Đến nội dung

Hình ảnh

Topic về phương trình và hệ phương trình

* * * * * 34 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1255 trả lời

#1121
leminhnghiatt

leminhnghiatt

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1078 Bài viết

Bài 508: Giải hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix}(y+1)^2+y\sqrt{y^2+1}=x+\frac{3}{2} \\ x+\sqrt{x^2-2x+5}=1+2\sqrt{2x-4y+2} \end{matrix}\right.$

 

ĐK: $x \geq 2y+1$

 

Từ $(1) \iff 2y^2+4y+2+2y\sqrt{y^2+1}=2x+3$

 

$\iff (\sqrt{y^2+1}+y)^2=2x-4y+2$

 

Dễ thấy $\sqrt{y^2+1} >|y| \geq  -y \rightarrow \sqrt{y^2+1}+y>0$

 

Thế vào (2) ta có: 

 

$\iff x-1+\sqrt{(x-1)^2+4}=2\sqrt{y^2+1}+2y$

 

$\iff (x-1)+\sqrt{(x-1)^2+4}=2y+\sqrt{4y^2+4}$

 

Xét hàm $f(t)=t+\sqrt{t^2+4}$ dễ thấy hàm đồng biến nên $\rightarrow x-1=2y$

 

Đến đây thế (2) $\iff x+\sqrt{x^2-2x+5}=5$

 

Đến đây ta chuyển vế và bình phương bình thường (có điều kiện $x \leq 5$)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi leminhnghiatt: 03-09-2016 - 20:43

Don't care


#1122
leminhnghiatt

leminhnghiatt

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1078 Bài viết

Mình có bài toán này đang có ý tưởng nhưng hơi dài và khó thực hiện, mn thử đề xuất ý tưởng xem

 

Bài 509: Giải hệ phương trình:

 

$$ \left\{\begin{matrix} 4y^3-y^4\sqrt{x}+2-\sqrt{6-2x}=0 \\ x(x-3)^2=y \end{matrix}\right.$$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi leminhnghiatt: 03-09-2016 - 21:00

Don't care


#1123
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

 

 

Bài 507: Giải hệ phương trình:
$$\left\{\begin{matrix} \sqrt{2x^{2}+3xy+4y^{2}}+\sqrt{4x^{2}+3xy+2y^{2}}=3\left ( x+y \right ) \\ \left ( x^{3}-4x+2-\sqrt[3]{3x-2} \right )\sqrt{4x-3}=2y-4y^{2} \end{matrix}\right.$$

 

 

Rõ ràng PT thứ nhất là PT đồng bậc.

$$ \sqrt{2\left(x+\frac{3}{4}y\right)^2+\frac{23}{8}y^{2}}+\sqrt{2\left(y+\frac{3}{4}x\right)^2+\frac{23}{8}x^{2}}=3\left ( x+y \right )$$

Vì $VT\ge \sqrt{2\left(\frac{7}{4}x+\frac{7}{4}y\right)^2+\frac{23}{8}(x+y)^2}=3|x+y|\ge VP,$

nên ta có $x=y>0.$

Khi đó PT2 được viết lại

$$\left ( x^{3}-4x+2-\sqrt[3]{3x-2} \right )\sqrt{4x-3}=2x-4x^{2}. (**)$$

 

Với $x\ge \frac{3}{4}$, vì  $VP(**)<0$ nên $x^{3}-4x+2-\sqrt[3]{3x-2}<0.$ Hơn nữa, áp dụng BĐT Cauchy, ta có $\sqrt[3]{3x-2}\le \frac{3x-1+2}{3}=x.$

Suy ra $x^3-5x+2\le x^{3}-4x+2-\sqrt[3]{3x-2} <0$.

Hơn nữa, $\sqrt{4x-3} \le 2x-1.$

Do đó

\[ (2x-1)(x^3-5x+2) \le \left ( x^{3}-4x+2-\sqrt[3]{3x-2} \right )\sqrt{4x-3}.\]

Vì thế $2x-4x^2 \ge (2x-1)(x^3-5x+2).$ 

Suy ra 

$$-(x + 2)(2x - 1)(x - 1)^2\ge 0.$$

Hay $x=1.$

Kiểm tra lại: $(x;y)=(1;1)$ là một nghiệm (cũng là nghiệm duy nhất) của hệ phương trình.

 

 

P.S: Bài 506 được mình chế dựa vào ý bài bài 505. Hồi trưa, mình phải tìm một đánh giá mới giải được (mình chưa nghĩ thêm hướng khác).


Đời người là một hành trình...


#1124
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

Mình có bài toán này đang có ý tưởng nhưng hơi dài và khó thực hiện, mn thử đề xuất ý tưởng xem

 

Bài 509: Giải hệ phương trình:

 

$$ \left\{\begin{matrix} 4y^3-y^4\sqrt{x}+2-\sqrt{6-2x}=0 \\ x(x-3)^2=y \end{matrix}\right.$$

 

Điều đầu tiên, chúng ta thảo luận với nhau về số nghiệm của PT này và dự đoán các nghiệm của hệ?


Đời người là một hành trình...


#1125
leminhnghiatt

leminhnghiatt

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1078 Bài viết

Hệ có 1 nghiệm là: $x=1;y=4$

Từ (1) thay $2-\sqrt{6-2x}=\dfrac{2(x-1)}{2+\sqrt{6-2x}}$ có nghiệm $x=1$ nên liệu có thể đưa $4y^3-y^4\sqrt{x}$ về dạng $(x-1)(,,,)$ đc k

P/s: Đó là hướng của mình, nhưng chắc khó vì phần còn lại ra tận bậc 7


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi L Lawliet: 04-09-2016 - 09:18
Ghi lại dấu.

Don't care


#1126
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

he co 1 nghiem la: $x=1;y=4$

tu (1) thay $2-\sqrt{6-2x}=\dfrac{2(x-1)}{2+\sqrt{6-2x}}$ co nghiem $x=1$ nen lieu co the dua $4y^3-y^4\sqrt{x}$ ve dang $(x-1)(,,,)$ dc k

p/s: do la huong cua mk, nhung chac kho vi phan con lai ra tan bac 7

 Hệ có nghiệm $(1;4)$ nhưng đó không là nghiệm duy nhất mới khổ! Bác Wolfram chỉ cho ra đúng 1 nghiệm!

 

Dùng phương pháp thế, đưa về PT theo một ẩn x, bác Wolf đưa ra 3 nghiệm $x$.

Có lẽ hệ có 3 nghiệm.


Đời người là một hành trình...


#1127
NTA1907

NTA1907

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1014 Bài viết

Bài 500: $\left\{\begin{matrix} &(x-2y)\left ( 3x+8y+4\sqrt{x^{2}-4xy+4y^{2}-16} \right )=-6 \\ &(y-4x)\left ( 3y+2x+2\sqrt{x^{2}-4xy+4y^{2}-16} \right )=-10 \end{matrix}\right.$

Một cách làm khác cho bài toán này.

 

Với những hệ kiểu gần đối xứng thế này ta thường cộng 2 phương trình lại với nhau để phân tích thành tổng các bình phương.

$(x-2y)(3x+8y)+(y-4x)(3y+2x)-2(2x+3y)\sqrt{x^{2}-4xy+4y^{2}-16}=-16$

$\Leftrightarrow (2x+3y+\sqrt{x^{2}-4xy+4y^{2}-16})^{2}=0$

$\Leftrightarrow \sqrt{x^{2}-4xy+4y^{2}-16}=-(2x+3y)$

Thay vào 2 phương trình ban đầu ta được hệ mới:

$\left\{\begin{matrix} &(x-2y)(5x+4y)=6 \\ &(y-4x)(3y+2x)=10 \end{matrix}\right.$

Đây là hệ đẳng cấp cơ bản. Đến đây xin nhường cho các bạn.


Vũ trụ không có biên trong không gian, không có bắt đầu và kết thúc trong thời gian và chẳng có việc gì cho đấng sáng thế phải làm ở đây cả.

 


#1128
NTA1907

NTA1907

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1014 Bài viết

Bài 510: $\left\{\begin{matrix} &7\sqrt{16-y^{2}}=(x-1)(x+6) \\ &(x+2)^{2}+2(y-4)^{2}=9 \end{matrix}\right.$

 

P/s: Chậc...các bạn giải bài nhanh quá  :wacko:


Vũ trụ không có biên trong không gian, không có bắt đầu và kết thúc trong thời gian và chẳng có việc gì cho đấng sáng thế phải làm ở đây cả.

 


#1129
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết

Bài 510: $\left\{\begin{matrix} &7\sqrt{16-y^{2}}=(x-1)(x+6) \\ &(x+2)^{2}+2(y-4)^{2}=9 \end{matrix}\right.$

 

P/s: Chậc...các bạn giải bài nhanh quá  :wacko:

Lời giải.

Điều kiện xác định: $-4\leq y\leq 4$.

Vì $\text{VT}$ của phương trình thứ nhất không âm nên $\text{VP}$ cũng phải không âm, hay:

$$\left ( x-1 \right )\left ( x+6 \right )\geq 0$$

$$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{ll} x\geq 1 \\ x\leq -6 \end{array}\right.$$
Mặt khác phương trình thứ hai của hệ tương đương:
$$2\left ( y-4 \right )^{2}=9-\left ( x+2 \right )^{2}$$
Vì $2\left ( y-4 \right )^{2}\geq 0$ nên $9-\left ( x+2 \right )^{2}\geq 0$ hay $-5\leq x\leq 1$.
Vậy ta có:
$$\left\{\begin{matrix} \left[\begin{array}{ll} x\geq 1 \\ x\leq -6 \end{array}\right. \\ -5\leq x\leq 1 \end{matrix}\right.$$
$$\Leftrightarrow x=1$$
Khi đó hệ trở thành:
$$\left\{\begin{matrix} 7\sqrt{16-y^{2}}=0 \\ 2\left ( y-4 \right )^{2}=0 \end{matrix}\right.$$
$$\Leftrightarrow y=4$$
Vậy hệ có nghiệm $\left ( x;y \right )=\left ( 1;4 \right )$.
 
Chặn vậy ổn chưa nhỉ  :mellow:
 
Bài 511: Giải hệ phương trình:
$$\left\{\begin{matrix} x-4\sqrt{x-1}+y-\dfrac{2y^{2}+48}{2y^{2}-1}=0 \\ \sqrt{5x+y-5}+\sqrt{1-x+y}=6 \end{matrix}\right.$$

Thích ngủ.


#1130
leminhnghiatt

leminhnghiatt

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1078 Bài viết

Bài 511: Giải hệ phương trình:

$$\left\{\begin{matrix} x-4\sqrt{x-1}+y-\dfrac{2y^{2}+48}{2y^{2}-1}=0 \\ \sqrt{5x+y-5}+\sqrt{1-x+y}=6 \end{matrix}\right.$$

ĐK: $x \geq 1$

 

Từ pt(2) $\iff 6=\dfrac{5\sqrt{5x+y-5}}{5}+\sqrt{1-x+y} \leq \dfrac{5x+y+20}{10}+\dfrac{2-x+y}{2}=\dfrac{6y+30}{10} \rightarrow y \geq 5$

 

$\rightarrow 2y^2-1 >0$

 

Ta có: 

 

$(1) \iff x-4\sqrt{x-1}+y-\dfrac{2y^2+48}{2y^2-1}=0$

 

$\iff (\sqrt{x-1}-2)^2+\dfrac{(y-3)(2y^2-1)-2y^2-48}{2y^2-1}=0$

 

$\iff (\sqrt{x-1}-2)^2+\dfrac{(y-5)(2y^2+2y+9)}{2y^2-1}=0$

 

Mà $y \geq 5$ nên dấu đẳng thức xảy ra khi: $\sqrt{x-1}-2=y-5=0 \rightarrow x=y=5$

 

Vậy nghiệm hệ $(x;y)=(5;5)$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi leminhnghiatt: 04-09-2016 - 11:15

Don't care


#1131
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết

ĐK: $x \geq 1$

 

Từ pt(2) $\iff 6=\dfrac{5\sqrt{5x+y-5}}{5}+\sqrt{1-x+y} \leq \dfrac{5x+y+20}{10}+\dfrac{2-x+y}{2}=\dfrac{6y+30}{20} \rightarrow y \geq 5$

$$\dfrac{6y+30}{20}\geq 6$$

$$\Leftrightarrow y\geq 15$$

Bạn nhầm đoạn này rồi, phải là $\dfrac{6y+30}{10}$ :D

 

Bài 512: Giải hệ phương trình:

$$\left\{\begin{matrix} \left ( x^{2}-1 \right )^{2}+3=\dfrac{6x^{5}y}{x^{2}+2} \\ 3y-x=\sqrt{\dfrac{4x-3x^{2}y-9xy^{2}}{x+3y}} \end{matrix}\right.$$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi L Lawliet: 04-09-2016 - 11:16

Thích ngủ.


#1132
leminhnghiatt

leminhnghiatt

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1078 Bài viết

Bài 512: Giải hệ phương trình:

$$\left\{\begin{matrix} \left ( x^{2}-1 \right )^{2}+3=\dfrac{6x^{5}y}{x^{2}+2} \\ 3y-x=\sqrt{\dfrac{4x-3x^{2}y-9xy^{2}}{x+3y}} \end{matrix}\right.$$

 

$(2) \iff (3y-x)^2(x+3y)=4x-3x^2y-9xy^2$

 

$\iff x^3-4x+27y^3=0$

 

$(1) \iff x^4-2x^2+4=\dfrac{6x^5y}{x^2+2} \iff (x^4-2x^2+4)(x^2+2)-6x^5y=0$

 

$\iff x^6+8-6x^5y=0$

 

Đến đây ta có hệ đơn giản hơn là:

 

$\left\{\begin{matrix} x^3-4x+27y^3=0 \\ x^6+8-6x^5y=0 \end{matrix}\right.$

 

Dễ thấy $x=y=0$ không là nghiệm của pt

 

Với $x,y \not =0 \rightarrow \left\{\begin{matrix} 1-\dfrac{4}{x^2}+(\dfrac{3y}{x})^3=0 \\ 1+(\dfrac{2}{x^2})^3-\dfrac{6y}{x} \end{matrix}\right.$

 

Đặt $\dfrac{2}{x^2}=a;\dfrac{3y}{x}=b$ thay vào ta có hệ:

 

$\iff \left\{\begin{matrix} 1-2a+b^3=0 \\ 1+a^3-2b=0 \end{matrix}\right.$

 

$\iff b^3+2b=a^3+2a$

 

$\iff b=a$

 

Thế vào 1 trong 2 pt trên $\rightarrow a=b=1$   v    $a=b=\dfrac{\sqrt{5}-1}{2}$

 

Đến đây ta thay vào sẽ tìm được $x,y$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi leminhnghiatt: 04-09-2016 - 11:52

Don't care


#1133
leminhnghiatt

leminhnghiatt

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1078 Bài viết

Bài 513: Giải hệ:

$$\left\{\begin{matrix} x^3-3x^2-3y^2+3x+4y-1=0 \\ y^3-3xy-x+12y-7=0 \end{matrix}\right.$$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi leminhnghiatt: 04-09-2016 - 21:37

Don't care


#1134
NTA1907

NTA1907

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1014 Bài viết

Bài 514: $\left\{\begin{matrix} &\sqrt{2x-1}-y(1+2\sqrt{2x-1})=-8 \\ &y^{2}+y\sqrt{2y-1-4x}-2x+y=13 \end{matrix}\right.$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NTA1907: 04-09-2016 - 12:05

Vũ trụ không có biên trong không gian, không có bắt đầu và kết thúc trong thời gian và chẳng có việc gì cho đấng sáng thế phải làm ở đây cả.

 


#1135
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết

Đăng một bài nữa rồi ăn cơm :D

Bài 515: Giải hệ phương trình:

$$\left\{\begin{matrix} \dfrac{1}{\sqrt{1-x^{2}}}+\dfrac{1}{\sqrt{1-y^{2}}}=\dfrac{35}{12} \\ \dfrac{x}{\sqrt{1-x^{2}}}-\dfrac{y}{\sqrt{1-y^{2}}}=\dfrac{7}{12} \end{matrix}\right.$$

Nói qua về bài này, hiện tại mình biết có $3$ cách giải cho bài này trong đó có một lời giải là ngắn gọn nhất còn hai cách khác thì hơi cồng kềnh một chút nhưng mà có một ý tưởng nữa được đăng bên boxmath là dùng lượng giác nhưng chưa hoàn thiện. Do đó mình đăng vào topic này và muốn xem còn cách giải nào khác nữa không :D (không biết trong topic có chưa, nếu có mình sẽ sửa bài khác).


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi L Lawliet: 04-09-2016 - 12:10

Thích ngủ.


#1136
NTA1907

NTA1907

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1014 Bài viết

Đăng một bài nữa rồi ăn cơm :D

Bài 515: Giải hệ phương trình:

$$\left\{\begin{matrix} \dfrac{1}{\sqrt{1-x^{2}}}+\dfrac{1}{\sqrt{1-y^{2}}}=\dfrac{35}{12} \\ \dfrac{x}{\sqrt{1-x^{2}}}-\dfrac{y}{\sqrt{1-y^{2}}}=\dfrac{7}{12} \end{matrix}\right.$$

Điều kiện: $-1< x< 1, -1< y< 1$

Cộng 2 phương trình vế theo vế ta được:

$\frac{1+x}{\sqrt{1-x^{2}}}+\frac{1-y}{\sqrt{1-y^{2}}}=\frac{7}{2}$

$\Leftrightarrow \sqrt{\frac{1+x}{1-x}}+\sqrt{\frac{1-y}{1+y}} =\frac{7}{2}(*)$

Trừ 2 phương trình vế theo vế ta được:

$\frac{1-x}{\sqrt{1-x^{2}}}+\frac{1+y}{\sqrt{1-y^{2}}}=\frac{7}{3}$

$\Leftrightarrow \sqrt{\frac{1-x}{1+x}}+\sqrt{\frac{1+y}{1-y}}=\frac{7}{3}(**)$

Kết hợp (*) và (**) ta có hệ mới: $\left\{\begin{matrix} &\sqrt{\frac{1+x}{1-x}}+\sqrt{\frac{1-y}{1+y}} =\frac{7}{2} \\ &\sqrt{\frac{1-x}{1+x}}+\sqrt{\frac{1+y}{1-y}}=\frac{7}{3} \end{matrix}\right.$

Đặt $\sqrt{\frac{1+x}{1-x}}=a, \sqrt{\frac{1-y}{1+y}}=b(a,b>0)$

Ta có hệ: $\left\{\begin{matrix} &a+b=\frac{7}{2} \\ &\frac{1}{a}+\frac{1}{b}=\frac{7}{3} \end{matrix}\right.$

Đây là một hệ cơ bản. Giải hệ này ta tìm được $a,b$. Từ đó tìm được $x,y$


Vũ trụ không có biên trong không gian, không có bắt đầu và kết thúc trong thời gian và chẳng có việc gì cho đấng sáng thế phải làm ở đây cả.

 


#1137
The flower

The flower

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 51 Bài viết

Bài 514: $\left\{\begin{matrix} &\sqrt{2x-1}-y(1+2\sqrt{2x-1})=-8 \\ &y^{2}+y\sqrt{2y-1-4x}-2x+y=13 \end{matrix}\right.$

ĐKXĐ:x$\geq \frac{1}{2}$,y$\geq \frac{3}{2}$

Đặt a=$\sqrt{2y-1-4x}$,pt trở thành y2+ya+$\frac{a^{2}+1}{2}$=13


     (~~)  (~~)  (~~) Mỗi người luôn đúng theo cách của riêng mình  >:)  >:)  >:) 


#1138
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

Điều kiện: $-1< x< 1, -1< y< 1$

Cộng 2 phương trình vế theo vế ta được:

$\frac{1+x}{\sqrt{1-x^{2}}}+\frac{1-y}{\sqrt{1-y^{2}}}=\frac{7}{2}$

$\Leftrightarrow \sqrt{\frac{1+x}{1-x}}+\sqrt{\frac{1-y}{1+y}} =\frac{7}{2}(*)$

Trừ 2 phương trình vế theo vế ta được:

$\frac{1-x}{\sqrt{1-x^{2}}}+\frac{1+y}{\sqrt{1-y^{2}}}=\frac{7}{3}$

$\Leftrightarrow \sqrt{\frac{1-x}{1+x}}+\sqrt{\frac{1+y}{1-y}}=\frac{7}{3}(**)$

Kết hợp (*) và (**) ta có hệ mới: $\left\{\begin{matrix} &\sqrt{\frac{1+x}{1-x}}+\sqrt{\frac{1-y}{1+y}} =\frac{7}{2} \\ &\sqrt{\frac{1-x}{1+x}}+\sqrt{\frac{1+y}{1-y}}=\frac{7}{3} \end{matrix}\right.$

Đặt $\sqrt{\frac{1+x}{1-x}}=a, \sqrt{\frac{1-y}{1+y}}=b(a,b>0)$

Ta có hệ: $\left\{\begin{matrix} &a+b=\frac{7}{2} \\ &\frac{1}{a}+\frac{1}{b}=\frac{7}{3} \end{matrix}\right.$

Đây là một hệ cơ bản. Giải hệ này ta tìm được $a,b$. Từ đó tìm được $x,y$

Lời giải rất đẹp!

 

Kết hợp ý tưởng trên và lời L Lawliet về PP lượng giác hóa, mình có suy nghĩ lời giải lượng giác chưa dùng các mẹo, dùng các đẳng thức sau

\[\frac{1}{\sin{t}}-\cot{t}= \tan \frac{t}{2},\] 

\[\frac{1}{\sin{t}}+\cot{t}= \cot \frac{t}{2}.\]

(Ý này diễn đạt lại cho phiên bản đại số của NTA1907.)


Đời người là một hành trình...


#1139
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết

Bài 515: Giải hệ phương trình:

$$\left\{\begin{matrix} \dfrac{1}{\sqrt{1-x^{2}}}+\dfrac{1}{\sqrt{1-y^{2}}}=\dfrac{35}{12} \\ \dfrac{x}{\sqrt{1-x^{2}}}-\dfrac{y}{\sqrt{1-y^{2}}}=\dfrac{7}{12} \end{matrix}\right.$$

Để ý rằng nếu đặt $\dfrac{x}{\sqrt{1-x^{2}}}=a$ và $\dfrac{y}{\sqrt{1-y^{2}}}=b$ thì ta có:

$$\left\{\begin{matrix} a^{2}+1=\dfrac{x^{2}}{1-x^{2}}+1=\dfrac{1}{1-x^{2}} \\ b^{2}+1=\dfrac{y^{2}}{1-y^{2}}+1=\dfrac{1}{1-y^{2}} \end{matrix}\right.$$

$$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} \dfrac{1}{\sqrt{1-x^{2}}}=\sqrt{a^{2}+1} \\ \dfrac{1}{\sqrt{1-y^{2}}}=\sqrt{b^{2}+1} \end{matrix}\right.$$
Do đó hệ đã cho trở thành:
$$\left\{\begin{matrix} \sqrt{a^{2}+1}+\sqrt{b^{2}+1}=\dfrac{35}{12} \\ a-b=\dfrac{7}{12} \end{matrix}\right.$$
Đến đây vẫn chưa xử lí được... và đây là ý tưởng khi thấy thành phần của từng phương trình của hệ có hơi "đặc biệt" như vậy nhưng không biết có đi đến đâu nữa không...
 
Cách này của anh trantruongsinh_dienbien:
Đặt $\dfrac{1}{\sqrt{1-x^{2}}}=a>1$, $\dfrac{1}{\sqrt{1-y^{2}}}=a>1$, $\dfrac{x}{\sqrt{1-x^{2}}}=c$, $\dfrac{y}{\sqrt{1-y^{2}}}=d$ khi đó ta có hệ:
$$\left\{\begin{matrix} a+b=\dfrac{35}{12} \\ c-d=\dfrac{7}{12} \\ a^{2}-c^{2}=1 \\ b^{2}-d^{2}=1 \end{matrix}\right.$$
$$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \left ( a+c \right )+\left ( b-d \right )=\dfrac{7}{2} \\ \left ( a-c \right )+\left ( b+d \right )=\dfrac{7}{3} \\ \left ( a-c \right )\left ( a+c \right )=1 \\ \left ( b-d \right )\left ( b+d \right )=1 \end{matrix}\right.$$
Đặt $a+c=m$, $b+d=n$, $a-c=p$, $b-d=q$ thì hệ trở thành:
$$\left\{\begin{matrix} m+q=\dfrac{7}{2} \\ p+n=\dfrac{7}{3} \\ p=\dfrac{1}{m} \\ q=\dfrac{1}{n} \end{matrix}\right.$$
$$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} m+\dfrac{1}{n}=\dfrac{7}{2} \\ \dfrac{1}{m}+n=\dfrac{7}{3} \end{matrix}\right.$$
$$\Rightarrow 2m^{2}-7m+3=0$$
 

Thích ngủ.


#1140
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

 

Để ý rằng nếu đặt $\dfrac{x}{\sqrt{1-x^{2}}}=a$ và $\dfrac{y}{\sqrt{1-y^{2}}}=b$ thì ta có:

$$\left\{\begin{matrix} a^{2}+1=\dfrac{x^{2}}{1-x^{2}}+1=\dfrac{1}{1-x^{2}} \\ b^{2}+1=\dfrac{y^{2}}{1-y^{2}}+1=\dfrac{1}{1-y^{2}} \end{matrix}\right.$$

$$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} \dfrac{1}{\sqrt{1-x^{2}}}=\sqrt{a^{2}+1} \\ \dfrac{1}{\sqrt{1-y^{2}}}=\sqrt{b^{2}+1} \end{matrix}\right.$$
Do đó hệ đã cho trở thành:
$$\left\{\begin{matrix} \sqrt{a^{2}+1}+\sqrt{b^{2}+1}=\dfrac{35}{12} \\ a-b=\dfrac{7}{12} \end{matrix}\right.$$
Đến đây vẫn chưa xử lí được... và đây là ý tưởng khi thấy thành phần của từng phương trình của hệ có hơi "đặc biệt" như vậy nhưng không biết có đi đến đâu nữa không...
 
 

 

 

Giải tiếp thì được nhưng không mang đến lời giải đẹp. Nói theo một cách nào đó, hệ này là hệ đối xứng loại I theo hai ẩn $a, -b$. 

Nhiệm vụ: biểu diễn hệ theo hai ẩn đối xứng $S=a-b, P=-ab$, với điều kiện $S^2\ge 4P.$

Bình phương PT thứ nhất, ta có 

\[(a^2+b^2+2)+2\sqrt{a^2b^2+a^2+b^2+1}= \left( \frac{35}{2}\right)^2.\]

Dùng thông tin $S=\frac{7}{12}$, ta có PT theo $P$ như sau

(vẫn ghi theo ẩn $S$  nhằm giảm sự cồng kềnh của PT)

\[S^2+2+2P+2\sqrt{P^2+2P+S^2+1}=\left( \frac{35}{2}\right)^2.\]

Suy ra

\[4(P^2+2P+S^2+1)=\left[\left( \frac{35}{2}\right)^2-\left(S^2+2+2P\right)\right]^2.\]

Đây là PT bậc nhất theo ẩn $S$!

 

----------------------------------------------------------------

Để thêm phong phú, mọi người có thể rà soát lại những bài cũ rồi tiếp tục thảo luận, đặt câu hỏi hoặc gợi mở những ý mới liên quan.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vanchanh123: 04-09-2016 - 19:19

Đời người là một hành trình...





2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh


    Google (1)