Đến nội dung

Hình ảnh

Đề Thi Chọn Đội Tuyển Dự Thi VMO Tỉnh Kiên Giang 2015 - 2016


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 16 trả lời

#1
LumiseEdireKRN

LumiseEdireKRN

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết

Đề thi ngày thứ nhất:

 

Thời gian: 180 phút.

 

Bài 1 (5 điểm).

Cho $a$, $b$, $c$ là các số thực không âm. Chứng minh rằng:

$\left (\frac{a+b+c}{3}  \right )^3 \geq \left (\frac{ab+bc+ca}{3}  \right )\sqrt{\frac{a^2+b^2+c^2}{3}}$.

 

Bài 2 (5 điểm).

Cho dãy số $(u_n)$ được xác định bởi:

$u_1 \epsilon (0;1)$, $u_n= \frac{1}{3}\left (u_{n-1}+\sqrt{3u_{n-1}^2+1}  \right )$, $\forall n \geq 2$.

Chứng minh rằng dãy số $(u_n)$ có giới hạn hữu hạn và tính giới hạn đó.

 

Bài 3 (5 điểm).

Cho tam giác $ABC$ có ba góc nhọn, nội tiếp đường tròn tâm $O$. Điểm $M$ thuộc cung $BC$ (không chứa $A$). Gọi $D$, $H$ lần lượt là hình chiếu vuông góc của $M$ lên các đường thẳng $AC$, $AB$. Xác định điểm $M$ để độ dài $DH$ lớn nhất.

 

Bài 4 (5 điểm).

Cho $P_0(x)$, $P_1(x)$, ..., $P_9(x)$ là các đa thức thỏa mãn:

$P_0(x^{10})+xP_1(x^{10})+...+x^8P_8(x^{10})=(x^9+x^8+...+x+1)P_9(x)$, $\forall x \epsilon R$.

Chứng minh $P_k(1)=0$ với $k=\overline{1,9}$.

_______________________________________________________________________________

 

Đề thi ngày thứ hai:

 

Thời gian: 180 phút.

 

Bài 5 (6 điểm).

Tìm tất cả các hàm số $f:R \rightarrow R$ thỏa mãn:

$f(x-f(y))=1-x-y$, $\forall x,y \epsilon R$.

 

Bài 6 (7 điểm).

Chứng minh rằng phương trình $(4x-1)(4y-1)=4z^2+1$ không có nghiệm nguyên dương nhưng có vô số nghiệm nguyên.

 

Bài 7 (7 điểm).

Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn tâm $O$, đường cao $AH$. Đường tròn $(I)$ nội tiếp tam giác $ABC$ tiếp xúc với $BC$ tại điểm $D$. Đường tròn đường kính $AI$ cắt đường tròn $(O)$ tại điểm $M$ và cắt đường thẳng $AH$ tại điểm $N$ ($M$, $N$ khác $A$).

a) Chứng minh rằng đường thẳng $MN$ đi qua trung điểm $T$ của cung $BC$ (không chứa $A$).

b) Chứng minh rằng ba điểm $M$, $N$, $D$ thẳng hàng.

_______________________________________________________________________________

 

Đề này cũng tạm được, mình làm được khoảng 30 điểm nếu không sai sót.

 


Kriestirst Riggel Night Lumise Edire.

Tran Le Kien Quoc - KGI - Vie.

 


#2
Dinh Xuan Hung

Dinh Xuan Hung

    Thành viên nổi bật 2015

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1396 Bài viết

Đề thi ngày thứ nhất:

 

Thời gian: 180 phút.

 

Bài 1 (5 điểm).

Cho $a$, $b$, $c$ là các số thực không âm. Chứng minh rằng:

$\left (\frac{a+b+c}{3}  \right )^3 \geq \left (\frac{ab+bc+ca}{3}  \right )\sqrt{\frac{a^2+b^2+c^2}{3}}$.

 

 

_______________________________________________________________________________

 

Đề này cũng tạm được, mình làm được khoảng 30 điểm nếu không sai sót.

Bài bất sao nó dễ vậy  :closedeyes:

Áp dụng AM-GM 3 số ta có:

$(a^2+b^2+c^2)(ab+bc+ac)(ab+bc+ac)\leq \left ( \frac{a^2+b^2+c^2+2(ab+bc+ac)}{3} \right )^3$

 

$\Leftrightarrow (a^2+b^2+c^2)(ab+bc+ac)^2\leq \left ( \frac{(a+b+c)^2}{3} \right )^3$

 

$\Leftrightarrow \frac{(a^2+b^2+c^2)(ab+bc+ac)^2}{27}\leq \left ( \frac{a+b+c}{3} \right )^6$

 

$\Leftrightarrow \sqrt{\frac{a^2+b^2+c^2}{3}}.\frac{(ab+bc+ac)}{3}\leq \left ( \frac{a+b+c}{3} \right )^3$



#3
nhungvienkimcuong

nhungvienkimcuong

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 678 Bài viết

Bài 4 (5 điểm).

Cho $P_0(x)$, $P_1(x)$, ..., $P_9(x)$ là các đa thức thỏa mãn:

$P_0(x^{10})+xP_1(x^{10})+...+x^8P_8(x^{10})=(x^9+x^8+...+x+1)P_9(x)$, $\forall x \epsilon R$.

Chứng minh $P_k(1)=0$ với $k=\overline{1,9}$.

đặt $\omega =e^{\frac{2\pi i}{10}}\Rightarrow \omega ^{10}=1$

lần lượt thay $x$ bởi $1,\omega ,\omega ^2,...,\omega ^9$ ta có được

 

$\left\{\begin{matrix} \mathcal{P}_0(1)+ \mathcal{P}_1(1)+...\mathcal{P}_8(1)=0\\ \mathcal{P}_0(1)+\omega  \mathcal{P}_1(1)+...+\omega ^8\mathcal{P}_8(1)=0 \\ ...... \\ \mathcal{P}_0(1)+\omega ^9\mathcal{P}_1(1)+...+\omega ^2\mathcal{P}_8(1)=0 \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} \mathcal{P}_0(1)+ \mathcal{P}_1(1)+...\mathcal{P}_8(1) =0\\ \omega^9(\mathcal{P}_0(1)+\omega \mathcal{P}_1(1)+...+\omega ^8\mathcal{P}_8(1))=0 \\ ...... \\ \omega(\mathcal{P}_0(1)+\omega ^9\mathcal{P}_1(1)+...+\omega ^2\mathcal{P}_8(1))=0 \end{matrix}\right.$

 

$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} \mathcal{P}_0(1)+ \mathcal{P}_1(1)+...\mathcal{P}_8(1)=0\\\omega ^9\mathcal{P}_0(1)+\mathcal{P}_1(1)+...+\omega ^7\mathcal{P}_8(1)=0 \\...... \\ \omega \mathcal{P}_0(1)+\mathcal{P}_1(1)+...+\omega ^3\mathcal{P}_8(1)=0 \end{matrix}\right.$

 

cộng các vế lại ta có được $\mathcal{P}_1(1)=0$ tương tự như vậy ta có được $\boxed{\mathcal{P}_k(1)=0\ \ ,\forall k=\overline{1,9}}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nhungvienkimcuong: 10-10-2015 - 16:58

Đừng khóc vì chuyện đã kết thúc hãy cười vì chuyện đã xảy ra ~O) 
Thật kì lạ anh không thể nhớ đến tên mình mà chỉ nhớ đến tên em :wub:
Chúa tạo ra vũ trụ của con người còn em tạo ra vũ trụ của anh :ukliam2:


#4
superpower

superpower

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 492 Bài viết

 

 

Bài 5 (6 điểm).

Tìm tất cả các hàm số $f:R \rightarrow R$ thỏa mãn:

$f(x-f(y))=1-x-y$, $\forall x,y \epsilon R$.

 

 

_______________________________________________________________________________

 

Đề này cũng tạm được, mình làm được khoảng 30 điểm nếu không sai sót.

Câu hàm

Thay $y=0$, ta được

$f(x-f(0))=1-x$

Thay $x=x+f(0)$, ta được 

$f(x)=a+1-x$ với $a=f(0)$

Thay vào lại, ta đồng nhất hệ số, ta được $f(x)=1/2-x$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi superpower: 10-10-2015 - 16:57


#5
superpower

superpower

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 492 Bài viết

Đề thi ngày thứ nhất:

 

Thời gian: 180 phút.

 

 

 

Bài 3 (5 điểm).

Cho tam giác $ABC$ có ba góc nhọn, nội tiếp đường tròn tâm $O$. Điểm $M$ thuộc cung $BC$ (không chứa $A$). Gọi $D$, $H$ lần lượt là hình chiếu vuông góc của $M$ lên các đường thẳng $AC$, $AB$. Xác định điểm $M$ để độ dài $DH$ lớn nhất.

 

 

Đây là 1 bài khá quen thuộc đối với học sinh lớp 9

Đầu tiên, hạ đường cao MK xuống BC

Dễ chứng minh D,K,H thẳng hàng

Sau đó chứng minh tam giác MDH đồng dạng với MCB

Suy ra tỉ lệ HD/BC = MD/MC <=1

Do đó HD <= BC. Dấu bằng xảy ra khi AM là đường kính $(O)$



#6
superpower

superpower

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 492 Bài viết

Đề thi ngày thứ nhất:

 

Thời gian: 180 phút.

 

Bài 1 (5 điểm).

Cho $a$, $b$, $c$ là các số thực không âm. Chứng minh rằng:

$\left (\frac{a+b+c}{3}  \right )^3 \geq \left (\frac{ab+bc+ca}{3}  \right )\sqrt{\frac{a^2+b^2+c^2}{3}}$.

 

 

Cách thứ hai cho bài bđt

Vì là các bất đẳng thức thuần nhất

nên chuẩn hóa $a^2+b^2+c^2=3$

Sau đó thay vô, biển đổi, đưa về theo (a+b+c)

Phân tích nhân tử là OK



#7
quochung262

quochung262

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 24 Bài viết

đề này có vẻ lạ nhỉ : ) ) 

Dãy:

Ta có: $u_{n+1}-u_n=\frac{1}{3}(\sqrt{3u_n^2+1}-2u_n)=\frac{1-u_n^2}{3(\sqrt{3u_n^2+1}+2u_n)}\geq 0,\forall n\in \mathbb{N}$

Suy ra {un} tăng

Bằng quy nạp ta dễ dàng c.m 0<un<1

Do đó (un) có ghhh. G.s L=limun

Từ gt chuyển qua gh, được L=1

Vậy limun=1



#8
quochung262

quochung262

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 24 Bài viết

đặt $\omega =e^{\frac{2\pi i}{10}}\Rightarrow \omega ^{10}=1$

lần lượt thay $x$ bởi $1,\omega ,\omega ^2,...,\omega ^9$ ta có được

 

$\left\{\begin{matrix} \mathcal{P}_0(1)+ \mathcal{P}_1(1)+...\mathcal{P}_8(1)=0\\ \mathcal{P}_0(1)+\omega  \mathcal{P}_1(1)+...+\omega ^8\mathcal{P}_8(1)=0 \\ ...... \\ \mathcal{P}_0(1)+\omega ^9\mathcal{P}_1(1)+...+\omega ^2\mathcal{P}_8(1)=0 \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} \mathcal{P}_0(1)+ \mathcal{P}_1(1)+...\mathcal{P}_8(1) =0\\ \omega^9(\mathcal{P}_0(1)+\omega \mathcal{P}_1(1)+...+\omega ^8\mathcal{P}_8(1))=0 \\ ...... \\ \omega(\mathcal{P}_0(1)+\omega ^9\mathcal{P}_1(1)+...+\omega ^2\mathcal{P}_8(1))=0 \end{matrix}\right.$

 

$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} \mathcal{P}_0(1)+ \mathcal{P}_1(1)+...\mathcal{P}_8(1)=0\\\omega ^9\mathcal{P}_0(1)+\mathcal{P}_1(1)+...+\omega ^7\mathcal{P}_8(1)=0 \\...... \\ \omega \mathcal{P}_0(1)+\mathcal{P}_1(1)+...+\omega ^3\mathcal{P}_8(1)=0 \end{matrix}\right.$

 

cộng các vế lại ta có được $\mathcal{P}_1(1)=0$ tương tự như vậy ta có được $\boxed{\mathcal{P}_k(1)=0\ \ ,\forall k=\overline{1,9}}$

Theo mình thì $\omega =cos\frac{2\pi }{10}+isin\frac{2\pi }{10}$ chứ nhỉ? 



#9
nhungvienkimcuong

nhungvienkimcuong

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 678 Bài viết

Theo mình thì $\omega =cos\frac{2\pi }{10}+isin\frac{2\pi }{10}$ chứ nhỉ? 

thì nó đều là căn nguyên thủy bậc $n$ của đơn vị mà !


Đừng khóc vì chuyện đã kết thúc hãy cười vì chuyện đã xảy ra ~O) 
Thật kì lạ anh không thể nhớ đến tên mình mà chỉ nhớ đến tên em :wub:
Chúa tạo ra vũ trụ của con người còn em tạo ra vũ trụ của anh :ukliam2:


#10
toanlasomot

toanlasomot

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết

Bài số 6 giải sao ạ ? 



#11
superpower

superpower

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 492 Bài viết

Đề thi ngày thứ nhất:

 

Thời gian: 180 phút.

 

 

 

Bài 6 (7 điểm).

Chứng minh rằng phương trình $(4x-1)(4y-1)=4z^2+1$ không có nghiệm nguyên dương nhưng có vô số nghiệm nguyên.

 

 

Chém bài 6 tí :v

Bổ đề 1: Số có dạng $x^2+1$ sẽ không có ước số nguyên tố dạng $4k+3$

 Ta sẽ sử dụng phương pháp phản chứng. Giả sử tồn tại $x^2+1$ có ước nguyên tố dạng $4k+3$

 Dễ chứng minh vô lý thôi

Bổ đề 2: Tích 2 số có dạng $4k-1$ sẽ là số có dạng $4k-1$

Bổ đề 3: Số có dạng $4k+3$ sẽ có ước nguyên tố dạng $4k+3$

 

Áp dụng 3 bổ đề trên, ta được

Xét VT, gọi $p$ là ước số nguyên tố dạng $4k+3$ của $(4x-1)(4y-1)$

Xét VP, $(2z)^2 +1$ không chia hết cho $p$

Suy ra phương trình đã cho không có nghiệm nguyên dương

Ý còn lại chỉ cần xây dựng 1 họ các số là xong. Chứng minh hoàn tất



#12
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Mình nghĩ là bài 6 có vấn đề rồi, vì theo cách của bạn superpower thì phương trình $(4x-1)(4y-1)=4z^2+1$ sẽ không có nghiệm nguyên.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Zaraki: 13-10-2015 - 19:12

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#13
superpower

superpower

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 492 Bài viết

Mình nghĩ là bài 6 có vấn đề rồi, vì theo cách của bạn superpower thì phương trình $(4x-1)(4y-1)=4z^2+1$ sẽ không có nghiệm nguyên.

câu b mình không biết làm nên ghi lụi. Mình thấy có vấn đề 



#14
LumiseEdireKRN

LumiseEdireKRN

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết

Bài 4 chỉ cần đặt $P_k(x)=(x-1)Q_k(x)+c_k$ với $k= \overline{1,9}$ và $c_k$ là hằng số rồi thay vào và đánh giá bậc là ra $c_k=0$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi LumiseEdireKRN: 17-10-2015 - 22:21

Kriestirst Riggel Night Lumise Edire.

Tran Le Kien Quoc - KGI - Vie.

 


#15
LumiseEdireKRN

LumiseEdireKRN

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết

Mình nghĩ là bài 6 có vấn đề rồi, vì theo cách của bạn superpower thì phương trình $(4x-1)(4y-1)=4z^2+1$ sẽ không có nghiệm nguyên.

Vì $x$, $y$ nguyên dương nên $(4x-1)(4y-1)$ mới phân tích ra các thừa số nguyên tố một cách bình thường được để tồn tại một ước có dạng $4k+3$. Nếu $(4x-1)(4y-1)$ nguyên âm thì nó phân tích ra các thừa số nguyên tố nhưng phải thêm vào dấu trừ, khi đó $-(4k+3)=-4k-3=-4k-4+1=4(-k-1)+4=4t+1$ chia $4$ dư $1$ rồi!


Kriestirst Riggel Night Lumise Edire.

Tran Le Kien Quoc - KGI - Vie.

 


#16
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Vì $x$, $y$ nguyên dương nên $(4x-1)(4y-1)$ mới phân tích ra các thừa số nguyên tố một cách bình thường được để tồn tại một ước có dạng $4k+3$. Nếu $(4x-1)(4y-1)$ nguyên âm thì nó phân tích ra các thừa số nguyên tố nhưng phải thêm vào dấu trừ, khi đó $-(4k+3)=-4k-3=-4k-4+1=4(-k-1)+4=4t+1$ chia $4$ dư $1$ rồi!

Bạn nói đúng.  :wub:  Quả là phương trình có vô hạn nghiệm nguyên. Chẳng hạn $(x,y,z)=(0,-m^2,2m)$ với $m \in \mathbb{Z}$.


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#17
meoconhocxuong

meoconhocxuong

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết

Chém bài 6 tí :v

Bổ đề 1: Số có dạng $x^2+1$ sẽ không có ước số nguyên tố dạng $4k+3$

 Ta sẽ sử dụng phương pháp phản chứng. Giả sử tồn tại $x^2+1$ có ước nguyên tố dạng $4k+3$

 Dễ chứng minh vô lý thôi

Bổ đề 2: Tích 2 số có dạng $4k-1$ sẽ là số có dạng $4k-1$

Bổ đề 3: Số có dạng $4k+3$ sẽ có ước nguyên tố dạng $4k+3$

 

Áp dụng 3 bổ đề trên, ta được

Xét VT, gọi $p$ là ước số nguyên tố dạng $4k+3$ của $(4x-1)(4y-1)$

Xét VP, $(2z)^2 +1$ không chia hết cho $p$

Suy ra phương trình đã cho không có nghiệm nguyên dương

Ý còn lại chỉ cần xây dựng 1 họ các số là xong. Chứng minh hoàn tất

Bổ đề 2 ko cần dùng đến đâu (mà hình như bạn viết sai thì phải)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi meoconhocxuong: 19-11-2015 - 07:41





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh