Đến nội dung

Hình ảnh

Sử Dụng Số Phức Và PP 'Ảo Giác' Chứng Minh Đẳng Thức $\cot A+\cot2A+\cot4A=\sqrt7$ với $A=\frac{\pi}{7}$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
LzuTao

LzuTao

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 310 Bài viết

CMR $\cot A+\cot2A+\cot4A=\sqrt7$ với $A=\frac{\pi}{7}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi LzuTao: 07-08-2015 - 16:58


#2
LzuTao

LzuTao

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 310 Bài viết
 

CMR $\cot A+\cot2A+\cot4A=\sqrt7$ với $A=\frac{\pi}{7}$

Đặt $y=\cos\varphi+i\sin\varphi, \qquad \varphi\in \left ( \frac{2\pi}{7}; \frac{4\pi}{7}; \cdots;\frac{12\pi}{7} ;2\pi \right )$

Theo $Moivre: \qquad y^7=1\Leftrightarrow \left ( y-1 \right )\left ( y^6+y^5+\cdots+1 \right )=0$

Trong đó $y=1$ tương ứng với $\varphi=2\pi$

Từ đó ta có: $y^6+y^5+\cdots+1=0, \qquad \varphi \in \left ( \frac{2\pi}{7}; \frac{4\pi}{7}; \cdots;\frac{12\pi}{7}\right )$

$\textrm{Chia hai vế cho }y^3\Rightarrow y^3+\frac1{y^3}+y^2+\frac1{y^2}+y+\frac1y+1=0\Leftrightarrow \left(y+\frac1y\right)^3-3\left(y+\frac1y\right)+\left(y+\frac1y\right)^2-2+\left(y+\frac1y\right)+1=0\Leftrightarrow z^3+z^2-2z-1=0 \qquad \color{Red}{(1)}, \qquad z=y+\frac1y=2\cos\varphi $

Phương trình $\color{Red}{(1)}$ có các nghiệm: $2\cos\frac{2\pi}7, 2\cos\frac{4\pi}7, 2\cos\frac{6\pi}7$

vì $\cos\frac{2\pi}{7}=\cos\frac{12\pi}{7}, \qquad \cos\frac{4\pi}{7}=\cos\frac{10\pi}{7}, \qquad \cos\frac{6\pi}{7}=\cos\frac{8\pi}{7}$

Đặt $\cot^2\frac{n\pi}{7}=w, \qquad n\in \left ( 1, 2, 3 \right )\\ \Rightarrow \cos\frac{2n\pi}{7}=\frac{1-\tan^2\frac{n\pi}{7}}{1+\tan^2\frac{n\pi}{7}}=\frac{\cot^2\frac{n\pi}{7}-1}{\cot^2\frac{n\pi}{7}+1}=\frac{w-1}{w+1}$

Thay vào $\color{Red}{(1)}$:

$\left (\frac{2\left (w-1  \right )}{w+1}  \right )^3+\left (\frac{2\left (w-1  \right )}{w+1}  \right )^2-2\left (\frac{2\left (w-1  \right )}{w+1}  \right )-1=0\\\Leftrightarrow 7 w^3-35 w^2+21 w-1=0$

Theo Vi-et: $w_1+w_2+w_3=-\frac{b}{a}=\frac{35}{7}=5, \qquad\mathrm{với} \qquad w=\cot^2\frac{n\pi}{7}$

$\Rightarrow \cot^2\frac{\pi}{7}+\cot^2\frac{2\pi}{7}+\cot^2\frac{3\pi}{7}=5\Leftrightarrow \cot^2\frac{\pi}{7}+\cot^2\frac{2\pi}{7}+\cot^2\frac{4\pi}{7}=5\\\Leftrightarrow \left (\cot\frac{\pi}{7}+\cot\frac{2\pi}{7}+\cot\frac{4\pi}{7}  \right )^2-2\left ( \cot\frac{\pi}{7}\cot\frac{2\pi}{7} + \cot\frac{2\pi}{7}\cot\frac{4\pi}{7}+\cot\frac{4\pi}{7}\cot\frac{\pi}{7}\right )=5$

Mà $\cot\frac{\pi}{7}\cot\frac{2\pi}{7} + \cot\frac{2\pi}{7}\cot\frac{4\pi}{7}+\cot\frac{4\pi}{7}\cot\frac{\pi}{7}=1$

Chứng minh: Với $A+B+C=\pi$ thì $\cot A=-\cot\left ( B+C \right )=\frac{1-\cot B\cot C}{\cot B+\cot C}\\\Leftrightarrow \cot A\cot B+\cot B\cot C+\cot C\cot A=1$

Vậy ta được đpcm.

 

Dùng phương pháp này cũng hơi mệt, nhưng được cái tính ra :)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi LzuTao: 06-08-2015 - 12:05


#3
LzuTao

LzuTao

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 310 Bài viết

Ok. Giờ ta chuyển sang 1 cách mới có sử dụng phương pháp "ảo giác" của bạn @caybutbixanh, và riêng mình thấy phương pháp mà bạn ấy nghĩ ra rất đơn giản nhưng lại rất tuyệt :)

Đầu tiên, xét phương trình sau:

$$4x=-3x+k2\pi,\qquad {\color{Red}{(1)}}$$

Phương trình $(1)$ có các nghiệm $x\in \left \{ \frac{2\pi}{7}; \frac{4\pi}{7};\frac{8\pi}{7} \right \}$

Ta có: $$(1)\Leftrightarrow \cos4x=\cos(-3x)=\cos3x\\\Leftrightarrow 8y^3+4y^2-4y-1=0, \qquad y=\cos x,\qquad x\in \left \{ \frac{2\pi}{7}; \frac{4\pi}{7};\frac{8\pi}{7} \right \}$$

Đặt $w=\cot^2\frac{x}{2}$ (Chỗ này là trúng đích rồi :D)

Ta có: $y=\cos x=\frac{\cot^2\frac{x}{2}-1}{\cot^2\frac{x}{2}+1}=\frac{w-1}{w+1}$

Thế vào phương trình:

$$(1)\Leftrightarrow 8\left (\frac{w-1}{w+1}  \right )^3+4\left (\frac{w-1}{w+1}  \right )^2-4\left (\frac{w-1}{w+1}  \right )-1=0\\\Leftrightarrow 7w^3-35w^2+21w-1=0$$

Pt này có 3 nghiệm $\left\{\begin{matrix} w_1=\cot^2\frac{\pi}{7}\\w_2=\cot^2\frac{2\pi}{7} \\w_3=\cot^2\frac{4\pi}{7} \end{matrix}\right.$

Nhưng theo Viet: $w_1+w_2+w_3=-\frac{b}{a}=\frac{35}{7}=5$

Từ đó tiếp tục tính theo Bình Luận phía trên là xong.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi LzuTao: 07-08-2015 - 17:00


#4
kudoshinichihv99

kudoshinichihv99

    Trung úy

  • Thành viên
  • 850 Bài viết

Ok. Giờ ta chuyển sang 1 cách mới có sử dụng phương pháp "ảo giác" của bạn @caybutbixanh, và riêng mình thấy phương pháp mà bạn ấy nghĩ ra rất đơn giản nhưng lại rất tuyệt :)

Đầu tiên, xét phương trình sau:

$$4x=-3x+k2\pi,\qquad {\color{Red}{(1)}}$$

Phương trình $(1)$ có các nghiệm $x\in \left \{ \frac{2\pi}{7}; \frac{4\pi}{7};\frac{8\pi}{7} \right \}$

Ta có: $$(1)\Leftrightarrow \cos4x=\cos(-3x)=\cos3x\\\Leftrightarrow 8y^3+4y^2-4y-1=0, \qquad y=\cos x,\qquad x\in \left \{ \frac{2\pi}{7}; \frac{4\pi}{7};\frac{8\pi}{7} \right \}$$

Đặt $w=\cot^2\frac{x}{2}$ (Chỗ này là trúng đích rồi :D)

Ta có: $y=\cos x=\frac{\cot^2\frac{x}{2}-1}{\cot^2\frac{x}{2}+1}=\frac{w-1}{w+1}$

Thế vào phương trình:

$$(1)\Leftrightarrow 8\left (\frac{w-1}{w+1}  \right )^3+4\left (\frac{w-1}{w+1}  \right )^2-4\left (\frac{w-1}{w+1}  \right )-1=0\\\Leftrightarrow 7w^3-35w^2+21w-1=0$$

Pt này có 3 nghiệm $\left\{\begin{matrix} w_1=\cot^2\frac{\pi}{7}\\w_2=\cot^2\frac{2\pi}{7} \\w_3=\cot^2\frac{4\pi}{7} \end{matrix}\right.$

Nhưng theo Viet: $w_1+w_2+w_3=-\frac{b}{a}=\frac{35}{7}=5$

Từ đó tiếp tục tính theo Bình Luận phía trên là xong.

PP này rất hay mình xin đóng góp một VD để ứng dụng: :D

Tính tan6200+tan6400+tan6800.

Mời mọi người :D @LzuTao hay kiếm thêm một vài ứng dụng để mọi người cùng làm :D


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi kudoshinichihv99: 07-08-2015 - 18:56

Làm việc sẽ giúp ta quên đi mọi nỗi buồn trong cuộc sống :icon12:  :like  :wub:   ~O)

  Like :like  Like  :like Like  :like 

  Hình học phẳng trong đề thi thử THPT Quốc Gia

  Quán Thơ VMF

  Ôn thi THPT Quốc Gia môn vật lý

  Hình học phẳng ôn thi THPT Quốc Gia

                                                         Vũ Hoàng 99 -FCA-


#5
LzuTao

LzuTao

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 310 Bài viết

PP này rất hay mình xin đóng góp một VD để ứng dụng: :D

Tính tan6200+tan6400+tan6800.

Mời mọi người :D @LzuTao hay kiếm thêm một vài ứng dụng để mọi người cùng làm :D

Bạn kiếm đâu ra ví dụ thế ? :wacko:

Ta có: $$\tan^620^{\circ}+\tan^640^{\circ}+\tan^680^{\circ}=\tan^6\frac{\pi}{9}+\tan^6\frac{2\pi}{9}+\tan^6\frac{4\pi}{9}$$

Ta sẽ dùng phương pháp 'ảo giác' như trên, chú ý $9=6+3$ để dễ phân tích. Ta có:

$$6x=-3x+k2\pi\qquad\color{Red}{(1)}$$

Phương trình $(1)$ có các nghiệm $x\in\left \{ \frac{2\pi}{9};\frac{4\pi}{9}; \frac{8\pi}{9}\right \}$

Ta có: $$(1)\Leftrightarrow \cos6x=\cos3x\Leftrightarrow 2\cos^23x-1=\cos3x\\\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}\cos3x=1\\\cos3x=-\frac{1}{2} \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \cos3x=-\frac{1}{2} \qquad \mathrm{vì}\ \ x\in\left \{ \frac{2\pi}{9};\frac{4\pi}{9}; \frac{8\pi}{9}\right \}\\\Leftrightarrow 4\cos^3x-3\cos x+\frac{1}{2}=0\qquad\color{Red}{(2)}$$

Đặt $w=\tan^2\frac{x}{2}\Rightarrow \cos x=\frac{1-w}{1+w}$
Thế vào phương trình:
$$(2)\Leftrightarrow 4\left (\frac{1-w}{1+w}  \right )^3-3\left (\frac{1-w}{1+w}  \right )+\frac{1}{2}=0\\\Leftrightarrow w^3-33w^2+27w-3=0$$
Phương trình này có 3 nghiệm: $\left\{\begin{matrix} w_1=\tan^2\frac{\pi}{9}\\w_2=\tan^2\frac{2\pi}{9} \\w_3=\tan^2\frac{4\pi}{9} \end{matrix}\right.$
Và theo Viete: $\sum w_1=33,\qquad\sum w_1w_2=27,\qquad \prod w_1=3$
Từ đó ta tính được tổng cần tìm, chú ý công thức:
$$x_1^3+x_2^3+x_3^3=\left ( x_1+x_2+x_3 \right )^3-3\left ( x_1+x_2+x_3 \right )\left ( x_1x_2+x_2x_3+x_3x_1 \right )+3x_1x_2x_3$$
Thay $x=\tan^2\frac{x}{2}$, ta được:
$\tan^6\frac{\pi}{9}+\tan^6\frac{2\pi}{9}+\tan^6\frac{4\pi}{9}=\left (\sum w_1 \right )^3-3\sum w_1\sum w_1w_2+3\prod w_1=33^3-3\cdot33\cdot27+3\cdot3=33273$
$\blacksquare$
Bạn nào có ví dụ góp thêm nhé ! :)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi LzuTao: 07-08-2015 - 20:47


#6
kudoshinichihv99

kudoshinichihv99

    Trung úy

  • Thành viên
  • 850 Bài viết

 

Bạn kiếm đâu ra ví dụ thế ? :wacko:

Ta có: $$\tan^620^{\circ}+\tan^640^{\circ}+\tan^680^{\circ}=\tan^6\frac{\pi}{9}+\tan^6\frac{2\pi}{9}+\tan^6\frac{4\pi}{9}$$

Ta sẽ dùng phương pháp 'ảo giác' như trên, chú ý $9=6+3$ để dễ phân tích. Ta có:

$$6x=-3x+k2\pi\qquad\color{Red}{(1)}$$

Phương trình $(1)$ có các nghiệm $x\in\left \{ \frac{2\pi}{9};\frac{4\pi}{9}; \frac{8\pi}{9}\right \}$

Ta có: $$(1)\Leftrightarrow \cos6x=\cos3x\Leftrightarrow 2\cos^23x-1=\cos3x\\\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}\cos3x=1\\\cos3x=-\frac{1}{2} \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \cos3x=-\frac{1}{2} \qquad \mathrm{vì}\ \ x\in\left \{ \frac{2\pi}{9};\frac{4\pi}{9}; \frac{8\pi}{9}\right \}\\\Leftrightarrow 4\cos^3x-3\cos x+\frac{1}{2}=0\qquad\color{Red}{(2)}$$

Đặt $w=\tan^2\frac{x}{2}\Rightarrow \cos x=\frac{1-w}{1+w}$
Thế vào phương trình:
$$(2)\Leftrightarrow 4\left (\frac{1-w}{1+w}  \right )^3-3\left (\frac{1-w}{1+w}  \right )+\frac{1}{2}=0\\\Leftrightarrow w^3-33w^2+27w-3=0$$
Phương trình này có 3 nghiệm: $\left\{\begin{matrix} w_1=\tan^2\frac{\pi}{9}\\w_2=\tan^2\frac{2\pi}{9} \\w_3=\tan^2\frac{4\pi}{9} \end{matrix}\right.$
Và theo Viete: $\sum w_1=33,\qquad\sum w_1w_2=27,\qquad \prod w_1=3$
Từ đó ta tính được tổng cần tìm, chú ý công thức:
$$x_1^3+x_2^3+x_3^3=\left ( x_1+x_2+x_3 \right )^3-3\left ( x_1+x_2+x_3 \right )\left ( x_1x_2+x_2x_3+x_3x_1 \right )+3x_1x_2x_3$$
Thay $x=\tan^2\frac{x}{2}$, ta được:
$\tan^6\frac{\pi}{9}+\tan^6\frac{2\pi}{9}+\tan^6\frac{4\pi}{9}=\left (\sum w_1 \right )^3-3\sum w_1\sum w_1w_2+3\prod w_1=33^3-3\cdot33\cdot27+3\cdot3=33273$
$\blacksquare$
Bạn nào có ví dụ góp thêm nhé ! :)

 

Có 1 cách khác (vừa ms nghĩ ra) :closedeyes:

Nhận xét

$tan60=\frac{3tan20-tan^320}{1-3tan^220}$

$tan240=\frac{3tan80-tan^380}{1-3tan^280}$

$tan420=\frac{3tan140-tan^3140}{1-3tan^2140}$

Mà $tan60=tan240=tan420=\sqrt{3}$

=> tan20,tan80,tan140 là 3 nghiệm của pt

$x^3-3\sqrt{3}x^2-3x+\sqrt{3}=0$

Áp dụng định li viet là xong (lươ ý tan140=-tan40 nhưng do bặc của đa thức cần tính là 6 nên ko ảnh hưởng) :D


Làm việc sẽ giúp ta quên đi mọi nỗi buồn trong cuộc sống :icon12:  :like  :wub:   ~O)

  Like :like  Like  :like Like  :like 

  Hình học phẳng trong đề thi thử THPT Quốc Gia

  Quán Thơ VMF

  Ôn thi THPT Quốc Gia môn vật lý

  Hình học phẳng ôn thi THPT Quốc Gia

                                                         Vũ Hoàng 99 -FCA-


#7
LzuTao

LzuTao

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 310 Bài viết

Có 1 cách khác (vừa ms nghĩ ra) :closedeyes:

Nhận xét

$tan60=\frac{3tan20-tan^320}{1-3tan^220}$

$tan240=\frac{3tan80-tan^380}{1-3tan^280}$

$tan420=\frac{3tan140-tan^3140}{1-3tan^2140}$

Mà $tan60=tan240=tan420=\sqrt{3}$

=> tan20,tan80,tan140 là 3 nghiệm của pt

$x^3-3\sqrt{3}x^2-3x+\sqrt{3}=0$

Áp dụng định li viet là xong (lươ ý tan140=-tan40 nhưng do bặc của đa thức cần tính là 6 nên ko ảnh hưởng) :D

Cách giải của bạn khá hay, nhưng có 1 vài điểm cần lưu ý:

  • Phương trình $x^3-3\sqrt{3}x^2-3x+\sqrt{3}=0$ có 3 nghiệm $\tan 20, -\tan40, \tan 80$ nhưng bậc của đa thức cần tính là 6, do vậy ta phải khai triển đa thức đó ra tổng hoặc tích của các nghiệm 1 cách khá dài. Khá mệt  :ph34r:  
  • Phương pháp này sẽ có tác dụng trong 1 số trường hợp nhất định. Nhưng mình nghĩ nó không thể nào tính được tổng $\cot^2\frac{\pi}{7}+\cot^2\frac{2\pi}{7}+\cot^2\frac{3\pi}{7}$

Xin cảm ơn bạn @kudoshinichihv99 đã đóng góp ý kiến :)

P/s: Có bạn nào tìm được lời giải tổng quát hoặc ngắn gọn hơn thì post nhớ :)






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh