Đến nội dung

Hình ảnh

$\boxed{TOPIC}$ Tam giác Morley

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
hqhoangvuong

hqhoangvuong

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 23 Bài viết

Định lí Morley theo mình là một định lí khá thú vị. Ta hãy đi chứng minh định lí Morley nào (Mình chứng minh theo 2 cách, 1 cách mình kiếm được trong mấy quyển chuyên đề cũ và 1 cách do mình tự nghĩ ra)

**Bài toán: Trong tam giác ABC, giao điểm của các đường chia ba các góc trong và kề mỗi cạnh là đỉnh một tam giác đều.

morley.md.png

   Gọi các góc $\Delta ABC$ là $\widehat{A}= 3\alpha $, $\widehat{B}= 3\beta $, $\widehat{C}= 3\gamma $

   Ta có: $\alpha +\beta +\gamma =180^{\circ}$

   Kẻ các đường chia trong ở B và C. Hai đường chia trong kề cạnh BC cắt nhau tại M, hai đường kia cắt nhau ở S và MS là tia phân giác góc S của $\Delta SBC$. 

   Dựng góc $60^{\circ}$ đỉnh M nhận MS làm phân giác. Hai cạnh góc cắt CS ở N, BS ở P ta được MNP là một tam giác đều . Ta chỉ cần chứng minh AN và AP là các đường chia trong ở A

   Gọi $M_1$ và $M_2$ là các điểm đối xứng M qua CS và BS. Do CS là phân giác $\widehat{MBA}$ nên $M_1$ và $M_2$ thứ tự nằm trên AC và AB. Ta có tứ giác $M_1NPM_2$ là hình thang cân (do đối xứng qua MS)

   Xét $\Delta NSM$ ta có:

$\widehat{MNC}$=$30^{\circ}$+$\frac{1}{2}(180^{\circ}-2\beta -2\gamma )$

                       $ =120^{\circ}$-$(\alpha +\beta +\gamma )$+$\alpha$=$60^{\circ}$+$\alpha$

   Suy ra $\widehat{M_1NP}$=$\widehat{M_2PN}$=$180^{\circ}$-$2\widehat{MNC}$=$180^{\circ}$-$2\alpha$

   Từ đó 

                  $\widehat{NM_1M_2}$=$\widehat{PM_2M_1}$=$180^{\circ}$-$\widehat{M_1NP}$=$2\alpha$   

   Vẽ đường tròn ngoại tiếp hình thang cân $M_1NPM_2$

   Do $M_1N=NP=PM_2$ nên theo định nghĩa về góc nội tiếp ta có:

                                 $\widehat{NM_1P}$=$\widehat{PM_1M_2}$=$\widehat{NM_2M_1}$=$\frac{1}{2} \widehat{NM_1M_2}$=$\alpha $

   Suy ra $sđ \widetilde{M_2P}=sđ \widetilde{NP}=sđ \widetilde{NM_1}=2\alpha$

   Do đó $sđ \widetilde{M_2PNM_1}=6\alpha$ 

   Mà $\widehat{M_2AM_1}$=$\widehat{A}$=$3\alpha$ nên đường tròn đi qua $M_1, N, P, M_2$ cũng đi qua A

   Vậy $\widehat{M_1AN}$=$\widehat{NAP}$=$\widehat{PAM_2}$=$\alpha$

 

Ai chứng minh luôn định lí Morley xét đường chia 3 góc ngoài luôn đi  


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hqhoangvuong: 23-04-2015 - 09:17

Không có gì là đẳng thức, thậm chí trong cả đời sống con người - bất đẳng thức luôn hiện hữu

 

                                                                                                                                                                    D. S. Mitrinovic


#2
ducvipdh12

ducvipdh12

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 454 Bài viết

ngòai ra còn có hình sao Morley,bài viết về tam giác và hình sao Morley đã từng được anh Nguyễn Văn Linh đăng trên báo tóan học tuổi trẻ năm 2011 :)


FAN THẦY THÔNG,ANH CẨN,THẦY VINH :icon6: :icon6:

#3
Bonjour

Bonjour

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 476 Bài viết

http://tube.geogebra...1c/?lang=vi#_=_

 Có đến 27 tam giác Morley,  tham khảo link trên 

 (để không bị rối , có thể ẩn các đường chia góc)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Bonjour: 12-07-2015 - 12:58

Con người nếu không có ước mơ, sống không rõ mục đích mới là điều đáng sợ  

                     


#4
Bonjour

Bonjour

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 476 Bài viết

Nguvl.JPG


Con người nếu không có ước mơ, sống không rõ mục đích mới là điều đáng sợ  

                     





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh