Đến nội dung

Nguyen Dinh Hoang nội dung

Có 94 mục bởi Nguyen Dinh Hoang (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#679051 Tuần 1 tháng 5/2017: Chứng minh rằng $JH \perp IO$.

Đã gửi bởi Nguyen Dinh Hoang on 30-04-2017 - 20:07 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Lời giải bài 1 của mình:

Gọi $S$, $T$ thứ tự là giao của $IC$, $IB$ với $(O)$. $X$ là trung điểm $ST$. 

Áp dụng định lý com bướm ta có $X, I, K$ thẳng hàng và $I$ là trung điểm $SK$. Gọi $Y$ là trung điểm $AX$ theo định lý Thales ta có $M$ là trung điểm $YJ$. 

Ta có $\angle AIM = 2\angle AXM = 2\angle MXY= 2(90^{\circ}-\angle MIX)$. Nên $AYIN$ nội tiếp dẫn đến $MY.MN= MA.MI$ hay $MA.MA= MJ.MN$ nên $AM$ là tiếp tuyến của $(AJN)$ hay ta chỉ cần chứng minh $AJIH$ nội tiếp. Đúng vì khi lấy đối xứng trục của $AJIH$ qua trục $AI$ thì trở thành $(AIN)$. Ta có $DPCM$ 




#675862 Tuần 4 tháng 3/2017: $PQ$ luôn đi qua một điểm cố định khi $(K...

Đã gửi bởi Nguyen Dinh Hoang on 31-03-2017 - 22:36 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

1 cách khác cho bài 1: 

Bổ đề: Cho $ABC$ nội tiếp $(O)$, 1 đường tròn $(K)$ bất kì qua $B, C$ cắt $AB, AC$ tại $E, F$, $P$ là giao 2 đường chéo, $Q$ là tâm của $(KEF)$. Khi đó $P, Q, O$ thẳng hàng.

Trở lại bài toán:

Gọi $G$ là giao của $FC, EB$. Ta chỉ cần chứng minh $P, G, O$ thẳng hàng.

Ta có $\angle PEF= 90^{\circ} - \angle A- \angle FEB$, $\angle OCF = \angle FCE - 90^{\circ} - \angle B$. Nên $\angle OCF = \angle JEF$. Nên $JE$ và $OC$ cắt nhau trên $(K)$ tại $U$ tương tự có $V$. Áp dụng định lý $Pasal$ cho bộ $FUVECB$ ta có $P, G, O$ thẳng hàng. $dpcm$




#674127 Tuần 2 tháng 3/2017: Chứng minh $KM=KN$ và nhận bài đề nghị từ bạn đọc

Đã gửi bởi Nguyen Dinh Hoang on 13-03-2017 - 10:46 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Lời giải của em:

Bổ đề: Cho tam giác $ABC$, $AP$, $AQ$ là 2 tia đẳng giác trong góc $BAC$. $BP$ cắt $AQ$ tại $X$, $BQ$ cắt $CP$ tại $Y$. Thì $AX$, $AY$ đẳng giác trong $BAC$. (C/m ở trước ).

Gọi $L$ là giao của $AR$ với $BC$, $J$ là giao của $AC$ với $PQ$. Ta chỉ cần chứng minh $KM$, $KN$ đẳng giác trong $AKI$. Áp dụng bổ đề ta cần chứng minh $KJ$, $KL$ đẳng giác trong $AKI$ mặt khác ta lại có $\measuredangle AIL = \measuredangle KIQ$ nên $IL$, $IQ$ đẳng giác trong $AIK$ nên ta chứng minh $L$ và $J$ là 2 điểm đẳng giác trong tam giác $AKI$ 

Ta chứng minh $\measuredangle RAI = \measuredangle KAC$. Ta có $\measuredangle KAC = \measuredangle IAC - \measuredangle IAK = \measuredangle IAB - \measuredangle KAI = \measuredangle BAI - \measuredangle BAR = \measuredangle RAI$. Ta có $DPCM$$

Hình gửi kèm

  • MTMBT.png



#670417 Tuần 5 tháng 1/2017: $AR$ và trung trực $MN$ cắt nhau trê...

Đã gửi bởi Nguyen Dinh Hoang on 30-01-2017 - 06:10 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Lời giải: 

+,$V$ là giao của phân giác ngoài góc $A$ với $BC$. Ta chứng minh đoạn $AR$ cắt $(O)$ tại $X$ thì tiếp tuyến tại $X$ của $I$ đi qua $V$

Theo tính chất song song ta dễ có $ANDM$ nội tiếp, Gọi $Y$ là tâm của $ANDM$.  $AVDI$ nội tiếp nên ta cần chứng minh $X$ nằm trên $(AID)$ là đủ. Gọi $T$ là giao của $ID$ với $AV$. Sử dụng chùm tâm $V$ chiếu lên $ID$ ta có $(TI,RD) = -1$ mà $\measuredangle IAT = 90$ nên $AI$ là tia phân giác $\measuredangle DAR$ (1). $W$ là giao của $AI$ với $(I)$ $S$ là giao của $AR$ với $(I)$ do (1) nên $WD = WS$.$L$ là giao của $ID$ với $(I)$. Ta có $\measuredangle LXR = \measuredangle LXS = 90^{\circ} - 2\measuredangle WXD = 90^{\circ} - \measuredangle DIW= \measuredangle VTI$. Lại gọi $X'$ là giao của $(AID)$ với $(I)$ theo tc hàng điều hòa ta có tiếp tuyến tại $X'$ của $(I)$ đi qua $V$. Ta có $\measuredangle LX'R = \measuredangle LXV - \measuredangle XDV - \measuredangle DIW = 90^{\circ} - \measuredangle DIW = \measuredangle VTD$ Nên $X$ trùng $X'$ ta có $dpcm$.

+, Ta chứng minh $Y$ nằm trên $(AID)$ thật vậy ta có 2 tam giác $ANF$ và $DFJ$ đồng dạng (G.G) nên $\frac{NF}{FA} = \frac{FJ}{JD}$  thiết lập đẳng thức tương tự chú ý $JE = JF$ nên $NF = ME$ từ đó $(FDE)$ đi qua điểm chính giữa cung lớn $EF của $(I)$ hay $(FDE)$ đi qua $W$.

Nên $\measuredangle AYD = 2 \measuredangle AWD= 2 \measuredangle IWD = 180 - \measuredangle AVD$. Nên $(AID)$ đi qua $Y$.

Vậy tóm lại ta chỉ cần chứng minh $X, Y, W$ thẳng hàng là OK!. Thật vậy ta có $\measuredangle LXW = 90^{\circ} - \frac{1}{2}.\measuredangle DIW$. Mà $\measuredangle LXY = \measuredangle LXV - \measuredangle YXV = \measuredangle XDV + \measuredangle XDL - \measuredangle XDV - \measuredangle YVD = 90^{\circ} - \frac{1}{2}. \measuredangle DIW$. Nên ta có $X, Y, W$ thẳng hàng. Vậy ta có $dpcm$ 

Hình gửi kèm

  • Chưa có tên.png



#670022 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi Nguyen Dinh Hoang on 26-01-2017 - 18:44 trong Hình học

Bài này khá dễ lời giải của em: Kí hiệu $R$ là trực tâm $ABC$ thay vì $H$

Gọi $V$ là điểm tiếp xúc của $EF$ với $HBC$ ta chứng minh $KEF$ tiếp xúc $(O)$ thật vậy $CV$ cắt $(O)$ tại $X$ tương tự có $Y$ áp dụng định lý $Pascal$ đảo ta có $XF$, $YE$ cắt nhau tại 1 điểm nằm trên $(O)$ là $H$. Do $EF$ tiếp xúc $HBC$ nên dễ có $BFVH$ nội tiếp tương tự ta có $VECH$ nội tiếp nên ta có$\measuredangle FHE = \measuredangle FBV + \measuredangle VCE = \measuredangle AFE + \measuredangle AEF + 180 - \measuredangle BVC = 180 -2 \measuredangle A = \measuredangle FKE$ nên $HFKE$ nội tiếp. Gọi $Hx$ là tiếp tuyến của $HEF$ ta có $\measuredangle xHB = \measuredangle xHF - \measuredangle FBH = \measuredangle FEH - \measuredangle FBH = \measuredangle BCH$ nên $Hx$ cũng là tiếp tuyến của $HEF$ ta có $KEF$ tiếp xúc $(O)$.

Gọi $T$ là giao của $EF$ với $KH$ ta có $KT.KH$ $=$ $KE.KE$ tính chất của điểm chính giữa cung nên. Xét nghịch đảo trong đường tròn $(K)$ thì $AEF$ đi qua $T$ và $AEF$, $(O)$, $(K)$ đồng trục. 

Áp dụng định lý tâm đẳng phương cho 3 đường tròn $(O)$, $(AFE)$, $(KEF)$ ta có $EF$, tiếp tuyến tại $H$ của $(O)$ và $IA$ đồng quy tại $J$, trong đó $I$ là giao của $(K)$ với $(O)$  

Ta chứng minh $JT$ $=$ $JH$ điều này hiển nhiên vì$\measuredangle JHT = \measuredangle JHF + \measuredangle FHT = \measuredangle THE + \measuredangle TEH = \measuredangle JTH$ nên $JT = JH$. Lại có $JI.JA= JH^{2} = JT^{2}$ nên $(AMN)$ tiếp xúc $EF$. Ta có $dpcm$

Hình gửi kèm

  • hoang1.png



#669992 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi Nguyen Dinh Hoang on 26-01-2017 - 11:33 trong Hình học

1 Lời giải thuần túy khác cho bài 143

 

Bổ đề: Cho tam giác $ABC$, trực tâm $H$, đường cao $AD$,$BE$, $CF$. $M$, $N$ lần lượt là điểm $Lemoine$ của các tam giác $BFD$, $CDE$. $I$ là trung điểm $BC$. Khi đó $MN$ vuông góc $AI$

Chứng minh:

Gọi $Q$ là giao của $EF$ và $BC$. $S$ là giao của $QH$ với $BFD$ tương tự gọi $T$. Ta có $QH$ vuông góc $AI$. Ta chứng minh $S$, $M$, $D$ thẳng hàng. Thật vậy ta có $\measuredangle MDB = \measuredangle IAC$ do đồng dạng mà $\measuredangle SDB = \measuredangle QHB = \measuredangle IAC$ nên $S$, $M$, $D$ thẳng hàng. Tương tự ta có $D,N,T$ thẳng hàng và do $DBS$ đồng dang $DET$ và $DBM$ đồng dạng $DEN$ nên $MN // ST$  nên $MN$ vuông góc $AI$

Trở lại bài toán.

Gọi $X, Y, Z$ thứ tự là điểm $Lemoine$ của $AEF$, $BCF$, $CDE$ ta có kết quả sau $XL$ vuông góc $BC$ nên Áp dụng tính chất hàng điểm vuông góc ta có $X(LYZx)$ mà Xx là đường qua $X$ và song song $YZ$ chuyển thành $A(BCIy)$ trong đó $Ay$ là đường qua $A$ song song $BC$ hàng này điều hòa nên ta có $dpcm$




#669633 Tam giác ABC nội tiếp (O) có AD, BE, CF đường cao đồng quy tại trực tâm H. EF...

Đã gửi bởi Nguyen Dinh Hoang on 23-01-2017 - 22:50 trong Hình học

anh đánh nhầm sorry em



#669468 Tam giác ABC nội tiếp (O) có AD, BE, CF đường cao đồng quy tại trực tâm H. EF...

Đã gửi bởi Nguyen Dinh Hoang on 22-01-2017 - 22:11 trong Hình học

Lời giải :
Gọi $P$ là trung điểm $SD$, $AP$ cắt $BC$ tại $R$
Ta có $TD^{2}$ $=$ $TS. TL$ nên $RP. RA = RD^{2}$ theo hệ thức $Newton$ ta có $RD^{2}= RB. RC$ nên ta có $P$ nằm trên $(O)$ áp dụng tính chất đường trung bình ta có $dpcm$



#669423 Tuần 4 tháng 1 năm 2017 : $JL\perp ON$

Đã gửi bởi Nguyen Dinh Hoang on 22-01-2017 - 20:25 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Lời giải: 

Gọi $V$ là điểm chính giữa cung $BC$ nhỏ của $(O)$

Ta chứng minh $\measuredangle DLV$ $=$ $90^{\circ}$: $EF$ cắt $BC$ tại $Z$ thì $\measuredangle ZKD = 90$ mà $(ZD,BC) = 90$ nên $LD$ là đi qua điểm chính giữa cung $BC$ lớn của $(O)$ nên $\measuredangle DLV$ $= 90$

+, Chứng minh $P$ là tâm của $AIDL$$ do $DI$ $//$ $OV$ nên  \measuredangle DIV = \measuredangle IVO= \measuredangle ALD$ nên $AIDL$ nội tiếp. Gọi $U$ là giao của trung trực $AL$ với $DL$ ta có $\measuredangle UPT = 90 - \measuredangle DGO = \measuredangle UDC$ ($G$ là điểm chính giữa cung $BC$ lớn của $(O)$ nên $PTDU$ nội tiếp. Lại có $\measuredangle AUP = \measuredangle PUL = 180 - \measuredangle PTD = \measuredangle AYT= \measuredangle TAY = \measuredangle PTA$ nên $PTDUA$ nội tiếp nên $P$ thuộc trung trực $AD$ mà $P$ thuộc trung trực $AL$ nên $P$ là tâm của $AIDL$ Gọi $W$ là điểm đối xứng của $P$ qua $(O)$ theo tính chất đường trung bình thì ta cần chứng minh $W$ là tâm của $ALJ$ 

Thật vậy ta có: Gọi $R1$, $R2$ thứ tự là trung điểm $AI$, $AJ$ thì xét phép vị tự tâm $A$ tỉ số 2 ta có $OR1$ $=$ $OR2$. Ta chứng minh $WR2$ vuông góc $AJ$ hay $WR2$ $//$ $PR1$. Gọi $R3$ là đối xứng của $R1$ qua $(O)$ ta có $R2R3$ vuông góc $AI$ mà 2 tg $OR3W$ $=$ $OR1P$ nên $WR3$ $//$ $PR1$ nên $WR2$ $//$ $PR1$ hay ta có $dpcm$

Hình gửi kèm

  • hh.png



#650733 Tuần 4 tháng 8/2016: Bài toán qua tâm

Đã gửi bởi Nguyen Dinh Hoang on 21-08-2016 - 23:43 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Lời giải:
Ta có $A$, $L$, $M$, $P$ , $K$ cùng thuộc đường tròn đường kính $AP$. Gọi $(AP)$ cắt $(O)$ tại $S$. Ta lại có $\angle BMH = \angle MAH = \angle MAP$$\angle BMH = \angle MAH = \angle MAP$ nên $(AP)$ tiếp xúc $BC$ Nên $AS$ $//$ $BC$. Ta có $SLB$ đồng dạng $SKC$ nên $\frac{SL}{SK} = \frac{BL}{KC}$. Nên ta có $ARQ$ đồng dạng $SLK$ đồng dạng $ACB$ nên $BRQC$ nội tiếp. Gọi $X$, $Y$ lần lượt là trung điểm $AR$, $AQ$. $(I)$ $=$ $(ARQ)$ Ta có $X$, $L$ đối xứng nhau qua trung điểm $AB$, $Y$, $K$ đối xứng nhau qua trung điểm $AC$ Nên $I$, $O$, $P$ thẳng hàng và $O$ là trung điểm $IP$. $J$ là giao của $AO$ với $RQ$. ta sẽ chứng minh $(AJM)$ tiếp xúc $MO$ tức $(AJM)$ có tâm ngoại tiếp nằm trên $BC$. Gọi tiếp tuyến tại $A$ của $(AMS)$ cắt $BC$ tại $V$. $AV$ cắt $(O)$ tại $G$. Ta lại có $KL$ cắt $BC$ tại $E$ thì $S$ là điểm $Miquel$ của tứ giác toàn phần $LKBCAE$ nên $AG$, $SE$ đối xứng nhau qua trung trực $CB$. Biến đổi góc ta có $G$ là điểm $Miquel$ của tứ giác toàn phần $XYCBAV$ Nên $XY$ đi qua $V$. Vậy ta có $V$ là giao của 2 tiếp tuyến tại $A$ và $M$ của $(AMS)$ và $XY$ là trung trực của $AJ$ nên $V$ là tâm của $(AJM)$. Tóm lại ta có $(AJM)$ tiếp xúc $MO$. Gọi $F$ là giao của $RQ$ với $BC$ ta có $FJOM$ nội tiếp $\angle JMO = \angle JFO = \angle MAO$. Nên $FO$ vuông góc $AM$. Tức $N$ là trực tâm $AOF$ nên $ON$ vuông góc $AF$. $T$ là giao của $AF$ với $(O)$ ta có $T$ là điểm $Miquel$ của tư giác toàn phần $RQCBAF$ nên $OI$ vuông góc $AF$. Vậy $I$, $N$, $O$, $P$ thẳng hàng. Ta kết thúc chứng minh.

Hình gửi kèm

  • hoang.png



#649314 Tuần 2 tháng 8/2016: Vấn đề đường tròn tiếp xúc trên cấu hình đường kính

Đã gửi bởi Nguyen Dinh Hoang on 13-08-2016 - 00:13 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Một bài toán mới của em dựa théo cấu trúc của Thầy Hùng mình đã post ở đây http://diendantoanho...a-2-đường-tròn/




#649312 Vấn đề tiếp xúc của 2 đường tròn

Đã gửi bởi Nguyen Dinh Hoang on 13-08-2016 - 00:09 trong Hình học

Trong bài kiểm tra trường hè miền Bắc và trong chuyên mục mỗi tuần 1 bài toán tuần 2 tháng 8 của thầy Hùng có 2 bài toán cấu hình khá giống nhau, mình có 1 mở rộng là:

 Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$, $D$ là 1 điểm bất kì trên $(O)$. $G$ là đối xứng của $D$ qua $BC$. $BG$ cắt $AC$ tại $F$, $CG$ cắt $AB$ tại $E$. $AG$ cắt lại $(O)$ tại $V$. $AI$ là đường kính của $(O)$. $AI$ cắt trung trực $EF$ tại $K$. $AK$ cắt lại $(O)$ tại $L$. Chứng minh rằng đường qua $K$ vuông góc $AV$, đường qua $G$ vuông góc $AL$, và $LV$ cắt nhau tại  điểm và đường tròn đi qua  điểm đó tiếp xúc với $(O)$.

 P/s: Nếu có trùng lặp ở đâu mong mọi người thứ lỗi>

Hình gửi kèm

  • 12.png



#648660 IK , JL , OH đồng quy

Đã gửi bởi Nguyen Dinh Hoang on 08-08-2016 - 22:37 trong Hình học

Lời giải:

Trong bài này ta có 1 kết quả cơ bản sau: đường thẳng đi qua $H$ vuông góc với 1 cạnh thì đi qua trung điểm cạnh đói diện.

Gọi $M$, $N$ là trung điểm $BC$, $AD$. Ta dễ dàng có $JLNM$ nội tiếp nên $HO$ là đối trung của $JHL$ nên $HO$ cắt $JL$ tại $K$ thì $\frac{JK}{KL}= \frac{HJ^{2}}{HL^{2}}$. Mặt khác theo bổ đề $ERIQ$ đảo ta có $JL$ cắt $IK$ tại $S$ thỏa mãn $\frac{JS}{SL} = \frac{BI}{IA}$. Biến đổi theo các tam giác đồng dạng ta dễ có $S$ trùng $K$ ta có $DPCM$




#648655 Cho tam giác ABC, H là trực tâm . Gọi M,N,P,Q là trug điểm của AH, HB,BC,CA....

Đã gửi bởi Nguyen Dinh Hoang on 08-08-2016 - 22:20 trong Hình học

Lời giải: Gọi $E$, $F$ lần lượt là chân đường cao hạ từ $B$, $C$ xuống các cạch đối diện. Ta có $MP$ đi qua trung điểm $EF$, $MP$ vuông góc $EF$. Nên $MP$ đi qua tâm tam giác $DEF$. $D$ là chân đường cao hạ từ $A$. Áp dụng kết quả cơ bản về đường thẳng $Euler$ của tam giác có 3 đỉnh là 3 tâm bàng tiếp $H, I, G, O$ thẳng hàng. Việc tính toán không quá khó!




#648613 Chứng minh $AK$, $AJ$ đẳng giác

Đã gửi bởi Nguyen Dinh Hoang on 08-08-2016 - 19:25 trong Hình học

Cho tam giác $ABC$, $P$, $Q$ là 2 điểm liên hợp đẳng giác. $AQ$ cắt $(BQC)$ tại $F$. $AP$ cắt $(BPC)$ tại $I$. $FB$ cắt $PC$ tại $G$ tương tự ta có $H$. $IQ$ cắt $GH$ tại $J$. $(GBI)$ cắt $(ICH)$ tại $K$. Chứng minh rằng $AK$, $AJ$ đẳng giác trong góc $BAC$

​Nguồn: ​Mở rộng của mình từ 1 bài toán của thầy Trần Quang Hùng

Hình gửi kèm

  • Ảnh chụp màn hình (4).png



#648462 Tuần 2 tháng 8/2016: Vấn đề đường tròn tiếp xúc trên cấu hình đường kính

Đã gửi bởi Nguyen Dinh Hoang on 07-08-2016 - 21:05 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Lời giải cho bài toán:

Gọi đường thẳng qua $N$ vuông góc $AB$ cắt $PD$ tại $L$, $J$ là hình chiếu của $K$ lên $AB$ ta có $J$ là trung điểm $FN$ nên $L$ đối xứng $P$ qua $K$ tương tự ta thu được đường qua $N$ vuông góc $AB$ và đường qua $M$ vuông góc $AC$ đồng quy tại $L$ nên $\frac{FN}{BN} = \frac{EM}{MC}$ Gọi $G$ là giao của $(ABC)$ và $(AEF)$ ta có tam giác $GFB$ đồng dạng $GEC$ kết hợp tỉ số trên ta có $G$ cũng là giao của $(AMN)$ với $(ABC)$. Tức $G$ là điểm $Miquel$ của các tứ giác toàn phần sau: $EFMNAZ$ $FECBY$ và $NMCBX$ trong đó $X$, $Y$, $Z$ kí hiêu là các giao điểm nên từ đó ta cũng có $G$ là điểm $Miquel$ của tứ giác toàn phần $ZNBYXF$ nên $(XYZ)$ đi qua $G$. Gọi $Gx$ là tiếp tuyến tại $G$ của $(ABC)$ ta có $\angle xGB = \angle GAB$ ta lại có $\angle YGx = \angle YGB - \angle xGB= YFB - \angle GAB = \angle GXB$ nên $Gx$ cũng là tiếp tuyến của $(XYZ)$ ta kết thúc chứng minh

Hình gửi kèm

  • hoang.png



#648427 Tuần 1 tháng 8/2016: Đường thẳng đi qua điểm cố định

Đã gửi bởi Nguyen Dinh Hoang on 07-08-2016 - 16:28 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Mở rộng bài toán về đẳng giác ta thu được bài toán sau: 

Hình gửi kèm

  • 123.png

File gửi kèm




#644872 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi Nguyen Dinh Hoang on 13-07-2016 - 23:18 trong Hình học

Mấy hôm rồi bận quá hôm nay mới trở lại ddth

$\boxed{\text{Lời giải bài toán 79}}$

Gọi $F$, $X$ lần lượt là giao của $PC$, $PB$ với $AB$, $AC$ thì $FXCB$ nội tiếp và 2 tam giác $QBF$ và $QCX$ đồng dạng nên $\frac{QB}{QC} = \frac{BF}{CX} =\frac{BP}{PC}$ nên $D$ nằm trên $FXBC$.

Ta lại có $\angle KML = \angle BXC = 180^{\circ} - \angle KHL$ nên $K, L, M,N, H$ đồng viên 

Gọi $E$ là giao của $(NBH)$ với $(MCH)$ ta có $\angle BEH + \angle HEC = \angle BNH + \angle HMC = \angle KHB + \angle LHC = \angle BDC$ nên $E$ nằm trên $(BCD)$. Đến đây có lẽ phải sử dụng lượng giác một chút

$\frac{sin HEC}{sinBEH}. \frac{BH}{CH} = \frac{BE}{CE} = \frac{sinLHC}{sinKHB}. \frac{BH}{CH}$.

$I$ là giao của $AQ$ với $BC$, $J$ là giao của $ID$ với $(DBC)$. Ta cũng chứng minh được $\frac{JB}{JC} = \frac{BH}{CH}.\frac{sinLHC}{sinKHB}$ vì có góc vuông  nên $J$ trùng $E$ Lại áp dụng định lý $Miquel$ Ta có $E$ nằm trên $(AMN)$. Gọi $Ex$ là tiếp tuyến của $(ANM)$ thì $Ex$ đi qua trung điểm của $AI$ nên $\angle xEI = \angle AIE = \angle DBE$ nên $Ex$ cũng là tiếp tuyến của $(DBC)$. Ta có điều phải chứng minh.

Hình gửi kèm

  • h.png



#644291 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi Nguyen Dinh Hoang on 09-07-2016 - 22:36 trong Hình học

Lời giải của mình 

Bổ đề: Cho tg $ABC$ nội tiếp $(O)$, $D$ là điểm chính giữa cung lớn $BC$. Gọi $F$ là giao của đường tròn $(D, DA)$ với $AE$ là $F$ ( $E$ là điểm chính giữa cung nhỏ $BC$. $DF$ cắt $(BC)$ tại $K$ và $L$. $H$ là trung điểm $BC$. $G$ là giao của $AD$ với $BC$ Thì $(G, GF)$ tiếp xúc $(KHL)$.

Chứng minh

Gọi $M$ là giao của $DH$ với $(KHL)$, $N$ là giao của $AE$ với $BC$, $X$ là giao của $NM$ với $FH$. Ta có $DM.DH = DK. DL = DH.DY$ trong đó $Y$ là trực tâm của $DBC$. nên $M$ và $E$ đối xứng nhau qua $BC$. Ta lại có $FD$ là tiếp tuyến của $(FHE)$ nên $\angle FEH = \angle DEH = \angle NME$ suy ra $DMFX$ nội tiếp nên $\angle FDE = \angle MXH = \angle MLH$ nên $X$ nằm trên $(KHL)$. Cũng từ đó ta có $\angle MXH = \angle FDH = \angle FGH$ nên $X$ cũng nằm trên $(NFX)$ Tiếp tục biến đổi góc ta có $GXF$ cân tại $G$ nên $X$ nằm trên $(G, GF)$ Tiếp theo gọi $Xx$ là tiếp tuyến của $(G, GX)$ ta có $\angle xXF = \frac{1}{2} .\angle XGF =\angle NEM = \angle NME$ nên $Xx$ cũng là tiếp tuyến của $KHL$ ta kết thúc chứng minh bổ đề.

Áp dụng bổ đề ta có $DPCM$ kết thúc phần $a,$.

Gửi trước câu a vậy 

Ai có thể giúp mình sữa lỗi phần latex trên dc không ạ đánh đúng mà vẫn vậy

Ta dễ dàng chứng minh $FBEA$ là tứ giác điều hòa $AB$ đi qua $C$ là giao 2 tiếp tuyến tại $E$ và $F$ của $(O)$. 

Phát biểu lại bài toán như sau. Cho $ABCD$ điều hòa nội tiếp $(O)$. $X$ là giao của 2 tiếp tuyến tại $B$ và $D$ của $(O)$ gọi $E$ là trung điểm $AC$, $F$, $G$ thứ tự là giao của $BE$, $CE$ với $(X, XB)$  thì $(EFG)$ tiếp xúc $(X, XO)$ 

Chứng minh;

Theo kết quả về đối trung ta có 5 điểm $X, B, D, O, E$ đồng viên nên $\angle EBX + \angle EGX = 180^{\circ}$ nên gọi $G'$ là đối xứng của $B$ qua $AX$ thì $E, G, D$ thẳng hàng và $G'$ hiển nhiên nằm trên $(X, XB)$ nên $G'$ trùng $G$ tương tự ta được $FG$ $=$ $BD$ nên $X$ nằm trên $(FEG)$ 

lại gọi $EO$ cắt $(EFG)$ tại $H$ thì biến đổi góc cho ta $H$ là điểm chính giữa cung $FG$ nhỏ  nên $XH$ vuông góc $FG$ mà $FG$ và $BC$ đối xứng nhau qua $AX$ nên $XH$ và $XO$ đối xứng nhau qua $AX$ nên $XH = XO$ vì có vuông góc ta kết luận điều phải chứng minh.




#644187 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi Nguyen Dinh Hoang on 08-07-2016 - 23:10 trong Hình học

Lời giải của em:

Gọi $I$ và $F$ lần lượt là tâm của $(EAHC)$ và $(DHBE)$ ta có $\angle NIH = 180^{\circ} - \angle EAH$ nên $I$ nằm trên $(NAH)$, tương tự $F$ nằm trên $(MBH)$. Gọi $S$ là giao của $(EMI)$ và $(NAH)$ ta có $\angle ESI + \angle NSI = 360^{\circ} - \angle NHI - \angle NME = 360^{\circ} - (\angle NME - \angle NEH - \angle EHI)$ do $I$ là tâm của $EAHC$ nên $\angle ESI + \angle ISN = 180^{\circ} + EFI = 360^{\circ} - \angle NSE$ nên $S$ nằm trên $(FNE)$ tương tự nên ta có $S$ $\equiv$ $K$ 

Vậy ta có $\angle SEM = \angle SIM = \angle NAS$ tương tự ta có 2 tam giác đồng dạng trường hợp (G.G)

Hình gửi kèm

  • 54.png



#643921 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi Nguyen Dinh Hoang on 06-07-2016 - 23:29 trong Hình học

Lời giải bài 66. Ta có các tứ giác $QO'VZ$ và $OPVY$ nội tiếp
Gọi $E$ là giao của $QO'VZ$ và $OPVY$ ta có $\angle OEV = 180^{\circ} - \angle OPV$ mà $\angle O'EV = 180 - \angle O'QV$ nên $EV$ là tia phân giác ngoài của $O'EO$ nên gọi $S$ là tâm vị tự trong của $(O)$ và $(O')$ thì $E$ nằm trên $(SV)$ mà ta có $E$ là điểm $Miquel$ của tứ giác toàn phần $XZVP,QY$ nên $E$ nằm trên $(XYZ)$ do $QO'VZ$ và $OPVY$ nội tiếp nên $EV$ là tia phân giác $ZEY$ tương tự ta có $(XYZ)$ tiếp xúc với đường tròn đường kính $SV$




#643824 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi Nguyen Dinh Hoang on 06-07-2016 - 10:38 trong Hình học

$\boxed{\text{Lời giảibài toán 63}}$

Ta có $AM$ $=$ $\frac{\frac{AB}{2}}{cos\frac{A}{2}}$. Gọi $T$ là điểm chính giữa cung nhỏ $BC$. ta có theo công thức đường phân giác thì $AM$ $=$ $NT$. Nên trung điểm của $MN$ cũng là trung điểm của $AT$. Mặt khác ta dễ có $ONM$ cân tại $O$ nên đường cao đồng thời là trung tuyến.  

Gọi $G$ là trung điểm $BC$, $S$ là trung điểm $MN$ $OS$ cắt $AG$ tại $K$ áp dụng định lý $Menelaus$ cho tam giác $OTS$ cát tuyến $A, K, G$ ta có $\frac{1}{2}. \frac{GT}{GO}.\frac{KO}{KS} = 1$ nên $\frac{KO}{KS}$ $=$ $2$ . $\frac{GO}{GT}$. Gọi $U$ là điểm chính giữa cung lớn $BC$ thì 2 tam giác $OMN$ và $UBC$ đồng dạng vậy gọi $R$ là trực tâm tam giác $UBC$ thì $\frac{HO}{HS} = \frac{RU}{RG}$ $=$ $2$ $.\frac{GO}{GT}$ $=$ $\frac{KO}{KS}$ nên ta có điều phải chứng minh.

dt.png




#641427 VMF's Marathon Hình học Olympic

Đã gửi bởi Nguyen Dinh Hoang on 20-06-2016 - 17:43 trong Hình học

$\boxed{\text{Lời giải bài toán 40}}$

$\boxed{\text{Bổ đề}}$ (Đường thẳng $Steiner$ của tứ giác toàn phần)

Cho tứ giác toàn phần $ABCD,PQ$ Trực tâm của các tam giác sau $PAB$, $PCD$, $QAD$, $QBC$ thẳng hàng và đường thẳng này đi qua giao điểm 2 đường chéo

Trở lại bài toán.

Post 219.png

Gọi $S$, $T$ lần lượt là điểm đối xứng của $G$ qua $Q$ và $R$ theo bổ đề thì $ST$ đi qua $P$. Từ $P$ kẻ $PH$ vuông góc $AD$ ($H$ thuộc $GS$ )

Gọi $Z$ là hình chiếu của $P$ lên $AB$, $Lx\parallel AB$

Ta sẽ chứng minh $P(ZG,QH)$ $=$ $L(xA,EP)$.

Đúng vì chiếu $P(ZG,QH)$ $=$ $P(G,QH)(1)$ và $L(xA,EP)=L(A,EW)$(2) trong đó W là giao của $PK$ với $AB$

Mặt khác ta có $S$ và $G$ đối xứng nhau qua $Q$.Gọi $K$ là đối xứng của $G$ qua $AD$ thì $G$, $P$, $S$ thẳng hàng và sử dụng định lý hàm số $Cos$ ta dễ dàng chứng minh được $BS\parallel KD$.

Nên $\frac{PS}{PK} = \frac{BP}{PD} \Rightarrow \frac{HS}{GH} = \frac{PB}{PD}(3)$

Nên từ (1) (2) (3) ta có $AL$ vuông góc $PG$ theo tính chất hàng điểm vuông góc.

Chứng minh tương tự ta suy ra $AL\parallel DK$ hay ta có $đ.p.c.m$

$$\begin{array}{| l | l |} \hline Ngockhanh99k48 & 8\\ \hline IHateMath & 1\\ \hline fatcat12345 & 5\\ \hline dogsteven & 5\\ \hline baopbc & 10\\ \hline QuangDuong12011998 & 5\\ \hline xuantrandong & 2\\ \hline mrjackass & 1\\ \hline vietnaminmyheart & 3\\ \hline BuiBaAnh & 1\\ \hline halloffame & 2\\ \hline Nguyen Dinh Hoang & 1\\ \hline\end{array}$$




#640969 Chứng minh rằng $(NH)$ tiếp xúc $(AEF)$

Đã gửi bởi Nguyen Dinh Hoang on 17-06-2016 - 23:36 trong Hình học

Lời giải của mình :

Ta có bổ đề: Cho tam giác $ABC$. $I$ là tâm nội tiếp. Lấy $P$ sao cho $IP$ vuông góc $IA$. $Q$ là điểm liên hợp đẳng giác của $P$. $AP$ cắt $(ABC)$ tại $R$. Thì $I$ là tâm nội tiếp của $AQR

Bổ đè đã được chứng minh ở đây http://diendantoanho...1-tháng-102015/

Bổ đề 2 là một bổ đề quen thuộc: Cho $P$, $Q$ đẳng giác trong tam giác $ABC$. $AQ$ cắt $(ABC)$ tại $T$. $TQ$ cắt $BC$ tại $R$ thì $AQ$ $//$ $PR$

(Chứng minh bởi Phan Anh Quân ).

Trở lại bài toán:

Dễ dàng chứng minh tâm $(AEF)$ nằm trên $AO$

Ta có: $X$ là điểm chính giữa cung nhỏ $BC$.Ta có $\frac{XL}{XA}$ $=$ $\frac{LC}{AC}. \frac{LC}{AC}$ (1). Gọi $P$ là hình chiếu của $K$ lên $AX$ thì từ (1) và theo $thales$ ta có $XL.XA$ $=$ $XP$.$XP$ nên $P$ là tâm nội tiếp tam giác $ABC$.

Áp dụng bổ đề 2 ta có $N$ và $K$ liên hợp đẳng giác nên tiếp tục áp dụng bổ đề 1 ta có $P$ là tâm nội tiếp $ANT$ mặt khác ta có $AFPE$ nội tiếp và theo tính chất đối xứng ta có $dist$ $P$/$AN$ $=$ $dist$ $P$/ $KH$ Nên $ANHK$ ngoại tiếp mà $KH$ $//$ $AN$ nên $\measuredangle NPH$ $=$ $90$

Vậy ta có $(NH)$ và $(AEF)$ cắt nhau tại $P$ và tâm của chúng đều nằm trên trung trực $EF$ nên ta có $DPCM$




#640394 Tuần 3 tháng 6/2016: Bài toán xuyên tâm

Đã gửi bởi Nguyen Dinh Hoang on 14-06-2016 - 23:09 trong Chuyên mục Mỗi tuần một bài toán Hình học

Lời giải của anh Khánh quả thật rất hay, sau đây em xin được trình bày lời giải của em

Gọi $T$ là giao của $NC$ với $(K,KB)$. Tương tự ta gọi điểm $S$.

Ta có $\measuredangle BTN$ $=$ $\measuredangle NBA$ $=$ $\measuredangle FCA$ $=$ $\measuredangle DFC$

nên $BT$ $//$ $FD$ $//$ $AC$. nên $CP$ vuông góc $BT$

Áp dụng bổ đề hình thang ta có $C$, $X$, $Y$ thẳng hàng (trong đó $X$, $Y$, lần lượt là trung điểm $TB$, $FD$. mà ta có $QX$ vuông góc $TB$ nên khi ta gọi $R$ là giao của trung trực $FD$ với $QP$ thì $\frac{QR}{RP} = \frac{XY}{YC} = \frac{BD}{DC}$

ta có đẳng thức tương tự khi gọi $R'$ là giao của trung trực $DE$ với $QP$

Vậy ta có $DPCM$

Hình gửi kèm

  • geogebra-export.png