Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TOÁN 10 TỈNH BẮC GIANG NĂM 2012-2013


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 12 trả lời

#1
AnnieSally

AnnieSally

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 647 Bài viết

Câu 1:

Cho hàm số $y=f(x)=x^{2}-2(m-1)x+m$

1) Tìm m để bất phương trình $f(x)\geq 0$ nhận mọi $x$ là nghiệm 

2) Tìm m để phương trình $f(x)= 0$ có hai nghiệm $x_{1},x_{2}$ lớn hơn 1.

Câu 2: 

1) Giải phương trình 

$2\sqrt{x-1}+3\sqrt{x-3}=\sqrt{x^{2}-4x+3}+6$

2) Giải hệ phương trình 

$\left\{\begin{matrix} & x^{3}+2x^{2}y-2y=x^{2}y+2xy^{2}-2x & \\ & \sqrt{2x-1}+\sqrt{2y-1}=x+2y-1 & \end{matrix}\right.$

Câu 3:

1) Giải bất phương trình 

$\sqrt{3x-2}+\sqrt{x+3}\geq x^{3}+3x-1$

2) Chứng minh rằng biểu thức sau không phụ thuộc vào $x$

$A=cos^{4}x-sin^{4}x+2sin^{2}x\sqrt[3]{3(sin^{4}+cos^{4}x)-2(sin^{6}x+cos^{6}x)}$

Câu 4:

1) Cho tam giác $ABC$. Chứng minh rằng với $G$ là trọng tâm tam giác $ABC$ ta có: 

$\overrightarrow{GA}.\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GB}.\overrightarrow{GC}+\overrightarrow{GC}.\overrightarrow{GA}=-\frac{1}{6}.(AB^{2}+BC^{2}+CA^{2})$

2) Trong mặt phẳng với hệ toạ độ $Oxy$, cho tam giác $ABC$ vuông tại $A(1;2)$. Đường thẳng chứa cạnh $BC$ có phương trình $x+y+1=0$. Tìm toạ độ $B$ và $C$, biết $AB=2AC$.

3) Trong mặt phẳng với hệ toạ độ $Oxy$, cho 2 đường tròn 

$(C_{1}):(x-1)^{2}+(y-3)^{2}=9$ và $(C_{2}):(x-2)^{2}+(y+2)^{2}=5$

Lập phương trình đường thẳng $\Delta$ đi qua $A(1;0)$, đồng thời $\Delta$ cắt các đường tròn $(C_{1})$ và $(C_{2})$ lần lượt tại $M, N$ ($M,N$ không trùng $A$) sao cho $AM=2AN$.

Câu 5:

Cho các số thực dương $a, ,b, c$ thoả mãn $a+b+c=3$. Chứng minh rằng

$\frac{a}{a^{3}+b^{2}+c}+\frac{b}{b^{3}+c^{2}+a}+\frac{c}{c^{3}+a^{2}+b}\leq 1$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi AnnieSally: 15-07-2013 - 17:03


#2
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Câu 5:

Cho các số thực dương $a, ,b, c$ thoả mãn $a+b+c=3$. Chứng minh rằng

$\frac{a}{a^{3}+b^{2}+c}+\frac{b}{b^{3}+c^{2}+a}+\frac{c}{c^{3}+a^{2}+b}\leq 1$

Lời giải. Áp dụng BĐT Cauchy-Schwarz ta có $(a^3+b^2+c) \left( \frac 1a + 1 +c \right) \ge (a+b+c)^2$ nên $\frac{a}{a^3+b^2+c} \le \frac{1+a+ac}{9}$.

Do đó $\sum \frac{a}{a^3+b^2+c} \le \frac{3+a+b+c+ab+bc+ca}{9} \le 1$.

Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $a=b=c=1$.


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#3
Yagami Raito

Yagami Raito

    Master Tetsuya

  • Thành viên
  • 1333 Bài viết

 

Câu 2: 

1) Giải phương trình 

$2\sqrt{x-1}+3\sqrt{x-3}=\sqrt{x^{2}-4x+3}+6$

 

 

 

Đặt $\sqrt{x-1}=a$ $\sqrt{x-3}=b$

$\Leftrightarrow 2a+3b=ab+6\Leftrightarrow (2-b)(a-3)=0$

Hoặc $b=2$ hoặc $a=3$ nên $x=7$ hoặc $x=10$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyentrunghieua: 15-07-2013 - 17:45

:nav: Học gõ công thức toán học tại đây

:nav: Hướng dẫn đặt tiêu đề tại đây

:nav: Hướng dẫn Vẽ hình trên diễn đàn toán tại đây

--------------------------------------------------------------

 


#4
Yagami Raito

Yagami Raito

    Master Tetsuya

  • Thành viên
  • 1333 Bài viết

 

2) Giải hệ phương trình 

$\left\{\begin{matrix} & x^{3}+2x^{2}y-2y=x^{2}y+2xy^{2}-2x & \\ & \sqrt{2x-1}+\sqrt{2y-1}=x+2y-1 & \end{matrix}\right.$

 

Từ (1) ta có $(x-y)(x^2+2xy+2)=0$ $\Rightarrow$ hoặc $x=y$ hoặc $x^2+2xy+2=0$

Với $x=y$ thay vào (2) ta có hoặc $x=1$ hoặc $x=\frac{5}{9}$

Với $x^2+2xy+2=0$ thay vào (2) giải tiếp : Đến đây em giải chưua ra mong mọi người thông cảm


:nav: Học gõ công thức toán học tại đây

:nav: Hướng dẫn đặt tiêu đề tại đây

:nav: Hướng dẫn Vẽ hình trên diễn đàn toán tại đây

--------------------------------------------------------------

 


#5
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết


2) Giải hệ phương trình 

$\left\{\begin{matrix} & x^{3}+2x^{2}y-2y=x^{2}y+2xy^{2}-2x \qquad (1) & \\ & \sqrt{2x-1}+\sqrt{2y-1}=x+2y-1 \qquad (2) & \end{matrix}\right.$

Lời giải. Điều kiện $x,y \ge \frac 12$.

Ta có $(1) \Leftrightarrow (x-y) \left( x^2+2xy+2 \right) =0$.

$\blacktriangleright$ Nếu $x=y$ thì $(2) \Leftrightarrow 2 \sqrt{2x-1}=3x-1 \Rightarrow (9x-5)(x-1)=0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=1 \\ x= \frac 59 \end{array} \right.$ thoả mãn điều kiện.

$\blacktriangleright$ Nếu $x^2+2xy+2=0$, mâu thuẫn với điều kiện.

 

Vậy $\boxed{ (x,y)= (1,1), \left( \frac 59, \frac 59 \right)}$.


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#6
LuminousVN

LuminousVN

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 63 Bài viết

Câu 1:

Cho hàm số $y=f(x)=x^{2}-2(m-1)x+m$

1) Tìm m để bất phương trình $f(x)\geq 0$ nhận mọi $x$ là nghiệm 

1) $f(x)\geq 0,\forall x\in\mathbb{R}\Leftrightarrow \Delta'\leq 0\Leftrightarrow (m-1)^2-m\leq 0\Leftrightarrow m^2-3m+1\leq 0$

$\Leftrightarrow m\geq \frac{3+\sqrt{5}}{2}\vee m\leq \frac{3-\sqrt{5}}{2}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi LuminousVN: 15-07-2013 - 19:36

Đây là FB của mình. Mong được làm quen với các bạn https://www.facebook...antri.nguyen.71 :D


#7
LuminousVN

LuminousVN

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 63 Bài viết

Câu 1:

2) Tìm m để phương trình $f(x)= 0$ có hai nghiệm $x_{1},x_{2}$ lớn hơn 1.

 

Phương trình $f(x)=0$ có nghiệm khi $\Delta'=m^2-3m+1\geq0$

Hai nghiệm của phương trình $f(x)=0$  đều lớn hơn 1 nên ta có các bất phương trình

$(m-1)+\sqrt{m^2-3m+1}>1\Leftrightarrow m>\frac{3+\sqrt{5}}{2}$

$(m-1)-\sqrt{m^2-3m+1}>1\Leftrightarrow\frac{3+\sqrt{5}}{2}<m<3$

Kết hợp các ĐK trên ta được $\frac{3+\sqrt{5}}{2}<m<3$


Đây là FB của mình. Mong được làm quen với các bạn https://www.facebook...antri.nguyen.71 :D


#8
tienthcsln

tienthcsln

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 99 Bài viết

Câu 5: Mọi người thử tham khảo cách này xem được không:

Áp dụng BĐT cô-si ta có:

 $a^{3}\geq 3a-2$ và $b^{2}\geq 2b-1$

Suy ra: $\frac{a}{a^{3}+b^{2}+c}\leqslant \frac{a}{3a+2b+c-3}= \frac{a}{2a+b}$

Làm tương tự với 2 phân thức kia ta được $\sum \frac{a}{a^{3}+b^{2}+c}\leqslant \sum \frac{a}{2a+b}$

Ta chỉ cần chứng minh: $\sum \frac{a}{2a+b} \leq 1$    (*)

(*) $\Leftrightarrow 3abc\leqslant ab^{2}+bc^{2}+ca^{2}$

BĐT này luôn đúng (theo BĐT cô-si)

Ta có đpcm.

Câu 3: a)

ĐK: $x\geq \frac{2}{3}$

Ta có:$x^{3}+3x-1$$\leq \sqrt{3x-2}+\sqrt{x+3}\leq \frac{7x+5}{4}$$\Leftrightarrow \left ( x-1 \right )\left ( 4x^{2}+4x+9 \right )\leq 0$$\Leftrightarrow x\leq 1$$\Rightarrow \frac{2}{3}\leq x\leq 1$

Mặt khác: BPT$\Leftrightarrow (\sqrt{3x-2}-1)+(\sqrt{x+3}-2)\geqslant x^{3}+3x-4\Leftrightarrow \frac{3(x-1)}{\sqrt{3x-2}+1}+\frac{x-1}{\sqrt{x+3}+2}\geqslant \left ( x-1 \right )\left ( x^{2}+x+4 \right )$

$\Rightarrow \frac{3}{\sqrt{3x-2}+1}+\frac{1}{\sqrt{x+3}+2}\leqslant x^{2}+x+4$

BĐT này luôn đúng vì $\frac{2}{3}\leqslant x\leqslant 1$ nên VT$\leqslant 9-\sqrt{33}< \frac{46}{9}\leqslant$ VP

Vậy BPT đã cho đúng với mọi x thỏa $\Rightarrow \frac{2}{3}\leq x\leq 1$



#9
LuminousVN

LuminousVN

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 63 Bài viết

Câu 4:

2) Trong mặt phẳng với hệ toạ độ $Oxy$, cho tam giác $ABC$ vuông tại $A(1;2)$. Đường thẳng chứa cạnh $BC$ có phương trình $x+y+1=0$. Tìm toạ độ $B$ và $C$, biết $AB=2AC$.

 

Giải

Gọi H là chân đường cao kẻ từ A của tam giác ABC $\Rightarrow AH:x-y+1=0$

H là giao điểm của AH và BC $\Rightarrow H(-1;0)$

Ta có $BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=\sqrt{(2AC)^2+AC^2}=AC\sqrt{5}$

Đồng thời $C\in BC\Rightarrow C(c;-c-1)$ và $B\in BC\Rightarrow B(b;-b-1)$

Mà $AC^2=BC.HC=AC.HC\sqrt{5}\Rightarrow AC=HC\sqrt{5} \Rightarrow AC^2=5HC^2$

$\Leftrightarrow (c-1)^2+(c+3)^2=5.2(c+1)^2$

$\Leftrightarrow 8c^2+16c=0\Leftrightarrow c=0\vee c=-2$

Vì tam giác ABC vuông tại A nên $\vec{BA}.\vec{CA}=0$ (1)

+ Với $c=0\Rightarrow C(0;-1)$ thì $(1)\Leftrightarrow (1-b)+3(b+3)=0\Leftrightarrow b=-5$

$\Rightarrow B(-5;4)$

+ Với $c=-2\Rightarrow C(-2;1)$ thì $(1)\Leftrightarrow 3(1-b)+(b+3)=0\Leftrightarrow b=3$

$\Rightarrow B(3;-4)$

Vậy $B(-5;4)$, $C(0;-1)$ hoặc $B(3;-4)$, $C(-2;1)$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi LuminousVN: 16-07-2013 - 14:49

Đây là FB của mình. Mong được làm quen với các bạn https://www.facebook...antri.nguyen.71 :D


#10
LuminousVN

LuminousVN

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 63 Bài viết

Câu 4:

3) Trong mặt phẳng với hệ toạ độ $Oxy$, cho 2 đường tròn 

$(C_{1}):(x-1)^{2}+(y-3)^{2}=9$ và $(C_{2}):(x-2)^{2}+(y+2)^{2}=5$

Lập phương trình đường thẳng $\Delta$ đi qua $A(1;0)$, đồng thời $\Delta$ cắt các đường tròn $(C_{1})$ và $(C_{2})$ lần lượt tại $M, N$ ($M,N$ không trùng $A$) sao cho $AM=2AN$.

 

$( C_1)$ có tâm $I_1(1;3)$, bán kính $R=3$

$( C_2)$ có tâm $I_2(2;-2)$, bán kính $R=\sqrt{5}$

Hai đường tròn cắt nhau tại hai điểm trong đó có 1 điểm là $A$.

Gọi $E_1$ và $E_2$ lần lượt là trung điểm của $AM$ và $AN$

Đường thẳng $\Delta$ đi qua $A(1;0)$ có phương trình $a(x-1)+by=0$ $(a^2+b^2>0)$

Ta có $AE_1^2=I_1A^2-I_1E_1^2=9- \frac {9b^2} {a^2+b^2}$

Tương tự $AE_2^2=5- \frac {(a-2b)^2} {a^2+b^2}$

$AM=2AN\Rightarrow AE_1=2AE_2\Rightarrow AE_1^2=4AE_2^2$

$\Leftrightarrow 7a^2+16ab+4b^2=0\Leftrightarrow 7(\frac{a}{b})^2+16\frac{a}{b}+4=0$

$\Leftrightarrow \frac{a}{b}=-2\vee \frac{a}{b}=-\frac{2}{7}$

$\Rightarrow \Delta:2x-y-2=0$ hoặc $\Delta:2x-7y-2=0$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi LuminousVN: 18-07-2013 - 18:21

Đây là FB của mình. Mong được làm quen với các bạn https://www.facebook...antri.nguyen.71 :D


#11
banhgaongonngon

banhgaongonngon

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1046 Bài viết
Câu 4:

1) Cho tam giác $ABC$. Chứng minh rằng với $G$ là trọng tâm tam giác $ABC$ ta có: 

$\overrightarrow{GA}.\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GB}.\overrightarrow{GC}+\overrightarrow{GC}.\overrightarrow{GA}=-\frac{1}{6}.(AB^{2}+BC^{2}+CA^{2})$

Câu 5:

Cho các số thực dương $a, ,b, c$ thoả mãn $a+b+c=3$. Chứng minh rằng

$\frac{a}{a^{3}+b^{2}+c}+\frac{b}{b^{3}+c^{2}+a}+\frac{c}{c^{3}+a^{2}+b}\leq 1$

 

Câu 4:

 

Gọi $a,b,c,m_{a},m_{b},m_{c}$ lần lượt là độ dài ba cạnh $BC,CA,AB$ và ba đường trung tuyến ứng với ba cạnh đó của tam giác $ABC$.

Ta có đẳng thức quen thuộc:

$0=\left (\overrightarrow{GA}+\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GC} \right )^{2}$

$\Rightarrow \overrightarrow{GA}.\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GB}.\overrightarrow{GC}+\overrightarrow{GC}.\overrightarrow{GA}=-\frac{1}{2}(GA^{2}+GB^{2}+GC^{2})$

Mặt khác ta có

$GA^{2}+GB^{2}+GC^{2}=\frac{4}{9}\left ( m_{a}^{2}+m_{b}^{2}+m_{c}^{2} \right )=\frac{1}{3}\left ( a^{2}+b^{2}+c^{2} \right )$

Từ đó suy ra

$\overrightarrow{GA}.\overrightarrow{GB}+\overrightarrow{GB}.\overrightarrow{GC}+\overrightarrow{GC}.\overrightarrow{GA}=-\frac{1}{6}\left ( a^{2}+b^{2}+c^{2} \right )$

 

Câu 5

$\sum \frac{a}{\frac{a^{2}}{\frac{1}{a}}+\frac{b^{2}}{1}+\frac{c^{2}}{c}}\leq \sum \frac{a}{\frac{(a+b+c)^{2}}{1+c+\frac{1}{a}}}=\frac{6+ab+bc+ca}{9}\leq 1$



#12
Kaito Kuroba

Kaito Kuroba

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 656 Bài viết

$a+b+c=3 CMR \sum \frac{a}{a^{3}+b^{2}+c}\leq 1$

 

theo cauchy-schwaz:

$\sum \frac{a}{a^{3}+b^{2}+c}$=$\sum \frac{a\left ( \frac{1}{a} \right +1+c)}{\left ( a^{3} \right+b^{2}+c )\left ( \frac{1}{a} +1+c\right )}\leq \frac{a\left ( \frac{1}{a} \right +1+c)}{\left ( a+b+c \right )^{2}}$=$\frac{1+a+ca}{9}$

 

ta chỉ cần chứng minh:

$\sum \frac{1+a+ca}{9}\leq 1 \Leftrightarrow ab+bc+ca\leq 3$

mà ta có:

$ab+bc+ca\leq \frac{\left ( a+b+c \right )^{2}}{3}$

từ đay suy ra ĐPCM "=" <=> a=b=c=1

 


$a+b+c=3 CMR \sum \frac{a}{a^{3}+b^{2}+c}\leq 1$

 

theo cauchy-schwaz:

\sum \frac{a}{a^{3}+b^{2}+c}\leq  \frac{a\left ( \frac{1}{a} \right +1+c)}{\left ( a^{3} \right+b^{2}+c )\left ( \frac{1}{a} +1+c\right )}\leq \frac{a\left ( \frac{1}{a} \right +1+c)}{\left ( a+b+c \right )^{2}}\leq \frac{1+a+ca}{9}

 

ta chỉ cần chứng minh:

$\sum \frac{1+a+ca}{9}\leq 1 \Leftrightarrow ab+bc+ca\leq 3$

mà ta có:

$ab+bc+ca\leq \frac{\left ( a+b+c \right )^{2}}{3}$

từ đay suy ra ĐPCM "=" <=> a=b=c=1


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Kaito Kuroba: 27-12-2013 - 13:19


#13
Kaito Kuroba

Kaito Kuroba

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 656 Bài viết

$a+b+c=3 CMR \sum \frac{a}{a^{3}+b^{2}+c}\leq 1$

 

theo cauchy-schwaz:

$\sum \frac{a}{a^{3}+b^{2}+c}=\sum \frac{a\left ( \frac{1}{a} \right +1+c)}{\left ( a^{3} \right+b^{2}+c )\left ( \frac{1}{a} +1+c\right )}\leq \frac{a\left ( \frac{1}{a} \right +1+c)}{\left ( a+b+c \right )^{2}}=\frac{1+a+ca}{9}$

 

ta chỉ cần chứng minh:

$\sum \frac{1+a+ca}{9}\leq 1 \Leftrightarrow ab+bc+ca\leq 3$

mà ta có:

$ab+bc+ca\leq \frac{\left ( a+b+c \right )^{2}}{3}$

từ đay suy ra ĐPCM "=" <=> a=b=c=1






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh