Đến nội dung

Hình ảnh

hình thoi ABCD có AC:x+y-1=0;E(9;4) nằm trên AB;F(-2;-5) thuộc CD;AC=$2\sqrt{2}$;$x_C$ <0.Xác định A,B,C,D

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
quanghao98

quanghao98

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 127 Bài viết

1)Cho hình chữ nhật ABCD có diện tích bằng 6;AC:x+2y-9=0;M(0;4) thuộc  BC;CD đi qua N(2;8).Hãy xác định A,B,C,D biết tọa độ của C là những số nguyên

2)Cho hình chữ nhật ABCD có E,F nằm trên AB,AD sao cho EB=2EA;FA=3FD biết F(2;1);CE:x-3y-9=0.Tam giác CEF vuông tại F và $x_C$ >0.Xác định A,B,C,D

3)Cho hình chữ nhật ABCD có AD:2x+y-1=0;I(-3;2) thuộc BD sao cho $\vec{IB}=-2\vec{ID}$.Có AD=2AB;$x_D$>0 .Hãy xác định A,B,C,D

4)Cho hình chữ nhật ABCD có diện tích bằng 6;BD:2x+y-12=0;AB đi qua M(5;1);BC đi qua N(9;3) .Viết phương trình các cạnh của ABCD biết $x_B$>5

5)Cho hình thoi ABCD có AC:x+y-1=0;E(9;4) nằm trên AB;F(-2;-5) thuộc CD;AC=$2\sqrt{2}$;$x_C$ <0.Xác định A,B,C,D

6)Cho hình thoi ABCD có góc ABC=60 độ;đường tròn (C) tâm I bán kính R=2 tiếp xúc với các cạnh của hình thoi (tiếp xúc với AB,CD tại M,N;$y_I$>0);MN:x+$\sqrt{3}$y-1=0;AD không vuôn góc với Oy và P(3;0) thuộc AD.Viết phương trình AB;AD


I've got a dream,the day,I'll catch it,can do...don't never give up...if I dream,I can do it.

         All our DREAMS can come true if we have the courage to pursue them.


#2
phamquanglam

phamquanglam

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 377 Bài viết

1)Cho hình chữ nhật ABCD có diện tích bằng 6;AC:x+2y-9=0;M(0;4) thuộc  BC;CD đi qua N(2;8).Hãy xác định A,B,C,D biết tọa độ của C là những số nguyên

 

Ta gọi tọa độ của $C(2c;\frac{9}{2}-c)$; của $A(2a;\frac{9}{2}-a)$

Ta có: $\overrightarrow{MC}.\overrightarrow{NC}=0\Leftrightarrow 2c(2c-2)+(\frac{1}{2}-c)(-\frac{7}{2}-c)=0\Leftrightarrow 5c^{2}-c-\frac{7}{4}=0$ Giải ra ta có: $c=\frac{7}{10}$ và $c=-\frac{1}{2}$ là thỏa mãn

Nhưng tọa độ C là những số nguyên nên $C(-1;5)$

Từ đây lập ra đường thẳng $DC$, $BC$ là ra hết rồi  :icon6:  :icon6:  :icon6:  :icon6:


:B) THPT PHÚC THÀNH K98  :B) 

 

Cuộc sống luôn không ngừng đổi thay, chỉ có tình yêu là luôn ở đó, vẹn tròn và bất diệt. Chính vì thế tôi thay đổi để giữ điều ấy, để tốt hơn từng ngày

Thay đổi cho những điều không bao giờ đổi thay

 

Học toán trên facebook:https://www.facebook...48726405234293/

My facebook:https://www.facebook...amHongQuangNgoc

:off:  :off:  :off:


#3
hoangson2598

hoangson2598

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 325 Bài viết

1)Cho hình chữ nhật ABCD có diện tích bằng 6;AC:x+2y-9=0;M(0;4) thuộc  BC;CD đi qua N(2;8).Hãy xác định A,B,C,D biết tọa độ của C là những số nguyên

4)Cho hình chữ nhật ABCD có diện tích bằng 6;BD:2x+y-12=0;AB đi qua M(5;1);BC đi qua N(9;3) .Viết phương trình các cạnh của ABCD biết $x_B$>5

 

1, 

C thuộc x+2y-9=0 suy ra C(9-2t, t)

Véc tơ CM.CN=0 suy ra t=5 hoặc t=19/5 Vì tọa độ của C là những số nguyên nên C(-1,5)

Lập được phương trình đường BC vì M(0,4) thuộc BC là x+y-4=0 suy ra B(b,4-b)

Tương tự CD : x-y+6=0 suy ra D(d, d-6) 

Khoảng cách từ B và D đến AC bằng nhau ta được một phương trình

Diện tích bằng 6 nên CD.CB=6 ta được phương trình thứ hai

hai ẩn hai phương trình suy ra được hai điểm B và D

Suy ra trung điểm BD cũng là trung điểm AC, biết điểm C suy ra điểm A

Bài 4 làm tương tự bài 1


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangson2598: 22-07-2015 - 21:56

                  :like  :like  :like  :like  :like  Thằng đần nào cũng có thể biết. Vấn đề là phải hiểu.    :like  :like  :like  :like  :like 

                                                                    

                                                                       Albert Einstein

 

                                        :icon6: My Facebookhttps://www.facebook...100009463246438  :icon6:


#4
hoangson2598

hoangson2598

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 325 Bài viết

Ta gọi tọa độ của $C(2c;\frac{9}{2}-c)$; của $A(2a;\frac{9}{2}-a)$

Ta có: $\overrightarrow{MC}.\overrightarrow{NC}=0\Leftrightarrow 2c(2c-2)+(\frac{1}{2}-c)(-\frac{7}{2}-c)=0\Leftrightarrow 5c^{2}-c-\frac{7}{4}=0$ Giải ra ta có: $c=\frac{7}{10}$ và $c=-\frac{1}{2}$ là thỏa mãn

Nhưng tọa độ C là những số nguyên nên $C(-1;5)$

Từ đây lập ra đường thẳng $DC$, $BC$ là ra hết rồi  :icon6:  :icon6:  :icon6:  :icon6:

Gọi tọa độ của A làm gì thế bạn???????


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangson2598: 22-07-2015 - 21:44

                  :like  :like  :like  :like  :like  Thằng đần nào cũng có thể biết. Vấn đề là phải hiểu.    :like  :like  :like  :like  :like 

                                                                    

                                                                       Albert Einstein

 

                                        :icon6: My Facebookhttps://www.facebook...100009463246438  :icon6:





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh