Đến nội dung

Hình ảnh

Một minh họa thú vị

- - - - -

  • Please log in to reply
Chưa có bài trả lời

#1
sinh vien

sinh vien

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 260 Bài viết

Bài toán.(Putnam 1958) Chứng minh rằng phương trình tích phân sau nếu  có nghiệm  thuộc lớp hàm liên tục trên hình vuông $[0,1]\times [0,1]$.

                                $f(x,y)=1+\int_{0}^{x}\int_{0}^{y}f(u,v)dudv$

thì nghiệm đó là duy nhất.

Lời giải . Gỉa sử $f_{1}(x,y),f_{2}(x,y)$ là hai nghiệm bất kỳ của phương trình tích phân đã cho. Đặt $g(x,y)=f_{1}(x,y)-f_{2}(x,y)$. Ta thấy

$g(x,y)=\left ( 1+\int_{0}^{x}\int_{0}^{y}f_{1}(u,v)dudv \right )-\left ( 1+\int_{0}^{x}\int_{0}^{y}f_{2}(u,v)dudv \right )$

          $=\int_{0}^{x}\int_{0}^{y}\left ( f_{1}(u,v)-f_{2}(u,v) \right )dudv=\int_{0}^{x}\int_{0}^{y}g(x,y)dxdy$

Dễ dàng nhận thấy g(x,y) cũng là một hàm liên tục trên $[0,1]\times [0,1]$ nên g(x,y) bị chặn

hay nói cách khác tồn tại M sao cho $\left | g(x,y) \right |\leq M$ với mọi $(x,y)\in [0,1]\times [0,1]$

 Ta sẽ chứng minh quy nạp kết quả then chốt sau : $\left | g(x,y) \right |\leq M\frac{x^{n}}{n!}\frac{y^{n}}{n!}$ với mọi số nguyên dương n

 Với n=1 , kết quả hiển nhiên.

Gỉa sử kết quả đúng với n=k . Ta cần chứng minh nó cũng đúng cho n=k+1. Ta thấy

$\left | g(x,y) \right |\leqslant \left | \int_{0}^{x}\int_{0}^{y}g(u,v)dudv \right |\leq \int_{0}^{x}\int_{0}^{y}M\frac{u^{k}}{k!}\frac{v^{k}}{k!}dudv=M\frac{x^{k+1}}{(k+1)!}\frac{y^{k+1}}{(k+1)!}$

 Vậy kết quả cũng đúng với n=k+1

  Từ kết quả trên nếu ta cố định bộ số (x,y) , qua giới hạn khi $n\rightarrow \infty$ , ta suy ra $\left | g(x,y) \right |\leq 0\Rightarrow g(x,y)=0$

    Nhận xét này chứng tỏ rằng phương trình tích phân đã cho không thể có hai nghiệm phân biệt .


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi sinh vien: 14-05-2015 - 17:43





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh