u s on 19-09-2012 - 20:14 trong Đại số

Số +1 đưa vào ngoặc phải là -1 chứ ?

Xin lỗi bạn, mình làm nhầm :)
Đã sửa!



#355315 \[\frac{1}{1+x+xy} + \frac{1}{1+y+yz} + \frac{1}{1+z+xz}...

Đã gửi bởi C a c t u s on 19-09-2012 - 18:18 trong Đại số

Bạn ơi phần này mình chưa hiểu thay kiểu j`

Thế này nhé :)
Từ đầu bài có: $a+b+c=2(ax+by+cz)$
Khi đó: $x+1=\frac{a+b+c-2(by+cz)+2a}{2a}$
$\Rightarrow \frac{1}{x+1}=\frac{2a}{a+b+c}$ (1)
Tương tự ta cũng có:
$\frac{1}{y+1}=\frac{2b}{a+b+c}$ (2)
$\frac{1}{z+1}=\frac{2c}{a+b+c}$ (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra:
$\frac{1}{x+1}+\frac{1}{y+1}+\frac{1}{z+1}=2.\frac{a+b+c}{a+b+c}=2$



#355196 CHUYÊN ĐỀ : PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ

Đã gửi bởi C a c t u s on 18-09-2012 - 21:54 trong Đại số

Giải bài đây bằng nhiều cách giùm em i mấy anh chị:
x^5+x+1

$x^5+x+1=x^5+x^4+x^3-x^4-x^3-x^2+x^2+x+1=x^3(x^2+x+1)-x^2(x^2+x+1)+(x^2+x+1)=(x^2+x+1)(x^3-x^2+1)$



#355194 Bão Mặt trời sắp ảnh hưởng Trái đất

Đã gửi bởi C a c t u s on 18-09-2012 - 21:48 trong Góc giao lưu

mấy con gà

Chỉ nói với bạn một câu rằng: Hãy xem lại bản thân mình trước khi nói người khác như vậy :)



#355162 Những khoảng khắc đẹp :D

Đã gửi bởi C a c t u s on 18-09-2012 - 21:00 trong Góc giao lưu

Tự sướng tí :D Mặc dù số không được đẹp cho lắm :(
hì hì.png



#355151 Tìm $x$ để $\sqrt x + \sqrt { - x} $ có nghĩa.

Đã gửi bởi C a c t u s on 18-09-2012 - 20:34 trong Đại số

đúng òi,trong vio á mà khi nêu giá trị bằng 0 thì thiếu,hic kết quả thấp quá chừng T.T

Mình cũng thi vào bài này mà có sai đâu nhỉ :mellow:
Theo mình thì có thể là bạn sai ở bài khác thôi. Xem lại những bài khác cẩn thận một chút là được.



#355127 \[\frac{1}{1+x+xy} + \frac{1}{1+y+yz} + \frac{1}{1+z+xz}...

Đã gửi bởi C a c t u s on 18-09-2012 - 19:26 trong Đại số

Em thắc mắc bài này, không hiểu chỗ tại sao lại có
$\Rightarrow \frac{z}{z+xz+1} + \frac{xz}{xz+z+1} + \frac{1}{1+z+xz} = 1$
$\Rightarrow \frac{z+xz+1}{z+xz+1}=1$


$\frac{1}{1+x+xy} + \frac{1}{1+y+yz} + \frac{1}{1+z+xz} = 1$
$\Rightarrow \frac{z}{z+xz+xyz} + \frac{xz}{xz+xyz+xyz^2} + \frac{1}{1+z+xz} = 1$
Mà $xyz=1$ nên
$\Rightarrow \frac{z}{z+xz+1} + \frac{xz}{xz+z+1} + \frac{1}{1+z+xz} = 1$
$\Rightarrow \frac{z+xz+1}{z+xz+1}=1$



#355125 Giải phương trình: $X^2 + \sqrt[]{X+2005} = 2005$

Đã gửi bởi C a c t u s on 18-09-2012 - 19:17 trong Đại số

bạn có thê giải cụ thể cho mình đc không, mình cũng học để biết sơ qua và giải một số bài tập cơ bản thui chứ ko muốn chuyên sâu như thế
cảm ơn trước nha !

Thông qua link mà anh WWW đưa ở trên thì bạn chỉ cần thay số thôi mà.

ĐK: $x \geq - 2005$
Đặt $t = \sqrt{x + 2005} , t \geq 0 $. Khi đó: $x = t^2 - 2005$. Do đó ta có:
$$\left\{ \begin{array}{l} x^2 + t = 2005 \\ t^2 - x = 2005 \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x^2 + t = 2005 \\ x^2 - t^2 + t + x =0 \\ \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x^2 + t = 2005 \\ (x + t)(x + 1 - t) = 0 \\ \end{array} \right. \Leftrightarrow \begin{array}{l} \\ \left[ \begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} x^2 + t = 2005 \\ x + t = 0 \\ \end{array} \right. \\ \left\{ \begin{array}{l} x^2 + t = 2005 \\ x + 1 - t = 0 \\ \end{array} \right. \\ \end{array} \right. \\ \end{array}$$

Còn nghiệm thì bạn tự tính nhé :)



#355116 \[\frac{1}{1+x+xy} + \frac{1}{1+y+yz} + \frac{1}{1+z+xz}...

Đã gửi bởi C a c t u s on 18-09-2012 - 18:58 trong Đại số

Bài 1:
Từ đầu bài suy ra: $\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}=\frac{1}{a+b+c}$
$\Rightarrow (\frac{1}{a}+\frac{1}{b})+(\frac{1}{c}-\frac{1}{a+b+c})=0$
$\Rightarrow...$
$\Rightarrow (a+b)(b+c)(c+a)=0$
$\Rightarrow a+b=0; b+c=0; c+a=0$
Sau đó xét từng trường hợp thì ta đều có: $a,b$ hoặc $c$ bằng $2000$
Bài 2:
$\frac{1}{1+x+xy} + \frac{1}{1+y+yz} + \frac{1}{1+z+xz} = 1$
$\Rightarrow \frac{z}{z+xz+1} + \frac{xz}{xz+z+1} + \frac{1}{1+z+xz} = 1$
$\Rightarrow \frac{z+xz+1}{z+xz+1}=1$
Bài 3:
Ta có: $x+y+z=1 \Rightarrow (x+y+z)^3=1$
$\Rightarrow x^3+y^3+z^3+3(x+y)(y+z)(z+x)=1$
$\Rightarrow 3(x+y)(y+z)(x+z)=0$
Sau đó xét từng trường hợp.
Bài 4:
Từ đầu bài suy ra: $a+b+c=2(ax+by+cz)$
Từ đó tính $\frac{1}{x+1}; \frac{1}{y+1}; \frac{1}{z+1}$ theo $a,b,c$.
Tính được: $\frac{1}{x+1}+\frac{1}{y+1}+\frac{1}{z+1}=2$
Bài 5:
Từ đầu bài ta có:
$a-b=\frac{b-c}{bc}; b-c=\frac{c-a}{ac}; c-a=\frac{a-b}{ab}$
Sau đó nhân từng vế ta được điều cần chứng minh.



#355106 Tìm $x$ để $\sqrt x + \sqrt { - x} $ có nghĩa.

Đã gửi bởi C a c t u s on 18-09-2012 - 18:36 trong Đại số

nhưng khi giải ra thì đề toán kêu còn thiếu ạ,ko bik còn giá trị nào nữa ko????? <_< <_<

Bài này hình như trong vio lớp 9 đúng không bạn?
Đâu còn giá trị nào của $x$ thỏa mãn nữa nhỉ!!!
Bài này theo mình thì làm như chị ckuoj1 là đúng rồi :)



#355104 Chứng minh rằng: Có ít nhất một trong các số $a,b,c$ bằng $8...

Đã gửi bởi C a c t u s on 18-09-2012 - 18:27 trong Đại số

Cho ba số $a,b,c \ne 0$ thỏa mãn $\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}+\sqrt[3]{c}=2$ và $\frac{1}{\sqrt[3]{a}}+\frac{1}{\sqrt[3]{b}}+\frac{1}{\sqrt[3]{c}}=\frac{1}{2}$
Chứng minh rằng: Có ít nhất một trong các số $a,b,c$ bằng $8$.