Đến nội dung

Hình ảnh

Kì thi học sinh giỏi Cộng hòa Áo năm 2012


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết

vmf.jpg

Ngày 1:

Bài 1:

Tìm giá trị lớn nhất của $m$ để bất đẳng thức sau đúng với mọi số thực $a,b,c$ khác $0$ thỏa mãn $\left |\frac{1}{a}  \right |+\left | \frac{1}{b} \right |+\left |\frac{1}{c}  \right |\leq \frac{1}{3}$ 

$$(a^2+4(b^2+c^2))(b^2+4(c^2+a^2))(c^2+4(a^2+b^2))\geq m$$

Đẳng thức xảy ra khi nào?

Bài 2:


Giải phương trình nghiệm nguyên:

$$x^4y^3(y-x)=x^3y^4-216$$

Bài 3:

Chúng ta gọi hình thang cân $PQRS$ là hình thang thú vị nếu nó nội tiếp hình vuông $ABCD$ sao cho mỗi đỉnh của hình thang nằm trên 1 cạnh của hình vuông, và đoạn thẳng nối trung điểm 2 cạnh kề của hình thang song song với đường chéo của hình vuông

Tìm tất cả các hình thang cân thú vị và tính diện tích của chúng

Ngày 2:

Bài 4: Cho dãy số thực $a_{1}, a_{2},...,a_{n}$. Gọi $m_{i}$ là trung bình cộng của các số $a_{1}, a_{2},..., a_{i}$. Chứng minh rằng nếu tồn tại số $C$ sao cho 

$$(i-j).m_{k}+(j-k).m_{i}+(k-i).m_{j}=C$$

với mọi bộ ba số nguyên dương phân biệt $(i, j, k)$ thì dãy $a_{1}, a_{2},...,a_{n}$ là dãy cấp số cộng.

Bài 5:

Giả sử $N$ là tập các số tự nhiên $n< 10^6$ thỏa mãn với mọi $n\in N$, tồn tại $1\leq k\leq 43$ sao cho $n^k\vdots 2012$. Tìm số phần tử của tập $N$

Bài 6:

Cho tam giác đều $ABC$ có cạnh bằng $2$. Xét các tam giác đều $PQR$ có cạnh bằng $1$ có $P$ nằm trên $AB$, $Q$ nằm trên $AC$ và $R$ nằm bên trong hoặc trên cạnh của tam giác $ABC$

Tìm quỹ tích trọng tâm tam giác $PQR$

 

 


1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#2
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Bài 2:Giải phương trình nghiệm nguyên:

$$x^4y^3(y-x)=x^3y^4-216$$

Lời giải. Phương trình tương đương $x^3y^3(y-xy+x^2)=216=6^3$.

Vì $x,y \in \mathbb{Z}$ nên ta suy ra $(xy)^3|6^3$ nên $xy|6$. Ta suy ra $xy \in \{ \pm 1, \pm 2, \pm 3, \pm 6 \}$.

Dễ dàng thử thì thấy $\boxed{(x,y)=(2,3),(-3,-2)}$.


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#3
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1670 Bài viết

 

 

Ngày 1:

Bài 1:

Tìm giá trị lớn nhất của $m$ để bất đẳng thức sau đúng với mọi số thực $a,b,c$ khác $0$ thỏa mãn $\left |\frac{1}{a}  \right |+\left | \frac{1}{b} \right |+\left |\frac{1}{c}  \right |\leq \frac{1}{3}$ 

$$(a^2+4(b^2+c^2))(b^2+4(c^2+a^2))(c^2+4(a^2+b^2))\geq m$$

Đẳng thức xảy ra khi nào?


Bài 5:

Giả sử $N$ là tập các số tự nhiên $n< 10^6$ thỏa mãn với mọi $n\in N$, tồn tại $1\leq k\leq 43$ sao cho $n^k\vdots 2012$. Tìm số phần tử của tập $N$


 

Bài $5$ , nhận thấy $n$ phải là bội của $1006$ vì $2012=2.2.503$

Rõ ràng $2$ và $503$ nguyên tố nên $n$ phải là một bội của $1006$

Chọn $k\geq 2$ là đủ thỏa mãn với mọi $n$ , nên số phần tử của nó phải là số các bội của $1006$ trong khoảng $(1006,10^{6}-1)$

:closedeyes:  ơ , thế này có lộn đề hay gì không nhỉ , hình như ra $994$

Bài $1$ , chọn $a=b=c>0$ ta có $a\geq 9$ 

Cho đẳng thức điều kiện xảy ra , tức là $a=b=c=9$

Ta có bất đẳng thức $(9a^{2})^{3}\geq m$

Cho $a=9$ và cho đẳng thức xảy ra , tức là $m=9^{9}$

Ở đây chỉ cần chứng minh với $a,b,c>0$ là đủ nên $\sum \frac{1}{a}\leq \frac{1}{3}$

Và chứng minh $\prod (a^{2}+4(b^{2}+c^{2}))\geq (\sqrt[3]{(abc)^{2}}+4\sqrt[3]{\prod (b^{2}+c^{2})})^{3}\geq (81+4.162)^{3}=729^{3}=9^{9}$

Ở đây theo giả thiết thì $abc\geq 3(ab+bc+ac)\geq 9(abc)^{\frac{2}{3}}$ nên $abc\geq 729$

Vậy $m=9^{9}$ là giá trị tốt nhất

Với bài $6$ ta thấy nếu gọi $G$ là trọng tâm tam giác $ABC$ thì tứ giác $APGQ$ là tứ giác nội tiếp .

Do đó theo tính chất góc nội tiếp thì $AG$ phải là phân giác góc $A$.

Ta lại có nhận xét .

Khi $Q$ di chuyển đến $C$ thì $P$ phải di chuyển đến $A$ , và $Q$ nằm trong hình tròn tâm $P$ bán kinh $1$ 

:luoi:  Xong kết luận quỹ tích là nằm trên phân giác góc $A$ và không vượt quá $I$ là trọng tâm $ABC$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bangbang1412: 01-10-2013 - 20:51

$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh