Đến nội dung

Hình ảnh

Giải phương trình: $\sqrt[3]{6x+1} = 2x$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
Nguyen Kieu Phuong

Nguyen Kieu Phuong

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 375 Bài viết

giải phương trình: 

$\sqrt[3]{6x+1} = 2x$

p/s: các bạn cho cách làm ra nghiệm cụ thể nhé. k bấm máy tính lấy nghiệm lẻ


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Truong Gia Bao: 30-07-2015 - 22:57

Mọi người đều là thiên tài. Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây của nó thì cả đời nó sẽ sống mà tin rằng nó thật ngu ngốc.

 

Everybody is a genius. But if you judge a fish by its ability to climb a tree, it will live its whole life believing that it is stupid. 

                                                                                                                                                 - Albert Einstein-


#2
Truong Gia Bao

Truong Gia Bao

    Thiếu úy

  • Điều hành viên THPT
  • 511 Bài viết

giải phương trình: 

$\sqrt[3]{6x+1} = 2x$

p/s: các bạn cho cách làm ra nghiệm cụ thể nhé. k bấm máy tính lấy nghiệm lẻ

Bạn xem TẠI ĐÂY


"Điều quan trọng không phải là vị trí ta đang đứng, mà là hướng ta đang đi."

#3
Nguyen Kieu Phuong

Nguyen Kieu Phuong

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 375 Bài viết

Bạn xem TẠI ĐÂY

nếu làm như thế này thì phải xét x trên đoạn [-1;1] thì mới đặt được x = $cost$

và xét thì ta giải được 2 nghiệm

mà đây là phương trình bậc 3, có tối đa 3 nghiệm

phải lập luận làm sao cho chặt chẽ?


Mọi người đều là thiên tài. Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây của nó thì cả đời nó sẽ sống mà tin rằng nó thật ngu ngốc.

 

Everybody is a genius. But if you judge a fish by its ability to climb a tree, it will live its whole life believing that it is stupid. 

                                                                                                                                                 - Albert Einstein-


#4
THINH2561998

THINH2561998

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 91 Bài viết
bài này may mắn 3 ngiệm đều thuộc [-1;1] nhé bạn!
đặt x= cost, t thuộc [0,pi], => x=cos(pi/9), cos(5pi/9) && cos(7pi/9).
Còn neu bài nào khác có nghiệm không thuộc [-1;1] thì đặt x=acost+b rồi thử giải xem sao? mình cũng không rõ nữa!

#5
Louis Lagrange

Louis Lagrange

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 30 Bài viết

bài này may mắn 3 ngiệm đều thuộc [-1;1] nhé bạn!
đặt x= cost, t thuộc [0,pi], => x=cos(pi/9), cos(5pi/9) && cos(7pi/9).
Còn neu bài nào khác có nghiệm không thuộc [-1;1] thì đặt x=acost+b rồi thử giải xem sao? mình cũng không rõ nữa!

Nếu dạng: $4x^{3}+3x=m$

Phương trình có nghiệm duy nhất: $x=\frac{1}{2}(p-\frac{1}{p})$ với $p$ là nghiệm phương trình dạng bậc hai: $m=\frac{1}{2}(p^{3}-\frac{1}{p^{3}})$

Nếu dạng: $4x^{3}-3x=m$

Trường hợp: $1\leq m \leq 1$ thì lượng giác hóa để ra nghiệm

Trường hợp: $m \leq -1$ hoặc là $1 \leq m$ thì phương trình có nghiệm duy nhất:

$x=\frac{1}{2}(p+\frac{1}{p})$ với $p$ là nghiệm phương trình dạng bậc hai: $m=\frac{1}{2}(p^{3}+\frac{1}{p^{3}})$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Louis Lagrange: 19-08-2015 - 17:44





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh