Đến nội dung

DaiphongLT nội dung

Có 201 mục bởi DaiphongLT (Tìm giới hạn từ 28-04-2020)



Sắp theo                Sắp xếp  

#725915 [TOPIC] ÔN THI SỐ HỌC VÀO THPT CHUYÊN NĂM 2020-2021

Đã gửi bởi DaiphongLT on 25-04-2021 - 10:57 trong Số học

$\boxed{Problem 118}$Tìm các số nguyên dương $(x,y,z)$ thỏa mãn $4^x+4^y+4^z$ là số chính phương.

Không mất tính TQ, giả sử $x\leq y\leq z$ 
$\Rightarrow 4^{x}(1+4^{y-x}+4^{z-x})=a^2$
th1: ngoặc bên VT lẻ thì $1+4^{y-x}+4^{z-x}=(2k+1)^2\Rightarrow 4^{y-x-1}+4^{z-x-1}=k(k+1) \Leftrightarrow 4^{y-x-1}(1+4^{z-y})$
với k chẵn thì $\left\{\begin{matrix} 4^{y-x-1}=k & \\ 4^{z-y}+1 =k+1& \end{matrix}\right.$
nên z=2y-z-1 từ đó thay vào ptgt dc scp
tương tự với trường hợp k lẻ
th2: ngoặc bên VT chẵn thì x=y hoặc z=y (vô lí)
Vậy z=2y-x-1 (TM)




#726466 [TOPIC] ÔN THI SỐ HỌC VÀO THPT CHUYÊN NĂM 2020-2021

Đã gửi bởi DaiphongLT on 05-05-2021 - 00:45 trong Số học

Bài 126: Tìm x, y, z là các số tự nhiên, p là số nguyên tố thỏa $x^3+y^3=p^z$
P/s: không biết đã có ở topic cũ chưa :)




#725917 [TOPIC] ÔN THI SỐ HỌC VÀO THPT CHUYÊN NĂM 2020-2021

Đã gửi bởi DaiphongLT on 25-04-2021 - 11:31 trong Số học

Why k chẵn thì nó lại bằng như thế :))

VT, VP là tích 2 số chẵn lẻ mà 2 vế = nhau nên nó phải = như vậy chứ :)




#726048 [TOPIC] ÔN THI SỐ HỌC VÀO THPT CHUYÊN NĂM 2020-2021

Đã gửi bởi DaiphongLT on 28-04-2021 - 03:41 trong Số học

Vừa chợt kiếm ra ý tưởng khi giải TH sau, Có thể chặn được x

Bài này cũng có 1 cách đồng dư khác nhưng chủ yếu là biến đổi giống chimiwwhh :)




#726453 [TOPIC] ÔN THI SỐ HỌC VÀO THPT CHUYÊN NĂM 2020-2021

Đã gửi bởi DaiphongLT on 04-05-2021 - 18:22 trong Số học

 Mình xin đóng góp 2 bài: 

$\boxed{\textsf{Bài 122}}$ Cho số nguyên dương $n$ là 1 lập phương đúng. Chứng minh rằng: $n^2 + 3n +3$  không là lập phương đúng. ( Lập phương đúng là số có dạng $a^3$ với $a$ nguyên)

 

1 cách suy nghĩ khác :)
Giả sử $n^2+3n+3$ là một lập phương đúng thì $n(n^2+3n+3)$ cũng là lập phương đúng (vì n là lập phương đúng)
$\Rightarrow n(n^2+3n+3)=n^3+3n^2+3n$
Mà $n\in Z^{+}\Rightarrow n^3< n^3+3n^2+3n< (n+1)^3$
Từ đó có kết luận
 




#724625 [TOPIC] ÔN THI SỐ HỌC VÀO THPT CHUYÊN NĂM 2020-2021

Đã gửi bởi DaiphongLT on 24-03-2021 - 23:04 trong Số học

 

 

bài 82: Tìm x;y nguyên dương sao cho $x^{2}y+x+y$ chia hết cho $xy^{2}+y+1$

$x^2y+x+y\vdots xy^2+y+1\Leftrightarrow y(x^2y+x+y)-x(xy^2+y+1)\vdots xy^2+y+1$
$\Leftrightarrow y^2-x\vdots xy^2+y+1$
Nếu $y^2=x$. Thay vào phương trình GT $y^5+y^2+y\vdots y^4+y+1$ (hiển nhiên đúng) 
Nếu $y^2>x\Rightarrow y^2-x\geq xy^2+y+1\Leftrightarrow y^2(1-x)-x-y-1\geq 0$ (vô lí vì x,y nguyên dương)
Tương tự cho th còn lại




#726581 [TOPIC] ÔN THI SỐ HỌC VÀO THPT CHUYÊN NĂM 2020-2021

Đã gửi bởi DaiphongLT on 07-05-2021 - 17:17 trong Số học

 

 

Bài 130: Cho $a;b$ là các số nguyên dương thỏa $ab\mid a^{2}+b^{2}$  . Tìm tất cả giá trị có thể có của $\frac{a^{2}+b^{2}}{2ab}$

*Nếu được hãy giải cho trường hợp $a;b$ nguyên 

 

Đặt $a^2+b^2=ab.k (k thuộc z) \Leftrightarrow a^2-ab.k+b^2=0$. $\Delta = b^2k^2-4b^2=0$
Pt có nghiệm nguyên khi $b^2k^2-4b^2$ là số chính phương hay $k^2-4=a^2\Leftrightarrow (k-a)(k+a)=4$
đến đây chắc chia ra 6TH để giải  :D  :D




#725758 [TOPIC] ÔN THI SỐ HỌC VÀO THPT CHUYÊN NĂM 2020-2021

Đã gửi bởi DaiphongLT on 21-04-2021 - 22:14 trong Số học

Góp cho topic một vài bài :)
Bài 114Tìm tất cả các số x, y $\in N$ thỏa mãn $85^x-y^4=4$
Bài 115Tìm tất cả các số nguyên dương x sao cho tồn tại a, b là các số tự nhiên thỏa: $(x^2+a)^a=(2x-1)^b$
Bài 116Tìm các số nguyên tố p, q: $p^3+107=2q(17q+24)$
Bài 117Tìm $x\in Z^+$ và p là số nguyên tố sao cho $7^p-4^p=31x^2$




#725665 [TOPIC] ÔN THI SỐ HỌC VÀO THPT CHUYÊN NĂM 2020-2021

Đã gửi bởi DaiphongLT on 20-04-2021 - 20:28 trong Số học

Bài 112Tìm x, y thuộc Z$x^4-6x^2+1=7.2^y$




#724724 [TOPIC] ÔN THI SỐ HỌC VÀO THPT CHUYÊN NĂM 2020-2021

Đã gửi bởi DaiphongLT on 29-03-2021 - 16:41 trong Số học

Bài 86: Tìm các số nguyên tố p, q sao cho $q^3+1\vdots p^2$ và $p^6-1\vdots q^2$




#727738 [TOPIC] ÔN THI SỐ HỌC VÀO THPT CHUYÊN NĂM 2020-2021

Đã gửi bởi DaiphongLT on 30-05-2021 - 23:41 trong Số học

Bài 150: Tìm các số nguyên dương $a$ để với mọi số nguyên tố lẻ $p$ luôn tồn tại số nguyên dương $n$ thỏa mãn đồng thời $a^n-n^2$ và $a^{n+1}-(n+1)^{2}$ đều chia hết cho $p$




#727469 [TOPIC] ÔN THI SỐ HỌC VÀO THPT CHUYÊN NĂM 2020-2021

Đã gửi bởi DaiphongLT on 22-05-2021 - 23:11 trong Số học

tách     
x4+3x3+7x2+3x+6 thành (x 2 + 3x + 6 )( x2 + 1 ) sau đó lấy tử là x4+3x3+7x2+3x+6 chia cho x 2 + 3x + 6 và x2 + 1 ( dùng đa thức chia đa thức ý )

thì ta có số dư là

 

( x4+3x3+7x2+3x+6) : ( x 2 + 3x + 6 ) dư 7 x - 22 => 7x -22 phải chia hết cho x 2 + 3x + 6 => |7 x -22| >=x 2 + 3x + 6(1)

Tương tự ta có

 

 

( x4+3x3+7x2+3x+6) : ( x2 + 1) dư x + 2 => x + 2 phải chia hết cho x2 + 1 => |x+ 2| > = x2 + 1 ( 2) . Từ ( 1 ) và ( 2 ) các bạn giải bất phương trình rồi thấy các giả trị đều không thỏa mãn 
= > ta chỉ còn trường hợp là  x -2 = 0 hoặc 7 x -22 = 0 
dễ thấy 7 x -22 = 0 không có nghiệm nguyên => x =2 để thỏa mãn  x - 2 = 0
thay thử vào phương trình ban đầu đề bài ta thấy thỏa mãn
Vậy phương trình có nghiệm nguyên là x = 2

 

hình như bạn nhầm rồi, nếu x=2 thay vào A vẫn không thỏa mãn
từ A sẽ suy ra dc x < 0 nên từ $x^2+1\mid x+2\Rightarrow x^2+1\mid x^2+1-5\Rightarrow x^2+1\mid 5$
từ đây có thể tìm x=-2 thỏa mãn
 




#725269 [TOPIC] ÔN THI SỐ HỌC VÀO THPT CHUYÊN NĂM 2020-2021

Đã gửi bởi DaiphongLT on 11-04-2021 - 21:10 trong Số học

Bài 102​
Tìm (a; b; p) với a, b $\in Z^{+}$, p là số nguyên tố sao cho 4p = b$\sqrt{\frac{2a-b}{2a+b}}$



 

 

 

 




#726505 [TOPIC] ÔN TẬP HÌNH HỌC THI VÀO THPT CHUYÊN 2020-2021

Đã gửi bởi DaiphongLT on 05-05-2021 - 18:10 trong Hình học

a) Ta có MN//BC, NJ phân giác ngoài $\widehat{MNC}$
$\Rightarrow \widehat{ANJ}=\widehat{ANM}+\widehat{MNC}=\widehat{ACB}+\frac{1}{2}(180^{\circ}-\widehat{ACB})=90^{\circ}+\frac{\widehat{ACB}}{2}=\widehat{AIB}$
$\Rightarrow \Delta AJN\sim \Delta ABI(g-g)\Rightarrow \frac{AJ}{AN}=\frac{AB}{AI}\Rightarrow \Delta ABJ\sim \Delta AIN(c-g-c)$
b)$\widehat{ABL}+\widehat{IAB}=2\widehat{ABJ}+\widehat{IAN}=2\widehat{AIN}+\widehat{IAN}=\widehat{AIN}+\widehat{INC}=\widehat{AIN}+\widehat{INK}$

geogebra-export (19).png

P/s: hình hơi xấu :)




#728315 [TOPIC] ÔN TẬP HÌNH HỌC THI VÀO THPT CHUYÊN 2020-2021

Đã gửi bởi DaiphongLT on 21-06-2021 - 12:15 trong Hình học

$\boxed{50}$ Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$. Tiếp tuyến tại $B, C$ của $(O)$ cắt nhau tại $T$. Đường cao $BE, CF$ của $\DeltaABC$ cắt nhau tại $H$. $TB \cap EF =P; TC \cap EF =Q$. Chứng minh $(TPQ)$ tiếp xúc với $(O)$. 

Ta có $\widehat{PBF}=\widehat{ACB}=\widehat{AFE}=\widehat{PFB}$ hay $PF=PB$
$OT$ cắt $BC$ tại $I$ $\Rightarrow$ $I$ trung điểm $BC$ hay $IB=IF$
Từ đó có $PI$ trung trực $AB$ hay $PI$ phân giác $\widehat{TPQ}$
Hay $I$ là tâm nội tiếp $\Delta TPQ$. Mà $I$ trung điểm $BC$ nên theo định lí $Lyness$ ta dc $(TPQ)$ tiếp xúc với $(O)$




#726525 [TOPIC] ÔN TẬP HÌNH HỌC THI VÀO THPT CHUYÊN 2020-2021

Đã gửi bởi DaiphongLT on 06-05-2021 - 01:30 trong Hình học

Bài 43: Cho tam giác ABC (AB>AC) nội tiếp (O;R). H là trực tâm của tam giác ABC, AH vuông góc với BC tại F. Gọi M trung điểm BC, trên (O) lấy K và Q sao cho $\widehat{HQA}=\widehat{HKQ}=90^{\circ}$ (A, B, C, K, Q theo thứ tự đó trên đường tròn). Chứng minh (KHQ) tiếp xúc (MFK)
P/s: nếu ai để ý bài này thì đây chính là 1 phần mở rộng ra của bài số 4 trong topic hình cũ của anh spirit1234  :D  :D 




#726515 [TOPIC] ÔN TẬP HÌNH HỌC THI VÀO THPT CHUYÊN 2020-2021

Đã gửi bởi DaiphongLT on 05-05-2021 - 20:40 trong Hình học

$\boxed{\textsf{Bài 42}}$ Cho tam giác $ABC$ nhọn $AB<AC$. Đường tròn $(I)$ nội tiếp tam giác $ABC$, tiếp xúc với cạnh $BC$ tại $D$. $M,N$ là điểm thuộc các cạnh $AB,AC$  sao cho $MN || BC$ và $MN$ không cắt $(I)$. Đường tròn $(J)$ bàng tiếp góc $A$ của tam giác $AMN$, tiếp xúc cạnh $MN$ tại $H$.

1. Chứng minh rằng: $\Delta ABJ \sim \Delta AIN $.

2. Từ $B$ kẻ tiếp tuyến thứ hai của $(J)$, tiếp xúc với $(J)$ tại $L$ ; từ $N$ kẻ tiếp tuyến thứ hai của $(I)$, tiếp xúc $(I)$ tại $K$. Chứng minh rằng : $\angle ABL + \angle IAB = \angle INK + \angle AIN $.

3. Chứng minh rằng : $DK || HL$

 P/s: Bài này mình sưu tầm, có thể là các bạn gặp ở đâu đó rồi  :D 

c) Ta dễ cm dc KN//BL hay JL//KI
Từ D kẻ đường thẳng song song với HL cắt (I) tại K'
Ta có K'D//HL, ID//JH $\Rightarrow \widehat{JLH}=\widehat{JHL}=\widehat{K'DI}=\widehat{DK'I}$
K'D cắt BL tại P, K'I cắt BL tại F, ta có  HL//BP nên $\widehat{HLP}+\widehat{K'PL}=180^{\circ}\Leftrightarrow \widehat{JLH}+\widehat{JLP}+\widehat{K'PL}=180^{\circ}$
Mà $\widehat{JLH}=\widehat{PK'I}$, $\widehat{PK'I}+\widehat{K'PL}+\widehat{PFK'}=180^{\circ}$
$\Rightarrow \widehat{JLP}=\widehat{PFK'}\Rightarrow JL//K'I$ hay K trùng K'
 




#726081 [TOPIC] ÔN TẬP HÌNH HỌC THI VÀO THPT CHUYÊN 2020-2021

Đã gửi bởi DaiphongLT on 28-04-2021 - 13:25 trong Hình học

Bài 36: Cho $\Delta ABC$ nội tiếp (O;R) có trực tâm H. D$\in \widehat{BC}$ nhỏ. Lấy E bất kì sao cho $CE//=AD$. Gọi K là trực tâm của $\Delta ACE$, P và Q là hình chiếu của K lên AB, BC. Chứng minh PQ đi qua trung điểm HK
P/s: Mng nhìn bài này có quen không :)




#725119 [TOPIC] ÔN TẬP HÌNH HỌC THI VÀO THPT CHUYÊN 2020-2021

Đã gửi bởi DaiphongLT on 08-04-2021 - 23:35 trong Hình học

$\boxed{17}$ Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (w) có đường cao BD và CE cắt nhau tại H. Dựng đường tròn ngoại tiếp tứ giác BEDC có tâm (O). Tiếp tuyến tại B,C của đường tròn (O) cắt nhau tại K.

a) T = (w) $\cap$ AK. Chứng minh tứ giác BTKD nội tiếp

b) S = AK $\cap$ BC, L = SH $\cap$ AO. Chứng minh tứ giác BELO nội tiếp

c) Chứng minh $\overline{S,E,D}$ 

d) Kẻ tiếp tuyến AX của đường tròn (O) sao cho S $\in$ cung nhỏ CD. Chứng minh $\overline{S,H,X}$

Tâm (BEDC) nằm trên BC rồi thì sao 2 tiếp tuyến tại B và C cắt nhau dc ạ




#725080 [TOPIC] ÔN TẬP HÌNH HỌC THI VÀO THPT CHUYÊN 2020-2021

Đã gửi bởi DaiphongLT on 08-04-2021 - 01:39 trong Hình học

Một tính chất quen thuộc của tâm nội tiếp tam giác: 

1 hướng khác nhưng phần đầu giống bạn 12DecMath
Sau khi cm dc KM//AN thì ta có $\frac{MD}{MH}=\frac{MN}{MH}=\frac{AK}{KH}=\frac{DS}{DH}\Rightarrow \frac{MH}{DH}=\frac{MD}{DS}=\frac{KM}{KI}\Rightarrow AK//DI$ hay AKDI là hbh

geogebra-export (11).png




#725158 [TOPIC] ÔN TẬP HÌNH HỌC THI VÀO THPT CHUYÊN 2020-2021

Đã gửi bởi DaiphongLT on 09-04-2021 - 21:01 trong Hình học

Cho mình hỏi tính chất quen thuộc chứng minh kiểu gì vậy? 

Gọi J là tâm đường tròn bàng tiếp góc A của $\Delta ABC$ tiếp xúc với BC tại P
Từ đây việc cm BD=CP có lẽ là ez vs các bạn rồi
Gọi X đối xứng với D qua I, ta có BI, BJ là phân giác trong ngoài $\widehat{ABC}$ $\Rightarrow \frac{AI}{AJ}=\frac{NI}{NJ}=\frac{ID}{PJ}=\frac{IX}{JP}\Rightarrow \Delta AIX\sim \Delta AJP(c-g-c)\Rightarrow \overline{A, X, P}$

vmf.PNG

P/s: đây là hình mk lấy ở đề thi hsg toán 9 hà nội năm nay vì một phần bài hình của đề cũng có áp dụng tính chất này và mk cũng hơi nhác vẽ hình trên GeoGebra nữa  :)




#725737 [TOPIC] ÔN TẬP HÌNH HỌC THI VÀO THPT CHUYÊN 2020-2021

Đã gửi bởi DaiphongLT on 21-04-2021 - 16:23 trong Hình học

a) Ta có $GM.GA=GB.GC=GF.GE\Rightarrow AMFE$ nội tiếp
b) Gọi I là giao của GH với AN. Giả sử (BNF) cắt (CNE) tại I'. Dễ thấy $\overline{A, N, I'}$ (tính chất quen thuộc)
Ta có NI'EC, AFI'E nội tiếp nên $\widehat{EFI'}=\widehat{EAI'}=\widehat{I'CN}$ $\Rightarrow$ GFI'C nội tiếp
Từ đây dễ cm dc $\widehat{GI'N}=90^{\circ}\Rightarrow GH\perp AN$
Mà A, E, I', F, H, M đồng viên nên $\widehat{AI'H}=90^{\circ}\Rightarrow HI'\perp AN$
$\Rightarrow$ đpcm




#726267 [TOPIC] ÔN TẬP HÌNH HỌC THI VÀO THPT CHUYÊN 2020-2021

Đã gửi bởi DaiphongLT on 30-04-2021 - 21:04 trong Hình học

Bài 37: Cho $\Delta ABC$ nội tiếp (O) có 3 đường cao AD, BE, CF. AD cắt (O) tại K, KF cắt (O) tại L.
a)Chứng minh CL đi qua trung điểm FE
b) Đường thẳng qua A song song với DE cắt CL tại N. Chứng minh $\widehat{OFN}=90^{\circ}$
P/s: Đề có vẻ ngắn nhưng lm mk mất hơi nhiều tg :)




#726137 [TOPIC] ÔN TẬP HÌNH HỌC THI VÀO THPT CHUYÊN 2020-2021

Đã gửi bởi DaiphongLT on 28-04-2021 - 23:18 trong Hình học

$\boxed{33}$Cho tam giác ABC có đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với các cạnh CA,AB tại E,F. Trên EF lấy các điểm M,N (không trùng E,F) sao cho BM=BF, CN=CE.

   1) Các đường thẳng CM và AB cắt nhau tại L. Chứng minh rằng :

        $\frac{LF}{LA}$=$\frac{CE}{CA}$$.$$\frac{MF}{ME}$

   2) Các đường thẳng BN và AC cắt nhau tại K. Chứng minh rằng KL$//$ EF

   3) Lấy J sao cho $\widehat{BMJ}$$=$$\widehat{CNJ}$$=$90o. Chứng minh rằng JI$\perp$BC

                                                                                                 (Trích nguyên văn đề thi thử KHTN vòng 2 - đợt 2) 

Cách giải khác cho câu a)
Từ L kẻ đường thẳng song song với AC cắt ME, MA tại G và L. Dễ cm dc LG=LF
Theo chùm đường thẳng đồng quy $\Rightarrow \frac{CE}{CA}=\frac{LG}{HL}=\frac{LF}{HL}$ (1)
$HL//MB\Rightarrow \frac{HL}{LA}=\frac{MB}{AB}=\frac{MF}{ME}$ (2)
Nhân (1) và (2) có dpcm

geogebra-export (18).png




#726321 [TOPIC] ÔN TẬP HÌNH HỌC THI VÀO THPT CHUYÊN 2020-2021

Đã gửi bởi DaiphongLT on 01-05-2021 - 19:51 trong Hình học

Bài 37: Cho $\Delta ABC$ nội tiếp (O) có 3 đường cao AD, BE, CF. AD cắt (O) tại K, KF cắt (O) tại L.
a)Chứng minh CL đi qua trung điểm FE
b) Đường thẳng qua A song song với DE cắt CL tại N. Chứng minh $\widehat{OFN}=90^{\circ}$
P/s: Đề có vẻ ngắn nhưng lm mk mất hơi nhiều tg :)

13213215465.PNG

P/s: đây là lời giải cho bài này, bạn nào muốn làm thêm thì vào link này nha https://geosiro.com/?p=1174 :)