Jump to content

Photo

Đề thi HSG huyện Yên Thành VÒNG 2


  • Please log in to reply
11 replies to this topic

#1
pdtienArsFC

pdtienArsFC

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 133 posts

Đề chính thức          

1. a, Với mỗi số k nguyên dương, đặt:

$S_{k}=(\sqrt{2}-1)^k+(\sqrt{2}+1)^k$

C/m: Với mọi số nguyên dương m,n (m>n) thì:

$S_{m+n}+S_{m-n}=S_{m}.S_{n}$

b, Cho tam thức bậc hai $f(x)=x^2+ax+b$. Chứng minh rằng với mọi giá trị của a và b trong 3 số $\left | f(0) \right |,\left | f(1) \right |,\left | f(-1) \right |$ có ít nhất 1 số lớn hơn hoặc bằng $\frac{1}{2}$.

2. GPT:

a, $x^2+3x+1=(x+3)\sqrt{x^2+1}$.

b, $\sqrt{4x+1}-\sqrt{3x-2}=\frac{x+3}{5}$.

3. Cho $0\leq a,b,c\leq 2$ có a+b+c=3. Chứng mịnh $a^2+b^2+c^2\leq 5$.

4. Cho $\Delta ABC$ vuông cân tại A, đường cao AH. Gọi M,N là trung điểm của AH,CH.

a, C/m: BM vuông góc AN.

b, Gọi giao điểm của BM và AC là I. Tính $tan\widehat{ABI}$

c, Trên tia đối của tia BA lấy điểm K sao cho $BK=\frac{1}{2}BA$. Chứng minh: $\widehat{INK}=90^{0}$

5. Chi tam giác ABC cân tại A. Trên cạnh BC lấy D sao cho CD=2.BD. So sánh $\widehat{BAD}$ và $\frac{1}{2}\widehat{CAD}$.                                                                         


                           80b68e1e79774daab705a98543684359.0.gif

 


#2
lahantaithe99

lahantaithe99

    Trung úy

  • Thành viên
  • 883 posts

Đề chính thức          

1. a, Với mỗi số k nguyên dương, đặt:

$S_{k}=(\sqrt{2}-1)^k+(\sqrt{2}+1)^k$

C/m: Với mọi số nguyên dương m,n (m>n) thì:

$S_{m+n}+S_{m-n}=S_{m}.S_{n}$

 

$S_{m}=(\sqrt{2}-1)^m+(\sqrt{2}+1)^m$

$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} (\sqrt{2}-1)^n.S_{m}=(\sqrt{2}-1)^{m+n}+(\sqrt{2}+1)^{m-n} & \\ (\sqrt{2}+1)^n.S_{m}=(\sqrt{2}-1)^{m-n}+(\sqrt{2}+1)^{m+n} & \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow ((\sqrt{2}+1)^n+(\sqrt{2}-1)^n)S_{m}=(\sqrt{2}-1)^{m+n}+(\sqrt{2}+1)^{m-n}+(\sqrt{2}-1)^{m-n}+(\sqrt{2}+1)^{m+n}$

$\Leftrightarrow S_{n}.S_{m}=S_{m+n}+S_{m-n}$



#3
laiducthang98

laiducthang98

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 314 posts

Đề chính thức          

b, $\sqrt{4x+1}-\sqrt{3x-2}=\frac{x+3}{5}$.

                                                                     

PTTĐ $<=> (x+3)(\frac{1}{\sqrt{4x+1}+\sqrt{3x-2}}-\frac{1}{5})=0$



#4
laiducthang98

laiducthang98

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 314 posts

Đề chính thức          

3. Cho $0\leq a,b,c\leq 2$ có a+b+c=3. Chứng mịnh $a^2+b^2+c^2\leq 5$.

                                                                         

Từ đk ta có $\left\{\begin{matrix} (2-a)\geq 0 & & \\ (2-b)\geq 0& & \\ (2-c)\geq 0& & \end{matrix}\right.$ $=>(2-a)(2-b)(2-c)\geq 0$

$=>(4-2b-2a+ab)(2-c)\geq 0$

$=>8-4(a+b+c)+2(ab+bc+ca)-abc\geq 0$

$=>2(a+b+c)\geq 4+abc$

$=>2(a+b+c)\geq 4$. Dấu bằng xảy ra khi abc=0

Lại có : $9=(a+b+c)^2=a^2+b^2+c^2+2ab+2bc+2ca\geq a^2+b^2+c^2+4$ => $5\geq a^2+b^2+c^2$ $(đ.f.c.m)$

Dấu bằng xảy ra khi (a,b,c)=(2,1,0) và các hoán vị của chúng :) 



#5
lahantaithe99

lahantaithe99

    Trung úy

  • Thành viên
  • 883 posts

 

$=>2(a+b+c)\geq 4$. Dấu bằng xảy ra khi abc=0

Lại có : $9=(a+b+c)^2=a^2+b^2+c^2+2ab+2bc+2ca\geq a^2+b^2+c^2+4$ => $5\geq a^2+b^2+c^2$ $(đ.f.c.m)$

Dấu bằng xảy ra khi (a,b,c)=(2,1,0) và các hoán vị của chúng :)

Đề bài  người ta cho a+b+c=3 rồi mà bạn còn viết $2(a+b+c)\geq 4$

Hơn nữa cái phần mình tô đỏ của bạn mình không hiểu tại sao bạn làm đc như vậy???



#6
Viet Hoang 99

Viet Hoang 99

    $\textbf{Trương Việt Hoàng}$

  • Điều hành viên THPT
  • 2291 posts

Tham khảo thêm ở đây @@



#7
bengoyeutoanhoc

bengoyeutoanhoc

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 124 posts

Đề bài  người ta cho a+b+c=3 rồi mà bạn còn viết $2(a+b+c)\geq 4$

Hơn nữa cái phần mình tô đỏ của bạn mình không hiểu tại sao bạn làm đc như vậy???

laiducthang98 viết nhầm rồi,phải là $\Rightarrow 2(ab+bc+ac)\geq 4+abc\Rightarrow 2(ab+bc+ca)\geq 4$$\Rightarrow 2(ab+bc+ac)\geq 4+abc\Rightarrow 2(ab+bc+ca)\geq 4$ từ đó $\Rightarrow$ bước phía dưới bạn tô đỏ


Edited by bengoyeutoanhoc, 05-01-2014 - 21:58.


#8
bengoyeutoanhoc

bengoyeutoanhoc

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 124 posts

Đề chính thức          

2. GPT:

a, $x^2+3x+1=(x+3)\sqrt{x^2+1}$.

                                                            

Phương trình vô tỉ..

Đặt $x^{2}+1=a$ ta có phương trình $a^{2}+3x=(x+3)a\Leftrightarrow a^{2}-ax+3x-3a=0\Leftrightarrow \Leftrightarrow (a-x)(a-3)\Leftrightarrow \begin{bmatrix} a=x & \\ a=3& \end{bmatrix}\Leftrightarrow x^{2}+1=9\Leftrightarrow x=2\sqrt{2}$



#9
lahantaithe99

lahantaithe99

    Trung úy

  • Thành viên
  • 883 posts

lahantaithe99 viết nhầm rồi,phải là $\Rightarrow 2(ab+bc+ac)\geq 4+abc\Rightarrow 2(ab+bc+ca)\geq 4$$\Rightarrow 2(ab+bc+ac)\geq 4+abc\Rightarrow 2(ab+bc+ca)\geq 4$ từ đó $\Rightarrow$ bước phía dưới bạn tô đỏ

Đâu phải mình viết nhầm.Chẳng phải bạn laiducthang98 nói $2(a+b+c)\geq 4$ trong khi a+b+c=3 hay sao???



#10
lahantaithe99

lahantaithe99

    Trung úy

  • Thành viên
  • 883 posts

Bài 4

 Gọi giao điểm của BM và AN là P

Dễ chứng minh $\triangle BMH=\triangle ANH$$\triangle BMH=\triangle ANH$

$\Rightarrow \widehat{BMH}=\widehat{ANH}$

Do đó tứ giác MHNP nội tiếp

suy ra $\widehat{MPN}=180-\widehat{MHN}=90$ suy ra đpcm

b. Gọi AB=AC=a

Bạn dễ dàng tính được

$AH=\frac{a}{\sqrt{2}};BN=\frac{3a}{2\sqrt{2}};AN=\frac{\sqrt{5}a}{2\sqrt{2}}$

Chứng minh đc

$\triangle BPN\sim \triangle AHN\rightarrow \frac{BP}{AH}=\frac{BN}{AN}\rightarrow BP=\frac{BN.AH}{AN}=\frac{3\sqrt{10}a}{10}$

$BI=\frac{AB^2}{BP}=\frac{\sqrt{10}a}{3}$

Suy ra $AI=\frac{a}{3}$ (bàng Pitago)

Do đó $tan\widehat{ABI}=\frac{1}{3}$ 



#11
Super Fields

Super Fields

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 526 posts


   5. Chi tam giác ABC cân tại A. Trên cạnh BC lấy D sao cho CD=2.BD. So sánh $\widehat{BAD}$ và $\frac{1}{2}\widehat{CAD}$.                                                                         

 

Xem hình:

1.png

Giải:

Kẻ phân giác $AM$ của $\widehat{CAD}$

$\widehat{ABC}< \widehat{ADC}$(Tính chất góc ngoài)

Mà $\widehat{ABC}< \widehat{ACB} \Rightarrow \widehat{ACD}< \widehat{ADC}\Rightarrow AC > AD\Rightarrow \frac{CM}{MD}= \frac{AC}{AD}> 1\Rightarrow CM>MD \Rightarrow 2CM >CD\Rightarrow CM>\frac{CD}{2}$ $(*)$

Lấy $N$ là trung điểm $CD$

 $\Rightarrow \left\{\begin{matrix}CD=ND=DB & \\ CN=\frac{CD}{2} \end{matrix}\right.$

Từ $(*)$ $\Rightarrow CM>CN$, hay $N$ nằm giữa $C$ và $M$

$\Rightarrow  \widehat{CAN}< \widehat{CAM}$

Ta lại có : $\Delta ACN \sim \Delta ABD (AC=AB;\widehat{C}=\widehat{B};CN=DB)$

$\Rightarrow \widehat{CAN}=\widehat{BAD}$( c.g.t.ứ)

Vậy $\widehat{BAD}< \frac{\widehat{CAD}}{2}$

--------------

Kết thúc.


Edited by Super Fields, 05-01-2014 - 14:02.

$\dagger$God made the integers, and else is the work of man.$\dagger$


$\boxed{\textrm{My Blog}}$


#12
bengoyeutoanhoc

bengoyeutoanhoc

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 124 posts

Đâu phải mình viết nhầm.Chẳng phải bạn laiducthang98 nói $2(a+b+c)\geq 4$ trong khi a+b+c=3 hay sao???

:o mình xin lỗi. Mình viết nhầm. Là laiducthang98 viết nhầm chứ không phải bạn! 

Haiz nói người khác viết nhầm mình lại viết nhầm chết thật!

 

Từ đk ta có $\left\{\begin{matrix} (2-a)\geq 0 & & \\ (2-b)\geq 0& & \\ (2-c)\geq 0& & \end{matrix}\right.$ $=>(2-a)(2-b)(2-c)\geq 0$

$=>(4-2b-2a+ab)(2-c)\geq 0$

$=>8-4(a+b+c)+2(ab+bc+ca)-abc\geq 0$

$=>2(a+b+c)\geq 4+abc$

$=>2(a+b+c)\geq 4$. Dấu bằng xảy ra khi abc=0

Lại có : $9=(a+b+c)^2=a^2+b^2+c^2+2ab+2bc+2ca\geq a^2+b^2+c^2+4$ => $5\geq a^2+b^2+c^2$ $(đ.f.c.m)$

Dấu bằng xảy ra khi (a,b,c)=(2,1,0) và các hoán vị của chúng :)

Phải là ${\color{Red} =>2(ab+bc+ca)\geq 4+abc =>2(ab+bc+ca)\geq 4}$ chứ ?






1 user(s) are reading this topic

0 members, 1 guests, 0 anonymous users