Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi HSG lớp 9 vòng 1 huyện Thanh Oai - Thành phố Hà Nội

thanh oai hà nội

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 14 trả lời

#1
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1670 Bài viết

                    ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP $9$ VÒNG $1$ NĂM HỌC $2013-2014$ 

                                               Môn : Toán , thời gian : $150$ phút 

Câu $1$ a) Cho biểu thức 

                  $M=(1-\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}+1}): (\frac{\sqrt{x}+3}{\sqrt{x-2}}+\frac{\sqrt{x}+2}{3-\sqrt{x}}+\frac{\sqrt{x}+2}{x-5\sqrt{x}+6})$

Rút gọn $M$ và tìm $x$ sao cho $M$ nguyên

b) Tính giá trị biểu thức $P=3.x^{2013}+5.x^{2011}+2006$

Trong đó $x=\sqrt{6+2\sqrt{2}\sqrt{3-\sqrt{\sqrt{2}+2\sqrt{3}+\sqrt{18-8\sqrt{2}}}}}-\sqrt{3}$

Câu $2$ : Giải các phương trình sau 

a) $(x+3)(x+4)(x+5)(x+6)=24$

b) $|2x-x^{2}-1|=2x-x^{2}-1$

Câu $3$ a) Cho hai số thực dương thỏa mãn điều kiện $x+y=1$

    Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $M=(x^{2}+\frac{1}{y^{2}})(y^{2}+\frac{1}{x^{2}})$

b) Cho $\sum \frac{1}{x+y}=6$ với $x,y,z$ là các số thực dương

Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức 

                         $\sum \frac{1}{3x+3y+2z}$

Câu $4$ : Cho đường tròn $(O,R)$ và hai đường kính $AB$ và $CD$ sao cho tiếp tuyến tại $A$ của đường tròn này cắt $BC,BD$ lần lượt tại $E,F$ . Gọi $P,Q$ lần lượt là trung điểm của $AE,AF$, gọi $H$ là trung điểm của $OA$

a) Chứng minh $H$ là trực tâm của tam giác $BPQ$

b) Gọi $x$ là số đo góc $BFE$ , tìm vị trí hai đường kính $AB,CD$ sao cho $sin^{6}x+cos^{6}x$ đạt giá trị nhỏ nhất , tính giá trị đó

c) Chứng minh hệ thức $CE.DF.EF=CD^{3}$

d) Chứng minh hệ thức $\frac{BE^{3}}{BF^{3}}=\frac{CE}{DF}$

Câu $5$ , tìm các số nguyên dương $n$ sao cho $n^{4}+n^{3}+1$ là số chính phương

                                                          Hết 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bangbang1412: 27-11-2013 - 20:20

$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#2
nguyentrungphuc26041999

nguyentrungphuc26041999

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 406 Bài viết

 

    Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $M=(x^{2}+\frac{1}{y^{2}})(y^{2}+\frac{1}{x^{2}})$

ta có 

$\left ( x^{2}+\frac{1}{y^{2}} \right )\left ( y^{2}+\frac{1}{x^{2}} \right )\geq \left ( xy+\frac{1}{xy} \right )^{2}$

$= \left ( xy+\frac{1}{16xy}+\frac{15}{16xy} \right )^{2}\geq \left ( \frac{1}{2}+\frac{15}{16xy} \right )^{2}=B$

$xy\leq \frac{\left ( x+y \right )^{2}}{4}=\frac{1}{4}$

$\Rightarrow B\geq \left ( \frac{1}{2}+\frac{15}{4} \right )^{2}=\frac{289}{16}$



#3
deathavailable

deathavailable

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 265 Bài viết

                 

b) Cho $\sum \frac{1}{x+y}=6$ với $x,y,z$ là các số thực dương

Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức 

                         $\sum \frac{1}{3x+3y+2z}$

 

Áp dụng BĐT Cauchy - Schwarz dạng Engel cho 4 số ta có

 

$ \sum \frac{1}{x+y}+ \frac{1}{x+y} \geq \frac{16}{3x+3y+2z}$

 

Tương tự $ \sum \frac{1}{x+y}+ \frac{1}{z+y} \geq \frac{16}{3x+3y+2x}$

 

 

Và $ \sum \frac{1}{x+y}+ \frac{1}{x+z} \geq \frac{16}{3x+3y+2y}$

 

 

Cộng lại ta được $max \sum \frac{1}{3x+3y+2z}= \frac{3}{2}$

 

PS: Ai vào xem hộ mình với, sao gõ latex mãi không được nhỉ???


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi deathavailable: 27-11-2013 - 21:05

Ế là xu thế mang tầm cỡ quốc tế của các cấp bậc vai vế

 


#4
nguyentrungphuc26041999

nguyentrungphuc26041999

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 406 Bài viết

b) Cho $\sum \frac{1}{x+y}=6$ với $x,y,z$ là các số thực dương

Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức 

                         $\sum \frac{1}{3x+3y+2z}$

ta có

theo bđt cauchy-schwart 

$\sum \frac{1}{3x+3y+2z}\leq \frac{1}{16}\sum \left ( \frac{1}{x+y} +\frac{1}{x+y}+\frac{1}{x+z}+\frac{1}{y+z}\right )= \frac{3}{2}$



#5
nguyentrungphuc26041999

nguyentrungphuc26041999

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 406 Bài viết

Câu $2$ : Giải các phương trình sau 

a) $(x+3)(x+4)(x+5)(x+6)=24$

$\Leftrightarrow \left ( x^{2}+9x+18 \right )\left ( x^{2}+9x+20 \right )= 24$

đặt $x^{2}+9x+19=y$ là xong



#6
bachhammer

bachhammer

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 659 Bài viết

Mặc dù là đề THCS nhưng cũng hứng thú làm thử (câu 5 nhé): 

Với n = 1 thì ko thoả. Với n = 2 thì $2^{4}+2^{3}+1=25$ là số chính phương. Xét n > 2 thì dễ dàng chứng minh được bằng biến đổi tương đương: 

$(n^{2}+n-1)^{2}<n^{4}+n^{3}+1<(n^{2}+n)^{2}$

Mà đều này ko thể xảy ra với một số chính phương.

Kết luận n = 2.


:ukliam2: TOPIC SỐ HỌC - Bachhammer :ukliam2: 

Topic số học, các bài toán về số học

:namtay  :namtay  :namtay  :lol:  :lol:  :lol:  :lol:  :excl:  :excl:  :excl:  :lol:  :lol:  :lol: :icon6:  :namtay  :namtay  :namtay  


#7
neversaynever99

neversaynever99

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 243 Bài viết

Hoặc dùng AM-GM:

$\frac{1}{x+y}+\frac{1}{x+y}+\frac{1}{x+z}+\frac{1}{y+z}\geq \frac{16}{3x+3y+2z}$(1)

Tương tự 

$\frac{1}{y+z}+\frac{1}{y+z}+\frac{1}{x+y}+\frac{1}{y+z}\geq \frac{16}{3z+3y+2x}$(2)

$\frac{1}{x+z}+\frac{1}{x+z}+\frac{1}{x+y}+\frac{1}{y+z}\geq \frac{16}{3x+3z+2y}$(3)

Từ (1);(2)&(3) ta có

$16\sum \frac{1}{3x+3y+2z}\leq 4\sum \frac{1}{x+y}$

$\Leftrightarrow \sum \frac{1}{3x+3y+2z}\leq \frac{3}{2}$



#8
neversaynever99

neversaynever99

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 243 Bài viết

2b

$\left | 2x-x^{2}-1 \right |=2x-x^{2}-1$

$\Rightarrow 2x-x^{2}-1\geq 0$

$hay(x-1)^{2}\leq 0$

Từ đó suy ra x=1 là nghiệm của pt đã cho



#9
nguyentrungphuc26041999

nguyentrungphuc26041999

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 406 Bài viết

b) Tính giá trị biểu thức $P=3.x^{2013}+5.x^{2011}+2006$

Trong đó $x=\sqrt{6+2\sqrt{2}\sqrt{3-\sqrt{\sqrt{2}+2\sqrt{3}+\sqrt{18-8\sqrt{2}}}}}-\sqrt{3}$

sau 1 hồi biến đổi ta thấy $x=1$

$P=2014$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyentrungphuc26041999: 27-11-2013 - 20:52


#10
trantuananh9a

trantuananh9a

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 41 Bài viết

ta có 

$\left ( x^{2}+\frac{1}{y^{2}} \right )\left ( y^{2}+\frac{1}{x^{2}} \right )\geq \left ( xy+\frac{1}{xy} \right )^{2}$

$= \left ( xy+\frac{1}{16xy}+\frac{15}{16xy} \right )^{2}\geq \left ( \frac{1}{2}+\frac{15}{16xy} \right )^{2}=B$

$xy\leq \frac{\left ( x+y \right )^{2}}{4}=\frac{1}{4}$

$\Rightarrow B\geq \left ( \frac{1}{2}+\frac{15}{4} \right )^{2}=\frac{289}{16}$

giải trực tiếp


Cực Ngu Hình


#11
nguyentrungphuc26041999

nguyentrungphuc26041999

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 406 Bài viết

 

b) $|2x-x^{2}-1|=2x-x^{2}-1$

Ta có $2x-x^{2}-1\leq 0$

$VT\geq 0$

$\Rightarrow x=1$

thử lại



#12
Hoang Thi Thao Hien

Hoang Thi Thao Hien

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 76 Bài viết

1483323_230287273799688_1629334350_n.jpg

 

 

a, Dễ thấy: $\widehat{DBC}= 90^{\circ}$. Do Q là trung điểm AF, O là trung điểm AB nên OQ là đường trung bình $\bigtriangleup ABF$ nên OQ // BF $\Rightarrow$ OQ $\perp$ BC mà AB  $\perp$ EQ nên O là trực tâm $\bigtriangleup BQE$ $\Rightarrow$ EO$\perp$BQ. Mà P là trung điểm AE, H là trung điểm OA nên PH là đường trung bình $\bigtriangleup EAO$ $\Rightarrow$PH$\perp$BQ$\Rightarrow$ H là trực tâm $\bigtriangleup BPQ$

b, Ta có: $sin^{2}x+cos^{2}x=1\Rightarrow (sin^{2}x+cos^{2}x)^{3}=1 \Rightarrow sin^{6}x+cos^{6}x+3sin^{2}xcos^{2}x(sin^{2}x+cos^{2}x)=1$$\Rightarrow sin^{6}x+cos^{6}x=1-3sin^{2}xcos^{2}x$

Áp dụng BĐT Cô-si: $sinxcosx\leq \frac{sin^{2}x+cos^{2}x}{2}= \frac{1}{2}$$\Rightarrow 3cos^{2}xsin^{2}x\leq \frac{3}{4}$$\Rightarrow sin^{6}x+cos^{6}x\geq 1-\frac{3}{4}= \frac{1}{4}$...

c, Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông:

$DF.BF= AF^{2}, CE.BE=AE^{2}, EF=\frac{BE.BF}{AB}$$\Rightarrow CE.DF.EF= \frac{AF^{2}}{BF}.\frac{AE^{2}}{EB}.\frac{BE.BF}{AB}=AB^{3}=CD^{3}$(đpcm)

d, Dễ thấy: AC$\perp$BE, AD$\perp$BF$\Rightarrow$$\frac{BE^{2}}{BF^{2}}= \frac{EA.EF}{AF.EF}=\frac{EA}{AF}\Rightarrow \frac{BE^{4}}{BF^{4}}= \frac{EA^{2}}{AF^{2}}=\frac{EA.EB}{DF.BF}\Rightarrow \frac{BE^{3}}{BF^{3}}= \frac{EC}{DF}$(đpcm)


Tử Vụ, chàng còn nhớ không, lần đầu chúng ta gặp nhau, trời cũng mưa.
Gặp nhau dưới mưa, tựa như trong ý họa tình thơ. 
Bên bờ dương liễu Giang Nam, dưới mái hiên ngói xanh, tầng tầng mưa phùn mông lung. 
Lúc đó ta chỉ là một ca cơ không chút danh tiếng, mà chàng là vị Hầu gia quần là áo lượt nhàn tản.
Trong mưa gặp nhau, dây dưa cả đời.
Một đời Tang Ca như mưa bụi mông lung, vui sướng vì gặp được chàng, tan đi cũng vì chàng, bất hối.

                ~Tang Ca~            

    


#13
Hoang Tung 126

Hoang Tung 126

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2061 Bài viết

Bài 2 :Câu a: $(x+3)(x+4)(x+5)(x+6)=24< = > (x^2+9x+18)(x^2+9x+20)=24$

Đặt $x^2+9x+18=a$ .PT $< = > a(a+2)=24< = > (a-4)(a+6)=0$

Đến đây giải là xong



#14
Hoang Tung 126

Hoang Tung 126

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2061 Bài viết

Bài 2: Câu b: Xét 2 Th rồi phá trị tuyệt đối là xong



#15
hettien

hettien

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 35 Bài viết

                    ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP $9$ VÒNG $1$ NĂM HỌC $2013-2014$ 

                                               Môn : Toán , thời gian : $150$ phút 

Câu $1$ a) Cho biểu thức 

                  $M=(1-\frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}+1}): (\frac{\sqrt{x}+3}{\sqrt{x-2}}+\frac{\sqrt{x}+2}{3-\sqrt{x}}+\frac{\sqrt{x}+2}{x-5\sqrt{x}+6})$

Rút gọn $M$ và tìm $x$ sao cho $M$ nguyên

b) Tính giá trị biểu thức $P=3.x^{2013}+5.x^{2011}+2006$

Trong đó $x=\sqrt{6+2\sqrt{2}\sqrt{3-\sqrt{\sqrt{2}+2\sqrt{3}+\sqrt{18-8\sqrt{2}}}}}-\sqrt{3}$

Câu $2$ : Giải các phương trình sau 

a) $(x+3)(x+4)(x+5)(x+6)=24$

b) $|2x-x^{2}-1|=2x-x^{2}-1$

Câu $3$ a) Cho hai số thực dương thỏa mãn điều kiện $x+y=1$

    Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $M=(x^{2}+\frac{1}{y^{2}})(y^{2}+\frac{1}{x^{2}})$

b) Cho $\sum \frac{1}{x+y}=6$ với $x,y,z$ là các số thực dương

Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức 

                         $\sum \frac{1}{3x+3y+2z}$

Câu $4$ : Cho đường tròn $(O,R)$ và hai đường kính $AB$ và $CD$ sao cho tiếp tuyến tại $A$ của đường tròn này cắt $BC,BD$ lần lượt tại $E,F$ . Gọi $P,Q$ lần lượt là trung điểm của $AE,AF$, gọi $H$ là trung điểm của $OA$

a) Chứng minh $H$ là trực tâm của tam giác $BPQ$

b) Gọi $x$ là số đo góc $BFE$ , tìm vị trí hai đường kính $AB,CD$ sao cho $sin^{6}x+cos^{6}x$ đạt giá trị nhỏ nhất , tính giá trị đó

c) Chứng minh hệ thức $CE.DF.EF=CD^{3}$

d) Chứng minh hệ thức $\frac{BE^{3}}{BF^{3}}=\frac{CE}{DF}$

Câu $5$ , tìm các số nguyên dương $n$ sao cho $n^{4}+n^{3}+1$ là số chính phương

                                                   

câu2 b nhân hai cái đầu và hai cái cuối lại với nhau rồi đặt ẩn để rút gọn bt là xong






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh