Đến nội dung

Quoc Tuan Qbdh nội dung

Có 974 mục bởi Quoc Tuan Qbdh (Tìm giới hạn từ 29-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#563853 Xét xem các số a và b có thể là số vô tỉ hay không

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 06-06-2015 - 00:00 trong Đại số

b)  $\frac{a}{b}=k => a=kb => a+b=b(k+1) là số hữu tỉ => b và a phải là số hữu tỉ không thể là số vô tỉ$




#563852 Xét xem các số a và b có thể là số vô tỉ hay không

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 05-06-2015 - 23:55 trong Đại số

Đề bài: Xét xem các số a và b có thể là số vô tỉ hay không nếu:

  a) ab và$\frac{a}{b}$ là các số hữu tỉ

  b) a+b và $\frac{a}{b}$ là các số hữu tỉ $(a+b\neq 0)$

  c) a+b, $a^{2}$ và $b^{2}$ là các số hữu tỉ $(a+b\neq 0)$

a) TH1: $a=b thì ab=a^{2} và \frac{a}{b}=1

đều là số hữu tỉ => a và b có thể là số vô tỉ$

TH2: $a\neq ta có : \frac{a}{b}=k là số hữu tỉ

=> a=kb => ab=kb^{2} là số hữu tỷ

=> a và b có thể là số vô tỉ




#563856 Xét xem các số a và b có thể là số vô tỉ hay không

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 06-06-2015 - 00:04 trong Đại số

c) Ta có $a^{2}-b^{2} là số hữu tỉ hay (a-b)(a+b) là số hữu tỉ => a-b là số hữu tỉ Nếu a=b thì a+b=2b là số hữu tỉ nên không thể là số vô tỉ Nếu a\neq b thì a-b=k là số hữu tỉ => a+b=k+2b là số hữu tỉ => b là số hữu tỉ => a cũng phải hữu tỉ$




#564070 Xác định công thức của hàm số $y=f(x)$ biết $f(3a-2)=\fra...

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 06-06-2015 - 22:45 trong Hình học

2)b)$\left | a \right |-\left | b \right |\leq \left | a-b \right |$

$(\left | a \right |-\left | b \right |)^2\leq (\left | a-b \right |)^2\Leftrightarrow 2\left | ab \right |\geq 2ab$(Đúng) 

Dấu"=" xảy ra khi $a,b\geq 0$

Thay vào ta tìm được MAX $y =2$

Đến đây xét khoảng 

$ \infty+\geq x\geq 1$ y=-2

$1\geq x\geq -1$

Khi đó y=0

$-1> x> \infty $

Khi đó y=0

MIN y=-2

Cái này là mình làm theo mặt đại số nhưng theo đề thì mình chỉ cần xác định là được chứ đâu cần làm đâu

Bạn ơi sửa lại chỗ $-1 > x > -\infty$




#586988 Xin kinh nghiệm học tập tốt môn toán để thi chuyên

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 03-09-2015 - 14:53 trong Kinh nghiệm học toán

các chuyên đề cần ôn luyện nhé ! ~O)  ~O)  ~O)

Theo mình nghĩ thì cần nắm thật chắc

_Biến đổi biểu thức đặc biệt là biểu thức chứa căn

_Các bài giải phương trình nghiệm nguyên

_Hình học - Hình tròn - các bài toán quỹ tích -

_Bất đẳng thức 

_Các phương trình hệ phương trình dạng đối xứng và đẳng cấp




#609147 x, y là các số thực dương thỏa mãn: x + y = 1

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 15-01-2016 - 20:35 trong Bất đẳng thức và cực trị

Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất:

1.

Đặt $t=xy$ ta có : $0 < xy \leq \frac{(x+y)^{2}}{4}=\frac{1}{4}$ Suy ra $B>4$

Ta có :
$B=\frac{1}{x^{3}+y^{3}}+\frac{1}{xy}=\frac{1}{(x+y)^{3}-3xy(x+y)}+\frac{1}{xy}=\frac{1}{1-3t}+\frac{1}{t}=\frac{1-2t}{t-3t^{2}}$

$<=>Bt-3B.t^{2}=1-2t<=>3B.t^{2}-(B+2)t+1=0$
Để phương trình có nghiệm $t$ sao cho $0< t \leq \frac{1}{4}$

Thì $\left\{\begin{matrix}\Delta=B^{2}+4B+4-12B \geq 0\\ \frac{3}{16}B-\frac{B}{4}+\frac{1}{2} \leq 0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}B \geq 4+2\sqrt{3}\\ \frac{1}{2}-\frac{B}{16} \leq 0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow B \geq 8$

Vậy $B \geq 8$ . Dấu bằng xảy ra khi $xy=\frac{1}{4}$ và $x+y=1$ hay $x=y=\frac{1}{2}$




#572666 Vấn đề về thiết lập

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 15-07-2015 - 10:55 trong Hướng dẫn - Trợ giúp - Giải đáp thắc mắc khi sử dụng Diễn đàn

Phần thay đổi tên này http://diendantoanho...thị-danh-hiệu/ :icon6:  :icon6:




#565148 Tuyển sinh vào lớp 10 Đồng Nai 2015-2016

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 12-06-2015 - 12:15 trong Tài liệu - Đề thi

Tuyển sinh vào lớp 10 Đồng Nai 2015-2016

Hình gửi kèm

  • 1393747_1603059279977130_206641555936451266_n.jpg



#565244 Tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên Phan Bội Châu 2015-2016

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 12-06-2015 - 18:20 trong Tài liệu - Đề thi

Câu 1 : 

$\Leftrightarrow \sqrt{(x-4)(x-1)}-2\sqrt{x-4}-(\sqrt{(x+5)(x-1)}-2\sqrt{x+5})=0$




#565136 Tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên Phan Bội Châu 2015-2016

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 12-06-2015 - 11:44 trong Tài liệu - Đề thi

Tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên Phan Bội Châu 2015-2016

Hình gửi kèm

  • 11403424_1610316255912890_8170146301835742904_n.jpg



#565160 Tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên Phan Bội Châu 2015-2016

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 12-06-2015 - 13:09 trong Tài liệu - Đề thi

Câu bất bạn đánh đúng rồi đó bạn 😁😁



#565067 Tuyển sinh lớp 10 chuyên Toán Tiền Giang 2015-2016

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 11-06-2015 - 23:02 trong Tài liệu - Đề thi

Tuyển sinh lớp 10 chuyên Toán Tiền Giang 2015-2016

Hình gửi kèm

  • 11391627_363637367177704_4153481077837308161_n.jpg



#565908 Trục căn thức $\frac{1}{\sqrt{3}+...

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 15-06-2015 - 13:22 trong Đại số

Trục căn thức $\frac{1}{\sqrt{3}+\sqrt{2}+1}$.

$\frac{1}{\sqrt{3}+\sqrt{2}+1}=\frac{\sqrt{2}+1-\sqrt{3}}{(\sqrt{3}+\sqrt{2}+1)(\sqrt{2}+1-\sqrt{3})}=\frac{\sqrt{2}+1-\sqrt{3}}{2\sqrt{2}}=\frac{2+\sqrt{2}-\sqrt{6}}{4}$




#556822 Trục căn thức $\frac{1}{\sqrt{2}-...

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 28-04-2015 - 20:43 trong Đại số

ta có: $(\sqrt{2})^2-(\sqrt[3]{2})^2 = \sqrt{2}-1$

thì cái căn thức ban đầu = $\frac{\sqrt{2}+\sqrt[3]{2}}{\sqrt{2}-1}=\frac{(\sqrt{2}+\sqrt[3]{2})(\sqrt{2}+1)}{(\sqrt{2}+1)(\sqrt{2}-1)}$

Đến đây được rồi ha  :icon6:  :lol:  :namtay




#606922 Trình soạn thảo bị lỗi!

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 03-01-2016 - 11:24 trong Hướng dẫn - Trợ giúp - Giải đáp thắc mắc khi sử dụng Diễn đàn

Mọi người cho mình hỏi tại sao lại không dùng được trình soạn thảo công thức toán vậy?

 

Máy mình cũng bị nek, sao không gõ được Latex vậy nhỉ?

Chắc có lẽ nút $f_x$ bị lỗi . Không coppy vào văn bản thì có thể khắc phục được nhưng không hiển thị xem trước thì hơi nghiêm trọng . Các thành viên trong ban quản lý kĩ thuật chắc cũng đang sửa chữa .

Trong khi đó có thể gõ Latex trên link này :

https://www.codecogs...x/eqneditor.php

Gõ xong các bạn bôi đen phần latex trong khung rồi coppy nó vào văn bản . Kẹp phần Latex đó giữa 2 dấu " $ " có ở trên bàn phím máy tính . 




#566231 Trm min của $P = \frac{{2{x^2} + {y^2...

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 16-06-2015 - 17:34 trong Bất đẳng thức và cực trị

$P=\frac{\frac{1}{4}(x-2y)^{2}}{xy}+\frac{\frac{7}{4}x^{2}-xy}{xy}\geq \frac{5}{2}$




#573454 Translate:to burst its banks.

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 17-07-2015 - 20:04 trong CLB Ngoại ngữ (English, Francais, Ruskʲə)

pull one's leg: lừa dối ai đó

to block the street: ngăn chặn ..

to get together:: cùng nhau

to be on the tip of one's tongue : sắp nói ra hoặc nhớ ra




#621469 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 20-03-2016 - 20:38 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Bài 341: $x^{4}+x^{2}+(x^{2}+2x-1)^{3}=2-4x+2\sqrt[3]{x^{2}-x^{4}}$

 Phương trình đã cho tương đương:

$(x^{2}-x^{4})+2\sqrt[3]{x^{2}-x^{4}}=(x^{2}+2x-1)^{3}+2(x^{2}+2x-1)$
 Xét: $f(t)=t+2\sqrt[3]{t},\forall t \in \mathbb{R}$

Ta có: $f'(t)=1+\frac{2}{3\sqrt[3]{t^{2}}}>0, \forall t \in \mathbb{R}$

Nên $f(t)$ đồng biến trên $\mathbb{R}$

 Do đó, $f(x^{2}-x^{4})=f((x^{2}+2x-1)^{3})$
$\Leftrightarrow x^{2}-x^{4}=(x^{2}+2x-1)^{3}$

$\Leftrightarrow x^{2}-x^{4}=x^{6}+6x^{5}+9x^{4}-4x^{3}-9x^{2}+6x-1$
$\Leftrightarrow x^{6}+6x^{5}+10x^{4}-4x^{3}-10x^{2}+6x-1=0$
 Nhận thấy $x=0$ không là nghiệm của phương trình.

 Với $x$ khác $0$, chia cả hai vế của hệ cho $x^{3}$ ta được:
$x^{3}+6x^{2}+10x-4-\frac{10}{x}+\frac{6}{x^{2}}-\frac{1}{x^{3}}=0$

$\Leftrightarrow (x^{3}-3x+\frac{3}{x}-\frac{1}{x^{3}})+6(x^{2}+\frac{1}{x^{2}}-2)+13(x-\frac{1}{x})+8=0$
 Đặt $a=x-\frac{1}{x}$, phương trình trở thành:
$a^{3}+6a^{2}+13a+8=0$
$\Leftrightarrow (a+1)(a^{2}+5a+8)=0$
$\Leftrightarrow a=-1$(Vì $a^{2}+5a+8=(a+\frac{5}{2})^{2}+\frac{7}{4}>0$).

 Suy ra: $x-\frac{1}{x}=-1 \Leftrightarrow x^{2}+x-1=0 \Leftrightarrow x=\frac{-1-\sqrt{5}}{2}$ hoặc $x=\frac{-1+\sqrt{5}}{2}$

 Vậy tập nghiệm của phương trình là $S=${$\frac{-1-\sqrt{5}}{2};\frac{-1+\sqrt{5}}{2}$}.
 




#612820 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 04-02-2016 - 09:48 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Tớ có mấy bài này khó mong giúp đỡ 
Bài 139 : Giải phương trình với $a,b$ là hai số dương cho trước 
$\sqrt[n]{\frac{a+x}{a-x}}+\sqrt[n]{\frac{a-x}{a+x}}=\sqrt[n]{\frac{b+x}{b-x}}+\sqrt[n]{\frac{b-x}{b+x}}$

_Trường hợp $n$ lẻ

ĐKXĐ : $x$ khác $\pm a$ và $\pm b$ $(1)$

Đặt $\sqrt[n]{\frac{a+x}{a-x}}=y$ và $\sqrt[n]{\frac{b+x}{b-x}}=z$ ( $y$ và $z$ khác $0$ )

Phương trình trở thành :
$y+\frac{1}{y}=z+\frac{1}{z}$
$<=>(y-z)(1-\frac{1}{yz})=0$

$<=>y=z$ hoặc $yz=1$

+ Khi $y=z$ thì ta có : $\frac{a+x}{a-x}=\frac{b+x}{b-x}=\frac{(a+x)-(b+x)}{(a-x)-(b-x)}=\frac{a-b}{a-b}=1$ suy ra $x=0$ ( nếu $a$ khác $b$ )

Nếu $a=b$ thì ta có phương trình có vô số nghiệm thỏa mãn điều kiện $(1)$

+ Khi $yz=1$ ta có : $\frac{a+x}{a-x}.\frac{b+x}{b-x}=1<=>ab+(a+b)x+x^{2}=x^{2}-(a+b)x+ab<=>x=0$

 

_Trường hợp $n$ chẵn. Không mất tính tổng quát giả sử $a \geq b$

ĐKXĐ : $x > a$ hoặc $x < - b$ $(2)$

Đặt $\sqrt[n]{\frac{a+x}{a-x}}=m$ và $\sqrt[n]{\frac{b+x}{b-x}}=n$ ( $m$ và $n$ $> 0$ )

Phương trình trở thành :
$m+\frac{1}{m}=n+\frac{1}{n}$
$<=>(m-n)(1-\frac{1}{mn})=0$

$<=>m=n$ hoặc $mn=1$

+ Khi $m=n$ thì ta có : $\frac{a+x}{a-x}=\frac{b+x}{b-x}=\frac{(a+x)-(b+x)}{(a-x)-(b-x)}=\frac{a-b}{a-b}=1$ suy ra $x=0(KTM)$ ( nếu $a>b$ )

Nếu $a=b$ thì ta có phương trình có vô số nghiệm thỏa mãn điều kiện $(2)$

+ Khi $mn=1$ ta có : $\frac{a+x}{a-x}.\frac{b+x}{b-x}=1<=>ab+(a+b)x+x^{2}=x^{2}-(a+b)x+ab<=>x=0$ ( không thỏa mãn điều kiện )




#617519 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 28-02-2016 - 21:06 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

Thử thay dấu trừ trong căn thành dấu cộng

Bài 289: $x+\frac{x}{\sqrt{x^2+1}}=\sqrt{2}\left ( 1+\frac{1}{\sqrt{3}} \right )$

Từ phương trình ta có :

$x=\frac{\sqrt{2}(1+\frac{1}{\sqrt{3}})}{1+\frac{1}{\sqrt{x^{2}+1}}}>0$

Phương trình tương đương

$(x-\sqrt{2})+(\frac{x}{\sqrt{x^{2}+1}}-\sqrt{\frac{2}{3}})=0$

$<=>(x-\sqrt{2})+\frac{\sqrt{3}x-\sqrt{2}.\sqrt{x^{2}+1}}{\sqrt{3}.\sqrt{x^{2}+1}}=0$

$<=>(x-\sqrt{2})+\frac{x^{2}-2}{(\sqrt{3}.\sqrt{x^{2}+1})(\sqrt{3}x+\sqrt{2}.\sqrt{x^{2}+1})}=0$

$<=>(x-\sqrt{2})(1+\frac{x+\sqrt{2}}{(\sqrt{3}.\sqrt{x^{2}+1})(\sqrt{3}x+\sqrt{2}.\sqrt{x^{2}+1})}=0$

$<=>x=\sqrt{2}$ ( vì $x>0$ nên phần trong ngoặc $>0$ )




#620157 Topic về phương trình và hệ phương trình

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 13-03-2016 - 23:09 trong Phương trình - hệ phương trình - bất phương trình

320.$\left\{\begin{matrix} a+b=\sqrt[3]{24} & \\ & (\sqrt{a}+\sqrt{b})(\frac{1}{\sqrt{a+3b}}+\frac{1}{\sqrt{3a+b}})=2 \end{matrix}\right.$

Ta có: Theo BĐT $AM-GM$ thì:
$\frac{\sqrt{a}}{\sqrt{a+3b}} \leq \frac{1}{2}(\frac{a}{a+b}+\frac{a+b}{a+3b})$

$\frac{\sqrt{b}}{\sqrt{a+3b}} \leq \frac{1}{2}(\frac{1}{2}+\frac{2b}{a+3b})$

$\frac{\sqrt{a}}{\sqrt{3a+b}} \leq \frac{1}{2}(\frac{1}{2}+\frac{2a}{3a+b})$

$\frac{\sqrt{b}}{\sqrt{3a+b}} \leq \frac{1}{2}(\frac{b}{a+b}+\frac{a+b}{3a+b})$

Cộng vế theo vế của các bất đẳng thức trên ta có:
$(\sqrt{a}+\sqrt{b})(\frac{1}{\sqrt{a+3b}}+\frac{1}{\sqrt{3a+b}}) \leq 2$

Nên hệ phương trình tương đương

$\left\{\begin{matrix}a+b=2.\sqrt[3]{3} \\ a=b \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}a=\sqrt[3]{3} \\ b=\sqrt[3]{3} \end{matrix}\right.$




#581263 Topic về các bài toán lớp 6

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 13-08-2015 - 11:08 trong Đại số

Cho n là số chính phương. CM n chia 4 dư 1 hoặc 0 

 

Cho n là số chính phương. CM n chia 5 dư 0,1,4

 

Cho n là số chính phương. CM n chia 5 dư 0,1,4

Bạn hỏi thì hỏi một lần đi - Làm như này loãng TOPIC quá

Bạn có thể đặt các số đó là dạng $5k+1;5k+2;5k+3;5k+4;5k$

 $4k+1;4k+2;4k+3;4k$




#580356 Topic về các bài toán lớp 6

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 10-08-2015 - 17:17 trong Đại số

Cho mình hỏi bài này với, bài toán khó quá đi: Cho 50 điểm. Vẽ được bao nhiêu đường thẳng qua hai điểm trong 50 điểm đó nếu không có ba điểm nào thẳng hàng?

 

Nhanh giúp mình nha, mình đang cần gấp lắm !!!! :(

Ta thấy 2 điểm thì vẽ được 1 đường

3 điểm vẽ được 3 đường

4 điểm vẽ được 6 đường

Nhận thấy công thức tổng quát : với $n$ điểm vẽ được $\frac{n(n-1)}{2}$

Thay 50 được 25.49=....




#597458 Topic về Bất đẳng thức, cực trị THCS

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 08-11-2015 - 23:06 trong Bất đẳng thức và cực trị

cho x+y=1, CMR

x4+y4 $\geq$ $\frac{1}{8 }$

Áp dụng BĐT $Holder$ ta có:

$(x^{4}+y^{4})(1+1)(1+1)(1+1) \geq (x+y)^{4}-->$ đpcm

Dấu bằng khi $x=y=\frac{1}{2}$ 




#572396 Topic về Bất đẳng thức, cực trị THCS

Đã gửi bởi Quoc Tuan Qbdh on 14-07-2015 - 14:21 trong Bất đẳng thức và cực trị

CM BĐT:

    $(a-b)^{2}+(b-c)^{2}+(c-a)^{2}\leq 3(a^{2}+b^{2}+c^{2})$

Biến đổi tương đương thôi :D 

    $(a-b)^{2}+(b-c)^{2}+(c-a)^{2}\leq 3(a^{2}+b^{2}+c^{2})<=>a^{2}+b^{2}+c^{2}+2ab+2bc+2ca \geq 0<=>(a+b+c)^{2} \geq 0$ (luôn đúng)