Đến nội dung

Super Fields nội dung

Có 478 mục bởi Super Fields (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#442781 [Topic]Hỏi đáp về việc Vẽ Hình!

Đã gửi bởi Super Fields on 14-08-2013 - 15:21 trong Vẽ hình trên diễn đàn

xóa thì sao z. anh




#442950 Topic về toán cực trị hình học

Đã gửi bởi Super Fields on 15-08-2013 - 08:57 trong Hình học

Bài 2: Vẽ dùm em cái hình

 

Tạm gọi $HE // AC$ ; $HD // AB$ => $AEHD$ : hình bình hành

 

Bất đẳng thức trong tam giác :

$HA < AE + EH = AE +AD$                        (1)

$HB < EB$  vì tam giác $HEB$ vuông tại H  (2)
$HC < DC$  vì tam giác $HDC$ vuông tại H  (3)

 

Cộng (1) ,(2) và (3) vế theo vế => $HA + HB +HC <AB +AC$

 

C/m tương tự => $HA +HB +HC < AB+ BC$

                            $HA +HB +HC < AC+ BC$ 

 

=> $3.(HA + HB+HC) < 2(AB + AC +BC)$

=> ĐPCM

 

Em mới tham gia mong chỉ giáo :luoi:




#442956 Cho tam giác ABC cân tại A . Trên AB ; AC lấy D ; E sao cho góc DME bằng góc...

Đã gửi bởi Super Fields on 15-08-2013 - 09:10 trong Hình học

Hình như đề phải là tam giác đều coi lại nhé




#443062 TOPIC VỀ CÁC BÀI HÌNH HỌC LỚP 7,8

Đã gửi bởi Super Fields on 15-08-2013 - 15:59 trong Hình học

Em góp bài này:

 

 Cho tam giác ABC vuông cân tại A, trên tia đối AB lấy D / 2AB = AD. Đường thẳng vuông góc với DC cắt đường thẳng vuông góc với BC tại M. 

 

C/M:                  MA = MD




#443071 Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Đã gửi bởi Super Fields on 15-08-2013 - 16:20 trong Hình học

3.Cho hình thang ABCD vuông tại A và D. Biết AB = 45cm, cạnh đáy CD = 10cm, BC = 37cm. Tính chiều cao và diện tích hình thang.

 Xem ra bài này dễ nhất :luoi: :

BẠn tự vẽ hình nha:

Ta thấy DC đáy nhỏ ; AB đáy lớn (CD<AB)

Kẻ CH vuông góc AB

Tứ giác AHCD có  góc A = góc H =góc D =90 độ

=> AHCD là hình chữ nhật => DC = AH =10cm

=>HB = AB - AH =45- 10 =35 cm 

Py-ta-go cho tam giác CHB vuông tại H

=>CH=12cm

=>SABCD=330 cm^2

Phải k nhỉ :luoi:




#443072 Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Đã gửi bởi Super Fields on 15-08-2013 - 16:24 trong Hình học

LÀm nhanh bài 4 lun:

 

Py-ta-go tính BH,HC,BC=>AC cũng dung py-ta-go

 

đáp số : tự tính




#443235 TOPIC VỀ CÁC BÀI HÌNH HỌC LỚP 7,8

Đã gửi bởi Super Fields on 16-08-2013 - 07:36 trong Hình học

Xin các bác giúp em bài hinh 8 , đề thi cuối khóa của trugn tâm thăng lon

Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH. Từ H vẽ HD vg góc với AB tại D, HE vg góc với AC tại E

a) C/m tg ADHE là hcn

b)Trên tia đối của AC lấy F sao cho AF=AE.C/m tg AFDH là hbh.

c)Gọi K là điểm đối xứng của B qa A, gọi M là t/đ của AH.C/m CM vg góc với HK

Các bác giúp em câu cuối. xin cám ơn

Hình mình xin post sau:

Mình giải câu c:

Lấy I là trung điểm HK

$\Delta BHK$ có AI là đường trung bình => AI // BH => $\Delta HAI$vuông tại A

Xét $\Delta HAI$ và$\Delta CHM$ có

$\widehat{A} = \widehat{H} = 90^{\circ}$

$\frac{AI}{AH} = \frac{MH}{HC}$ ($\frac{BH}{4MH} = \frac{MH}{HC}=>AH^{2}=AH^{2}$ đúng)

=>$\Delta HAI$ $\sim$ $\Delta CHM$

=>$\widehat{MHI} = \widehat{HCM}$

Mà $\widehat{MHI} + \widehat{CHI} = 90^{\circ}$

=> $\widehat{HCM} + \widehat{CHI} = 90^{\circ}$

=> $HK \perp CM$

=> ĐPCM (Q.E.D thấy nhìu bạn ghi chữ này :luoi: )




#443236 Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Đã gửi bởi Super Fields on 16-08-2013 - 07:41 trong Hình học

Bài 1 ngon quá : ta có $P_{ABC}=P_{ABH}+P_{ACH}=30+40=70 cm$

 

Hình như bài này sai rồi

 

$P_{ABC} \neq P_{ABH} + P_{ACH}$




#443237 Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Đã gửi bởi Super Fields on 16-08-2013 - 07:45 trong Hình học

Bài 1 ngon quá : ta có $P_{ABC}=P_{ABH}+P_{ACH}=30+40=70 cm$

 

$P_{BHA} = AB + BH + AH ; P_{AHC} = AH +HC +AC ;P_{ABC} = AB +BC +AC$

 

Vậy 2AH = 0 (cm) (!!!)

Vô lí chứ nhỉ

Nếu Diện tích thì bạn có thể làm như z.

Bài này mình nghĩ nát óc :(




#443240 TOPIC VỀ CÁC BÀI HÌNH HỌC LỚP 7,8

Đã gửi bởi Super Fields on 16-08-2013 - 07:55 trong Hình học

Hình này:

 

Hình gửi kèm

  • 1.png



#443241 Cho $\triangle ABC$ đều; chứng minh rằng : $KA+KB+KC...

Đã gửi bởi Super Fields on 16-08-2013 - 08:04 trong Hình học

Tặng cho cái hình

 

Hình gửi kèm

  • 2.png



#443254 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phân tích đa thức thành nhân tử

Đã gửi bởi Super Fields on 16-08-2013 - 08:41 trong Đại số

Phân tích thành nhân tử : P=x^4+2000x^2+1999x+2000 :luoi:

Đề : P= $x^{4} + 2000x^{2}+ 1999x +2000$

Đặt 2000=t

=> Phương trình tương đương:

        $x^{4} + tx^{2} +(t-1)x +t$

<=> $x^{4} + tx^{2} + tx -x +t$

<=> $t(x^{2}+x+1) + x(x^{3}-1)$

<=> $t(x^{2}+x+1) + x(x-1)(x^{2}+x+1)$

<=> $(x^{2}+x+1)(t+x^{2}-x)$

<=> $(x^{2}+x+1)(2000+x^{2}-x)$




#443264 $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ Phân tích đa thức thành nhân tử

Đã gửi bởi Super Fields on 16-08-2013 - 09:01 trong Đại số

Mình cũng góp thêm mấy bài

1/$x^{3}-2x-1$

2/$x^{3}+3x-4$

3/$x^{3}y^{3}+x^{2}y^{2}+4$

4/$x^{2}-7x+12$

5/$x^{2}-5x+14$

6/$(a+b+c)^{3}-a^{3}-b^{3}-c^{3}$

7/$(x+1)(x+2)(x-5)(x-7)-20$

8/$a^{4}(b-c)+b^{4}(c-a)+c^{4}(a-b)$

9/$(x-3)(x-5)(x-6)(x-10)-24x^{2}$

10/$(x+2)^{4}+x^{4}-82$

11/$(x+y)^{5}-x^{5}-y^{5}$

12/$x^{3}+y^{3}+z^{3}-3xy^2$

13/$x^8+x^4+1$

14/$x^{16}+x^8y^8+y^{16}$

15/$bc(a+d)(b-c)-ac(b+d)(a-c)+ab(c+d)(a-b)$

Chém nhanh từng bài nào:

1/ $(x^{2}-x-1)(x+1)$

2/ $(x^{2}+x+4)(x-1)$

3/ $(2+x^{2}y^{2}-xy)(xy+2)$

4/ $(x-4)(x-3)$

5/ Mình hông bít làm :wacko:

6/ 3(a+b)(a+c)(b+c)

7/ .... hôm sau làm típ nhá :luoi:




#443271 Topic tỉ lệ thức THCS

Đã gửi bởi Super Fields on 16-08-2013 - 09:19 trong Đại số

Mình xin góp ý bài này :

 Cho tam giác có hai cạnh là a,b và tổng độ dài của hai chiều cao tương ứng với hai cạnh ấy bằng chiều cao tương ứng của cạnh còn lại. Tính chiều dài cạnh còn lại ?

(Bài này sd tính chất dãy tỉ số bằng nhau, không liên quan đến hình học)

Mình nghĩ bài này k cần vẽ hình nhỉ:

Gọi a;b;c là độ dài 3 cạnh

Gọi x,y,z là chiều cao tương ứng 3 cạnh, S là diện tích tam giác

Ta có: x.a=c.z (=$\frac{S}{2}$)

=>$\frac{z}{a} = \frac{x}{c}$ (1)

Ta lại có: c.z = b.y (=$\frac{S}{2}$)

=> $\frac{z}{b} = \frac{y}{c}$ (2)

Áp dung tính chất dãy tỉ số bằng nhau

Cộng (1) và (2) vế theo vế ta được:

$\frac{x+y}{c} = \frac{z}{b} + \frac{z}{a}$

=>$\frac{z}{c} = z(\frac{1}{b} + \frac{1}{a})$

=>$\frac{1}{c} = \frac{1}{b} + \frac{1}{a}$

=> $c = \frac{ab}{a+b}$

Có gì sai sót thì nói mình nhé :luoi:




#443278 TOPIC Chuẩn Bị Cho Thi HSG Toán 8

Đã gửi bởi Super Fields on 16-08-2013 - 10:02 trong Chuyên đề toán THCS

Mấy anh làm dùm em câu 4 câu 5 đề 4




#443289 Chuyên đề vẽ thêm đường kẻ phụ trong hình học phẳng

Đã gửi bởi Super Fields on 16-08-2013 - 10:45 trong Chuyên đề toán THCS

hừm hình như mấy định lý như céva, ménélaus cũng kẻ đường phụ hay gì đó. Mấy bạn mần thử nhé :P.
Bài 1:Trên các cạnh $BC, CA, AB$ của $\Delta ABC$ lấy tương các điểm $P,Q,R$ sao cho $AP, BQ, CR$ đồng quy tại 1 điểm . CMR $\frac{AR}{RB}.\frac{BP}{PC}.\frac{CQ}{QA}=1$ (Đlý Cê-va)

Bài 2:Một đường thẳng bất kỳ cắt các cạnh ( phần kéo dài của các cạnh ) của $\Delta ABC$ tại $P,Q,R$. CMR $\frac{RB.QA.PC}{RA.CQ.BP}=1$ (Đlý Mê-nê-la-uýt)

 

Mới học xong Định lý Cesva và ménélaus :icon6: :

3.png

1/ Kẻ 1 đường thẳng // BC, cắt CR kéo dài tại H, cắt BQ kéo dài tại K 

 

+Sử dụng Thales, ta có:

 

$\frac{AR}{RB} = \frac{HA}{BC}$                                 (1)

$\frac{CQ}{QA} = \frac{BC}{AK}$                                 (2)

$\frac{HA}{PC} = \frac{AK}{BP} (=\frac{AO}{OP})$

=>$\frac{BP}{PC} = \frac{AK}{HA}$                             (3)

(1).(2).(3) vế theo vế

=>ĐPCM ( Q.E.D )




#443292 Topic luyện thi vào lớp 10 năm 2013 – 2014 (Hình học)

Đã gửi bởi Super Fields on 16-08-2013 - 10:52 trong Hình học

quangnhuan xem lại nội quy diễn đàn nhé

 

hình cho vanthanhlong2711

4.png

 




#443333 TOPIC VỀ CÁC BÀI HÌNH HỌC LỚP 7,8

Đã gửi bởi Super Fields on 16-08-2013 - 13:49 trong Hình học

Sao mấy hôm nay mọi người im lặng thế nhỉ,

Mình đưa vài bài nữa nè, mọi người làm thử:

 

1/$\Delta ABC$. $\widehat{A}=90^{\circ}$. O $\in \Delta ABC$. OD$\perp BC$ ; $OE\perp AC$ ; $CF \perp AB$ . Xác định vị trí điểm O để $OD^{2} + OE^{2} + OF^{2}$ đạt giá trị nhỏ nhất

 

5.png

2/Cho đoạn thẳng AB. M;N $\in AB$ (M nằm giữa A,N). Vẽ các $\Delta$ đều :$\Delta AMD$ ; $\Delta MNE$ ;$\Delta NBF$. G là trọng tâm $\Delta DEF$. GH $\perp$ AB ( H $\in$ AB). C/minh: độ dài GH không phụ thuộc vào vị trí điểm M và N trên AB

6.png




#443343 Tôpic nhận đề Hình học

Đã gửi bởi Super Fields on 16-08-2013 - 14:50 trong Bài thi đang diễn ra

1/ Họ và tên thật: Lê Vũ Minh Huy

 

2/ Đang học lớp 8A, trường THCS Trần Quốc Toản, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

 

3/ Đề:

 

Cho đoạn thẳng AB. M;N $\in AB$ (M nằm giữa A,N). Vẽ các $\Delta$ đều :$\Delta AMD$ ; $\Delta MNE$ ;$\Delta NBF$. G là trọng tâm $\Delta DEF$. GH $\perp$

 AB ( H $\in$ AB). C/minh: độ dài GH không phụ thuộc vào vị trí điểm M và N trên AB

 

4/ Đáp án:

 

Để giải bài toán này, cần chứng minh thêm một bài toán phụ:

 

$\Delta ABC$ có G là trọng tâm. Đường thẳng d cắt các cạnh của $\Delta ABC$ . $AA'\perp d ; GG' \perp d ; CC'\perp d ; BB'\perp d$.Chứng minh :$GG'=\frac{AA' + BB' +CC'}{3}$

 

Hình vẽ của bài toán phụ:

 7.png

 Lấy E là trung điểm BG ; Hạ $EE' \perp B'C'$

Tứ giác ACC'A'' là hình thang vuông ( $\widehat{A'} = \widehat{C'} = 90^{\circ}$)

Tứ giác BGG'B' là hình thang vuông ( $\widehat{B'} = \widehat{G'} = 90^{\circ}$)

Tứ giác EFF'E' là hình thang vuông ( $\widehat{E'} = \widehat{F'} = 90^{\circ}$)

Trong hình thang BGG'B' có $BE = EG = \frac{1}{2}BG$ ; EE' // BB' // GG' => $B'E' = E'G' = \frac{1}{2}B'G'$

Vì vậy ta có : EE' là đường trung bình của hình thang BGG'B'

C/m tương tự ở hình thang EFF'E' => GG' là đường trung bình của hình thang EFF'E'

                      và hình thang ACC'A' =>FF' là  đường trung bình của hình thang ACC'A'

 Sử dụng tính chất đường trung bình trong hình thang:

=>2GG' = EE' + FF'

=>4GG' =2EE' +2FF'

=>4GG' = BB' + GG' +AA' + CC'

=> 3GG' =AA' +BB' +CC'

=> ĐPCM

+Trở về bài toán chính:

6.png

Hạ $DD' \perp AB ; EE' \perp AB ;FF' \perp AB$

Theo kết quả bài toán phụ, ta có:

$GH=\frac{DD'+EE'+FF'}{3}$

DD' là đường cao của $\Delta ADM$ đều => $DD' = \frac{AM\sqrt{3}}{2}$

Tương tự => $EE' = \frac{MN\sqrt{3}}{2}$

                      $FF' = \frac{NB\sqrt{3}}{2}$

=>$GG' = \frac{AB\sqrt{3}}{6}$

 




#443353 Topic luyện thi vào lớp 10 năm 2013 – 2014 (Hình học)

Đã gửi bởi Super Fields on 16-08-2013 - 15:21 trong Hình học

help me 

nhờ các bro giúp em bài này

cho tam giác ABC vuông tại A có AH đường cao trên tia đối của AC lấy D bât kì 

chứng minh BD2=BC2+CD2-2BC.CD.Sin C

Theo mình bài này có vấn đề, nếu sửa thành ....-2BC.CD.cosC ( hoặc  AB=AC) thì sẽ đúng :luoi: :

8.png

Nếu đề đã sửa ta có thế này:

 

$BD^{2}=BC^{2} + CD^{2} -2BC.CD.\frac{AC}{BC}$

<=> $AB^{2}+AD^{2}= BC^{2} + CD^{2} -2CD.AC$

<=> $AB^{2}+AD^{2}= AB^{2} + AC^{2}+CD^{2} -2CD.AC$

<=> $AD^{2}= AC^{2}+(AC + AD)^{2}-2CD.AC$

<=> $AD^{2}= 2AC^{2}+ AD^{2}-2CD.AC + 2AC.AD$

<=> $AD^{2}= AD^{2}+2(AC^{2}+AC.AD-CD.AC)$

<=> $AD^{2}= AD^{2}+2(AC(AC+AD)-CD.AC)$

<=> $AD^{2}= AD^{2}+2(AC.CD-CD.AC$)

<=> $AD^{2}= AD^{2}$ (đúng)

=> ĐPCM (Q.E.D)

----------------------------------

P/s: Bạn nên đọc lại nội quy diễn đàn . Đừng có "help me..." nhá :icon6: . À mà nếu đúng đề thì bạn nên trao đổi với mình về bài giải nhá




#443373 Rút gọn căn bậc hai

Đã gửi bởi Super Fields on 16-08-2013 - 15:51 trong Đại số

Cho A= $\left ( \frac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-1}-\frac{\sqrt{x}-1}{\sqrt{x}+1} -\frac{8\sqrt{x}}{x-1}\right ):\left ( \frac{\sqrt{x}-x-3}{x-1}-\frac{1}{\sqrt{x}-1} \right )$

a) Rg A, kq: $\frac{4\sqrt{x}}{x+4}$
b) Tính A vs $x= 6-2\sqrt{5}$
c) CMR: A $\leq $ 1

b/ $x = 6 -2\sqrt{5} => x=(\sqrt{5}-1)^{2}$
thế x vào A rồi tính thôi :luoi:
được kết quả: $4\sqrt{5}-8$
c/Áp dung bất đẳng thức Cauchy cho 2 số dương ta được:
$x + 4\geq 2\sqrt{4x}=2.2\sqrt{x}=4\sqrt{x}$ (1)
Quay lại điều kiện xác định $x \geq 0$ ($x\neq 1$ ) => $x + 4 >0$
Chia 2 vế của (1) cho x+4 => ĐPCM (Q.E.D)
----------------------------------------

4. Cho A = $\sqrt{x}\left ( 1-\sqrt{x} \right )$
a) CMR nếu 0<x<1 thì A>0
b) Tính A khi x = 3+2$\sqrt{2}$

a/Ta có:$x > 0 ; x< 1 => x(x-1)<0 => x^{2}-x<0=> x<\sqrt{x}=>\sqrt{x}-x>0=>\sqrt{x}(1-\sqrt{x})>0$
b/ $x=(\sqrt{2}+1)^{2}$ thế x vào A => A=0

5. Cho A= $\frac{2}{x+\sqrt{x}+1}$. CMR nếu x$\geq$0, x $\neq $ 1thì A>0

Ta có:
$x+\sqrt{x}+1=(\sqrt{x}+\frac{1}{2})^{2}+\frac{3}{4}> 0$
=> A>0
---------------------------------------
Sao x lại $\neq$ 1 nhỉ ?????????

3. Cho A =$\frac{x+\sqrt{x}}{3\sqrt{x}-1}$
a) Tìm x để A = $\frac{6}{5}$
b) Tìm x để A < 1

bạn nguyentrungphuc26041999 chưa làm 3b à , mình xí lun nhé :luoi: :
Ta có: $\frac{x+\sqrt{x}}{3\sqrt{x}-1}-1=\frac{x+\sqrt{x}-3\sqrt{x}+1}{3\sqrt{x}-1}=\frac{(\sqrt{x}-1)^{2}}{3\sqrt{x}-1}<0$
vì $(\sqrt{x}-1)^{2}\geq 0$
=>$3\sqrt{x}-1<0 => x<\frac{1}{9}$

Chém các bài này nào:
1/Cho biểu thức:
$\frac{15\sqrt{x}-11}{x+2\sqrt{x}-3}=\frac{3\sqrt{x}-2}{1-\sqrt{x}}-\frac{2\sqrt{x}+3}{\sqrt{x}+3}$
a/ Tìm điều kiện xác định để bt A có nghĩa.
b/ Rút gọn A
c/So sánh A với $\frac{2}{3}$
2/Rút gọn:
$\frac{1-\sqrt{x-1}}{\sqrt{x-2\sqrt{x-1}}}$
3/( Bài này hơi không liên qua đến căn, nhưng nó cũng rút gọn chém luôn nha):
Có : a,b,c là 3 cạnh của $\Delta ABC$
Và:
$\frac{ab}{b+c} +\frac{bc}{c+a}+\frac{ca}{a+b}=\frac{ca}{b+c}+\frac{ab}{a+c}+\frac{bc}{a+b}$
C/minh: $\Delta ABC$ cân



#443524 Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Đã gửi bởi Super Fields on 17-08-2013 - 09:44 trong Hình học

bài 1 nè ( Bạn tự vẽ hình nhé)

ta có PAHC= AH + AC + HC =40

        PABH= AH + AB + HB =30

$\Rightarrow$ AH + AH + AB + AC + BH + CH = 70

$\Rightarrow$ PABC = 70 - 2AH  (1)

ta có PAHB/ PABC = $\frac{30}{70-2AH}$ = $\frac{15}{35-AH}$

 => SAHB / SABC = $\frac{225}{(35-AH)^{2}}$ ( do tam giác AHB đồng dạng vs tam giác CAB)

tương tự => PAHC/PABC = $\frac{40}{70-2AH}$ 

                                      = $\frac{20}{35-AH}$

=> SAHC/SABC = $\frac{400}{(35-AH)^{2}}$

Ta có SAHC/SABC  + SABH/SABC = 1

=> $\frac{625}{(35-AH)^{2}}$ = 1

=> ( 35 - AH)2 = 625 

=> AH = 10 ( chọn) hoặc AH = 50 ( loại)

Thay AH vào (1) 

=> PABC = 70 - 2.10 = 50 ( cm)

ỦA tỉ số diện tích bằng bình phương tỉ số đồng dạng chứ nhỉ, sao lại bằng bình phương tỉ số chu vi

Hình của bạn nè:

1.png




#443540 $(x^{2} - 4x)^{2}-3x^{2}+12x+m=0$

Đã gửi bởi Super Fields on 17-08-2013 - 10:10 trong Các dạng toán khác

Bài 3: Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn. BE và CF là hai đường cao. Trực tâm H. Trên HB và HC lần lượt lấy điểm M, N sao cho $\widehat{AMC}=\widehat{ANB}=90^{\circ}$. Chứng minh: AM=AN.

Mấy bạn nhớ zúp mình theo cách lớp 9 nhak, mình thanks nhìu!!!

Giải nè:

 

2.png

 

Ta có : $\Delta AEB \sim \Delta AFC$ (góc nhọn)

=>$\frac{AE}{AF}= \frac{AB}{AC} => AE.AC =AB.AF$ (1)

Trong $\Delta ANB$ có $NF\perp AB => AN^{2}=AF.AB$ (hệ thức lượng)          (2)

Tương tự  $\Delta AMC$ có $ME\perp AC => AM^{2}=AE.AC$( hệ thức lượng) (3)

Từ (1) (2) và (3) => $AM^{2}=AN^{2}$

Vật AM =AN

=> ĐPCM (Q.E.D)

------------------------------------------------------------------------------

Nhớ thanks mình bằng like nhá :like




#443543 $(x^{2} - 4x)^{2}-3x^{2}+12x+m=0$

Đã gửi bởi Super Fields on 17-08-2013 - 10:11 trong Các dạng toán khác



Bài 3: Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn. BE và CF là hai đường cao. Trực tâm H. Trên HB và HC lần lượt lấy điểm M, N sao cho $\widehat{AMC}=\widehat{ANB}=90^{\circ}$. Chứng minh: AM=AN.

Mấy bạn nhớ zúp mình theo cách lớp 9 nhak, mình thanks nhìu!!!

Giải nè:

 

2.png

 

Ta có : $\Delta AEB \sim \Delta AFC$ (góc nhọn)

=>$\frac{AE}{AF}= \frac{AB}{AC} => AE.AC =AB.AF$ (1)

Trong $\Delta ANB$ có $NF\perp AB => AN^{2}=AF.AB$ (hệ thức lượng)          (2)

Tương tự  $\Delta AMC$ có $ME\perp AC => AM^{2}=AE.AC$( hệ thức lượng) (3)

Từ (1) (2) và (3) => $AM^{2}=AN^{2}$

Vậy AM =AN

=> ĐPCM (Q.E.D)

------------------------------------------------------------------------------

Nhớ thanks mình bằng like nhá :like




#443545 chứng minh đường thẳng đi qua một điểm cố định

Đã gửi bởi Super Fields on 17-08-2013 - 10:29 trong Hình học

Cho tam giác ABC cân tại A. Trên cạnh AB lấy điểm M, trên tia đối của tia CA lấy điểm N sao cho BM = CN. Kẻ MH, NK vuông góc với BC(H, K thuộc BC). CHứng minh:

Đường thẳng BC cắt đường thẳng MN tại trung điểm I của MN

Chứng minh đường thẳng vuông góc với MN tại I luôn đi qua một điểm cố định

Sory bạn nguyentrungphuc26041999 nhá , lời giải đầy đủ như thế này:

 

3.png

 

a/Xét $\Delta BMH$ và $\Delta CNK$ có:

$\widehat{B} = \widehat{KCN}$ ( $= \widehat{ACB}$)

BM =CN

$\widehat{H} = \widehat{K} = 90^{\circ}$

Vậy  $\Delta BMH$ = $\Delta CNK$ (g.c.g)

=> MH = KN (c.c.t.ứ)

Gọi P là giao điểm của MN và HK (cái này giống nguyentrungphuc26041999)

Xét $\Delta MHP$ và $\Delta NKP$ có:

$\widehat{H} = \widehat{K} = 90^{\circ}$

MH=KN (C.m.t)

$\widehat{HMP} = \widehat{KNP}$( sole-trong)

=> $\Delta MHP$ = $\Delta NKP$ (g.c.g)

Vậy MP = PN (c.c.t.ứ)

Mà P nằm giữa M và N

=> P là trung điểm MN

Mà I là trung điểm MN

=> P $\equiv$ I

Vậy BC cắt MN tại trung điểm I

=> ĐPCM (Q.E.D)

---------------------------------------------------------

Ai có cách ngắn hơn thì post lên nhá. Cách mình hơi dài dòng. :luoi: