Đến nội dung

Hình ảnh

Kỳ tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm năm 2014-2015


  • Chủ đề bị khóa Chủ đề bị khóa
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
messinguyen99

messinguyen99

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết

Câu 1: (2 điểm):

  a) Cho a$=\frac{1-(\sqrt{6}-\sqrt{2})\sqrt{2+\sqrt{3}}}{\sqrt{6-4\sqrt{2}}+\sqrt{3-2\sqrt{2}}}$ .Tính giá trị của biểu thức M=$(a^{2}+a-1)^{2014}$

  b) Cho x,y là các số nguyên dương và $x^{2}+2y$ là số chính phương. Chứng minh rằng $x^{2}+y$ bằng tổng của hai số chính phương.

Câu 2: (2 điểm):

  a) Giải phương trình sau:$\frac{2}{\sqrt{x+1}+\sqrt{3-x}}-\sqrt{3+2x-x^{2}}=1$

  b) Giải hệ phương trình sau: $\left\{\begin{matrix} y^{2}-2y-2xy+4x=0 & \\x^{3}+3x^{2}=y^{2}-y+2 & \end{matrix}\right.$

Câu 3: (1 điểm):

  Cho hàm số $y=\frac{-3}{2}x+2m$ và y$= \frac{-3}{4}x^{2}$ lần lượt có các đồ thị là (d) và (P). Với giá trị nào của m thì (d) và (P) cắt nhau tại  hai điểm phân biệt nằm bên phải trục tung?

Câu 4: (2 điểm):

  Cho $\triangle ABC$ nhọn và điểm G bất kì trong tam giác, qua G vẽ các tia vuông góc với BC, CA, AB lần lượt cắt các cạnh đó tại D,E,F. Trên tia GD,GE,GF lấy các điểm A', B', C' sao cho:$\frac{GA'}{BC}=\frac{GB'}{CA}=\frac{GC'}{AB}$. Gọi H là điểm đối xứng của A' qua G.

  a) Chứng minh HB'// GC'.

  b) Chứng minh G là trọng tâm của $\triangle A'B'C'$.

Câu 5: (2 điểm):

  Cho $\triangle ABC$ nhọn. Đường tròn (O) đường kính BC cắt cạnh AB, AC lần lượt tại E và D; BD cắt CE tại H; AH cắt BC tại I. Vẽ các tiếp tuyến  AM, AN của đường tròn (O) (M,N là các tiếp điểm). Chứng minh:

  a) H là tâm đường tròn nội tiếp $\triangle DEI$.

  b) Ba đường thẳng MN, BD, CE đồng quy.

Câu 6: (1 điểm): Trong hệ trục Oxy có đường thẳng (d): y = 2014 - x cắt trục Ox tại điểm A, cắt trục Oy tại điểm B. Một điểm M(x;y) di động trên đoạn AB ( M không trùng với A và B ), tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức:$P=\frac{x}{\sqrt{2014-x}}+\frac{y}{\sqrt{2014-y}}$.

 

 

 

                                                                                                        Hết                                                                                                     

Ở đây có rồi


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi buiminhhieu: 14-06-2014 - 18:17


#2
A4 Productions

A4 Productions

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 454 Bài viết

 

  b) Giải hệ phương trình sau: $\left\{\begin{matrix} y^{2}-2y-2xy+4x=0 & \\x^{3}+3x^{2}=y^{2}-y+2 & \end{matrix}\right.$

pt (1) $ \Leftrightarrow (y - 2x)(y - 2) = 0$ thế vào (2) là đc


DSC02736_zps169907e0.jpg


#3
A4 Productions

A4 Productions

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 454 Bài viết

 

  a) Giải phương trình sau:$\frac{2}{\sqrt{x+1}+\sqrt{3-x}}-\sqrt{3+2x-x^{2}}=1$

ĐK $3 + 2x - {x^2} \geqslant 0$.

 

Đặt $t = \sqrt {x + 1}  + \sqrt {3 - x} (t \geqslant 0)$.

$ \Rightarrow \sqrt {3 + 2x - {x^2}}  = \frac{{{t^2} - 4}}{2}$

 

pt $\frac{2}{t} - \frac{{{t^2} - 4}}{2} = 1 \Leftrightarrow {t^3} - 2t - 4 = 0 \Rightarrow t = 2$

 

thế vào đc $x=-1$ hoặc $x=3$ (t/m)


DSC02736_zps169907e0.jpg


#4
A4 Productions

A4 Productions

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 454 Bài viết

 

Câu 3: (1 điểm):

  Cho hàm số $y=\frac{-3}{2}x+2m$ và y$= \frac{-3}{4}x^{2}$ lần lượt có các đồ thị là (d) và (P). Với giá trị nào của m thì (d) và (P) cắt nhau tại  hai điểm phân biệt nằm bên phải trục tung?

(d) và (P) cắt nhau tại  hai điểm phân biệt nằm bên phải trục tung khi pt $\frac{3}{4}{x^2} - \frac{3}{2}x + 2m = 0$ có 2 nghiệm phân biệt dương.

 

hay $\left\{\begin{matrix} x_{1}+x_{2}>0\\ x_{1}x_{2}>0\\ \Delta >0 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2>0\\ \frac{8m}{3}>0\\ \frac{9}{4}-6m>0 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow m<\frac{3}{8}$


DSC02736_zps169907e0.jpg





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh