Đến nội dung

Hình ảnh

Tính xác suất để chỉ có một công ty bị thua lỗ?

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 13 trả lời

#1
thuysh

thuysh

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 58 Bài viết

Hai công ty A và B cùng kinh doanh một loại mặt hàng. Xác xuất để công ty A bị thua lỗ là 0,2; xác suất để công ty B bị thua lỗ là 0,4. Tuy vậy trên thực tế thì khả năng để cả hai công ty cùng bị thua lỗ chỉ là 0,1. Tính xác suất của các trường hợp sau:

a) Chỉ có một công ty bị thua lỗ.

b) Có ít nhất một công ty kinh doanh không bị thua lỗ.



#2
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2496 Bài viết

Hai công ty A và B cùng kinh doanh một loại mặt hàng. Xác xuất để công ty A bị thua lỗ là 0,2; xác suất để công ty B bị thua lỗ là 0,4. Tuy vậy trên thực tế thì khả năng để cả hai công ty cùng bị thua lỗ chỉ là 0,1. Tính xác suất của các trường hợp sau:

a) Chỉ có một công ty bị thua lỗ.

b) Có ít nhất một công ty kinh doanh không bị thua lỗ.

$M$ : công ty $A$ thua lỗ ; $N$ : công ty $B$ thua lỗ $\Rightarrow P(M)=0,2$ ; $P(N)=0,4$ ; $P(MN)=0,1$

$M\overline{N}$ : chỉ có công ty $A$ thua lỗ $\Rightarrow P(M\overline{N})=0,2-0,1=0,1$

$\overline{M}N$ : chỉ có công ty $B$ thua lỗ $\Rightarrow P(\overline{M}N)=0,4-0,1=0,3$

$a)$ Xác suất để chỉ có đúng $1$ công ty thua lỗ là $P(M\overline{N})+P(\overline{M}N)=0,3+0,1=0,4$ (hay $0,2+0,4-2.0,1=0,4$)

$b)$ Xác suất có ít nhất $1$ công ty không bị thua lỗ là $1-P(MN)=1-0,1=0,9$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi chanhquocnghiem: 21-12-2013 - 16:25

...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#3
bear147

bear147

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 6 Bài viết

$M$ : công ty $A$ thua lỗ ; $N$ : công ty $B$ thua lỗ $\Rightarrow P(M)=0,2$ ; $P(N)=0,4$ ; $P(MN)=0,1$

$M\overline{N}$ : chỉ có công ty $A$ thua lỗ $\Rightarrow P(M\overline{N})=0,2-0,1=0,1$

$\overline{M}N$ : chỉ có công ty $B$ thua lỗ $\Rightarrow P(\overline{M}N)=0,4-0,1=0,3$

$a)$ Xác suất để chỉ có đúng $1$ công ty thua lỗ là $P(M\overline{N})+P(\overline{M}N)=0,3+0,1=0,4$ (hay $0,2+0,4-2.0,1=0,4$)

$b)$ Xác suất có ít nhất $1$ công ty không bị thua lỗ là $1-P(MN)=1-0,1=0,9$

cho e hỏi sao ở trên không tách thành phép nhân 2 xác suất đc ạ?



#4
Konstante

Konstante

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 106 Bài viết

Do hai sự kiện $M$ và $N$ không độc lập nên nói chung $P(M \cap N) \neq P(M) P(N)$.



#5
bear147

bear147

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 6 Bài viết

Do hai sự kiện $M$ và $N$ không độc lập nên nói chung $P(M \cap N) \neq P(M) P(N)$.


E chưa hiểu sao ko độc lập ạ, tại e thấy công ty A thua lỗ hay không cũng ko ảnh hưởng đến xác suất thua lỗ của công ty B. Ko biết có chỗ nào e hiểu ko đúng ko ạ

#6
Nobodyv3

Nobodyv3

    Generating Functions Faithful

  • Thành viên
  • 948 Bài viết

E chưa hiểu sao ko độc lập ạ, tại e thấy công ty A thua lỗ hay không cũng ko ảnh hưởng đến xác suất thua lỗ của công ty B. Ko biết có chỗ nào e hiểu ko đúng ko ạ

Theo mình hiểu thì :
Nếu 2 cty độc lập thì ta phải có $P(M\cap N)=0 $ nhưng theo đề bài thì $P(M\cap N)=0,1 $ do đó sự thua lỗ của 2 cty này là không độc lập với nhau.
===========
Thà rót cho ta..... trăm nghìn chung... rượu độc ...miễn sao đừng bắt em làm toán!..hu hu...

#7
Konstante

Konstante

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 106 Bài viết

Việc thua lỗ của một công ty hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến việc thua lỗ của công ty khác, điều này vẫn xảy ra thường xuyên trong thực tế.

 

Một cách hiểu mang tính "trực giác" là hai sự kiện độc lập với nhau khi sự kiện này xảy ra hay không xảy ra, sẽ không ảnh hưởng gì đến (hay là không cho biết thông tin gì cho) việc xảy ra hay không xảy ra của sự kiện kia.

 

Khi $P(M \cap N) = 0$ thì về mặt "trực giác" có nghĩa là $M$ và $N$ không thể đồng thời xảy ra, và từ đó ta có thể nhận ra rằng nói chung hai sự kiện $M$ và $N$ sẽ không độc lập với nhau (vì sự xảy ra của sự kiện này sẽ ngăn cản sự xảy ra của sự kiện kia).


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Konstante: Hôm qua, 11:03


#8
bear147

bear147

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 6 Bài viết

Việc thua lỗ của một công ty hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến việc thua lỗ của công ty khác, điều này vẫn xảy ra thường xuyên trong thực tế.

 

Một cách hiểu mang tính "trực giác" là hai sự kiện độc lập với nhau khi sự kiện này xảy ra hay không xảy ra, sẽ không ảnh hưởng gì đến (hay là không cho biết thông tin gì cho) việc xảy ra hay không xảy ra của sự kiện kia.

 

Khi $P(M \cap N) = 0$ thì về mặt "trực giác" có nghĩa là $M$ và $N$ không thể đồng thời xảy ra, và từ đó ta có thể nhận ra rằng nói chung hai sự kiện $M$ và $N$ sẽ không độc lập với nhau (vì sự xảy ra của sự kiện này sẽ ngăn cản sự xảy ra của sự kiện kia).

dạ e vẫn chưa hiểu lắm. Ở trên đề là P(MN) = 0.1, tức là sự kiện này xảy ra thì sự kiện kia vẫn có thể xảy ra hoặc không, vậy có phải 2 sự kiện này độc lập với nhau? Vậy dựa vào đâu để xác định 2 biến cố có độc lập với nhau hay ko? Hay chỉ dựa vào kiến thức thực tế ạ?



#9
bear147

bear147

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 6 Bài viết

Theo mình hiểu thì :
Nếu 2 cty độc lập thì ta phải có $P(M\cap N)=0 $ nhưng theo đề bài thì $P(M\cap N)=0,1 $ do đó sự thua lỗ của 2 cty này là không độc lập với nhamình

mình nghĩ cái này là 'xung khắc' đúng hơn là 'độc lập' 



#10
Konstante

Konstante

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 106 Bài viết

Nếu đề bài không nói gì về hai sự kiện, thì không thể "tự ý" cho rằng chúng độc lập với nhau.



#11
bear147

bear147

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 6 Bài viết

Nếu đề bài không nói gì về hai sự kiện, thì không thể "tự ý" cho rằng chúng độc lập với nhau.

dạ e cảm ơn ạ



#12
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2496 Bài viết

E chưa hiểu sao ko độc lập ạ, tại e thấy công ty A thua lỗ hay không cũng ko ảnh hưởng đến xác suất thua lỗ của công ty B. Ko biết có chỗ nào e hiểu ko đúng ko ạ

Hai biến cố $M$ và $N$ độc lập khi và chỉ khi $P(MN)=P(M).P(N)$

Trong bài này : $P(M)=0,2$ ; $P(N)=0,4$ ; $P(\overline{M})=0,8$ ; $P(\overline{N})=0,6$

$P(M\overline{N})=0,1$ ; $P(\overline{M}N)=0,3$ ; $P(MN)=0,1$ ; $P(\overline{MN})=0,5$

Ta rút ra rằng :

Khi công ty $A$ lỗ $(M)$ thì xác suất $B$ cũng lỗ $(N)$ là $0,5$ (lớn hơn $0,4$)

Khi công ty $B$ lỗ $(N)$ thì xác suất $A$ cũng lỗ $(M)$ là $0,25$ (lớn hơn $0,2$)

Khi công ty $A$ không lỗ $(\overline{M})$ thì XS $B$ không lỗ $(\overline{N})$ là $\frac{5}{8}$ (lớn hơn $0,6$)

Khi công ty $B$ không lỗ $(\overline{N})$ thì XS $A$ không lỗ $(\overline{M})$ là $\frac{5}{6}$ (lớn hơn $0,8$)

Lấy ví dụ thực tế : ông $A$ và ông $B$ đều là người làm muối.

Năm nay nắng to, năng suất muối tăng $20$ % nhưng giá muối giảm một nửa so với bình thường.

Cả ông $A$ và ông $B$ đều cần cù, siêng năng, nhưng người tính không bằng trời tính. Nếu năm nay, một ông thua lỗ thì ông kia cũng nhiều khả năng thua lỗ theo. Còn nếu một ông không lỗ thì ông kia cũng nhiều khả năng không lỗ theo.

Đây là một ví dụ về hai biến cố không độc lập trong thực tế.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi chanhquocnghiem: Hôm qua, 17:25

...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#13
bear147

bear147

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 6 Bài viết

Hai biến cố $M$ và $N$ độc lập khi và chỉ khi $P(MN)=P(M).P(N)$

Trong bài này : $P(M)=0,2$ ; $P(N)=0,4$ ; $P(\overline{M})=0,8$ ; $P(\overline{N})=0,6$

$P(M\overline{N})=0,1$ ; $P(\overline{M}N)=0,3$ ; $P(MN)=0,1$ ; $P(\overline{MN})=0,5$

Ta rút ra rằng :

Khi công ty $A$ lỗ $(M)$ thì xác suất $B$ cũng lỗ $(N)$ là $0,5$ (lớn hơn $0,4$)

Khi công ty $B$ lỗ $(N)$ thì xác suất $A$ cũng lỗ $(M)$ là $0,25$ (lớn hơn $0,2$)

Khi công ty $A$ không lỗ $(\overline{M})$ thì XS $B$ không lỗ $(\overline{N})$ là $\frac{5}{8}$ (lớn hơn $0,6$)

Khi công ty $B$ không lỗ $(\overline{N})$ thì XS $A$ không lỗ $(\overline{M})$ là $\frac{5}{6}$ (lớn hơn $0,8$)

Lấy ví dụ thực tế : ông $A$ và ông $B$ đều là người làm muối.

Năm nay nắng to, năng suất muối tăng $20$ % nhưng giá muối giảm một nửa so với bình thường.

Cả ông $A$ và ông $B$ đều cần cù, siêng năng, nhưng người tính không bằng trời tính. Nếu năm nay, một ông thua lỗ thì ông kia cũng nhiều khả năng thua lỗ theo. Còn nếu một ông không lỗ thì ông kia cũng nhiều khả năng không lỗ theo.

Đây là một ví dụ về hai biến cố không độc lập trong thực tế.

dạ cho e hỏi, nếu mình biết được M,N là 2 biến cố không độc lập thì có thể suy ra M(phủ định) và N, M và N(phủ định), M (phủ định) và N(phủ định), đều không độc lập ko ạ?


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bear147: Hôm nay, 10:58


#14
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2496 Bài viết

dạ cho e hỏi, nếu mình biết được M,N là 2 biến cố không độc lập thì có thể suy ra M(phủ định) và N, M và N(phủ định), M (phủ định) và N(phủ định), đều không độc lập ko ạ?

Có thể.
 


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)





12 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 12 khách, 0 thành viên ẩn danh